MỤC LỤC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Len mang ngay 20/11/2010
Lạm bàn về phát triễn tỉnh Cà Mâu, tỉnh cực Nam đất nước :
Cà Mâu có tiến mau hơn , hình thành một “ Hải Phòng “ Biển Đông - Biển Tây của Đồng Bằng Cửu Long Việt Nam ?
Giáo sư Tôn thất Trình
|
Đước tại Cà Mau |
Tới Cà Mau - Rạch Giá
Cất chòi , đốt lữa giữa rừng thiêng…
Muổi, vắt nhiều hơn cỏ,
Chướng khí mù như sương…
Phong sương mấy độ qua đường phố,
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê …
( Sơn Nam, tập truyện Hương Rừng Cà Mau , 1962 )
Vị trí
Cà Mau là tỉnh cực Nam nước nhà có chiều dài bờ biển 307 km . Ba mặt giáp Biển Đông . Đông giáp tỉnh Bạc Liêu. Tây giáp biển Tây. Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, Rạch Giá . Thị xã Cà Mau , theo đường bộ cách thị trấn Bạc Liêu 114 km, cách Rạch Giá 180 km , cách thành phố Cần Thơ 180 km và cách thành phố Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh 380 km . Diện tích rộng 5331.7 km2 ( 2058.3 dặm Anh vuông ) , thuộc đồng bằng sông Cửu Long ( Mê kông ), chiếm 15.3 % lảnh địa Việt Nam . Dân số năm 1995 là 1 041 800, tăng lên 1 139 300 năm 2000 , vào tháng tư năm 2009 là 1205 200 người. Tộc dân Kinh ( Việt ) đa số ; sau đó là các tộc dân Khmer , Hoa và Tày. Tỉnh nhà nay gồm một thị xã tỉnh lỵ do tỉnh quản trị, và 8 huyện là Cái Nước , Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiền , Phú Tân , Thới Bình, Trần văn Thời, U Minh .
Chút ít lịch sử:
Theo sử gia Phan Khoang ( Việt Sử : Xứ Đàng - Trong, Quyễn Hạ, 1967 ), từ khi Dương Ngạn Địch đến ở Mỹ Tho, Nguyễn hửu Kính lập phủ Gia Định( 1698 ) , hai tỉnh Gia Định và tỉnh Biên Hòa thời Cộng Hòa đã công nhiên thuộc vào bản đồ Nam Hà - xứ Đàng Trong. Uy lực của Chúa Nguyễn đã đến sông Tiền Giang , nhưng bên kia Tiền Giang vẫn là đất Chân Lạp . Mạc Cửu ( họ Mạc này không dính dáng gì đến nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê ở miền Bắc ) , quê phủ Lôi Châu , tỉnh Quảng Đông Trung Quốc , cộng tác mật thiết với họ Trịnh ở Đài Loan nhưng thấy nhà Minh không thể phục hưng được nữa , ông không chịu cạo tóc , gióc bím theo nhà Thanh, chạy sang cư ngụ ở đất Chân Lạp , làm quan với Chân Lạp. Chính cuộc Chân Lạp rối ren, ông bỏ sang Màng Khảm , thuộc tỉnh Peam của Chân Lạp ( người Tàu gọi là Phương Thành ) . Tương truyền đất Màng Khảm có tiên thường hiện trên sông nên đặt tên là Hà Tiên. Mạc Cửu xây ngôi thành trên bờ biển , mở phố xá , rồi chiêu tập lưu dân đến các nơi Phú Quốc , Cần Bột ( Kampot ) Rạch Giá, Luống Cày, Hương Úc ( tức là Vũng Thơm - Kongpong Som ) , Cà Mau ( từ tiếng Miên có nghĩa là Màu Đen, màu sắc than bùn chăng ? ), lập thành 7 xã thôn. Từ năm 1689 , sau khi lập phủ Gia Định, địa vị người Việt ở trên đất Thủy Chân Lạp đã vững chải, còn Chân Lạp thì nội loạn tiếp tục , Tiêm La ( Thái Lan bây giờ ) luôn luôn can thiệp , chờ cơ hội xâm lấn. Năm 1708 , theo lời khuyên của mưu sỉ họ Tô , Mạc Cửu cùng thuộc hạ là bọn Trương Cầu , Lý Xá đến Thuận Hóa xưng thần, xin cho làm Hà Tiên Trưởng. Chúa Hiển Tông Nguyễn Phước Chu bằng lòng cho làm thuộc quốc, trao cho chức Tổng Binh và ấn thụ để giữ trấn Hà Tiên . Năm 1757 ( ? ) . thống xuất Trương Phước Du, tham mưu Nguyễn Cư Trinh dời dinh Long Hồ đến xứ Tầm Bao ( tỉnh lỵ Vĩnh Long ngày nay ) , đặt thêm đạo Đông Khẩu ở Sa Đéc, đạo Tân Châu ở Tiền Giang, đạo Châu Đốc ở Hậu Giang . Vua Miên là Nặc Tôn cắt thêm 5 phủ là Cần Bột, Vũng Thơm, Chân - Rùm ( nam bộ tỉnh Treang ) , Sài Mạt ( Bentey Méas ), Linh Quỳnh , tạ ơn Mạc Thiên Tứ , kế vị cha là Mạc Cửu. Mạc Thiên Tứ đem dâng chúa Nguyễn, chúa cho 5 phủ ấy thuộc trấn Hà Tiên quản trị . Thiên Tứ lại xin thiết lập 2 đạo ( đạo là khu vực hành chánh và quân sự , có đồn binh, lỵ sở hành chánh đóng ở đó ) là đạo Kiên Giang ở Rạch Giá và đạo Long Xuyên ( không phải là Long Xuyên, thủ phủ tỉnh An Giang ngày nay và thuộc đạo Châu Đốc thời đó) ở Cà Mau ngày nay . Đặt quan lại , chiêu tập dân đến ở, lập thôn ấp. Từ đó, địa vực từ Hậu Giang sông Cửu Long ra đến Biển Đông và biển Tây đều thuộc Chúa Nguyễn . Thực tế, theo Lê Tùng Minh ( tạp chí Đi Tới, số tháng 5 và 6 / 2003 ) thi tiến trình định cư và khai khẩn vùng đất thuộc Hà Tiên , Rạch Giá và Cà Mau thuộc đợt thứ hai sau khi ở các khu vực Trà Vinh , Sóc Trăng , Ba Thắc ( Bassac ).. đã được lưu dân khai phá. Đặc biệt có hai toán lưu dân người Hoa ( nguyên là nghĩa quân « Phản Thanh Phục Minh » được triều đình nhà Nguyễn Phước cho phép và đó chính là toán quân của Mạc Cửu đến Hà Tiên