TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Đa dạng sinh học rừng ngập măn KG
 
Lên mạng ngày 3/7/2011

ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN TỈNH KIÊN GIANG
TS. Nguyễn Xuân Niệm
(PGĐ. Sở KH&CN Kiên Giang)
Khái niệm về rừng ngập mặn  
Rừng ngập mặn (RNM) là một loại rừng đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển tốt trên các bãi bùn lầy ngập nước biển, nước lợ có thủy triều lên xuống hằng ngày.
Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260 km với nhiều cửa sông giàu phù sa nên RNM sinh trưởng tốt, có khoảng 50 loài cây ngập mặn được nhận dạng (Phan Nguyên Hồng và ctv., 1995).


Đai rừng ngập mặn ở Kiên Giang (ảnh: Dự án GTZ Kiên Giang (2008-2011)

Mangrove forest belt in Kien Giang (Fig: from the project GTZ KG (2008-2011)
 
 

 

RNM Kiên Giang thường tạo thành thảm thực vật hẹp, nằm dọc theo các bờ biển với độ rộng đai rừng thường tăng lên theo hướng biển, hình thành nên các hàng rào chắn sóng và bão biển. RNM có thể sống hai bờ cửa sông gần biển. Kết quả phân loại thực vật của các nhà khoa học thuộc Dự án GTZ Kiên Giang (2008-2011) sơ bộ đã xác định được 30 loài cây ngập mặn có mặt ở Kiên Giang (Xem Bảng 1).
Vai trò của rừng ngập mặn 
RNM đóng vai trò trong việc mở rộng đất liền, và nuôi dưỡng các động vật vùng triều và bảo vệ đê biển, môi trường, đặc biệt trong thời kỳ biến đổi khí hậu. Nhưng đáng tiếc là cho đến nay, nhiều người vẫn chưa biết những điều đó, nên vì lợi ích trước mắt đã chặt phá RNM bừa bãi.
Phân bố rừng ngập mặn ở Kiên Giang
Cũng theo kết quả điều tra các nhà khoa học thuộc Dự án GTZ Kiên Giang (2008-2011) thì:
Hầu hết các khu vực ven bờ biển Kiên Giang, loài cây Mắm trắng (Avicennia alba) chiếm ưu thế.
Khu vực phía bắc Hà Tiên, cây Bần trắng (Sonneratia alba), phân bố rải rác với cây Mắm trắng ở các đai rừng trước biển.





Đai rừng phòng hộ ưu thế bởi Mắm trắng.

Protecting forest belt is predominant with White mangrove species in Hon Dat.
 
 
Khu vực trung tâm từ phía bắc Rạch Giá đến gần Vàm Răng, cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) mọc hỗn giao với cây Mắm trắng. Tại các khu vực này, các lâm phần rừng Bần chua và Mắm trắng được trồng ở phía trước biển đang có xu hướng lấn dần ra biển. Điều đáng lưu ý là hầu như toàn bộ các lâm phần Bần chua có giá trị đều có nguồn gốc là rừng trồng.


 
Rừng ngập mặn hỗn giao có Mắm trắng kích thước lớn
Mangroves in mixture with White mangrove species of large size
 
Khu vực thủy triều, quần thể RNM hỗn giao phát triển trên các khu vực chỉ bị ảnh hưởng bởi triều cường trung bình đến cao với nhiều loài thực vật diễn thế thứ sinh. Đây là kiểu rừng có độ phong phú cao nhất về đa dạng sinh học, mật độ dày, quần thể ổn định với một số cây có kích thước rất lớn. RNM hỗn giao dọc tuyến bờ biển Kiên Giang chủ yếu là ưu hợp Mắm trắng và Đước đôi, và rải rác các loài Vẹt (Bruguiera spp.), Xu (Xylocarpus spp.) và Bần trắng (Sonneratia alba).
Ở phía bắc tỉnh Kiên Giang, đai rừng ngập mặn phát triển mạnh ra phía biển đã tạo ra các khu vực rừng ngập mặn hỗn giao khô hơn ở bên trong với các loài ưu thế như Cau dừa (Phoenix paludosa), Cui biển (Heritiera littoralis) và Dà vôi (Ceriops tagal).
Khu vực phía bắc huyện Kiên Lương và Hà Tiên, những nơi ít chịu ảnh hưởng của triều cường, RNM hình thành các bụi rậm rạp cao khoảng 2-3 m và có chỉ số đa dạng sinh học cao. Phổ biến là loài Giá (E. agallocha), ngoài ra còn thấy các loài cây ngập mặn hiếm khác (hoặc không thấy ở các nơi khác trong tỉnh) như Côi (Scyphiphora hydrophylacea), Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) và Cóc vàng (L. racemosa).
Phía nam Kiên Lương, RNM thường hẹp, các lâm phần dừa nước (Nypa fruticans) phân bố phía sau đai rừng ngập mặn hoặc phía trước cửa sông và dọc hai bờ.
Các đai rừng ngập mặn tại các khu vực ven bờ bị ảnh hưởng một phần của triều cường với một số loài như Tra nhớt (Hibiscus tiliaceous), Tra bồ đề (Thespesia populnea) và một số loài thực vật khác.
Một số thông tin quan trọng khác về rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang



 Cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea)  ở rừng Phú Quốc

Red-flowered black mangrove species (Lumnitzera littorea) in Phu Quoc
 
Rừng Bần chua (Sonneratia caseolaris) ở phía Bắc Rạch Giá, đặc biệt là khu vực phường Vĩnh Quang có lẽ là lâm phần cao nhất Việt Nam (khoảng 21 m) và rất cao so với chiều cao trung bình của loài. Đây là nơi có sinh khối cao nhất ở Kiên Giang.

 

Bần chua (S. caseolaris) ưa môi trường nước lợ, nhưng phát triển mạnh tại các vùng phía trước biển tại Kiên Giang do nước thủy triều có độ mặn thấp vào mùa mưa. Các loài cây ưa môi trường nước lợ gồm dây leo, thân thảo và cây gỗ. Các loài cây này cũng phân bố ở trong khu vực rừng ngập mặn nhưng không được coi là cây ngập mặn.
Có ba loài Mắm phân bố ở Kiên Giang, trong đó Mắm trắng (A. alba) là phổ biến nhất. Tuy nhiêu số lượng cá thể thuộc quần thể Mắm biển (A. marina) là rất cao và chúng thường mọc ở các khu vực bùn lầy giống như các nơi khác ở Việt Nam.
Đa dạng sinh học các loài cây ngập mặn ở phía bắc tỉnh cao hơn các khu vực khác, với các loài cây như Côi (S. hydrophyllacea), Cóc đỏ (Lumnitzera littorea), Sú (Aegiceras corniculatum), và loài thực vật Cau dừa (Phoenix paludosa) không tìm thấy ở các nơi khác.
Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) có hoa màu đỏ là loài rất ít được biết đến ở Việt Nam, nhưng lại phân bố trên một phạm vi rộng ở các khu vực triều cường cao ở phía bắc tỉnh. Một điểm khá khác thường là Cóc đỏ thường mọc hỗn giao với Cóc trắng (L. racemosa).
Sức đề kháng cũng như khả năng đáp ứng các giá trị dịch vụ hệ sinh thái quan trọng của rừng ngập trong bối cảnh biến đổi khí hậu phụ thuộc vào tính đa dạng của các loài cây ngập mặn. Sự đa dạng sinh học cao các loài thực vật ngập mặn là một tài sản vô cùng quý giá đối với những người làm công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Kiên Giang./.


 
 
 
Table 1. INFORMATION OF MANGROVE TREES IN KIEN GIANG PROVINCE
 
(Tham khảo: Dự án GTZ-Kiên Giang, 2010 và Google, 2011)
 
