Lên mạng ngày 12/2/2011
LỊCH SỬ VĂN HÓA TRUNG QUỐC
GS Tôn Thất Trình
Cập nhật thêm về “lịch sử văn hóa Trung Quốc” theo cách nhìn của sử gia Hoa kỳ ngày nay, kể từ khi nhà Thanh sụp đổ đến năm 2005:
I - Dẫn nhập
Hiểu biết về Trung Quốc ở Hoa Kỳ sau Thế Chiến Thứ Hai đã tiến triễn mạnh , nhờ nhiều môn học về Trung Quốc đã được giảng dạy ở các viện , trường Hoa Kỳ, nhiều người dân Hoa kỳ đã sinh sống hay thăm viếng Trung Quốc và nhiều sinh viên đã lựa chọn học ngôn ngữ Tàu. Thành quả là dân Mỹ đã hiểu biết Trung Quốc từ những nguồn trực tiếp và có tầm nhìn Trung Quốc từ bên trong. Cho nên tầm nhìn Hoa Kỳ trở thành khách quan và cân bằng hơn. Không còn khuôn sáo là dân Tàu không chút nào tôn trọng đời sống , không chút nào giữ phẩm cách cho cá nhân, và Trung Quốc luôn luôn lạc hậu về khoa học, ngôn ngữ Tàu không hề có ngữ pháp , không có từ ( ngữ ) cho cái này cái kia, gia đình Tàu luôn luôn thuận hòa, lời nói Tàu là vàng ngọc v.v…Thế nhưng hiểu biết thật sự về Trung Quốc không những phải bỏ đi mọi khuôn sáo cũ và phải khách quan và cân bằng. Hiểu biết căn bản lịch sử và văn hóa Tàu là căn bản, vì tựu trung Trung Quốc là một quốc gia lịch sử và văn hóa. Thật sự Trung Quốc không phải là một quốc gia xưa cũ lâu đời nhất thế giới, mà là một quốc gia có lịch sử ghi chép dài dẳng, ghi đầy đủ, dân Tàu luôn luôn nhìn lại. Rất ít khía cạnh Trung Quốc có thể tách rời khỏi lịch sử Tàu. Trên hệ tư tưởng, Trung Quốc đã làm một cái nhảy lộn vòng hoàn toàn vào năm 1949. Thế nhưng cơ cấu chánh trị ở tỉnh ( đúng hơn tỉnh Tàu là một quốc gia như Việt Nam , Nhật , Triều Tiên - Nam Bắc Cao Ly , Thái Lan , Miến điện… và ở quận - phủ ( đúng hơn nên xem là tỉnh ở Việt Nam ) đã xưa cũ 2000 năm rồi. Chẳng hạn, khi một dân Tàu nào nói đến tình thân hửu , họ luôn luôn kể lời khuyên bảo của Khổng Tử- Confucius thuộc thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên - B.C. Dân Tàu luôn luôn nhìn lui về lịch sử , không vì lẽ là họ lạc hậu hay bảo thủ . Họ làm như vậy để có chứng cớ cụ thể và kinh nghiệm quá khứ . Không khác gì mấy hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, luôn luôn nhấn mạnh đến tiền lệ - precedents hầu trình bày rỏ tại sao vài quyết định đã được thiết lập . Chi tiết đời sống ở thiên niên kỷ - millennium trước Công nguyên, đàm thoại của thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên và thư từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên v.v…đã được bảo tồn và hàng ngàn, hàng vạn từ điển địa danh - gazetteers địa phương về các điều kiện địa phương ,đã được các phủ quận đăng tải, từ nhiều thế kỷ. Trung bình một gia đình Tàu có gia phả ghi chép trở lui ít nhất đã 800 năm qua, ngoài những ghi chép cỗ truyền có lẽ đã hơn ngàn năm qua . Vì thế cho nên không có một khía cạnh nào của Trung Quốc mà lại có thể thực sự đánh giá đúng, ngoài ngữ cảnh lịch sử lâu dài của Trung Quốc. Cũng cần thiết như lịch sử là nghiên cứu văn hóa Tàu . Vì rằng, Trung Quốc đã in sách nhiều thế kỷ trước Gutenberg in Thánh kinh, vì họa phong cảnh cũng đã trổi dậy dưới hình thức một nghệ thuật điêu luyện hàng trăm năm trước Âu Châu , rất nhiều dân Tây Phương có ý niệm là văn hóa Tàu đã xưa cổ và cao hơn hẳn đa số các văn hóa khác và nhiều dân Tàu đương nhiên công nhận điều này. Thật ra văn hóa Trung Quốc yếu kém trên nhiều thành phần văn