TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Đàn Vọoc bạc Dông Dương
 
Lên mạng ngày 11/11/11

ĐÀN VOỌC BẠC ĐÔNG DƯƠNG (Trachypithecus germainiNÚI KHOE LÁ (KIÊN LƯƠNG, VIỆT NAM) SẼ CHUYỂN VỀ NHÀ MỚI
TS. Nguyễn Xuân Niệm (Phó Giám đốc Sở KH&CN KG)
The Indochina Silver Langur Herd (Trachypithecus germaini) of Khoe La Mountain (Kien Luong, Viet Nam) Will Move to the “New Home”
Nguyen Xuan Niem Ph.D.
(Vice Director of the Kien Giang Department of Science and Technology)
 
Theo thống kê của Tổ chức Bảo tồn Thế giới thì Việt Nam có 21 loài Linh trưởng (Primates) với 6 loài đặc hữu, trong số này có 5 loài: Vọoc mông trắng hay còn gọi Voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri), Vọoc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus), Vọoc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Vọoc Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) và Vượn đen tuyền (Hylobates concolor concolor) nằm trong danh sách 25 loài Linh trưởng Cực Kỳ Nguy Cấp (Critically Endangered- CR). Những loài Linh trưởng còn lại, đặc biệt là những loài Vọoc cũng đang đứng trước nguy cơ bị diệt chủng, do nguồn thức ăn là: lá, quả độc cho người như lá 3 ngón, quả mã tiền,... càng ngày càng ít; Không gian sống càng ngày càng bị thu hẹp do diện tích rừng bị phá hủy hay độ bao phủ thực vật bị giảm do sinh trưởng phát triển bị ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt; Hoặc do “quy luật đấu tranh sinh tồn”, nhưng Voọc lại cạnh tranh kém so với các loài cùng Bộ (Order) như khỉ.



Năm 2007, thông qua đề tài “Điều tra đa dạng sinh học vùng núi đá vôi Bãi Voi”, đã phát hiện đàn Voọc bạc Đông Dương 23 con đang sinh sống ở đây. Tuy nhiên, núi Bãi Voi này nằm trong kế hoạch khai thác của Công ty Holcim, vì thế Công ty Holcim không thể dừng kế hoạch khai thác núi Bãi Voi này được. Làm thế nào để giải cứu đàn Voọc bạc Đông Dưong này. Một cuộc họp đã được tổ chức với các bên liên quan. Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đã đề nghị và Công ty Holcim đã chấp thuận chừa 15 ha để cho đàn Voọc bạc Đông Dương sinh sống. Một tín hiệu tốt, một cơ may tiếp tục sống cho đàn Voọc bạc Đông dương trên núi Bãi Voi. Tuy nhiên, liệu có thể sống lâu dài hay không? Khi 10 ha (của 15 ha chừa lại này) có độ che phủ thực vật chỉ 35% trong mùa khô, trong mùa mưa cũng chỉ lên 55%, không đủ cho đàn Vọoc bạc Đông Dương sinh sống ở đây, nếu trồng thêm cây thì cần có thời gian, vả lại nơi đây đất bị ảnh hưởng chất khai hoang của quân đội Mỹ rãi trong thời chiến tranh, khó cho cây trồng phát triển và cũng khó cho đàn Vọoc sinh trưởng. Như vậy đàn Vọoc bạc Đông Dưong chỉ sống được trong vùng 15 ha chừa thêm, nhưng có gì đảm bảo trong quá trình khai thác đá vôi bằng mìn không ảnh hưởng đến đàn Vọoc bạc Đông Dưong này, khi đã có bằng chứng “tiếng động” do xe chạy qua đường Trường Sơn đã có ảnh hưởng đến sinh sản của đàn Voọc nơi gần đó.
Kết quả điều tra năm 2009 ở núi Khoe Lá đã phát hiện một đàn Vọoc bạc Đông dương (Trachypithecus germaini), một loài Voọc xếp vào loại “Cực Kỳ Nguy Cấp” ở Sách đỏ Việt Nam, với số lượng trên 78 con. Đặc điểm nhận biết: Bộ lông màu xám sẫm. Chân lông màu trắng, trông giống như tóc bạc của người. Trên đầu có lông mọc dài thành chóp nhọn, mặt màu đen không có vòng tròn trắng xung quanh khóe mắt, tay và chân đen. Voọc bạc Đông Dương lúc mới sinh có lông toàn thân màu vàng.