THE DIVERSITY OF MANGROVE FOREST IN KIEN GIANG
Nguyen Xuan Niem, Ph.D.
(Vice Director, the Department of Science and Technology
of Kien Giang Province)
The concept of mangrove forest
Mangrove forest is a special forest type in estuaries, coastal of tropical countries and sub-tropical. Mangrove trees grow and develop well in marine swamps submerged by seawater, brackish water with tides coming and receding daily.
Viet Nam has coast over 3,260 km in length with many estuaries rich in alluvium thus mangrove trees grow well, approximately 50 mangrove tree species identified (Phan Nguyen Hong et al., 1995).
Mangrove forests in Kien Giang usually create narrow vegetation belt, along with the coasts with belt width usually increased in sea direction; they form anti wave and anti storm barriers. Mangroves can live both sides of estuary near sea. Results of plant classification of scientists of the project GTZ Kien Giang (2008-2011) preliminarily determined 30 mangrove tree species present in Kien Giang (See Table 1).
The roles of mangrove forest                                                
Mangroves play roles in enlarging inland, nurturing tidal animals and protecting sea dams, the environment, especially in the period of the climate change. However, unfortunately, many people are not aware of them, consequently because of profits ahead, cut mangrove trees tipsy curvy.
The distribution of mangroves in Kien Giang
Also according to surveying results of scientists in the project GTZ Kien Giang (2008-2011) it is as follows:
Almost coastal areas in Kien Giang, White mangrove species (Avicennia alba) are predominant.
In north of Ha Tien, White-flowered apple mangrove species (Sonneratia alba), sparsely distributed with White mangrove species in forest belts facing the sea.
Central area from the north Rach Gia to near Vam Rang, Red-flowered apple mangrove species (Sonneratia caseolaris) inter-grow with White mangrove species. In these areas, forest parts of Red-flowered apple mangrove species and White mangrove species are grown facing the sea incline to encroach gradually the sea. It is noted that almost forest parts of Red-flowered apple mangrove species valuable originated from planted forests.
In tidal areas, mangrove populations in mixture develop in areas only impacted by high tides average to high with many plant species of secondary occurrence. These are forest types with highest abundance in biodiversity, dense spacing, and stable populations with some plants with very huge sizes. Mangroves in mixture along the coast of Kien Giang are mainly cum laude union with white mangrove species and Corky stilt mangrove, and Orange mangrove species (Bruguiera spp.), Xylocarpus mangrove species(Xylocarpus spp.) and White-flowered apple mangrove species (Sonneratia alba).
In the north of Kien Giang, mangrove forest belt strongly develop toward sea created mangrove areas in mixture drier in side with dominant species such as Sea date species (Phoenix paludosa), Keeled-pod mangrove species (Heritiera littoralis) and Rib-fruited yellow mangrove species (Ceriops tagal).
In the north of districts Kien Luong and Ha Tien, where less impacted by high tides, mangrove formed dense bushes high approximately 2-3 m and with high biodiversity index. Popular is Milky mangroves species (E. agallocha), in addition, there are other rare mangrove tree species (or not found on other places in the provinces) as Yamstick mangrove species (Scyphiphora hydrophylacea), Red-flowered black mangrove species (Lumnitzera littorea) and White-flowered black mangrove species (L. racemosa).
In the south of Kien Luong, mangrove stripes are usually narrow, forest parts of Mangrove palm species (Nypa fruticans) distributed behind the mangrove belt or in front of estuaries and along both sides.
Mangrove belts in coastal areas were impacted partly by high tides with some species such as Beach hibiscus (Hibiscus tiliaceous), Portia tree (Thespesia populnea) and some other plant species.
Some other important information on mangroves in Kien Giang
Forest of Red-flowered apple mangrove species (Sonneratia caseolaris) in north of Rach Gia, especially in ward Vinh Quang may be the highest forest part in Viet Nam (approximately 21 m) and very high compared to average height of species. Here is the highest biomass in Kien Giang.
Red-flowered apple mangrove species (S. caseolaris) likes the brackish water environment, however strongly develops sea-facing in Kien Giang due to tidal water with low salinity in rainy season. Plant species like brackish water environment include liana, plant and tree. These plant species were also distributed in mangrove areas but not considering as mangrove trees.
There are three species distributed in Kien Giang, in which White mangrove species (A. alba) is most popular. However the number of individuals of Grey & white mangroves species population (A. marina) is very high and they usually grow in areas swamp as in other places in Viet Nam.
The biodiversity of mangrove trees in the north of the province is higher than other places, with plate species such as Yamstick mangrove species (S. hydrophyllacea), Red-flowered black mangrove species (Lumnitzera littorea), River mangroves species (Aegiceras corniculatum), and Sea date species (Phoenix paludosa) not found in other places.
Red-flowered black mangrove species (Lumnitzera littorea) with red flowers are species less known in Viet Nam, however it is distributed in large scale in high tidal areas in the north of the province. An extraordinary point is Red-flowered black mangrove species grown in mixture with White-flowered black mangrove species (L. racemosa).
The resistance as well as the ability responding important ecosystem service value of mangroves in the context changing weather depending on the biodiversity of mangrove plant species. The high biodiversity of mangrove plant species is extremely precious properties for whom managing natural resources in Kien Giang./.
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 842971 visitors (2184846 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free