hóa , tỉ như giai điệu hài hòa - harmony ở âm nhạc và văn hóa Tàu cũng không cỗ xưa bao nhiêu cả. Điều có thể nói là văn hóa Tàu trưởng thành mau lẹ, các cơ chế chánh trị và quan niệm, tổ chức xã hội, thái độ và thực thi tôn giáo đạt nhiều cao đỉnh từ 2000 năm nay ( theo Wing - Tsit Chan, Phó Giáo sư về Tư Tưởng Tàu , Viện đại học Columbia, Hoa Kỳ, năm 2005 ). Sách hai giáo sư sử học W. Walton Scott Morton viện đại học Seton Hall University , bang New Jersey và Charlton M. Lewis, viện Đai học New School University, bang New York Trung Quốc : Lịch sử và Văn hóa Trung Quốc- China : Its History and Culture , tái bản lần thứ 4 năm 2005, tuy viết chia ra 18 chương, chỉ được trình bày ở đây từ chương 12 đến chương thứ 18, sau đời nhà Thanh- Qing Dynasty( 1644-1911 ) vua Tàu nguồn gốc Mãn Châu - Manzhou mất ngôi báu . Để tiết l kiệm thì giờ độc giả và vì rối loạn, biến chuyễn trong thời gian sau nhà Thanh sụp đổ, ở Việt Nam và ở Trung Quốc , khiến cho cả hai nước khó lòng giữ tính cách khách quan, cân bằng cần thiết , khi luận cứ sử hay văn hóa .
I-1) Đất nước Trung Quốc vào năm 2005 .
Trung Quốc rộng 3, 705,000 dặm Anh vuông - square miles( 9,596, 000 km2 ), gần bằng diện tích toàn thể Hoa Kỳ. Diện tích cả hai nước đều nhỏ hơn Nga và Canada. Quảng Châu- Guangzhou ( Can ton ) , thủ phủ tỉnh Quảng Đông -Guangdong( Kwangtung ) ở vòng đai nhiệt đới; trong khi đó cách 2300 dặm Anh ( hơn 3700 km ) đến tận phía Bắc Mãn Châu , lại nằm vào 13 độ vĩ tuyến độ 13 từ Vòng Bắc Cực - Artic Circle , có nhiệt độ 40 độ F dưới zêrô ( - 25,6 độ C) mùa đông .Trung Quốc quá lớn rộng và khác biệt các miền vùng cũng quá to lớn , khiến trong thời gian lịch sữ , Trung Quốc dễ dàng phân chia vĩnh viễn thành những quốc gia khác nhau, như Âu Châu đã phân chia sau khi Đế quốc La Mã suy tàn. Điều gì đã ngăn ngừa phân tán Trung Quốc là một hệ thống thư lại ổn định , rất uy vũ, là người bảo vệ một bản gốc chung và một nền văn hóa chung cao giá. Trung Quốc có biên cương sát ngay mọi quốc gia chánh ở Á Châu, ngoại trừ Tây Á ( Trung Đông và Cận Đông ). Dù cho có sự kiện này, suốt lịch sử mình, Trung Quốc tương đối cô lập nhờ các rào cản địa lý. Thái bình Dương rộng mênh mông phía Đông, những hẻm núi không qua nổi phía biên giới với Myanmar ( Miến Điện- Burma ) và Cao nguyên Tây Tạng - Tibet cằn cỗi không ở được phía Nam và phía Tây và lảnh thổ ít người sinh sống, khô hạn Mông Cỗ và Trung Á- Central Asia phía Tây Bắc và phía Bắc, giúp Trung Quốc trung bình ít liên lạc hơn với các nền văn minh khác và để phát triễn lối sống riêng mình một cách cô lập , cách ly tương đối. Tuy nhiên vẫn xảy ra những liên lạc như với Ấn Độ qua hành lang Tây Bắc, tỉ như các con đường thương mãi thời Phật giáo đang đến Trung Quốc; với thế giới Ả Rập theo đường biển qua Quảng Châu; với Đông Nam Á bằng thương mãi đường biển thường xuyên; với Tây Phương nhỏ giọt xuyên qua Trung Á và sau đó thác lũ bằng các đường biển thế giới. Khuynh hướng các nhà học giả hiện thời là nhấn mạnh đến các giao liên với ngoại quốc , đăc biệt vào thời tiền sử hay các thời kỳ có sử đầu tiên, nhưng các sự kiện chủ yếu, đã được công nhận lâu ngày và cũng còn đúng sự thật là Trung Quốc đã phát triễn văn hóa riêng mình từ thuở ban đầu theo phương cách Tàu; rất ít ảnh hưởng ngoại quốc và đó chính là nhờ những thừa tố địa lý.
