TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Chuyện đời muôn thuở
 
Lên mạng ngày 24/9/2010

CHUYỆN ĐỜI MUÔN THUỞ
 
Nguyễn Thượng Chánh
 
 
 
Trong cuộc sống hằng ngày trong gia đình cũng như ngoài xã hội không ít người thường có thói quen hay phán xét, chỉ trích, khen chê tốt xấu. Đôi khi đem chuyện không được tốt đẹp của người nầy đi kể cho ngưòi khác nghe.
 
Họ có thể nói xấu người vắng mặt, nói xỏ xiên, nói móc lò, nói châm biếm, thêm bớt, bóp méo sự thật, diễn giải khác đi, dèm pha, thêu dệt, gây nghi vấn, tạo sự ngộ nhận với mục đích là để tỏ ra mình biết hơn người hoặc để hạ uy tín hay danh dự của một người nào đó.
 
Thường là họ đem chuyện tiêu cực của người khác ra mà kể. Còn chuyện tốt thì bị họ cố tình lờ đi. Đúng với câu “tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”
 
Phán xét chuyện của người khác
 
Có thể bằng lời nói, lời viết, bằng cử chỉ , bươi móc vạch lá tìm sâu, bằng thái độ thờ ơ, ngạo mạn, khinh rẻ...
Phán xét có thể đúng, sai, thiên vị, chủ quan hay khách quan.
Dường như phán xét tiêu cực để đả phá, để hạ, để trả thù cho bỏ ghét thường hay thấy xảy ra hơn phán xét tích cực để khen thưởng hoặc để giúp người ta sửa sai.
Phán xét chịu ảnh hưởng của tình cảm cá nhân, tùy theo góc cạnh, cách nhìn một vấn đề, tùy theo trình độ hiểu biết, quyền lợi cá nhân và cũng tùy theo quan điểm chánh trị hay tín ngưỡng của một người.
 
Phán xét có thể thay đổi theo tuổi tác, theo thời gian và theo không gian.
Tuy nhiên trong xã hội cũng có một hạng người lúc nào cũng muốn chứng tỏ họ luôn luôn  hơn người. Họ thường hay bác bỏ, đả kích bất cứ một hành động, một lời nói nào dù đúng hay sai của người khác.  Khoa tâm lý học gọi nhóm người nầy là những người bị rối loạn nhân cách ái kỷ (narcissisme).
 
Ngoài ra còn vấn đề khen chê giả dối, trở cờ vì gió đã xoay chiều, vì xã giao, để lấy lòng, để kiếm điểm, để nâng bi, thượng đội hạ đạp. Trước mặt thì khen, nhưng sau lưng thì bỉu môi, thì chửi lén.
 
Các nhà phân tâm học đả nói gì về vấn đề phán xét?
 
 Je juge tout le monde. Psychologies.com
 
Trong số Psychologies no 279, nov 2008 nhà phân tâm học Norbert Chatillon đã cho biết khi mình phán xét người khác là chính mình tự phán xét mình (juger l’autre, c’est porter un jugement sur soi).
Chính sự tương đồng hoặc sự khác biệt với người khác làm mình khó chịu nên không thể nào xác định được bản sắc identité của mình. Vậy, cách tự vệ tốt nhất là mình phải tấn công bằng cách phán xét họ.
Phán xét rất chủ quan và chịu ảnh hưởng của định kiến.
Từ việc chỉ trích để xây dựng đến kết tội thì cũng không mấy xa nhau, chỉ cần có thêm vài ba chữ mà thôi.
Phán xét được xem là có ích khi nó giúp cải thiện và xây dựng được bản sắc của mình. Trong trường hợp nầy sự phán xét sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn chính chắn về xã hội quanh ta. Phán xét trở nên độc hại khi nó rơi vào cực đoan, khinh mạn, để hạ, để chà đạp người khác nhằm mục đích che lấp bớt cái dở, cái yếu kém, cái thua thiệt của mình hầu có được cảm giác thượng tôn hơn người.
 
Tuy vậy, phán xét cũng  rất cần thiết để giúp chúng ta có ý kiến, nhưng đôi khi nó trở thành một lối khinh miệt đưa đến sự kết tội người khác.
 
Mặc dù thành kiến là cội nguồn của sai lầm và bất công, nhưng triết gia Đức Immanuel Kant (1724-1804) cũng đã nhắc nhỡ chúng ta cần phải có bổn phận phán xét. Đó là trong trường hợp phải phán xét kẻ sát nhân, và những kẻ phạm tội tình dục, hiếp dâm.Đây là những trọng tội trong xã hội.
 
*Theo các nhà phân tâm học, chúng ta thường có khuynh hướng hay phán xét những hành động vô luân immoraliténếu trong tiềm thức chúng ta cũng có những tư tưởng tương tợ. Có thể nói rằng đây là một cách để mình tự trừng phạt lấy mình.
 