vào năm 1680. Trong nữa thế kỷ thứ 18, ngay cả vùng đất Mủi - Ca Mâu là vùng đất thấp và đang trong quá trình bồi tụ ở các giồng nằm theo ven bờ các con sông Cái Lớn, Cái Bé, Trèm Trẹm, Ông Đốc , Gành Hào … vẫn có lưu dân người Việt tìm đến định cư và khai phá. Việc định cư và khai phá của cùng đất Nam Bộ nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng , cũng theo sử gia Lê Tùng Minh, họ không phải là những kẻ đi chiếm đất, theo nghĩa xâm lược, mà là những người đi phá đất hoang, mà chủ nhân gốc là cư dân Phù Nam đã bị tiêu diệt từ thế kỷ thứ 7, rồi người Chân Lạp đến chiếm… và bỏ hoang từ thế kỷ thứ 13 … Đến khi lưu dân người Việt đến vào thế kỷ thứ 17 thì những người Khơ Me ( Khmer ) ( Chân Lạp xưa ) còn sinh sống trên vùng đất này , còn quá ít ( đến năm 2006 , tộc dân Kinh chiếm trên 90% tổng dân số tỉnh Bạc Liêu là 820 000 người, tộc dân Khơ Me chiếm 4,7 % , tộc dân Hoa 3.3 % ) và dân Khơ Me cũng là kẻ lưu vong trên vùng « đất vô chính phủ » ở phần cuối phương Nam này. Do đó, sự hợp chủng giữa các tộc dân Kinh ( Việt ) Khơ Me , Hoa … ở đồng bằng sông Cửu Long trong các thế kỷ thứ 17, thứ 18, và 19 là sự tự nguyện cùng tạo dựng một quê hương mới giàu đẹp , cùng chung hưởng ấm no và hạnh phúc. Quốc hội Pháp đã hợp lý, hợp tình vào nữa đêm ngày 21 tháng 5 năm 1949, trước sự hiện diện của phái đoàn Cam Bốt, bỏ phiếu giao trả Nam Kỳ - French Cochinchina ( Cam Bốt gọi là Kampuchea Krom ) cho Việt Nam. Thời Pháp thuộc, ngày 20 tháng 12 năm1898 , lấy một phần đất của 2 tiểu khu Sóc Trăng và Rạch Giá lập ra tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau thuộc tỉnh này .Thời Cộng Hòa , Cà Mau là tỉnh An Xuyên , gồm luôn cả tỉnh Bạc Liệu. Sau 1975, cũng nhập Bạc Liêu - Cà Mau thành tỉnh Minh Hải. Sau năm 1999, Minh Hải lại tách ra làm hai : tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.
Địa hình
Quá trình trầm tích trong các môi trường khác nhau như nước mặn , nước lợ và nước ngọt , theo Thái Công Tụng ( Việt Nam : môi trường và con người, Vietnamologica số 6 , 2005 ) tạo nên 3 cấu trúc hình thể là vùng duyên hải, vùng trũng phèn chua và vùng đồng lụt phù sa, chi tiết hóa thêm thành 5 vùng sinh hệ. : vùng đất phù sa nước ngọt 1200 000 ha, chiếm gần 30 % diện tích đồng bằng Cửu Long ; vùng thềm phù sa cỗ dọc biên giới Việt - Cam Bốt chiếm 3 % ; vùng đồng bằng ven biển, chia ra làmvùng ven biển cao 700 000ha chiếm 18% diện tích , vùng ven biển thấp còn gọi là vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau, 648 000 ha ,chiếm 17% , vùng trũng biển tức là vùng rừng U Minh có gần 200 000 ha chiếm 5 % , vùng ven biển ngập triều có 216 000 ha chiếm 5.4 % ; vùng trũng cỏ chia ra hai là vùng trũng Đồng Tháp Mười 414 000 ha chiếm 10.4 % diện tích và vùng trũng Hà Tiên 217 500 ha chiếm 3.5 % diện tích ; vùng núi và đồi thấp Thất Sơn 417 000 ha . Như vậy địa hình tỉnh Cà Mau là vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau, một phần vùng trũng biển rừng U Minh và một phần vùng ven biển ngập triều của địa thế châu thổ Sông Cửu Long . Nhắc lại là vào kỷ Đệ Tứ, hiện tượng biển tiến - biển lùi đã xảy ra nhiều lần với nhiều thời kỳ băng hà xen kẻ với các thời kỳ tan băng, làm mực nước biển có thời kỳ bao trùm lên nhiều phần đại lục ( biển tiến ), có lúc lại rút xuống sâu ( biển lùi ).Vào thời kỳ băng hà lần cuối xảy ra chỉ cách nay 20 000 năm, Việt Nam, Inđônêxia, và vài hòn đảo phía Nam Phi Luật Tân còn dính chùm với nhau ; thể tích nước co rút lại, nên nước biển hạ thấp đến 130 m so với mực nước biển ngày nay. Bờ biển lúc đó chạy dài từ đảo Hải Nam đến gần Sumatra và cả hai châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông đều ra đến tận bờ biển này . Xã Đất Mũi ngày nay ở quận Ngọc Hiền, cách tỉnh lỵ Cà Mau 100 km về phía Nam, vì ở hai hệ thống thủy triều : nhật triều không đều của Biển Tây và bán nhật triều không đều của Biển Đông , làm ra hai dòng hải lưu Bắc Nam và Tây Nam, tạo thành một vùng rộng đến 10 000 ha và mỗi năm tiến ra biển chừng 80 - 100m . Biển Lùi còn để sót lại các đảo Hòn Khoai, diện tích 5 km2 cao hơn mực nước lúc cao nhất 318m , cách bờ biển 14 km, thật sự gồm 5 đảo là Hòn Khoai đảo lớn nhất, Hòn Đồi Mồi, Hòn Sao, Hòn Đá Lẽ và Hòn Tượng ; các đảo Hòn Đá Bạc thuộc xã Khánh Bình Tây , huyện Trần văn Thời, cách thị xã Cà Mau 50km, gồm 3 hòn đảo , hòn đảo cao nhất trên mực nước biển 50m và tuổi thọ có lẽ đã 180 triệu năm rồi ( thời kỳ Jurassic giữa Đại Trung Sinh - Mesozoic ) ; Hòn Chuối, Hòn Buông .
