Lên mạng ngày 4/9/2011
Má Túy Với Sức Khỏe
Y khoa bao gồm lãnh vực sinh học tự nhiên, sinh lý biến dưỡng và bệnh học với phương thức “phòng hơn trị”, “sống vui sống khỏe” nhằm kéo dài tuổi thọ. Từ cổ chí kim có ai làm nên chuyện “cải lảo hoàn đồng” hay “trường sanh bất tử”, nhưng dẫu sao việc tiếp nhận nguồn thực phẩm vào cơ thể cần nên ý thức để “sống lâu sống khỏe”. Y học khuyên mọi người nên hiểu rõ việc dùng thực phẩm hằng ngày vừa đủ “đói ăn rau đau uống thuốc” không nên dùng quá dư thừa thì lại không tốt vì “sức người có hạn”, nên xa lánh những chất độc gây hậu quả không tốt cho cơ thể, việc dùng thuốc khi bệnh phải “định đúng bệnh dùng đúng thuốc” thì mới tốt cho cơ thể.
Khi học văn xuôi môn Việt Văn năm cuối lớp đệ thất, khái lược tiểu sử của ba nhà văn anh em ruột là Hoàng Đạo, Nhất Linh và Thạch Lam gắn liền chuyện kể về gia đình của những nhà văn này là việc nấu bạch phiến. Rõ ra là vì sinh kế nên đành phải lao vào việc sản xuất bạch phiến bởi vì xã hội thời Pháp thuộc tời đó cho dùng thuốc phiện tự do tại “nhà hút” ai thích thì dung dù chắc là có hại.
Danh từ xưa cần sa và bạch phiến gọi chung là thuốc phiện mà thời nay gọi là ma tuý. Chất ma tuý khi vào cơ thể thì tác động ngay vào tế bào trung khu thần kinh làm thay đổi nhận thức tâm lý cùng xáo trộn sinh lý đưa đến hành động vô thức rất nguy hiểm.
Ma túy hay thuốc phiện đã xuất hiện từ rất lâu trước đây hơn 8000 năm, khi xưa thuốc phiện đã được người Somai ở tây Á sử dụng, khi đó người ta quan niệm nhận được khoái cảm khi dùng thuốc phiện không ai nghĩ đến hậu quả.
Ma túy là tên gọi tổng quát, có tên khoa học gọi là heroine, morphine, amphetamine, methamphetamine, ketamine... tác dụng lên trung khu thần kinh tạo nên một cảm giác giảm cơn đau đớn nhất thời khi bị tai nạn hoặc dịu ngay cơn đau lúc giải phẩu, sau đó phải ngưng ngay, nếu tiếp tục dùng sẽ thành ghiền rất nguy hiểm cho cơ thể, tâm lý bất thường đưa đến hành động sái quấy hành động trái đạo đức, nhân tố đưa đến tội hình sự thật là kinh khủng không ai có thể lường trước được cho nên khắp nơi trên thế giới đều có luật cấm hẳn hòi.
Hồi nhỏ tôi say mê đọc nhật báo mà ba má tôi hay mua mỗi khi ông bà đi chợ Sadec, những dòng chữ “tránh xa ma tuý”, tường thuật hậu quả của tuổi trẻ phạm tội khi nghiện. Báo chí tường thuật rằng vùng Tam Giác Vàng (Yellow Triangle) là tụ điểm của 3 nước Miến Điện, Lào và Thái Lan, nơi đây chuyên trồng cây cần sa nhiều nhất trên thế giới, để chế biến thành chất ma túy hay bạch phiến. Ngoài ra những quốc gia nổi tiếng khác cũng sản xuất ma túy là Colombia, Afghanistan, Trung Đông…
Hồi năm 1970 khi đến Cần Thơ học lúc ngồi xe đò trên đường từ Vàm Cống đi Cần Thơ, tôi thấy một bà trung niên ôm kè kè bên mình một gói giống như bao đường hay bịch bột, khi bà vừa bước ra khỏi xe thì anh lơ xe liền thì thầm “hôm nay bà trúng mánh với bao thuốc trắng”.