I-2 ) Lảnh thổ
Lảnh thổ Trung Quốc thấp dần từ Tây sang Đông , từ các núi non Tây Tạng , vài núi cao hơn 4 dặm Anh ( trên 6.400 m ) đến bờ biển Thái Bình Dương. Đa số lảnh thổ là núi, đồi. Các đồng bằng thực sự tìm thấy là ở Mãn Châu, ở một vùng rộng lớn miền Bắc Trung Quốc, hệ thống sông Dương Tử - Yangzi và ở thung lũng Tứ Xuyên - Sichuan. Tất cả mọi sông đều chảy về Thái Bình Dương, ngoại trừ sông Hoài - Huai ở đồng bằng Bắc Trung Quốc, chảy vào một hệ thống hồ nội địa, không chảy ra biển.
Có 5 sông chánh: sông Sungari ở Bắc Mãn Châu , chỉ lưu thông được 6 tháng một năm, sông Liêu - Liao ở Nam Mãn Châu, sông Hoàng hà - Yellow River ở Bắc Trung Quốc, sông Dương tử ở miền Trung và sông Tây Giang - West River , chảy qua Quảng Châu- Canton. Sông Hoàng Hà dài 2700 dặm Anh ( trên 4300 km ), phát nguyên từ cao nguyên Tây Tạng chảy về Đông qua các hẻm núi - gorges , hướng về Bắc rồi quay đầu về Nam , làm một vòng thòng lọng lớn quanh Sa Mạc Ordos , và mau lẹ một lần nữa về hướng Đông. Sau điểm này, Hoàng Hà thay đổi dòng chảy nhiều lần ở hạ nguồn tại miền Bắc và phía Nam bán đảo Sơn Đông - Shangdong, kéo theo nhiều tai ương tàn phá . Nay thì Hoàng Hà chảy về các núi non phía Bắc Sơn Đông đổ ra một vịnh tên là Bố Hải - Bo Hai . Hoàng Hà đã có tên là “ Trung Quốc Buồn Thảm - China ‘s Sorrow : vì trong lịch sử nó có nhiều cơn lụt tang tóc, đau thương . Đất đai miền Bắc Tàu, tên gọi là loess, sông mang theo ở thể lơ lững, trầm tích lớn lao đến nổi mức bờ sông cao hơn đất đai quanh sông rất nhiều. Khi bờ sông hay đê vỡ nước lũ tàn ra xa, gây nhiều thảm khốc . Phần lớn dòng chảy sông Hoàng Hà không lưu thông được, ngoại trừ bằng các tàu bè nhỏ địa phương. Ngược lại sông Dương Tử, sông lớn nhất Trung Quốc, dài 3200 dặm Anh ( trên 5000 Km ), đứng hàng thứ 6 trên thế giới, lưu thông được khoảng một ngàn dặm Anh ( 1600 km ) từ biển đến Hán Khẩu- Hankou cho các tàu lớn chạy hơi nước suốt năm. Tàu viễn duyên trọng tải 10 000 tấn, có thể cặp bến Hán Khẩu mùa hạ khi con nước cao và các tàu nhỏ hơn có thể chạy xa hơn, 600 dặm Anh ( trên 960 Km ) phía trên Hán Khẩu. Trung Quốc đã làm xong đập Núi Hẻm Tam Điệp-Three Gorges Dam phía trên Yichang- Nghị Tràng (? ), tạo ra một hồ lớn giúp các tàu lớn tiến thêm lên phía thượng nguồn đến thành phố Trùng Khánh- ChongQing.