Voọc bạc Đông Dương (Indochina silver langur) (Trachypithecus germaini) at the Khoe La Karst Mountain (Photo: HM.Đức – CBD)

 
 

 

Loài Voọc bạc Đông Dương của các núi đá vôi Kiên Giang thì đang đứng trước cảnh mất “nhà”, do những núi đá vôi này, bị các nhà máy xi măng ăn dần, ăn dần. Đặc biệt, núi đá vôi Khoe Lá đã tới thời kỳ khai thác, vậy chúng ta phải làm gì để cứu hộ đàn Voọc bạc Đông Dương này.
Một giải pháp đặt ra là di dời đàn Voọc bạc Đông Dương này đến nơi khác trong vùng núi đá vôi Kiên Lương:
- Đưa về núi Bà Tài, sinh cảnh tương đồng như núi Khoe Lá, nhưng núi này chuẩn bị giao cho một đơn vị khai thác đá vôi.
- Đưa về núi Hang Tiền thì đang có kế họach đưa vào khai thác du lịch, e rằng không lâu cũng sẽ ảnh hưởng đến đàn Voọc, hơn nữa núi Hang Tiền chưa ghi nhận là có thú Linh Trưởng hiện diện ở đó, vậy khi di dời đàn Voọc về đó, liệu chúng có tồn tại được không?
- Đưa ra hòn Rễ Lớn, một hòn tách biệt đất liền ít bị quấy phá, hơn nữa hòn này trước đây cũng đã có một cặp khỉ ở đó, tuy nhiên hòn Rễ Lớn chủ yếu đất, cũng chưa chắc đã thích hợp với loài Voọc, thường thích sống với môi trường dãi đá vôi.
- Đưa sang núi Chùa Hang, ở đây đã có một đàn Voọc sinh sống, điều này cũng thuận lợi cho việc cải thiện tính đồng huyết của đàn Voọc (Để hòa lõang di truyền đàn Voọc cần phải có trên 50 con), tuy nhiên, thì tại núi Chùa Hang, có đàn khỉ rất nhiều trên 140 con do Chi cục Kiểm Lâm thả, sau khi tịch thu của nhóm buôn lậu động vật hoang dã từ Campuchia sang biên giới Xà Xía (Hà Tiên). Thường thì khỉ thường rất ghét Voọc, liệu di chuyển đàn Voọc về đây có bị cắn giết hay không?
- Đưa sang núi Hòn Chông, một hòn do Ban Quản lý Rừng Hòn Đất-Kiên Hà quản lý trực tiếp, hơn nữa thuộc quản lý chung của Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Kiên Giang đã được UNESCO công nhận (2006). Địa điểm này thỏa nhiều tiêu chí đặt ra: (1) Là núi đất nhưng có diện tích là đá vôi; (2) Núi này không giao khai thác công nghiệp; (3) Người dân và cán bộ quản lý rừng đã từng thấy Voọc hiện diện ở đây; (4) Voọc thường không uống nước trực tiếp mà lấy nước qua thức ăn, nhưng ở đây cũng có nhiều vũng nước cho chúng đùa giỡn; Vấn đề được đặt ra: liệu núi Hòn Chông có đủ lượng thức ăn cho đàn Voọc 78 con không? Theo điều tra của các nhà khoa học Trung tâm Đa dạng sinh học và phát triển Việt Nam (CBD) thì toàn vùng núi đá vôi Kiên Lương có khoảng 35 loài thực vật là thức ăn cho Voọc bạc Đông Dương, như vậy thì đàn Voọc ở núi Khoe Lá (thuộc vùng đá vôi Kiên Lương) sẽ không ăn nhiều hơn 35 loài thực vật này. Theo kết quả nghiên cứu trước đây (1994) của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng II thì đã ghi nhận 628 loài thực vật. Bên cạnh đó, theo tài liệu thì Voọc bạc Đông Dương còn ăn thêm côn trùng. Theo ghi nhận cá nhân (TS. Côn trùng học Nguyễn Xuân Niệm), núi Hòn Chông rất nhiều côn trùng họ Bổ củiElateridaevà họ Ve sầu Cicadoidea, đây là nguồn thức ăn tốt cho Voọc khi được dời “nhà” đến đây.
Như vậy, đàn Voọc bạc Đông Dương núi Khoe Lá chờ ngày di dời đến “nhà” mới trên núi Hòn Chông, khi các dữ liệu khoa học từ đề tài cấp tỉnh do Nhóm nghiên cứu của Ban Quản lý Rừng Hòn Đất-Kiên Hà dưới sự hướng dẫn các nhà khoa học Trung tâm Đa dạng sinh học và phát triển Việt Nam (CBD) hoàn thành trong nay mai. Xin cám ơn các nhà khoa học, các nhà quản lý và đặc biệt các nhà lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã quan tâm phát triển bền vững: phát triển cho thế hệ hôm nay nhưng không làm ảnh hưởng thế hệ tương lai./.
THE INDOCHINA SILVER LANGUR HERD (Trachypithecus germaini)                    OF KHOE LA MOUNTAIN (KIEN LUONG, VIET NAM)                    WILL MOVE TO THE “NEW HOME”
Nguyen Xuan Niem Ph.D.
(Vice Director of the Kien Giang Department of Science and Technology)
 
