TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Trà Vinh 2
 
Tiếp theo

Lưu lượng sông Hậu và sông Cỗ Chiên ở vùng Trà Vinh tương đối lớn : khoảng 1500m3 / giây mùa khô và 6000m3/giây mùa mưa. Biển Trà Vinh có chế độ bán nhật triều . Mỗi ngày hai lần thủy triều lên xuống, biên độ triều của hai lần không đều nhau ; trong một ngày có 2 nước lớn ( cao , thấp ) và hai nước ròng ( cao , thấp ) . sai biệt cao thấp thủy triều là 1-2.5m ở những ngày nước ròng - low tide và 2.5- 3.5m ở nhừng ngày nước lớn - high tide days . Thủy triều lên xuống chi phối đời sống ven biển Trà Vinh. Một chu kỳ biến động của mực nước, từ lúc nước biển rút xuống mức thấp nhất, đến lúc nước biển lên cao đến mức cao nhất, kéo dài 15 ngày , có tên là một con nước ; như vậy mỗi tháng có 2 con nước . Trước khi đổi con nước , dòng sông ngưng hẳn . gọi là nước đứng . Trên sông Hồng, khoảng cách chiều dài truyền dòng triều, ( nước biển xâm nhập vào sông di về hướng thượng nguồn ) chừng 180 Km. Trên sông Cửu Long, nước triều lên mãi đến tận Kom Pong Cham . Độ mặn nước sông dao động ở chế độ bán nhật triều như ở Trà Vinh có 2 đỉnh mặn - top of the tide ( một vào buổi sáng và một vào buổi chiều và 2 chân mặn - foot of the tide trong một ngày . Thủy văn Trà Vinh có đặc tính là dòng chảy phức tạp và bị ảnh hưởng của thủy triều Biển Đông, liên quan đến nhiều lảnh vực sinh hoạt dân gian .: nông nghiệp , hà - hải thủy sản , chuyên chở đường thủy , cung cấp nước ngọt, làm đất đai ngập mặn và cả chuyên chở đường bộ tỉnh nhà nữa .

Phần II  
 
        
` Tương lai Trà Vinh có thể tiến nhanh hơn nữa về nuôi trồng thủy sản.
 Lúa gạo , cây trái , rau dưa «  miệt vườn « vẫn còn quan trọng ở Trà Vinh như ở các tỉnh  nhiều đất phù sa cao ráo, nhiều đất «  giồng » sông Tiền . Nhưng thêm công ăn việc làm, tăng lợi tức ngày nay và tương lai  ở nông thôn ĐBSCL là ngành nuôi trồng thủy sản ( ngay luôn trên biển cả ) - aquaculture, không phải là ngành hạ bạc, đóng đáy bắt cá bắt tôm, bắt tép thời xưa . Như đã ghi ở mục thủy văn, Trà Vinh có luôn cả ba loại nước mặn, lợ- brackish water  và ngọt, để tăng gia nuôi trồng các loại thủy sản thích hợp cho mỗi loại nước .
 Cá tra và cá basa, hai loài cá nước ngọt cần phát triễn mạnh ở Ttà Vinh,  đuổi theo nuôi tôm càng xanh » « con tôm ôm cây lúa « 
Theo đà tiến triễn hiện nay, chắc chắn là ở tương lai, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia dẫn đầu ngành nuôi trồng thủy sản. Việt Nam đã là nước đứng hạng ba thế giới về sản xuất tôm . Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã nổi tiếng thế giới về nuôi trồng loại cá Pangasius như cá tra Pangasius hypoththalmus  và và cá basa Pangasius boncourtii . Cá Pangasius có năng xuất 50- 80 tấ n/ ha ở ao hồ nước ngầm , 100- 200 tấn/ha ở các ao hồ phù sa và 300- 600 tấn / ha / năm ở   lồng bè cở lớn, tỉ trọng  thả cá con rất cao , bề sâu 3 m và nước chảy , thay đổi thường xuyên. Lợi tức nuôi lồng bè theo nước chảy lên đến 2 tỉ đồng VN/ ha một năm   Sản xuất hai loại cá Pangasius  năm 1999 ở Việt Nam là  86 700 tấn , năm 2000 là 110 000 tấn , năm 2001 là 114 300 tấn,  năm 2003 là 205 550 tấn , năm 2004 là 264 436 tấn , năm 2005 là 375 000 tấn  .  8 tháng đầu năm 2009. Việt Nam đã xuất khẩu 334 000 tấn ca tra và cá basa,trị giá 737 triệu đô là Mỹ, trong số thu hoạch cho các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long là 457 000 tấn cá tra và cá ba sa . Hy vong sẽ đạt  xuất khẩu 1.4 tỉ đô la Mỹ , năm 2009 , có cơ đưa sản ngạch xuất khẩ Pangasius lên hàng đầu xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Nhờ xuất cảng Pangasius đã phục hồi ở mọi thị trường, ngoài thị trường Nga , e ngại vi quảng cảo sai lạc về phẩm giá cá Pangasius Việt Nam . Nhưng nay Nga  đã thỏa thuận nhập khẩu cá Pangasius Việt Nam , khoảng 10 000 tấn một năm , kể từ tháng 9 /2009 .