Tưởng cũng không nên quên lảnh hải và vùng biển đặc quyền kinh tế Cà Mau. Lảnh hải Việt Nam, theo công ước quốc tế 1982, là vùng biển sát bờ lảnh thổ thuộc chủ quyền kiểm soát quốc gia và chiều rộng lảnh hải là khoảng cách trong phạm vi 12 hải lý ( 1.852 km ) , kể từ đường cơ sở - baseline. Việt Nam đã lựa chọn ,trong hai cách quốc tế xác định đường cơ sở là đường nối các điểm cơ sở là những đảo nhỏ nằm ven bờ biển một cách liên tục và có hệ thống. Các đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển Trung bộ và Nam bộ dùng định đường cơ sở Việt Nam từ năm 2000, đã được đánh số từ A1 đến là Hòn Nhạn ở Biển Tây đến A11 là đảo Cồn Cỏ - Quảng Trị ở Biển Đông . Đường cơ sở thuộc tỉnh Cà Mau được qui định nối liền A1 đến A2 là hòn Đá Lẽ , A3 hòn Tài Lớn , A4 hòn Bông Lang, A5 hòn Bảy Cạnh. Tài Lớn, Bông Lang, Bảy Cạnh là các hòn đảo nhỏ quần đảo Côn Sơn huyện Côn Đảo , thuộc tỉnh Vũng Tàu - Bà Rịa về phần lịch sử , nhưng về địa lý lại thuộc vĩ tuyến Cà Mau hơn . Vùng đặc quyền kinh tế là vùng nằm ở phía ngoài lảnh hải , không mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở . Diện tích lảnh hải và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam là 772 358 km2 so với diện tích đất lục địa chỉ là 331 041 km2 . Thềm lục địa bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, ngập nước không quá 200m ( ? ), bên ngoài lảnh hải của quốc gia , trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lảnh thổ đất liền của quốc gia đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở 200 hải lý, nếu bờ ngoài của rìa lục địa có khoảng cách gần hơn .
Khí hậu
Khí hậu Cà Mau thuộc hệ thống gió mùa nhiệt đới, ổn định và chia ra hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và nùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm tới. Nhiệt độ trung bình là 26.50 C . Tháng giêng là tháng lạnh nhất , nhiệt độ trung bình là 25 0 C . Nhật chiếu trung bình hàng năm là 2500 giờ . Lượng mưa hàng năm cao : trung bình 2400mm , 90 % lượng này phân phối 6 tháng mùa mưa . Ẩm độ khoảng 80% mùa khô và 85% mùa mưa. Cà Mau rất ít khi bị bảo lụt .Thay đổi khí hậu ( toàn cầu ) có thể rất quan trọng đối với tỉnh Cà Mau. Tháng chín năm 2009 , một nghiên cứu sơ khởi ở hai phía Đông và Tây tỉnh nhà , cho thấy là đất Cà Mau bị xói mòn ở cả hai vùng, theo tốc độ 20 - 40 m mỗi năm. Nông dân nuôi tôm ở huyện Ngọc Hiền than phiền là mỗi năm đều thấy mức nước biển dâng cao thêm , làm giảm năng xuất « ruộng nuôi tôm » , nhất là từ 3 năm nay. Theo Lê Xuân Thuyên ( Khoa học Thiên Nhiên , viện đại học TP HCM) tính theo thống kê từ năm 1998 đến năm 2008 , trung bình mức nước biển ở huyện Năm Căn dâng lên cao thêm gần 10 cm cho trên 21 năm, trung bình 16.8 mm mỗi năm .Nếu mức nước biển cao thêm 0.7 m ( 70cm ), thì 28% đất lục địa hiện nay của tỉnh sẽ chìm trong nước biển . Nếu mức nước biển tăng 1m ( 100cm ), 52 % đất đai tỉnh Cà Mau ,gồm các huyện Trần Văn Thời , Cái Nước , U Minh và thị xã tỉnh lỵ , cũng sẽ ngập nước biển.
Thủy Văn
Đâu xa bằng xứ Cạnh Đền (*)
Muỗi kêu như sáo thổi , đĩa lền như bánh canh.