According to the statistics of the World Conservation Organization, there are in Viet Nam 21 Primates species with 6 endemic species. In which there are 5 species, White ass langur or also called White short langur (Trachypithecus delacouri), Cat Ba langur (Trachypithecus poliocephalus), Snub nose langur (Rhinopithecus avunculus), Red-shanked Douc Langur (Pygathrix cinerea) and Fully-black gibbons (Hylobates concolor concolor), they are listed in the list of 25 primates critically endangered - CR). The rest of primatesare especially langur species also CR, due to food sources namely: leaf, fruit toxic to man such as three-finger leaf, strychnos nux- vomica,... lesser and lesser; the living space is gradually reduced due to deforestation, or vegetation coverage reduced by growth rateinfluenced by severe surrounding condition; orsurvival lawhowever langurs compete poorly compared to species of same order as monkeys.
In 2007, through the project "Biodiversity Survey of Bai Voi Karst Mountain" had found the Indochina silver langur herd of 23 individuals living here. However, Bai Voi Karst Mountain was located in the mining plan of the Holcim Company. Holcim Company therefore could not stop the mining plan Bai Voi Karst Mountain. How did we rescue the Dong Duong silver langur? A meeting was held by related stakeholders and branches. Provincial Council of Science and Technology had proposed and approved Holcim Company had 15 ha to leave for the Indochina silver langur to live in. A good sign, it was a chance for the Indochina silver langur to continue living in Bai Voi Karst Mountain. However, is it whether to live long? When the 10 ha (15 ha of leaving it) could cover only 35% of plants in the dry season; during the rainy season was just over 55%, not enough for the Indochina silver langur now living here, if you plant more trees, it takes time, whereas here the land was affected by Agent Orange of the U.S. military during wartime, it is difficult for plant to develop and for langur herd to grow. So now the Indochina silver langur live only in the 15 ha leave more, but there are no guarantees, in the process of mining limestone does not affect the Indochina silver langur, when the evidence "noise" by driving through the Truong Son has affected reproduction of the langur herd living nearby.
Survey results in 2009 in Khoe La Karst Mountain, a colony of Indochina silver langur (Trachypithecus germaini), a langur species classified as "Critically Endangered" (CR)" in the Red Book of Vietnam, is currently discovered an amount of 78 individuals. The recognized characteristics: dark gray coat. White leg hair, gray hair look like the people. Long hair on the head with a pointed tip, it is not a black face and white circle around the corners of eyes, hands and feet black. Indochina silver langur has at birth with a yellow body fur.
Indochina silver langur species of the Kien Giang limestone mountains are facing the loss of "home", because of these limestones, cement plants eat slowly and eat slowly. In particular, Khoe La limestone mountain in mining period has come, so we have to do what to rescue this Indochina silver langur herd.
A solution is to move the Indochina silver langur now to another limestone areas of Kien Luong:
- Put on the Ba Tai Mountain, similar habitats such as Khoe La mountain, but this mountain is going to be mined limestone in the near future.
- Put on the Hang Tien Mountain, it is planned to put into tourism, that will soon affect the langur herd, moreover Hang Tien Mountain is noted that primates have never been in there, so when langur herd are moved on it now, if they can survive or not.
- Take into the Re Nho Islet, a little island is separated from inland, Besides, this island previously had a pair of monkeys there, but the Re Nho Islet is mainly land, and may not be suitable for langur species, often prefer to live with limestone environment.
- Bring to the Hang Chua Mountain, where there was a langur herd living now. This is favorable for improving the inbreeding of the langur herd (to dilute hereditary should have langur herd over 50 individuals), however, the Hang Chua Mountain there are about 140 langurs released by the Forest Protection Sub-Department, after seizing of the wildlife smuggling from Cambodia near Xa Xia border (Ha Tien). Monkeys often hated langurs, they would bite or kill the langur herd when moving on here.
- Bring the Hon Chong Mountain directed by the Forest Management Board Hon Dat-Kien Ha, and also directed by the World Biosphere Reserve of Kien Giang recognized by UNESCO (2006). This place meets several criteria set: (1) It is mountainous land, but there is a limestone area, (2) It shall not assign to mine this mountain, (3) The people and forest managers have ever seen langurs present here, (4) Langurs often do not drink the water directly through the food, but there are also many puddles we joke; Question arises. Is there an adequate number of food in the Hon Chong mountain for 78 individuals to eat or not?
According to a survey of the scientists of Center for Biodiversity Development in Vietnam (CBD), the whole area of ​​Kien Luong limestone, there are about 35 species of plants as food for the Indochina silver langur, so, now the Indochina silver langur will not eat more than 35 species of plants. According to previous studies (1994) Institute of Forest Inventory and Planning II, the 628 recorded species. Besides, according to documents the Indochinese silver langur eats more insects. As noted by individual (Dr. Nguyen Xuan Niem Entomologist), Hon Chong Mountain has many insects such as click beetles Elateridaeand cicadas Cicadoidea, there are good food sources for the langur herd when they move "new home" here.
So, now Indochina silver langur in Khoe La Mountain is awaiting to "new home" Hon Chong Mountain, when the scientific data from the subject by the the Forest Management Board of Hon Dat-Kien Ha under the supervision of scientists of Center for Biodiversity Development in Vietnam (CBD), completed soon. Thanks to scientists, managers and leaders in particular, of the Kien Giang province has interested in sustainable development: development for today's generation without compromising future generations./.
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 780326 visitors (2069305 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free