 Sản xuất hai loại cá Pangasius ở Trà Vinh năm 2009 ( ước  lượng gần 10 000 tấn ), còn thua kém hai tỉnh kế cận là Vĩnh Long ( năm 2005 đã là 31 500 tấn )  và Sóc Trăng ( 15 000 tấn ) và lẽ dĩ nhiên là thua xa An Giang ( năm 2005 là  145 000 tấn ). Nhưng được giúp đở khuyến ngư , huấn luyên thâm canh cho cả đồng bào người Việt Gốc Miên - Khmer Krom  như hoàn chỉnh quản lý hệ thống ao nuôi ,  nước sạch , đúng an toàn , không ô nhiễm cho cá tăng trưởng mau chóng , không dịch bệnh tỉ như nước ra vào ao không kiểm soát,  bùn đáy ao vẫn thảy trực tiếp ra sông rạch, xác cá chết còn vứt bừa bải làm lây lan phát sinh dịch bệnh, cá tra bột - cá con nuôi không có nguồn gốc rỏ ràng, tỉ lệ sống chỉ 70- 75% , mật độ thả nuôi quá cao ( 45-50 con /m2  thay vì 30-35 ) , quản lý tốt thức ăn cho cá , thực hiện kiểm dịch cá tra giống và nghiêm nhặc việc phòng trị bệnh .
 Nhưng ở vùng nước ngọt , sản xuất Trà Vinh nuôi tôm càng xanh khổng lồ - giant river prawn Macrobrachium rosenbergii,chiếm hạng nhất đất nước. Năm 2005, Trà Vinh   sản xuất 3500 tấn tôm càng xanh, trong tổng số dự trù cho toàn thể đồng bằng sông Cửu Long là 6012 tấn , , đã hơn hẳn Bến Tre( phần lớn ở ao sau vườn nhà và trong ruộng lúa ),1100 tấn, bỏ xa An Giang  698 tấn và Đồng Tháp 250 tấn. Một nông trang kiểu mẩu ở Tam Nông, quận Cao Lảnh sản xuất từ 1.2 - 2.5 tấn/ha .nhiều hộ nuôi tôm càng xanh đạt lợi tức 50- 60 triệu đồng /ha. Diện tích nuôi tôm càng xanh chỉ mới là 9487 ha ở Việt Nam, năm 2005. Bộ Thủy Sản dự trù tăng mức sản xuất tôm càng xanh trong nước năm 2010 lên trên 50 000 tấn, phần đóng góp của Trà Vinh tất nhiên vẫn sẽ quan trọng, có lẽ trên 23-25 000 tấn  . Nhất là khi nuôi tôm càng xanh toàn đực, lớn hơn tôm cái nhiều , vì tôm cái phải dồn nhiều chất dinh dưỡng nuôi trứng nên khi thu hoạch trọng lượng thu chỉ bằng 2/3 tôm đực  phải xếp vào tôm loại hai, theo kỷ thuật chuyễn giới tính tôm càng xanh đực thành « tôm cái giả « , từ đó sinh sản tôm toàn đực ( loại bỏ vi phẩu tuyến sinh dục nằm ở gốc đôi chân bò thứ năm khi chúng còn nhỏ ) của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II ( Thủ Đức ? ) , hợp tác với các nhà khoa học Israel các năm 2002- 2004 , hoàn thiện quy trình chuyễn đổi giới tính, thử quy trình mới đại trà các năm 2006- 2007, triễn khai ở quy mô nông hộ đạt năng xuất 1.7-3.6 tấn, kích cở tôm thương phẩm 75- 125gr /con, giúp nông hộ đạt lợi nhuận cao. Năm2008 , riêng ở tỉnh Đồng Tháp đã sản xuất 20 000 tôm cái giả và 3 triệu con giống toàn đực hầu phổ biến sản xuất tôm càng xanh toàn đực khắp nước .
Nuôi cà rô phi ( và loại màu hồng gọi là cá điêu hồng ) Tilapia sp. toàn đực cũng nên phổ biến sâu rộng thêm ở Trà Vinh cho tiêu thụ nội địa và biến chế xuất khảu . Sản xuất cá rô phi Tilapia sp. trơng nước đã gia tăng đáng kể,   từ 7 653 tấn năm 2003 đến 24000 tấn năm 2005. Phần lớn tập trung ở Vĩnh Long  4800 tấn năm 2005 ), Cần Thơ ( 3000 tấn ) và Tiền Giang ( 1680 tấn ). Năng xuất cá rô phi ở Việt Nam là từ 16- 25 tấn / ha .