*So sánh mình không giống với người khác. Khi phán xét cái xấu của một người thì rõ ràng là mình muốn chứng tỏ là mình khác với người ta. Thí dụ, anh kia sao làm biếng quá. Mình khác hơn anh ta, có nghĩa là mình là người siêng năng hơn.
 
*So sánh điểm tương đồng và sự giống nhau với họ nếu họ có những điểm quá hay. Thí dụ, tôi có cùng tuổi, ở cùng làng, hồi nhỏ tôi học cùng trường với người đó v,v…
 
*Phán xét bề ngoài, nhân dạng của một cá nhân có nghĩa là mình ngi ngờ về hình ảnh của chính mình. Tôi có khá hơn không? Tôi có thua kém hơn họ không? Qua việc phán xét mình quên đi trong chốc lát những điểm yếu của mình. Mình chỉ chú tâm vào người khác.
Phán xét bề ngoài có thể bắt nguồn từ sự ganh tị, thường hay thấy ở phái nữ với nhau.
 
*Sự thông minh ở người đàn ông đồng nghĩa với sự cường tráng virilité.
Phán xét sự thông minh ở người đàn ông chẳng khác nào đem họ đi thiến.
*Cách hành động và cư xử. Tấn công vào lối cư xử lố bịch của một người là một cách gián tiếp để mình tự xác định là lúc nào mình cũng đàng hoàng, ngon lành hơn họ và đồng thời mình thuộc vào nhóm người có tư cách hơn. Thái độ nầy cho thấy chúng ta có tâm địa hẹp hòi hoặc là chúng ta sợ bị thải trừ ra khỏi xã hội.
Đứng về mặt xã hội, một người tốt, có giáo dục là một người mà chúng ta có thể giao tiếp được.
Ý niệm nhờ giáo dục (gia đình và học đường) mà một người trở nên tốt là những ý niệm chúng ta đã hấp thụ được từ lúc nhỏ và cũng là điều mà chúng ta thường truyền đạt lại cho lớp con cháu.  
*Phán xét về ý kiến là một loại phán xét khá phổ biến. Trong các sách dạy về cách xử thế, chúng ta được khuyên là nên tôn trọng ý kiến của người khác mặc dù mình không đồng ý với họ.
Văn hào Pháp Voltaire (1694-1778) có nói một câu để đời : « Tôi có thể không đồng ỳ với những gì anh nói ra, nhưng tôi sẽ bảo vệ quyền phát biểu của anh cho đến chết » ( I do not agree with what you have to say, but I’ll defend to death your right to say it. »
Bá nhơn, bá tánh, trăm người trăm ý và cũng xin đừng quên hiện có 7 tỉ người đang sống trên quả đất.
 
Các tôn giáo lớn nói gì về vấn đề phán xét?
 
Thiên Chúa giáo :
 
Kinh Thánh St Luc có nói trước khi phán xét người khác thì nên tự hỏi mình có trong sạch hơn họ không? «  Tại sao các ông để ý tới hạt bụi trong mắt người ta nhưng lại bỏ qua khúc gỗ nơi mắt của mình. » (Why do you look at the speck of sawdust in your brother’s eye and pay no attention to the plank in your own eye?)Mathew 7:2-5 (NIV)
 
Chỉ có Chúa mới có quyền phán xét con người.
Matthew 7:1 (NIV)  
7 “Do not judge, or you too will be judged
Matthew 7:2–5 (NIV)
For in the same way you judge others, you will be judged, and with the measure you use, it will be measured to you.
 
Phật giáo:  
 Phải có một cái nhìn đúng đắn và trong sáng (vision nette).  
Theo như cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải cho biết:  
Đức Phật không hề nói đừng bao giờ phán xét người khác. Câu đó là của Chúa Jesus trong Kinh Thánh.
Ngược lại, Đức Phật yêu cầu đánh giá người khác, để tìm bạn tốt, và tránh xa bạn xấu. Có hai chỗ có thể đọc về Thiện Tri Thức:
TĂNG NHẤT A-HÀM
Hán dịch:  Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà, người Kế Tân, thời Đông Tấn
Việt dịch: Thích Đức Thắng; Hiệu chú: Tuệ Sỹ
20. PHẨM THIỆN TRI THỨC
  
Tự Điển Phật Giáo - Đại Tạng Kinh:
Thiện tri thức
 
Mặt khác, Đức Phật yêu cầu tự do trạch vấn, nghi ngờ (nghĩa là đánh giá -- judging) ngay cả đạo sư. Trong Kinh Kalama: "Này các Kalama, chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì theo truyền thống, chớ có tin vì nghe người ta nói, chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng, chớ có tin vì nhân lý luận, chớ có tin vì nhân suy luận, chớ có tin sau khi suy tư về những dữ kiện, điều kiện, chớ có tin theo thiên kiến, định kiến, chớ có tin vì thấy thích hợp với khả năng, chớ có tin vì vị Sa môn là bậc Ðạo Sư của mình.
 ...tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác.
 