(Ca dao)
Sông , rạch ( sông nhỏ miền Nam ) kinh ( đường nước nhân tạo nối liền sông rạch ) chằng chịt hệ thống thủy vận Cà Mâu. 7 sông lớn nhất là Ông Đốc , Bảy Hạp , Cái Lớn , Gành Hào, Đầm Dơi, Trèm Trẹm và Bạch Ngưu. Không thuộc hệ thống Sông Cửu Long , chảy ra biển Đông là các sông Gành Hào, Đầm Dơi , Bồ Đề ; chảy ra Biển Tây ( Vịnh Thái Lan ) là các sông Bảy Hạp , Cái Lớn, Trèm Trẹm , Ông Đốc. Ở địa phận Cà Mau, Bạc Liêu theo Huỳnh Minh ( Bạc Liêu xưa và nay , năm 1998 ? ) có những con kinh sau đây: kinh Bạc Liêu - Cà Mau đào năm 1915, dài 66 km ; kinh quan lộ Phụng Hiệp nối liền An Xuyên, Ba Xuyên và Cần Thơ cũng đào năm 1915, dài 140 km; kinh quan lộ Giá Rai nối liền Giá Rai, Chương Thiện, đào năm 1920 dài 17km ; kinh Hộ Phòng đào năm 1931, dài 14km , kinh Bạc Liêu - Ngăn Dừa đào năm 1925, dài 28km ; kinh Lộ Bẽ - Gành Hào, đào năm 1925 , dài 18km và một số kinh nhỏ hơn như kinh Giồng Me , kinh Bạc Liêu - Bải Xàu, kinh Trà Nho , kinh Vĩnh Châu, kinh Vàm Sắt , kinh Thị Ngạm . Vùng U Minh có hai con kinh Chắc Băng và Cạnh Đền . Tính đến 1933 toàn cõi Nam Kỳ - Lục Tỉnh đào được 180 triệu thước khối, lớn hơn số đất đào kinh Suez , mở 650 km kinh xáng, loại kinh lớn đào bằng tàu máy xáng , ( rộng hơn 40m , sâu 2,5 m ) và 2500 kinh phụ , nối liền các kinh lớn hoặc nối liền sông rạch ở địa phương. Con số chiều dài kinh đào thêm ngày nay khó mà kiểm kê cho đích xác, sau các thập niên 1960 ( lúa Thần Nông đầu tiên trồng đại trà, phát động năm 1967 ), 1970, 1980 , 1990 phát triễn các giống lúa Thần Nông ngắn ngày hơn thời chúa Nguyễn hay thời Pháp thuộc, cần nhiều con kinh dẫn nước hay tháo phèn và đặc biệt các tỉnh Vùng ven biển Đông xẽ kinh « dẫn mặn » nuôi tôm, nuôi cá, sau năm 1983 đến nay .
Vì là tỉnh ven hai biển Đông và Tây, bờ biển Cà Mau chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều chi phối bởi địa hình bờ biển và đáy biển gần bờ, dạng bờ biển , chiều sâu đại dương. Có hai chế độ thủy triều ở tỉnh nhà. Nhật triều, một ngày chỉ có một lần thủy triều lên , một lần thủy triều xuống và bán nhật triều, một ngày có hai lần thủy triều lên xuống. Biển Tây có chế độ nhật triều . Biển Đông châu thổ sông Cửu Long có chế độ bán nhật triều . Ở tỉnh Cà Mau cả hai chế độ thủy triều đều không đều. Biên độ chế độ bán thủy triều ở Cà Mau của hai lần không đều nhau: trong một ngày có 2 thủy triều lên , và 2 thủy triều xuống : như vậy có nước lớn cao , nước lớn thấp, nước ròng cao , nước ròng thấp. Vì hệ thống sông , rạch kinh đào ngổn ngang chằng chịt , nước thủy triều hình thành những dòng chảy phức tạp trên 92 % diện tích thiên nhiên tỉnh Cà Mau, liên hệ nhiều đến phát triễn nông nghiệp . Đáng lưu tâm là là khi triều cường quá cao và gió thổi mạnh như vào tháng 8 năm nay , có thể làm vỡ đê điều chống gió to, sóng lớn , triều cao . Tuy năm nay, mùa sóng lớn chỉ mới bắt đầu, đê Biển Tây bảo vệ Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh đã bị thiệt hại nhiều nơi vì sóng to và nước lớn. 1500m đê Biển Tây ỏ xã Khánh Tiên bị xói mòn mạnh và hơn 10 nơi bị đe dọa vỡ đê. Nhưng sóng lớn và mưa kéo dài đã phá vỡ 500m rừng bảo vệ làm độn giữa đê Biển Tây và biển ở Rạch Dinh xã Khánh Tiên. Sau khi phá vỡ vùng rừng làm độn, sóng lớn gần như làm vỡ đê dày 6m làm bằng đất bùn đóng cọc gỗ . Đê dọc theo biển Tây ở Cà Mau dài 93 km, khởi công năm 1997 và hoàn thành năm 2000 từ huyện Phú Tân- Cà Mau đến huyện An Minh - Kiên Giang có một rừng làm độn. Tuy nhiên nhiều khúc đoạn rừng đã bị sóng lớn phá tan.
Đất đai
Nhóm đất quan trọng ở Cà Mau là đất mặn có phù sa bồi đắp , nhưng tiếp giáp với nước mặn qua biển và qua sông , rạch , kinh nên nước biển có khả năng xâm nhập rất sâu vào đất liền. Đất mặn được rừng nhập mặn bao phủ , bị nhập nước triều quanh . Rừng ngập mặn vừa chắn sóng , vừa làm tường ngăn giữ nguồn phù sa bồi đắp hàng năm. Cũng có một ít đất phèn tiềm tàng bị nhiễm mặn, thường cao độ 0.5- 0.8 m , không bị ngập triều mà chỉ bị mặn trong mùa khô . Đất than bùn hình thành trên trầm tích đầm nội địa hoặc các lòng sông cỗ, do quá trình tích lũy chất liệu hửu cơ từ lâu , gặp ở U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau và U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Vì nằm ở các địa hình thấp trũng, nên phần lớn là đất than bùn có phèn tiềm tàng . Hạn chế là lớp hửu cơ đất than bùn có khả năng sụp lún. Đa số nằm lộ thiên nên dễ cháy vào mùa khô . Hiện nay nhiều rừng tràm trên đất than bùn bị đốt cháy nên lớp hửu cơ cũng bị mất đi và diện tích đất hửu cơ càng hẹp dần. Đất phù sa địa hình thấp xa sông Hậu , phát triễn trên trầm tích phù sa sông biển hổn hợp , trong đó phù sa chiếm ưu thế. Các đất này cao độ từ 0.5m đến 1,2 m nên thủy cấp cũng khá dao động. Vùng đất này còn chịu ảnh hửởng thủy triều và lũ nên nhiều nơi nước tự chảy vào ruộng hầu như quanh năm, do đó có giá trị lớn về mặt nông nghiệp trồng cây ăn trái , rau đậu , hoa màu, lúa .