Không rỏ ngoài cá tra và cá basa, Việt Nam và đặc biệt ở đồng bằng sông Củu Long , trong đó có tỉnh Trà Vinh, đã có đột khởi gì  mới về thuần dưỡng cùng toàn thể hệ thống xử lý, sản xuất cá thương phẩm , nhiều lợi nhuận cho nông hộ nhỏ, nuôi các loại cá da trơn khác như cá vồ đốm ( có hai đốm đen ) , cá sóc sọc , cá trê vàng…hay các loại cá nhóm Clariidae ( Clarias Batrachus ) Ophicepalidae ( Channa micropeltes, Channa striata ) Bagridae ( Mysrus nemurus , Anabas testudeneus, trichogaster trichopterus ) ?  Kỷ thuật nuôi cá bống tai tượng  ỏ ao đìa, như cách nuôi cá này ở ao cao cấp ( ? ) làng Tân Thành -Cà Mâu ?, song song với cá chình, cũng nên cải thiện thêm ở Trà Vịnh   Tin tức mới cho biết có nhiều đột khởi nuôi trồng ngay cả những loại cá quý hiếm có tên trong sổ đỏ như cá hô Catlocarpio siamensis , kích thước lớn nhất trong loài cá chép Cyprinidae , có con dài 3m , nặng 300kg , nuôi đăng quầng ( loại cá hô đen hay cá hô hoa cà ? ) ven các bờ sông và kênh lớn, ít ảnh hưởng đến giao thông  ( kênh cụt , bải bồi… ), chất đáy ổn định, tốc độ nước chảy ) 0.5m / giây , độ sâu 1.5- 2m … , cở cá giống 20 - 30gr /con , mật độ thả cá 2-3 con/m3  nước cung cấp đủ thức ăn, nghiêng về nguồn gốc thực vật như cám, bột bắp, rong , rau muống … giúp cá hô mau lớn ; chăm sóc tốt mỗi con mỗi năm tăng khoảng 2kg và khi cá đạt 10kg thì giá cao hơn. Nuôi trồng ỏ hạ lưu sông Cửu Long , thay vì đánh bắt làm cá tuyệt chủng như trước đây vẫn làm hàng năm ở Bình Thủy , Châu Phú - An Giang.  Trong những loại cá nước ngọt khổng lồ qúy hiếm nên thuần dưỡng nuôi trồng, có lẽ nên chú ý đến cá tra khổng lồ Pangasianodon gigas và cá vồ cờ Pangasius sanitwongsai .  
Cá  tôm cua , nghêu sò,  nước lợ và nước mặn
Mục tiêu nuôi thủy sản nước lợ nhắm phần lớn vào nuôi tôm , cua , nghêu sò - mollusks . Diện tích nuôi tôm ở Việt Nam trong thời gian 1999 đến 2004, mỗi năm trung bình tăng khoảng 31.2 % .; từ 210 448 ha năm 1999 đến 592 000 ha năm 2004 . Năm 2005 , mức tăng thểm  394 031 ha,  đưa tổng số diện tích lên 604 479 ha ; tuy rằng những năm sau này diện tích nuôi tôm ở thành phố Đà Nẳng các tỉnh Phú Yên, Quảng Nam , Khánh Hòa không mấy gia tăng, đôi khi còn khuynh hướng gia giảm nữa. Năm 2005, Đồng bằng Sông Cửu Long ( ĐBSCL ) chiếm 81.2 % sản xuất tôm nước lợ nước nhà, đạt 263 560 tấn , 4.5 lần cao hơn năm 1999 ; dự trù năm 2009 sản xuất gần 500 000 tấn ( vượt quá chỉ tiêu dư trù cho năm 2010 là 400 000 tấn, trong đó khoảng 100 000 tấn tôm thẻ chân trắng - white leg shrimp, phần còn lại đa số là tốm sú - black tiger shrimp- Penaeus monodon.  