Nói xấu người khác (médisance)
J’adore dire du mal. Psychologies.com
*Hắn ta tìm mọi cách để thành công
Thí dụ: “Bạn có biết không, nghe nói ông A đã có thời đã ngồi tù về tội lường gạt ”
Theo nhà xã hội học Jean Bruno Renard thì người nói xấu cố tình gieo rắc những tìn không tốt về một người nào đó và họ cho rằng đó là tin có cơ sỡ đáng tin cậy.
 Cho dù nguồn tin có đúng hay sai đi nữa thì người nói xấu vẫn có thể chứng minh thái độ ngay tình, ý tốt của anh ta (hay chị ta) muốn thông tin, cảnh báo thiên hạ về một mối hiểm nguy.
*Để tạo mối giao hảo xã hội (pour créer un lien social)
Kẻ nói xấu cố tạo cho họ một cái vỏ thiện cảm: các lời chỉ trích của hắn ta đều có vẻ có ích lợi. Nó chứng tỏ hắn cũng biết một cái gì đó ở nạn nhân với ngụ ý là hắn ta khá hơn người đó rất nhiều.
 Nói xấu người khác, có nghĩa gián tiếp là mình nói điều tốt về mình và cả cho những người chịu nghe hắn kể.
Sau những câu nói xấu đều có tìm ẩn cái ý sau đây: Tôi kể cho bạn chuyện đó vì tôi không phải là hạng người như thế và cũng tại vì tôi biết các bạn cũng không phải như vậy.
*Thiếu lòng tự trọng (manque d’estime de soi)
Tại sao không tạo mối giao hảo xã hội bằng cách kể những chuyện có tính cách tốt và xây dựng?Theo nhà tâm lý học Isabelle Filliozat: «kẻ nói xấu người khác có cảm giác là hắn ta chẳng có cái gì riêng để kể hết». Hắn ta nói chuyện về một người bạn láng giềng, về một người đồng nghiệp vì không còn chuyện nào khác để kể, vì hắn nghĩ rằng nếu đem chuyện mình ra kể thì chả có hấp dẫn một ai hết.
Những lời nói xấu nhắm vào người khác là một báo hiệu của một tình trạng tuyệt vọng détresse của một người không còn lòng tự tin và tự trọng nữa (confiance et estime de soi).
*Vì họ thích nói xấu người khác (par envie)
Thiếu lòng tự tin vào chính mình sẽ kéo theo tình trạng họ không dám tự khẳng định (s’affirmer).
Trong đời sống, họ luôn luôn mang tâm trạng tức giận, bực bội và từ đó tạo nên sự giận dữ.
Nếu họ nhìn nhận là họ tức giận thì đó chẳng khác nào họ xác nhận sự yếu hèn của họ hay sao?
Ngưòi ta thường nói sự tức giận là vũ khí của kẻ hèn yếu (la colère est l’arme des faibles).
Vì vậy, từ vô thức họ chĩa mũi dùi vào người khác, đặc biệt là vào những người tài giỏi, những người thành công và may mắn hơn họ. « Thằng đó có tài nghệ gì đâu. Chức giám đốc của nó chẳng qua là do chạy chọt đút lót, nhờ phe đảng, nhờ quen lớn mà thôi… »
 
*Vì phóng chiếu (par projection)
Trong nhiều trường hợp khác, họ nói những gì mà họ ghét và khinh tỡm nhất trong chiều sâu của họ. Thí dụ : Bà đó tham lam quá, thằng đó quá qui kỷ (égocentrique). Nó tưởng nó là trung tâm của vũ trụ.
Theo nhà phân tâm học Philippe Grimbert :  « Mình sẽ phịa ra hay chỉ đích danh cho mọi người biết, những nét mà mình không ưa, mình không chịu đựng được vì đó chẳng qua là những khía cạnh mình đang mang trong người mà chính mình cũng không có thể nào chấp nhận được. »
Sự nói xấu dựa trên hiện tượng tâm lý học gọi là phóng chiếu: mình gán cho người khác một phần của chính mình mà mình từ chối không chấp nhận hay mình ý thức rằng không thể nào nhận biết nó được.
Dans d’autres cas, au contraire, on parlera beaucoup de ce qui nous rebute profondément : « Celui-là est un égocentrique », « Celle-là est radine »… « On va inventer ou montrer du doigt chez autrui des traits de caractère que l’on ne supporte pas, parce que ce sont justement des aspects que l’on possède en soi et que l’on ne peut accepter », explique le psychanalyste Philippe Grimbert. La médisance repose alors sur un phénomène dit de projection : on attribue à l’autre une part de soi-même que l’on refuse ou que l’on est consciemment incapable de reconnaître.
 
Kết luận
 
Nếu không nói ra được những điều gì tốt đẹp thì tốt hơn hết là đừng nên nói gì hết.
 
(If you can’t say someting nice, don’t say anything at all).
 
 
 
Montreal, Sept 24, 2010


Trở lại Trang KH
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 852225 visitors (2210590 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free