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên Cà Mau đáng kể nhất là rừng ngập mặn - mangroves thường gọi tên là rừng sác hay rừng đước và rừng tràm - cajeput rear- arrière mangroves. Hiện nay rừng Cà Mau chỉ còn chiếm 122 200 ha, 23.5 % tổng diện tích toàn tỉnh, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp là 336 300 ha gồm luôn cả 190 000 ha nuôi tôm quảng canh, năng xuất thấp kém.
Đáng kể ra trước tiên rừng U Minh, diện tích trên 200 000 ha , trải dài từ sông Ông Đốc đến Rạch Giá , tựa lưng vào miền Tây Nam Bộ, mặt hướng ra Biển Tây ( Vịnh Thái Lan ). Sông Trèm Trẹm và sông Cái Tàu chia U Minh ra thành hai phần : U Minh Thượng phía Bắc và U Minh Hạ phía Nam. U Minh là xứ sở của rừng tràm , tuy cũng có một số rừng ngập mặn - rừng sác - rừng đước . Rừng sác thật ra được bao phủ bằng nhiều loài thực vật khác nhau : như Đước tông Rhizophora hiện diện ở Việt Nam là 6 loài mà loài gặp khắp nơi là loài đước đôi Rhizophora apiculata Bl. , rễ chân nôm, đại mộc cao đến 30m , trái có trục hạ diệp thòng dài 20-38cm ; Vẹt thuộc hai tông Brugueria và Kandelia, Việt Nam định danh 5 loài , ở Cà Mau thường gặp là loài Vẹt tách Bruguiera parviflora W&Arn., một đại mộc cao 20m, gỗ làm than tốt ; đôi khi có thể gặp loài Vẹt đen ở những nơi nước gần như ngọt tên khoa học là Bruguiera sexangula Poi. , một đại mộc cao đến 33 m , củi tốt gốc già chụm thơm như trầm ; các loài Mấm họ Verbenaceae như đại mộc Avicennia officinalis L . ở rừng sác cữa sông ; Chà là biển sau rừng sác Phoenix paludosa Roxb. họ Arecaceae …Nhưng đước là cây thân thiết với dân Cà Mau , vì gổ đước làm nhà , dựng cột , bắc cầu qua kinh, rạch, sàn nhà lát bằng thân đước, đường đi lát bằng gỗ đước chằng chịt, than đước là một loại nhiên liệu tốt , nhiệt lượng cao, vỏ được giàu chất chát có thể dùng thuộc da, đước còn là một nguồn dược liệu chế thuốc chửa bệnh thiếu máu … Rừng đước vui nhộn nhất là những ngày đi bắt ba khía , một loại cua bé thân tím xám, mu có ba vạch. Rừng tràm khác rừng đước về mặt cấu tạo . Dưới nền đước thường là một bải sình lầy trống trải , không có cỏ cây nào chen vào được . Trái lại rừng tràm mọc um tùm chằng chịt cây mốp , dây choại, một loại dây leo ngâm nước có độ bền và dẻo chẳng kém song mây. Thân tràm to tới 30 cm , vươn cao đến 20m .Gỗ tràm mịn , dẻo và bền . Vỏ tràm xốp là nguồn nguyên liệu sản xuất giấy rất tốt . Lá tràm thơm , chứa hơn 2 % tinh dầu , chưng cất thành tinh dầu tràm . Lá cây tràm màu xanh đậm . Vào mùa hạ tràm nở hoa trắng xóa . Hương tràm quyến rũ ong các nơi về hút mật hoa . Như vậy rừng tràm có thể khai thác cả ba tầng,trên, giữa và dưới. U Minh còn là một « biển cá » và một « vườn chim » lớn vùng đất tận cùng nước nhà. Chim U Minh bay lượn hót ca suốt ngày làm náo động rừng tràm. Mùa đông chim chóc từ phương xa đến , đổ la liệt trên các gò đất và bải lầy, quang cảnh cũng hết sức náo nhiệt. U Minh còn có vô số các loài rắn độc cho nọc quí hơn vàng, có trăn mắt vỏng , kỳ đà, rùa , ba ba, lợn rừng, khỉ, chồn … Than bùn U Minh có nhiệt luợng khá cao chừng 5000 calori /kg . Tuy nhiên vì phát triễn nuôi tôm , thuốc khai quang , mở mang ruộng lúa v.v… , từ năm 1983 đến năm 1992 , Cà Mau đã mất đi hơn 60 000 ha rừng ngập mặn và rừng tràm. Ngày 31 tháng 5 năm 2007 , chánh phủ đã chấp thuận Dự Án Hành Động Quốc gia cho Đa Dạng Sinh học - Biodiversity đến năm 2010 và thực thi Công Ước Đa Dạng Sinh học đến năm 2020 . Riêng tỉnh Cà Mau là đề nghị lập khu Bảo tồn Sinh Cầu Đất Mũi - Cà Mau Biosphere Reserve , diện tích là 369 675 ha , có 170 321 cư dân, gồm ba vùng lõi phải được bảo vệ triệt để : Công viên Quốc Gia Đất Mũi - Cape Cà Mau National Park , Công viên quốc gia U Minh Hạ và rừng bảo vệ Bờ biển Tây Cà Mau - coastal protected forests in Cà Mau Western . Đó là ba vùng điển hình thõa mãn tiêu chuẩn UNESCO về sinh hệ rừng sác , sinh hệ đất ẩm thấp than bùn, sinh hệ biển …