Kỷ thuật nuôi tôm sú thâm canh, sản phẩm xuất cảng tôm chánh Việt Nam, đã phát triễn tốt ở nhiều tỉnh , đặc biệt ở Bến Tre , gần cửa Ba Lai, có lẽ nên kể sơ ra ở đây : dùng chế phẩm sinh học kết hợp hệ thống thổi khí đáy ao nuôi thâm canh tôm sú , tạo môi trường ao nuôi ổn định - độ sâu 1. 8m , cấp nước bằng máy bơm, có thóat nước bằng cống, lưới ngăn dịch hại, cầu thăm tôm, … tời máy kéo gom bùn vào giữa ao, sau đó cũng dùng máy hút hết bùn vào ao thải , lấp hết hang mội, bón Super Ca , phơi ao đến khi nứt chân chim, lắp đặt hệ thống thổi khí đáy ao, quạt nước làm thế nào cho hệ thống oxygen đáy ao bọt khí phải mịn mạnh đều, chọn kỳ triều cường lấy nước khi triều đạt đỉnh qua lưới lọc, độ mặn trên 10 phần ngàn , đảm bảo nước sạch không ô nhiễm, nước vào ao đạt 1.5m , dùng chlorin ( Hi-chlor ) nồng độ 30 ppm khử sạch trùng trong nước , dùng daenzym , rồi thuốc vi sinh Aqua Clean , bón phân DAP cho đến khi tảo- algae phát triễn ổn định có màu xanh vỏ đậu, kiểm tra yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, oxy hòa ran … và điều chỉnh hợp thời; thả giống tốt , dài đòn,  bơi ngược dòng, bám đáy , bám thành thau tốt , kiểm tra sức chịu đựng bằng cách gây sốc ( formol 110ppm , hay hạ độ mặn đột ngôt), lấy mẩu kiểm tra bệnh, thả giống lúc sáng sớm, mật độ 30 con/m2  ,  cho tôm ăn 5 lần/ ngày, trộn vi sinh vào thức ăn để ngăn ngừa bệnh phấn trắng trên tôm. Kết quả nuôi thử nghiệm theo kỷ thuật mới này tại hộ nông dân đều cho lãi cao , trên 200 triệu đồng /ha , thờii gian nuôi chi/ 116 ngày. Cần tăng cường khuyến ngư Trà Vinh , với dân Kinh cũng như với người Việt gốc Miên ( tổ tiên đã biết sử dụng nước triều ra vào tưới ruộng lúa nước ? )  áp dụng đại trà kỷ thuật nuôi tôm sú mới. Trước đây tôm giống phụ thuộc các trại miền Trung, nhưng nay các tỉnh DBSCL đã có những trại sản xuất tôm giống tốt ở tinh nhà, như 905 trại năm 2006 ở Cà Mâu , cung cấp 6 tỉ con giống , 50% nhu cầu tỉnh , Bặc Liêu 112 trại , 3 tỉ tôm con , và Trà Vinh 130 trại, 1 tỉ tôm con ).. :tuy vẫn còn phụi thuộc nhiều tôm con giống tốt tỉnh Khánh Hòa ( năm 2004 có 1249 trại giống tôm con , sản xuất 2. 9 tỉ con giống ) và tỉnh Ninh Thuận ( 1190 trại . 4.4 tỉ con giống năm 2004 )  
Nhưng kỷ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở Trà Vinh  còn thua  nhiều tỉnh ĐBSCL, còn thiếu bền vững.  Sóc Trăng chưa quy hoạch và Bặc Liêu hiện có 11800 ha nuôi tôm thẻ chân trắng , Cà Mâu khoảng 10 000 ha, Trà Vinh có chừng 80 ha, trong số này chỉ có 20 ha ở vùng quy hoạch có lãi,  lợi tức 80 triệu đồng /ha /vụ . Bộ Nông Nghiệp và Phát triễn Nông thôn đã chính thức cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL và Nam Trung Bộ, nhưng việc triễn khai gặp nhiều khó khăn. Đầu tư nuôi tôm sú chỉ khoảng 150- 200 triệu đồng trong khi với tôm thẻ chân trắng phải mất đến 400- 500 triệu đồng, kỷ thuật cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, nguồn con giống tốt khó kiếm vì phải nuôi với mật độ dày ( 80- 100 tôm con cho một mét vuông, 7- 10 lần hơn mật độ nuôi tôm sú ),  dễ nhiểm bệnh nhất là dịch bệnh taura disease , khi bố trí nuôi tôm chân trắng chung với tôm sú , dù chánh quyền đã khuyến cáo là chỉ cho phép nuôi tôm chân trắng thâm canh theo kế hoạch và quy hoạch vùng nuôi.  Vì vậy, Việt Nam, cũng như Trà Vinh, cần đa dạng thêm tôm nuôi, nhắm vào các loại tôm mới như banana prawn , greasy bock shrimp, kuruma prawn .v v
Có chừng một tá loài nhuyễn thể - mollusk có thể nuôi trồng tỉ như nghêu- clam, sò điệp - scallop, sò huyết granular ark , bào ngư - abalone hàu ngọc trai pearl oyster, sò trai hai mảnh -xanh - green mussel, mực, cầu gai ( nhím biển ) , hải sâm vv… nhưng chi/ có nuôi được nghêu , hàu ngọc trai và   sò trai xanh,  vi chúng có thể sản xuất con giống nhân tao. Không rỏ Trà vinh đã nhằm vê loài nào , ngoài nghêu nuôi ở Cồn Nghêu từ trước? Nuôi cua thường trông cậy nhiều vào con giống hoang dã . Mấy năm qua nhờ thành công sản xuất nhân tạo con giống cua  biển  đầm lầy - Indo- Pacific swamp crab, thường nuôi chung với cá măng - chanos,  nên nay đã phát triễn nhiều cua thương phẩm ở Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An và Thừa Thiên,  có lẽ Trà Vinh nên theo dõi  hơn chăng ?    Nuối cá biển trong lồng  nhắm vào  cá mú ( cá sòng ) grouper, cá hồng - snapper , cá vền - sea bream, cá vược -cá hanh biển - sea perch…  phát triễn nhiều ở Hải Phòng , Quảng Ninh, Bà Rịa -Vũng Tàu và Kiến Giang. Còn nuôi lồng tôm hùm- lobster cages, năm 2005 đã lên đến 43 516 lồng , đặc biệt hai năm gần đây ở Bình Định, so với 7289 lồng nuôi năm 1999. Nuôi ngọc trai đang phát triễn mạnh mẻ ở Quảng Ninh , Khánh Hòa và Kiên Giang. Hai loài thạch agar nuôi trồng nhiều nhất ở Việt Nam là  rong câu Gracialara verrucosa ở các tỉnh miền Bắc và Kappaphycus alvarezii ở các tỉnh duyên hải miền Nam Trung Bộ, năm 2005 mức sản xuất lên đến 20260 tấn.