Cuối năm 1979 khi du hành qua Vịnh Thái Lan thì có một bạn nam trẻ nằm cạnh bên tôi trên ghe chật ních người. Tôi bị bàn tay của anh ta đập đập lung tung trên người tôi như đập ruồi khi rõ ra bạn này là người Saigon đang lên cơn nghiện ma túy.
Giữa năm 2003, một thanh niên Canada gốc Việt lúc di chuyển ma túy từ Canada đến biên giới lọt qua lãnh thổ Hoa Kỳ thì bị nhân viên an ninh chìm theo dỏi và tóm ngay tại chổ. Theo luật thì 3 ngày sau ra tòa, lúc ấy gia đình đến dự phiên tòa tại Hoa Kỳ, ngay phòng tòa cảnh sát trói cha, mẹ và cô em gái của anh ta, nhưng cô em gái được chánh án tha bổng vì trên tay có bồng đứa con nhỏ mới có 4 tháng tuổi. Vỡ lẽ ra là tại Vancouver Canada cả gia đình gốc Việt này kinh doanh quán cà phê và bán thức ăn nhanh nhưng là tụ điểm trá hình để buôn bán ma túy vì ham lợi, nên đã bị cảnh sát chìm theo dõi, phạm tội hình của Canada và Hoa Kỳ là “cấm buôn bán ma túy”.
Luật phòng chống ma túy là đạo luật mang số 23/2000/QH10 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2001 với nội dung quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý, kiểm soát ngăn chận hoạt động liên quan đến ma túy, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức nhằm phòng chống ma túy. Luật trên đã được sửa đổi và bổ sung thêm vào năm 2008.
Có một người quen kể cho tôi rằng ông ta đã đến Canada làm việc cho một người trồng cây cần sa trong
nhà nhưng sau đó phải thối lui vì không nên ham tiền mà mắc nạn trong đường tơ kẻ tóc. Trước đây tin tức tội phạm ở tiểu bang Texas Hoa Kỳ nơi tôi đang sinh sống có người bị kết tội vì trồng cây cần sa trong nhà.
Cách đây khoảng khoảng 7 năm có một du khách là Nguyễn Thị Hiệp đưa ma tuý qua phi trường Nội Bài về Canada nhưng bị phát giác và ghép tội tử hình. Một trường hợp khác là một nam du khách từ nước Úc là Nguyễn Tường Vân mang ma túy 400 gram heroin từ Tân Sơn Nhứt đến Singapore vào cuối năm 2005 thì bị phát hiện nên bị chính quyền Singapore treo cổ ngày 2/12/2005 tại Changi theo hình phạt xưa của thời Trung cổ, cho dù luật sư hết lời bào chữa và có sự kêu gọi của chính phủ Úc yêu cầu đừng tử hình. Chính phủ Singapore có đạo luật bất cứ ai trên đất nước này mang trong người 15 gram chất ma tuý heroin thì bị treo cổ vì chất này đưa đến hậu quả tai hại cho cơ thể đưa đến hành động phạm pháp thật khủng khiếp.
Ma túy được xếp loại chất độc hại cho tế bào não và đường dẫn truyền trung khu thần kinh điều khiển toàn diện cơ thể mặc dầu giai đoạn đầu có cảm giác thật là “phê” nhưng phải xa lánh vì dùng lâu ma túy tàn phá sức khỏe của cơ thể liên đới tâm thần.
Xử dụng dược liệu nên kỷ lưỡng với từng loại thuốc, có những loại thuốc hay nhưng chỉ dùng khi khẩn cấp mà thôi. Thí dụ một người đang lên cơn suyển nghẹt thở nếu không cứu cho đường khí quản thông thì trong 5 phút sau tế bào phổi sẽ không hoạt động, dưỡng khí không lên não sẽ ngất xỉu, phải cấp tốc dùng thuốc kích thích gốc ma túy để mở rộng đường hô hấp (gốc steroid hoặc steroidcorticoid hao hao giống công thức hóa học của những ma tuý).
Rượu, thuốc lá, ma túy đều có hại cho sức khỏe, nhưng ma túy gây tội ác tàn khốc nên có luật cấm hẳn hòi là như vậy.
BS Trần Văn Diên NLSCT 70-73 Texas ngày 3/9/2011