Phần II : Lạm bàn về phát triễn du lịch, nuôi tôm, cá biển, phát triễn Vùng trọng điểm kinh tế công nghệ , xây cất cực Nam và hành lang kinh tế Biển Tây v.v…
Trung bình GDP mỗi đầu người tỉnh Cà Mau năm 2009 đã là 1030 đô la Mỹ , là mức trung bình toàn quốc , tăng nhiều so với năm 2006 ( 675 đô la , năm 2007 ( 786 ) và 2009 ( 820 ) , và cuối năm 2010 hy vọng đạt 1100 vì tỉ lệ tăng trưởng GDP vẫn duy trì ở mức cao là 11, 52 % năm 2009 và là 13 % năm 2008, dù có khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy có phần thấp hơn năm 2006, tỉ lệ là 19.8 %. Công nghệ và xây cất năm 2006 còn thua xa nông nghiệp ( 28.97% so với 48.28 % GDP) năm 2009 đã tiến triễn đến gần hơn ( 34,37% so với 41.5 % , năm 2010 ước lượng sẽ là 35.54% so với 49.25 % ). Nhưng ngành dịch vụ Cà mau thì không tiến nhiều từ 22.75 % năm 2006 đến 24.13% năm 2009 ( ước lượng cho năm 2010 là 25.21 % ). Trong số 3 dịch vụ chủ yếu là vận tải , bưu chính viễn thông ; thương mãi ( nội, ngọai thương… ) đầu tư và du lịch, thì du lịch Cà Mau có nhiều ưu thế chưa khai thác đủ như du lịch sinh hệ đặc thù, đa dạng và du lịch bờ biển - hải đảo …
A- Danh lam thắng cảnh Cà Mau, căn bản phát triễn mạnh du lịch
* Đã kể trên là rừng U Minh, được xem là một trong những rừng có sinh khối cao nhất trong các loại rừng , chứa 250 loài cây cỏ thực vật, lẽ dĩ nhiên là đước ,vẹt , sú . mấm … và tràm ; hơn 180 loài chim ; hơn 20 loài rắn -bò sát… , ngoài ra là vị trí thành quả của cuộc biển dâu - biến đổi hoạt động địa chất học và kiến tạo học- tectonics .
* Công viên Quốc Gia Đất Mũi Cà Mau - National Park in Cà Mau Cape . Đây là hệ sinh rừng sác , nhiều giá trị đa dạng sinh học , môi trường, cảnh quan thiên nhiên , văn hóa , lịch sử, một thành phần của Vùng Bảo tồn Sinh cầu Đa Dạng Đất Mũi đã được UNESCO - Cơ Quan Văn Hóa Giáo Dục Quốc Tế công nhận năm 2009 . Đất Mũi Cà Mau thuộc Xóm Mũi, Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiền, cách thị xã Cà Mau chừng 100 km .
* Thị xã Cà Mau có « hai « vườn chim - bird garden» nổi tiếng. Vườn Chim Công viên Rừng 19/5 -forest park 19/5 nằm trong Công Viên Văn Hóa, còn có tên là Công Viên Rừng 19/5 hay Lâm Viên 19/5, thuộc thị xã Cà Mau, cách trung tâm thị xã 2km về phía tây. Đây là một nơi nhiều loài chim tụ họp. Công viên Văn Hóa rộng 12.8 ha, ngoài các trò chơi tiêu khiển còn trang trí nhiều tượng, hoa cảnh, cúc gai, nhiều nhóm nhà sàn trên cột , ao hồ cá và Lâm Viên 19/5 chứa nhiều động vật đặc thù của rừng sác địa phương hay nơi khác, tỉ như cá sấu , khỉ , kỳ đà- varan , trăn , rắn , rùa … nuôi ở đây . vì la đặc biệt hơn cả nên vườn chim được du khách thăm viếng đông nhất. Lúc hoàng hôn, hàng ngàn chim và cò - stork lại bay về đậu ở khu rừng 2 ha của công viên , từ nhiều năm nay. Vài loài chim khác như le le, mòng két- teal, vịt trời- mallard cũng lựa rừng này làm nơi trú ngụ, từ nhiều thế hệ qua. Vườn đã được nới rộng tới 6 ha và có hàng rào ngăn cách thành một vùng sinh thái riêng biệt cho chim, gồm một ao nước, một rừng nhiều tầng- tàn lá, cây mọc um tùm quanh ao nơi chim tìm đến đậu, mỗi ngày một nhiều thêm.
* Vườn Chim Cà Mau điển hình Đầm Dơi ở huyện Đầm Dơi, cách thị xã Cà Mau 45 km về phía Đông Nam. Đây là nơi cư ngụ của nhiều loài chim , đặc biệt là cò - storks . Chim thường làm tổ trên cây cao và suốt buổi sớm mai lo lục tìm thực phẩm , cho nên du khách có thể chụp hình, làm phim chim bay lượn .
* Vườn Chim Cà Mau điển hình Ngọc Hiền là ở huyện Ngọc Hiền. Đây là nơi các nhà khoa học sinh thái đến khảo cứu các loài chim sở tại ở những hệ sinh thiên nhiên và được bảo vệ tốt đẹp tỉnh nhà. Vùng thiên nhiên này rộng đến 130 ha là một trong những vườn chim lớn nhất nước nhà. Sông Bảy Hợp có dòng nước chảy suốt năm, chằng chịt cùng một hệ thống sông kinh, rạch và cây cỏ luôn luôn phủ xanh um tùm tạo thành một môi trường sạch và thiên nhiên cho hàng loạt loài chim đến cư ngụ , tụ họp mỗi năm mà chưa bị con người tàn phá.