 Nhờ lợi nhuận cao, chuyễn đổi canh tác nông nghiệp qua nuôi trồng thủy sản thâm canh ở Việt Nam cũng như ở Trà Vinh đã xảy ra mau lẹ . Cho nên quy hoạch, sản xuất con giống tốt, huấn luyện chống dịch bệnh, bảo vệ môi sinh và an toàn sản phẩm không theo kịp;  có khuynh hướng làm mất thăng bằng sinh thái. Tuy rằng bộ Thủy Sản   đã thiết lập 4 trung tâm  quan sát môi sinh và tiên đoán dịch bệnh tại 3 Trung tâm Khảo cứu Nuôi trồng Thủy Sản đất nước là I, II, III và ở những  Trung tâm Khảo cứu Cá Biển. Tính đến năm 2006,  đã đào tạo 2500 quản lý nuôi trồng thủy sản, nhà sản xuất  thuốc thú y và sửa chửa môi sinh và hơn 700 cán bộ  thú y thủy sản tại các tỉnh thị .
 Lúa gạo và cây trái , rau dưa miệt vườn Trà Vinh
Chuyễn đổi đất nông nghiệp phần lớn là đất trồng lúa gạo qua nuôi trồng thủy sản ở Trà Vinh chỉ là 7600 ha đến nay, tương đối ít hơn Bặc Liêu khoảng 14 000 ha và Bến Tre 17 200 ha (trong số này trên 10 000 ha là ruộng lúa ), không thấm thía gì đến chuyễn đổi 147 000 ha ruộng lúa qua nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau . Theo thống kê, từ năm 1999 đến năm 2005 ở toàn cỏi Việt Nam đã có 377 269 ha chuyễn đổi đất đai qua nuôi trồng thủy sản , gồm có 346 000 ha ruộng lúa đất xấu, 304 269 đất cát , 2236 ha đất phèn cỏ lác - năng , 2170 ha ruộng muối năng xuất kém và 24 862 đất vườn bỏ hoang . Tăng thêm lợi tức hay tạo thêm khoảng 2 triệu công ăn việc làm cho các tỉnh duyên hải .kể cả Trà Vinh, lợi nhuận cao hơn   trồng lúa lợi tức thường thấp kém.
Diện tích mùa lúa cấy hè thu- summer autum transplanted paddy crop  ở Trà Vinh năm 2008 là khoảng 90 000 ha, năng xuất 4.92 tấn/ha, có phần cao hơn những năm 1999 - 2002 khoảng 4.0- 4.2 tấn/ha . Nhưng vẫn còn chưa đạt tiềm năng trung bình 6-7 t /ha với các giống cao năng , siêu năng và cải thiện phương cách cấy sạ , phân bón , chống dịch bệnh, chăm sóc… cận đại, nước ta đã phổ biến .Diện tích lúa cấy thu đông - transplanted autumn winter crop khỏang 85 000 ha , năng xuất kém hơn lúa hè thu, thường dứới 4 t/ha .  Diện tích lúa đông xuân - winter paddy, rất ít chỉ khoảng 30 000 ha, vì lúa này trùng vói mùa khô nước biển tràn mạnh lên dòng thựợng nguồn châu thổ . Có thể cải thiển hơn nữa năng xuất các các giống lùa mùa Trà Vinh ( hè thu, thu đông ) bằng các giống cao năng khắng mặn nhiều hơn nữa . Nhất là các giống ngắn ngày hè thu ngắn ngày đã phổ biến như OM 2517 ( giống tuyễn chọn ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Củu Long Ô Môn ) , OM 2514, OM 4498, , OM 61-62, OM 6073 … Cấy hay » sạ gởi » ( sạ lúa mùa  tháng tư , trong ruộng lúa ngắn ngày ), tăng vụ, giúp lúa mùa dài ngay hơn tranh thủ đất đai , thời vụ, phân bón, chăm sóc , tưới nước… của lúa ngắn ngày ; sau khi thu hoạch lúa ngắn ngày nông dân mới tiến hành chăm sóc lúa mùa cho đến khi thu hoạch vào tháng 12. Tăng năng xuất cũng như tăng vụ nhờ các lúa cao năng, siêu năng ngắn ngày, chịu đựng mặn khá  gỉỏi ( cho Trà Vinh và chịu đựng phèn, khô hạn , ngập … ở những nơi khác )   có thể bảo đảm an ninh lương thực ( an ninh về lúa gạo ) , giải tỏa bức xúc  không giữ nổi đất chuyên lúa nước ở mức 3.1 triêu ha,  hầu có thể đạt sản lượng là 36 triệu tấn lúa năm 2010 và gần 40 triệu tấn năm 2020  dự liệu.