Các dãy hay cụm núi hình dạng và chiều hướng có phần mơ hồ, nhưng dãy núi quan trọng nhất là Khâm Lĩnh ( ? ) - Qinling vươn dài phía đông từ hệ thống lớn Côn Lôn- Kun Lun Bắc Tây Tạng. Dãy Khâm Lĩnh chia đôi Nam- Bắc Trung Quốc, sản xuất ra vô số khác biệt giữa hai miền Nam và miền Bắc , thành những đặc điểm xã hội và chánh trị riêng rẽ của lịch sử Trung Quốc . Miền Bắc khô hạn, lạnh lẽo, gió sa mạc thổi mùa đông . Miền Nam có khí hậu ẩm ướt của gió mùa Đông Nam mùa hè. Nông dân đồng bằng miền Bắc sản xuất kê - millet , cao lương -gao liang ( hay mễ cốc cao lớn - tall grain một loại kê ) và lúa mì - wheat. Nông dân thung lũng đồi núi miền Nam trồng lúa gạo, trà ( chè ), dâu nuôi tằm và tre trúc . Mùa trồng trọt miền Bắc kéo dài 4 đến 6 tháng, chỉ trồng một mùa, tuy vài nơi có thể làm hai mùa vụ. Miền Nam có thể trồng trọt từ 9 tháng đến suốt năm , nên có thể sản xuất hai, có khi ba mùa vụ một năm. Nông dân miền Bắc có khuynh hướng ở lại nhà ; trong khi rất nhiều dân miền Nam là ngư phủ hay buôn bán và nhiều người đã rời xứ sở ra đi viễn dương. Khi ai đó gặp một người Tàu ở New York , London, Brussels, hay Kua Lumpur , nhiều cơ hội đó là dân Tàu hay gia đình Tàu quê quán miền Nam Trung Quốc.
I-3) Dân Tàu
Xã hội Tàu trước đây thường chủ yếu là dân nông thôn hơn là dân thành thị và đến năm 2004 có lẽ 75 % dân chúng vẫn còn sinh sống ở đồng quê, tại làng xã hay thị trấn nhỏ ( hình như năm2009 , con số này đã trụt xuống ở khoảng 40% ). Chánh phủ Cộng hòa Nhân Dân Trung Quốc -People’s Republic of China, viết tắt là PRC hiện tại đã dựa vào sự kiện này phân tán công nghệ, cố gắng hòa lẫn công nghệ với làng xã nông thôn. Một chương trình rộng lớn trồng lại rừng - afforestation đã được thực hiện những năm gần đây để chống trả vấn đề xói mòn đất đai quan trọng. Vấn đề mất rừng đã hiện diện từ nhiều thế kỷ qua, đặc biệt ở miền Bắc vì cần gỗ để xây cất, nấu nướng và sưởi ấm mà không trồng lại cây mộc. Ngay cả tại miềnNam, thảo mộc phong phú hơn, nhiều sườn dốc đã bị xói lỡ nặng nề, vì rễ cây mùa màng bị đào bới lên hết làm củi đốt .