* Bờ Biển Khải Long là vùng biển phía Đông Nam Đất Mũi Cà Mau. Du khách bị vẽ đẹp hoang dã và lạ lùng của bờ biển thuần khiết và xanh lơ ,
bốn bề rừng sác bao quanh, hút dẫn. Khải Long là vị trí thiên phú đặc thù, rộng 150 ha. Du khách đứng trên bờ biển, có thể thấy mặt trời mọc tròn hoay như vòng giỏ to lớn màu đỏ sáng rực hiện lên phía Đông và mặt trời màu vàng sáng lạn, lặn chầm chậm trên Biển Tây về phía Tây. Khải Long còn có một bải biển cát dài 3km , mỗi năm cát lấn dần ra biển như muốn nối liền Khải Long với đảo Hòn Khoai. Nay chỉ cần một giờ đồng hồ tàu có động cơ là có thể đến Khải Long từ thị xã Cà Mau. Chợ trên sông là nơi đón mời du khách trước tiên, để mua mọi thứ cần thiết cho cuộc thăm viếng: các chai nước suối , nước ngọt …, thực phẩm khô hay tươi. Chợ sông này bán đầy đủ đồ dùng như mọi siêu thị lớn khác. Thêm vào đó du khách còn có thể mua đủ loại trái cây nhiệt đới. Trên đường tàu chạy dọc theo sông, du khách đã thấy các bờ rừng sác như muốn đón mời đến thắng cảnh. Xa xa, khi ẩn khi hiện, là những ao ruộng nuôi tôm, những mái nhà dẹp gỗ đước lợp bằng phẳng, dấu hiệu một vùng phì nhiêu đất nước cực Nam. Từ rừng sác kế cận, bạn sẽ nhận diện những xuồng chèo « ba lá » xinh xinh, đánh cá bắt tôm gần các cống - bửng trên sông. Du khách còn có thể dừng tàu mua những món ăn đặc biệt như : cua hấp, một tô xúp canh chua, nhiều xâu đủ kiểu tôm nướng hay những chén rượu đế sủi bọt trong trắng, cùng những tiếng vọng gió thổi lao xao dưới các tàn lá rừng nguyên thủy Cà Mau. Du khách vẫn chưa hết nồng cay men rượu đế, còn có thêm cảm giác khoan khoái lê chân trên cát mềm mại, xa thẳm . Sóng vỗ bờ sông như những giải lụa cát ẩp ủ du khách. Viếng thăm hấp dẫn hơn nữa nếu chuyến đi vào đêm sáng trăng , lúc con nước triều thấp giúp cho bờ biển dài ra. Những đám mây ngang lưng trời dưới ánh trăng, tăng thêm cho du khách cảm giác nhìn thấy con rồng truyền thuyết mới sinh. Nếu cắm lữa trại nhìn ra biển, du khách sẽ nhận được đèn hải đăng Hòn Khoai, lập lòe ánh sáng đều đặn như muốn mời khách dừng bước và hưởng thú đạp trên bải sạn thi vị của hòn đảo kỳ lạ này, nơi du khách có cơ hội leo núi, băng rừng nguyên thủy, ngắm nghía trực tiếp sàn rừng giá trị cao và hiếm hoi nước nhà, chứa hơn 1000 loài cây cỏ và hàng trăm chim chóc động vật nguyên thủy đã được liệt kê. Trung tâm du lịch Lý Thành Long đã xây cất xong có khu tiêu khiển và nhiều dịch vụ đa dạng .
· Hòn Khoai.
Như đã kể Hòn Khoai thật sự gồm 5 hòn đảo là Khoai, Đồi Mồi, Sao, Đá Lẽ và Tượng, thuộc huyện Ngọc Hiền cách bờ biển đất liền 14 km. Và như vừa kể ở Hòn Khoai , bạn có thể lê bước trên sạn đẹp, leo núi đi bộ băng qua rừng, tham quan các rừng nguyên thủy chứa hàng ngàn loài thực vật và hàng trăm loài thú rừng, động vật. Trên đỉnh cao nhất cao 318 m là hải đăng- light house , Pháp thiết lập từ cuối thế kỷ thứ 19. Gần hải đăng là nhà tù Pháp bắt giam những người chống đối chánh sách thuộc địa.Từ hải đăng, khách có thể quan sát hòn Đồi Mồi xanh um . Trước đây Hòn Khoai có tên là Giáng Hương , hay Độc Lập , rồi tên Poulo Obi thời Pháp thuộc.Dọc theo con đường nhỏ ngòng nguèo, khách còn khám phá được những cây mít hay cây xoài cha ông di dân trồng thuở xa xưa, nay đã trên 100 tuổi thọ. Hòn Khoai cũng chứa nhiều cây cỏ làm thuốc và nhiều loài hoa muôn sắc hương chẩng hạn vài loại mộc liên ( sen gỗ ) - tropical magnolia hương thơm tõa tràn không khí. Khách còn cơ hội nghe tiếng sóng vổ trên đá tảng và chim ca hót líu lo trên bụi cây, tìm ăn trái tràm chín đen. Đúng là một phong cảnh thần tiên ngay giữa biển Năm 1994, bộ Văn Hóa đã công nhận Hòn Khoai là một di tích lịch sử. Không biết khi nào thi khúc đoạn Xa lộ Kinh Tế Cực Nam - Southern Economic Highway khởi công nối liền Đất Mũi với Năm Căn - Ngọc Hiền hay quốc lộ 1A Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu nối tỉnh lị Cà Mau với Năm Căn - Đất Mũi, sau khi hai cầu treo Mỹ Thuận và Cần Thơ đã làm xong , trong tương lai có dám nghĩ đến làm cầu treo dài ở nhánh nối bải Khải Long trên biển Đông nối Hòn Khoai vào đất liền như ở bải biển Cần Giờ ( ? ) , bải biển Keywest bang Florida, Hioa Kỳ hay mới đây ở bải biển Hàng Châu ra các đảo lân cận không ? Hòn Khoai chưa có cư dân, khác với nhiều tiểu đảo nhỏ Kiên Giang, chỉ mới có quân lính phòng vệ thường than phiền nhớ nhà .