.   Đa diện trồng theo phưong cách tốt- sạch- good practices hơn cây trái , hoa màu, rau dưa tỉnh » Miệt Vườn «  này    
 Một điểm đáng lưu ý là sau thu hoạch lúa mùa cấy hay sạ gởi , từ tháng 12 âm lịch đến tháng tư lịch năm sau, cũng như nhiều tinh ĐBSCL ven biển Đông , biển Tây, khoảng 4 tháng, nông dân Trà Vinh chưa tìm ra mô hình cây trồng thích hợp tạo thêm thu nhập , tạo thêm công ăn việc làm. Nên nhắm vào cây hoa  màu luân canh đã có tiến bộ như bắp lai ( bắp lai MX10 , bắp ngắn ngày vàng lai mới như SSC 2009 , SSC 557 , SSC 586, SSC 131 , đậu nành,  mè trắng , mè đen,  các loại đậu ( đổ ) xứ nóng đậu xanh , đậu trắng , đậu đen, đậu rằn, đậu rồng, đậu váng , đậu ngự, bầu , bí , mướp , môn, khoai lang, khoai mỡ,  các loại rau cải có chất lượng và năng xuất cao :cải làn , cải bạch chỉ, cải làm dưa , hành lá , ngò, cần tàu , húng quế , xà lách … giống mới cải thiện :  như dưa leo CuC 23, 39 , 134 và 472, khổ qua ( mướp đắng ) Big14 , Big 49 , dưa hấu An Tiêm , dưa hấu hình thuẩn có độ ngọt cao,  dưa gang , dưa «  mơ lông «   mới của Nhật Fujiura hình tròn như trái bưởi vỏ ruột , mùi vị rất giống trái bầu nhưng ở ĐBSCL trái to gấp đôi dưa này trồng ở Nhật, ở Trung Quốc ,ớt chỉ thiên Tên Lửa  và tại sao không, các loại nấm ăn bản địa, tỉnh nhà ngoài nấm rơm, nấm bào ngư …. đã biết rỏ , cả loài hoa kiểng xứ nóng nữa ….  v.v… trên chân đất lúa này, lên liếp trên mương nhỏ đưa nước ngọt ra vào theo ngọn triều lớn , triều ròng.
Ngoài việc chấn chỉnh ngành vườn cây ăn trái «  xứ nóng,  «  Viện Cây Ăn Trái Miền Nam ở Long Định - Tiền Giang mấy năm gần đây đã có  khá nhiều tiến bộ đột khởi, Trà Vinh nên chú trọng thêm đến các loài cây trái có thị trường như các giống bơ - avocado loại thích hợp xứ nóng , các loại trái cây cọ - palms, bổ sung dừa nước - nipa palm ven bờ rừng sát, rừng ngập mặn ( sú, đước, vet… ) Amazonia - Nam Mỹ Châu, các loại hạnh đào xơ ri xứ nóng ( mận , xơ ri Gò Công …) , hồng xiêm , hồng nhung, sa pô chê xứ nóng như mamây, mít ngoài ăn múi còn khai thác hột làm hạch quả, nhãn Tiều kiểu Phúc Nhãn Đài Loan , hay cơm vàng bánh xe Bà Rịa , mảng cầu dai  giống mới Tây Ninh hay giống cũ Tân Thành -Gò Công , sầu riêng Mongthong, vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim, thanh long ruột đỏ , ruột trắng..., quít Tiều , quýt Lai Vưng, bưởi Năm Roi, có khi  ngay cả ca cao trên đất giồng thủy cấp sâu Trà Vinh như  ca cao dưới bóng dừa Bến Tre…  Xứng danh hơn nữa là một tỉnh « miệt vườn «  nhưng không đồng chua phèn , ngập mặn «  hương rừng U Minh - Cà Mâu , đất phèn mặn Gia Lai - Bạc Liêu; cha ông từ năm tỉnh Ngũ Quảng ( Quảng Bình , Quảng Trị, Quảng Đức - Thừa Thiên, Quảng Nam , Quảng Ngãi) vào ,  khổ công khai phá gần 250 năm qua. Diện tích cây ăn trái Trà Vinh đủ loại  ước lượng hiện nay khoảng 80 000 ha. .            