Thật khó tính cho đúng dân số Trung Quốc, dù rằng Trung Quốc đã có một hệ thống thư lại phức tạp từ lâu rồi. Vì các con số dân cư tính ra có mục đích đánh thuế, cho nên có nhiều dụ dỗ khai gian. Đôi khi con trai dưới 1 tuổi và con gái dưới 5 tuổi không khai. Khác biệt chánh xảy ra ở những vùng xa xôi như Tây Tạng và Ngoại Mông ,khi nhập khi không vào thống kê chánh thức. Tuy nhiên kiểm tra- census ở Trung Quốc qua nhiều thế kỷ đã tỏ ra chính xác hơn tại đa số các quốc gia. Các tộc dân theo truyền thống được công nhận gồm 5 nhóm : Hán - Tàu , Hồi - Hui hay Đạo Hồi - Muslims
Năm
|
Tổng số ( triệu người )
|
Sau Công Nguyên -A.D. 1
|
57
|
1712
|
120
|
1900
|
440
|
1926
|
485
|
1953
|
593 ( kiểm tra của PRC )
|
1975
|
gần 800 ( ước lượng )
|
Giữa 1979
|
gần 960 ( kiểm tra của PRC )
|
2003
|
1290 (1.29 tỉ)
|
Dân Tàu thuộc giống nòi loại Mông Cỗ , một nhóm gồm luôn cả Triều Tiên ( Cao Ly , Đại Hàn ) , Nhật , Mông Cỗ, Eskimos, và vài cư dân gốc địa phương Hoa Kỳ - native Americans . Loại này có đặc điểm là da chỉ hơi vàng vàng, mặt tương đối dẹp , xương gò má cao, mắt màu hạnh nhân thâm sậm, và tóc đen. Trong loại này có rất nhiều biến thiên giữa dân Tàu miền Bắc và dân Tàu miền Nam. Dân miền Bắc cao lớn hơn gần 6cm theo trung bình, da dẽ hồng hào, ít vàng hơn, mắt ít giống dạng hạnh nhân, đầu to theo tỉ lệ với thân thể hơn là dân miền Nam.
Ẩm thực Tàu ( ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật , ở nhà Tây - Pháp …, theo cách ngôn Việt Nam )đã cao giá từ thời xa xưa và khác biệt theo vùng cũng rất rỏ rệt. Tục ngữ Tàu nhấn mạnh đến mùi vị ngọt các món ăn miền Nam, thích muối mặn ở miền Bắc, mùi vị chua hay như dấm ở miền Đông, và nồng cay ở miền Tây. Mùi vị cay nồng miềnTây Trung Quốc đã lan tràn ở New York và nhiều thị trấn khác: thực đơn các tiệm ăn Tứ Xuyên in mực đỏ tên đĩa thật cay và in mực đen các món không cay , giúp thực khách không quen ăn cay lựa món ăn khỏi cháy lưỡi. “Đại Khách Sạn” ở Đài Bắc ( Đài Loan ) năm 1959- 60 còn dọn đủ mỗi bửa ăn thực đơn đặc sắc của 21 - 22 tỉnh Trung Quốc .
Tuy nhiên khác biệt chánh các miền -vùng là biến thiên phát âm tiếng nói, ngôn ngữ địa phương - dialects. Chữ viết giống nhau, mọi học giả đều đọc được, nhưng cách phát âm tiếng nói khác hẳn nhau, đến nổi tiếng nói hai dân địa phương, chẳng hạn Bắc Bình và Quảng Châu không hiểu gì nhau hết ! Chính địa lý đã phần lớn đóng vai trò làm trổi dậy tiếng nói địa phương. Tiếng nói chánh thức và của triều đình cũ ở Bắc Bình , trong quá khứ tên là Quan Thoại - Mandarin , nay là quốc ngữ - national language, đã được sử dụng suốt khắp đồng bằng lớn miền Bắc, nơi giao thông tương đối có phần tiện lợi hơn. Quan Thoại cũng được sử dụng ở Tây Nam. Nhưng vì địa thế núi non hiểm trở miền Nam Trung Quốc đã sinh ra nhiều tiếng nói địa phương. Lưu thông xuống hạ nguồn ra biển, cũng dễ dàng hơn là qua