TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Vô ngã
 
Lên mạng ngày 14/5/2011

VÔ NGÃ
 
No I, No Me, No Mine
Panna (Wisdom, Discernment)
Panna (p): Bát Nhã—Trí huệ—Wisdom or penetrative insight—Trí tuệ trực giác về chân lý tối thượng.
Tác phẩm: Living this life fully- Stories and teachings of Munindr
Tác giả Mirka Knaster
                      Nguyễn Thượng Chánh, chuyển ngữ
 
 
 Ý niệm về cái “TÔI”
 
Sau thời gian hành thiền tích cực, thiền sư Munindra đã quán được thế nào là lý vô ngã amatta. Ngài có thể giải thích bằng cách nào cánh cửa lục căn six sense doors có thể dẫn đến: nhãn sight, nhĩ sound, tỷ smell, thiệt taste, thân touch, ý thought mà chúng ta thường hiểu một cách sai lầm là ý niệm về cái “Tôi” (I).
Bất cứ điều gì chúng ta thấy, đều không phải “tôi” (not I), không phải “là tôi” (not me), không phải là đàn ông và cũng không phải là đàn bà.
Trong mắt, chỉ có màu sắc. Chúng xuất hiện ra rồi biến đi. Vậy thì ai đã nhìn thấy vật thể (object)? Không có người thấy(seer) ở trong vật thể.Vậy thì nhờ vào những nguyên nhân nào mà mắt nhìn thấy được. Đó là những gì?
*Thứ nhứt, mắt là một nguyên nhân; chúng phải được vẹn toàn và phải còn tốt.
*Thứ hai, vật thể và màu sắc phải được hiển hiện trước mắt và phải được phản chiếu trên võng mạc (retina) của cặp mắt.
 *Thứ ba, phải có đủ ánh sáng.
 *Thứ tư, phải có sự chú ý, là một yếu tố tinh thần.
 Nếu có sự hiện diện đầy đủ của cả bốn yếu tố trên thì sẽ nảy sinh ra yếu tố tri nhận (knowing faculty), hay nhãn thức (eye consciousness).
Nếu thiếu bất kỳ một nguyên nhân nào thì sẽ không có được sự thấy.
Nếu mắt bị mù lòa, thì không có sự thấy. Nếu không có ánh sáng cũng không thấy được. Nếu không có sự chú ý thì cũng không thấy được.
Nhưng không có một nguyên nhân nào trong số trên có thể nhận rằng Tôi là người thấy (I’m the seer). Cảnh không ngớt xuất hiện ra rồi biến đi.
Khi hình ảnh vừa qua đi, chúng ta nói “tôi đang thấy”(I am seeing). Không phải bạn đang thấy; bạn chỉ nghĩ rằng (thinking), “tôi đang thấy”. Đó là một trạng thái được điều kiện hóa (conditioning). Vì tâm ý bị bị đặt trong điều kiện lệ thuộc nhân duyên, nên khi chúng ta nghe một âm thanh, chúng ta nói “tôi đang nghe” (I am hearing).
Tất cả sinh diệt biến hiện không ngừng. Nhưng thật sự ra không có người nghe (hearer) đang chờ trong lỗ tai để nghe. Âm thanh tạo ra làn sóng và dội vào màng nhĩ tạo nên nhĩ thức (ear consciousness), là một quả (effect). Âm thanh không phải là người đàn ông, không phải là người đàn bà; nó chỉ là tiếng động xuất hiện ra rồi biến đi. Nhưng do điều kiện hóa mà, mình nói “người đàn bà đó đang hát và tôi đang nghe”. Nhưng bạn không có nghe, bạn chỉ nghĩ rằng (thinking) là bạn đang nghe (I am hearing). Âm thanh đã được nghe và nó đã biến mất rồi. Không có cái “Tôi” (no I) nghe âm thanh; đó chỉ là một thế giới về  ý niệm (a world of concept).
Đức Phật khai thị ở hai mức độ sắc giới (physical level) và mức độ tâm thức (mental level): bằng cách nào tất cả sự vật xảy ra mà không có (một) người diễn xuất (actor), hay (một) người hành sử (doer)- tánh không (empty phenomena) tiếp nối ra liên tục.
Thiền sư Munindra giải thích thêm rằng việc đồng hóa vào người diễn xuất sẽ dẫn đến sự đau khổ dukkha (khổ đế):
Cái “Tôi” là một chướng ngại hindrance to lớn nhất trên con đường dẫn tới giác ngộ enlightenment.
Tất cả tham (greed), sân (hate), si (delusion) đều xuất phát từ ý niệm của bản ngã (ego). “toàn cả thân,tâm ý là tôi”(My whole body and mind is me) hay “Có ai đó ở trong tôi”(There is someone in my body) hay “Trong tâm ý, có cái ta atman, linh hồn hiện hữu hay có ai đó đang kiểm soát mọi việc và đang thấy tất cả” (In the mind, there is atman, a soul exists, someone who is controlling everything, who is seeing.).
Ngoài ra còn có niệm tưởng nhìn nhận “là tôi” (me). Để bảo tồn cái “tôi” (I), tất cả các sự căng thẳng, tất cả sự bực dọc, tất cả nỗi âu lo đều hiện ra: “Đó là tôi” (It’s me).” Đó là tâm ý của tôi” (This is my mind). “Đó chính là thân của tôi” (This is my body). “Đó là căn nhà của tôi” ( This is my house). “Đó là gia đình của tôi” (This is my family).” Đó là xứ sở của tôi” (This is my country).
Thân kiến từ vô thỉ (Self illusion from time immemorial). Dó là một cái nhìn sai lạc.Mọi tà kiến miccha phải được rửa sạch trong bước đầu để nhập niết bàn nibbana.
Một khi chánh trí kiến (right understanding) đã phân biệt được cái ảo giác về tự ngã (self created ego) rồi thì mối quan hệ sẽ trở nên thân hữu và huynh đệ hơn. Nó sẽ đem lại một sự hài hòa và tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Khi chúng thấu hiểu được một quy trình hành sử rồi, thì chúng ta cũng sẽ biết được các quy trình khác.
Các vấn đề căn bản đều giống nhau cho nên bản chất của chúng cũng giống nhau hết.
Thiền sư Munindra còn làm sáng tỏ thêm ý niệm tại sao chúng ta dùng chữ “tôi” (I), “ tôi” (me) và “của tôi” (mine). Tất cả đều được sử dụng không ngoài mục đích giúp cho việc cảm thông nhau được dễ dàng hơn..
Nhà khoa học nói rằng mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn về hướng Tây; nhưng mặt trời có bao giờ mọc, có bao giờ lặn đâu. Họ hiểu rõ các vấn đề trên, nhưng họ vẫn sử dụng các ý trên để cho dễ hiểu. Chúng là những ý niệm (concepts)- mọc, lặn, Đông hay Tây. Trong thực tế, không có Đông hay Tây.
Nhưng chúng rất cần thiết trong mối giao tiếp (communication) lẫn nhau./..
 
 
“ …Này Hiền giả, trí tuệ có ý nghĩa là thắng tri (Abhinnattha), có nghĩa là liễu tri (Parinnattha), có nghĩa là đoạn tận (Pahanattha).”...
Trung Bộ Kinh
Thích Minh Châu
Vedalla Maha
Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
43. Ðại kinh Phương quảng
(Mahàvedalla sutta)
 
The purpose of wisdom, friend, is direct knowledge, its purpose is full understanding, its purpose is abandoning.
-SARIPUTTA, MN 43.12
 
Montreal, May 13 2011
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 861072 visitors (2232336 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free