 
Ba dự án mở  rộng thêm hướng phát triễn Trà Vinh tương lai
 
Cảng Biển cửa Đinh An huyện Duyên Hải và  kênh Quan Chánh Bố huyện Trà Cú
  Thứ nhất là dự.án đào sâu, nới rộng 20 km kênh Quan Chánh Bó ở luồng Định An, quận Trà Cú. Hầu xây dựng một cảng biển - sea gate ở quận Duyên Hải cuối dòng Cửu Long giáp biển ( ? ),  chuyên dùng xuất khẩu gạo , có hệ thống kho chứa lúa, hệ thống xay xát mục đích giảm thiểu 25 % tổn thất sau thu hoạch , cầu cảng, đón được tàu 30 000 DWT , xuất được những lô hàng lớn nhất 25 000 tấn gạo,   gạo xuống tàu sẽ đồng mà như mẩu chào hàng với tốc độ xếp hàng cao nhất, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu , giảm giá thành vận tải biển , thỏa mãn nhu cầu giao hàng theo thời gian của khách hàng . Trong quá khứ, chúng ta chỉ có thể đưa tàu 5000 DWT vào cảng Cần Thơ qua của Định An. Hình như cửa Định An .luôn luôn « động «   ( theo kỷ sư Doãn Mạnh Dũng tháng 3/ 2009 )  nên đã xảy ra tàu mắc cạn và chìm ở cửa Định An và có lẽ nên đầu tư ở luồng Trần Đề, dọc bờ sông thuộc tỉnh Sóc Trăng  hay hơn ( ? ). Tuy nhiên nay chúng ta dã đóng được tàu xáng nạo vét, và công nghệ/thổi bùn nạo vét nâng cao đất thấp kiến thiết thị trấn và bờ đê cao chống triều cường hay dùng đất cát nạo vét trong xứ hay xuất khẩu lợi nhuận cao như bán cho Singapore mới đây ( khi Cam Bôt cấm xuất khẩu cát nạo vét sông ), xây cất cảng cuối luồng Đinh An cũng có cơ thích nghi ? Dù ở bờ sông tỉnh nào đi nữa, hai luồng sông  Hậu ( phân chia bằng Cù lao Dung ) , ĐBSC   đều cần một cảng, không những chuyên về xuất khẩu gạo mà còn phải là cảng xuất khẩu trái cây và thủy sản của cả hai miền Tiền Giang và Hậu giang , có khi cả những sản phẩm của vùng sông Cửu Long Cam Bốt nữa ? . Hiện nay ĐBSCL chuyễn vận 12 .5 triệu tấn hàng hóa , 70 % lên thành phô Sài Gòn. Nếu phát triễn tốt đẹp, chuyễn vận đường thủy sẽ lên đến 20 - 25 triệu tấn năm 2020. Vì vậy cân đấu thầu và thực hiện mau lẹ cảng biển huyện duyên hải Trà Vinh, như đã thiết kế có mức chyuên chở 20 - 21 triệu tấn hàng hóa / năm và 450000- 500 000 TEU / năm , vào năm 2020 .  Tái tạo vai trò giao dịch quốc tế cận đại của cảng Ốc Eo bị bồi lấp mấy ngàn năm nay, thời Phù Nam. Hay thực hiện ý đồ bất thành giao thông thủy vận  của Đồ Phổ Nghĩa - Dupuis,  từ các cửa biển Sông Cửu Long  tới tỉnh Vân Nam, thời Pháp mới tiếp xúc Việt Nam ( ? ) .