các dãy núi cao sừng sửng, đến các làng mạc lạ lùng thung lũng kế tiếp, chỉ cách nhau vài dặm Anh. Làm nẩy sinh nhiều ngôn ngữ khác nhau theo những hướng ngôn ngữ học khác biệt và theo những tỉ xuất biến đổi tại các cộng đồng cô lập. Riêng tỉnh Phúc Kiến - Fujian ( Fukien ) đã đếm được 108 ngôn ngữ địa phương. Giáo dục cận đại lan tràn ở PRC và ở Đài Loan đã đưa tới việc sử dụng gần như phổ cập, tiếng nói ngôn ngữ quốc gia- quốc ngữ , trên đa số dân chúng Tàu ở cả hai khu vực. Việc này, may mắn thay, có thể bảo đảm một di sản chung cho mọi dân Tàu trong tương lai . Đính kèm bản đồ Trung Quốc năm 2005, trước khi Trung Quốc ghi hình lưỡi bò ở Biễn Đông, chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Sau đây là tên các tỉnh và các đô thị Trung Quốc( theo Pinyin, Wade- Giles và Hán Việt ), gần như từ Bắc xuống Nam có đề cập ở sách Morton và Lewis :
Tỉnh
|
Đô thị
|
Pinyin
|
Wade- Giles
|
Hán Việt
|
Pinyin
|
Wade-Giles
|
Hán Việt
|
Heilongjiang
|
Heilungchiang
|
Hắc Long Giang
|
Harbin
|
Harpin
|
Cáp Nhĩ Tân
|
Jilin
|
Kirin
|
Cát Lâm
|
Jinlin
|
Kirin
|
Cát Lâm
|
Liaoning
|
Liaoning
|
Liêu Ninh
|
Changchun
|
Ch’angch’un
|
Tràng Xuân
|
Hebei
|
Hopei, Hopeh
|
Hà Bắc
|
Shenyang
|
Shenyang Mukden
|
Thẩm Dương
|
Shandong
|
Shantung
|
Sơn Đông
|
Shanxi
|
Shanxi
|
Sơn Tây
|
Anshan
|
Anshan
|
An Sơn
|
Shaanxi
|
Shensi
|
Thiểm Tây
|
Tangshan
|
T’angshan
|
Đường Sơn
|
Gansu
|
Kansu
|
Cam Túc
|
Luda
|
Dalien,Dairen
|
Lữ Đại,Đại Liên
|
Qinghai
|
Ch’inghai
|
Thanh Hải
|
Henan
|
Honan
|
Hà Nam
|
Beijing
|
Peking, Peiping
|
Bắc Kinh
|
Anhui
|
Anhwei
|
An Huy
|
Tiangjin
|
Tientsin
|
Thiên Tân
|
Jiangsu
|
Kiangsu
|
Giang Tô
|
Taiyuan
|
T’aiyuan
|
Thái Nguyên
|
Sichuan
|
Szech’uan
|
Tứ Xuyên
|
Jinan
|
Tsinan
|
Tế Nam
|
Hubei
|
Hupei, Hupeh
|
Hồ Bắc
|
Qingdao
|
Tsingtao
|
Thanh Đảo
|
Zhejiang
|
Chekiang
|
Chiết- Triết Giang
|
Lanzhou
|
Lanchou
|
Lan Châu
|
Guizhou
|
Kweichou- chow
|
Qúy Châu
|
Kaifeng
|
K’ai feng
|
Khai Phong
|
Hunan
|
Hunan
|
Hồ Nam
|
Sian
|
Hsian,Ch’angan
|
Tây An
|
Jiangxi
|
Kiangsi
|
Giang Tây
|
Luoyang
|
Loyang
|
Lạc Dương
|
Fujian
|
Fukien
|
Phúc Kiến
|
Nanjing
|
Nanking
|
Nam Kinh
|
Yunnan
|
Yunnan
|
Vân Nam
|
Shanghai
|
Shanghai
|
Thượng Hải
|
Guangxi
|
Kwangxi Zhuang
|
Quảng Tây-Tráng
|
Hangzhou
|
Hangchow
|
Hàng Châu
|
nay Guangxi
|
Zuang zhizhiqu
|
Tự trị khu
|
Guangdong
|
Kwangtung
|
Quảng Đông
|
Wu han
|
Wu hanHankou
|
Vũ Hán Hán khẩu
|
Chendu
|
Ch’engtu
|
Thành Đô
|
-
|
-
|
-
|
Chongqing
|
Chungking
|
Trùng Khánh
|
-
|
-
|
-
|
Changsha
|
Ch’angsha
|
Tràng Sa
|
-
|
-
|
-
|
Nanchang
|
Nanch’ang
|
Nam Xương
|
-
|
--
|
-
|
Fuzhou
|
Foochow
|
Phúc Châu
|
-
|
-
|
-
|
Kunming
|
K’unming
|
Côn Minh
|
-
|
-
|
-
|
Xiamen
|
Amoy, Hsiamen
|
Hạ Môn
|
-
|
-
|
-
|
Guangzhou
|
Canton
|
Quảng Châu
|
-
|
-
|
-
|
Xianggang
|
Hongkong
|
Hồng Kông
|
-
|
-
|
=
|
Aumen
|
Macao
|
Áo môn
|