      Nâng cấp giao thông đường bộ và xây dựng khúc đoạn quốc lộ mới ven biển tỉnh nhà nối liền Móng Cái- Quảng Ninh với Hà Tiên
 Tỉnh lỵ Trà Vinh cách Vĩnh Long 66 km, Sài Gòn 205 Km, Bến Tre, Mỹ Tho 110 km. Ba quốc lộ số 53 , 54 và 60 nối các huyện lỵ Trà Vinh với các tỉnh lân cận. Hệ thống giao thông đường bộ đã cải tiến nhiều,  nhờ đã thực hiện xong cầu Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu và sắp tới là cầu Cần Thơ . Đáng tiếc cho Trà Vinh là quốc lộ 1 không qua Trà Vinh mà chỉ qua Mỹ Tho, Vĩnh Long , xuống Cần thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau . Mới đây Việt Nam muốn xây dựng một quốc lộ mới từ địa đầu Móng Cái đến Hà Tiên, nối liền 40 cảng biển  tân trang hay mới xây dựng bao quanh khu công nghệ hóa hay thị trấn hóa phần nào nhờ phát triễn du lich cận đại.  Đây là một hướng phát triễn tốt đẹp. Trà Vinh nên quy hoạch thiết kế ngay phần nằm trong tỉnh nhà đặc biệt khúc nối tỉnh lỵ Trà Vinh với  Vĩnh Cửu, Thạnh Phước, Long Phi, Duyên Hải , Đại An ; song song với xây dựng bải biển Ba Đông và Tân Cảng biển Đinh An ( ? ). Khúc đoạn Đất Mũi Cà Mâu nối Rạch Giá, Hà Tiên đã được tài trợ ngoại quốc, có lẽ cũng nên xúc tiến yêu cầu họ tài trợ thêm khúc đoạn Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh chăng ?
Điện hóa mạnh Trà Vinh để tăng đà công nghệ hóa , dịch vụ hóa tỉnh nhà
Điện, nước sạch,  ngoài giao thông thủy bộ  là khẩn thiết cho mọi công trình thị trấn hóa, công nghệ hóa, dịch vụ hóa, chuyễn dịch nông thôn quá đông đúc , hạ thấp tỉ lệ dân nông thôn xuống 40- 60 % ,   thay vì là 70-80 % hiện nay và tăng lợi tức mồi đầu người cũng như tổng lợi tức quốc gia .
 Trà Vinh là một tỉnh ít điện nhất của ĐBSCL. May thay chánh quyền đã chỉ thị  xúc tiến ngay dự án thiết lập nhà máy nhiệt điện ở huyện Duyên Hải, công xuất lên đến 4 400 MW , thực hiện ba giai đoạn 1, 2, 3 .
 Dịch vụ hóa tương đối dễ dàng nhất là khai thác du lịch , dựa vào những thắng cảnh thiên nhiên , lịch sử, nghệ thuật văn hóa địa phương . Ngoài bải biển Ba Đông,  cần tái lập như đã nói trên , đáng kể nhất là Ao Bà Om và chùa Ang.
Ao Bà Om còn gọi là Ao Vương năm ở làng Nguyệt Hoa , quận Châu Thành. Nước ao  trong vắt, phẳng lặng, không khí trong lành, mát mẽ. Diện tích Ao chừng 10 ha, dọc theo quốc lộ số 53 , cách tỉnh lỵ Trà Vinh 7km về phía Tây Nam.  Ao dài 500m và rộng 300m . Xung quanh ao là những «  giồng «  cát, trên đó có nhiều cổ thụ cây Sao - Hopea sp. và cây Dầu Dipterocarpus sp. , rễ mọc trồi lên khỏi mặt đất làm thành nhiều hình thù quái dị, vẽ đẹp độc đáo. Khí trời êm ả và trong thuần suốt năm. Buổi chiều, hàng đàn chim chóc đến đậu trên cây làm huyên náo không gian tỉnh mịch, nhưng kích thích niềm vui sống . Theo truyền thuyết thì Bà Om tộc dân Khmer đã tạo ra ao này , cốt tranh đua với đàn ông Khmer hầu giúp đàn bà Khmer có quyền tự lựa chọn chồng cho mình.  Du khách đến viếng thăm Ao  Bà Om còn đến thăm luôn cả chùa Ạng
 Chùa Ang cũng ở làng Nguyêt Hoa, quận Châu Thành cách tỉnh lỵ cũng 7km , xây cất trên 4 ha ở thôn Trà Cú . Bao quanh chùa Ang là những cây Sao,  cây Dầu cổ thụ của Ao Bà Om . Đây là một chùa có kiến trúc  Khmer xưa cổ,  được Bộ Văn Hóa Việt Nam liệt kê vào di tích lịch sử quốc gia, nói rỏ nhiều về văn hóa tộc dân Khmer ở Việt Nam. 
Thật ra Trà Vinh đếm được 140 chùa Khmer, 50 chùa Kinh ( Việt )  và 5 chùa Hoa.  Những chùa danh tiếng là Ang , Sam-rong- ek, Cò và Hang. Chùa Cò la nơi cư trú hàng ngàn chim cò , cồng cộc và bồ câu . Nghiên cứu kiến trúc, di tích tôn giáo, cách thờ phụng các chùa ba tộc dân này, cũng như những văn hóa nghệ thuật, lối sống đặc thù của họ, sẽ giúp chúng ta sẽ hiểu rỏ hơn những nét giao duyên, cùng chung sống, cùng tiến tới tương lai hài hòa hơn.  
 ( Irvine , Ca Li , ngày 6 tháng 9 năm 2009 )
   

Trở lại Trang Khoa Học
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 780461 visitors (2070132 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free