· Hòn Đá Bạc
Chiếm một diện tích chừng 43 ha là một nhóm đảo đẹp, gồm ba đảo, hai đảo nhỏ và một đảo lớn như Ông Ngo , Đá Lẽ và Đá Bạc - Silver Rocky Island. Đá Bạc cao 50 m trên mặt nước biển. Thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, cách thị xã Cà Mau 50 km. Ngoài phong cảnh hoang vu của Hòn Đá Bạc cùng hình thể lạ lùng ở cả ba đảo, bạn có thể nhìn thấy vô số khối tảng thạch cương - granitic tạo hóa chồng chất nhau đang hình thành những kiểu độc đáo như chốn tiên cảnh, bàn tay-bàn chân tiên nữ. Trên đỉnh , cây cối đã được dọn sạch, rộng 50 m2 , thành một « cung tiên - fairy court » là nơi tiên đến tụ họp để đi tắm biển .Đá Bạc có hai khối đá cao, và hai khối đá thấp lồi ra biển, sóng luôn luôn vỗ táp trên đá. Đây cũng là nơi cư ngụ của thần biển cho ngư dân thờ phụng, tỉ như tấm mồ của thần Biển Đông , nơi bộ xương một « Ông Cá Voi - Whale » được trưng bày khi « Ông Cá » cứu vớt dân đi biển mắc nạn. Ngoài câu chuyện truyền tụng thần Cá Ông Biển Đông, hòn Đá Bạc trước đây còn được một sinh thái rừng đa dạng và phong phú phủ tràn hòn , trong đó có nhiều khu rừng nguyên thủy , đặc thù riêng cho tỉnh Cà Mau. Đá Bạc chứa nhiều di tích lịch sử . Thời Cộng Hòa , quân đội Mỹ chọn Hòn Đá Bạc đặt trung đội đại bác 105 mm, nhắm kiểm soát các căn cứ đối phương ở Khánh Bình Tây và đường bộ dọc bờ biển phía Tây tỉnh Cà Mau. Đây cũng là nơi toán điều tra CM12 khám phá ra nhóm chống đối xã hội chủ nghĩa do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh dẫn đạo .
· Hồ Thị Tường
Là một hồ nguyên thủy, thiên nhiên , nằm giữa hai huyện Trần văn Thời và Phú Tân , cần được bảo vệ và phát triễn. Đây là một môi trường sinh thái vẽ đẹp hoang dã , nhiều đặc điểm văn hóa liên quan đến lịch sử và huyền thoại chiến tích . Cũng như rừng U Minh , vùng hồ Thị Tường là nơi căn cứ Kháng chiến thời Pháp và căn cứ « Giải Phóng » thời Cộng Hòa, tỉ như căn cứ Xẻo Đước … cùng nhiều vết tích lịch sử khác. Hồ nằm giữa một châu thổ bao la bốn bề dừa nước - nipa bao phủ . Hình thành 3 hồ: Đầm Trong, Đầm Giữa và Đầm Ngoài. Đầm Giữa là hồ lớn nhất, trông giống như trái banh lồi , phồng lên . Hồ rộng 2km và dài 10km , diện tích có nước chừng 700 ha. Trên hồ này, có nhiều dãy nhà nhỏ, lớn xây cất rải rác sàn nhà trên cột, cách nhau 100m và đó là khoảng cách giữa các ngư trang địa phương. Mỗi nhóm nhà trông giống như một thôn ấp nhỏ trên mặt nước hồ rộng lớn, nơi có đăng đáy tôm cá, lưới chăng và chum vại chứa cá .. . Buổi sáng mai, nước hồ trong vắt, các đám mây hồng soi bóng ; mặt trời đỏ sáng rực dần dần trên mặt nước, tạo ra những điểm chói lọi ánh sáng. Hồ tựa hình ảnh mặt nước biển, mỗi lúc thêm sống động theo tiếng chim gọi đàn đón chào mặt trời mọc. Khác những vị trí du lịch khác, Thị Tường không có khách sạn, không có khu tiêu khiển : khách đến sẽ cư ngụ trên nhà ngư dân sàn dựng trên cột, ngay trên mực nước hồ, để hiểu rỏ phong tục địa phương hơn . Một thú vui khác là chèo thuyền, xuồng nhỏ trên các rừng dừa nước quanh co, hòa mình cùng thiên nhiên.
Mong rằng rất gần đây, theo gương tân trang du lịch đảo Phú Quốc và các vùng bờ biển Nam Thái Lan, ngành du lịch tỉnh Cà Mau nhất là trên phương diện đa dạng sinh hệ sẽ thu hút du khách nhiều hơn nữa, không thua kém du lịch sinh thái rừng nhiệt đới xứ Costa Rica, hay sinh thái đầm lầy bán ôn đới Đông Nam Hoa Kỳ ; sinh thái rừng cao dãy núi Andes rừng phủ mây ( như ở Tam Đảo ) vùng Mindo xứ Ecuador, cách thủ đô Quito 90 phút lái xe , nơi chứa 4000 giống loài lan đặc biệt là tông lan Ellenthus , nhiều loài hoa kiểng họ thơm dứa- bromeliads màu sắc sặc sở, nhiều loài động vật hiếm như ếch sống trên cây - tree frog , chim ruồi hút mật - humming bird lông cánh lạ lùng …
B- Thực hiện mau lẹ hơn hệ thống Giao thông vận tải : đường Hành lang kinh tế Cực Nam , đê chống biển lấn khi nước biển dâng cao hơn , đường sông , thương cảng ….
Muốn phát triễn du lịch phải cải thiện giao thông đường bộ lẫn đường sông. Nhưng trước tiên cần bảo vệ đê điều sóng to, gió lớn, triều cường làm sụp đổ. Bộ Nông Nghiệp trong tháng 8 năm 2010 cho biết tỉnh Cà Mau cần nâng cấp đê phía Biển Tây, chánh phủ đã hoàn tất năm 2000, bảo vệ bờ biển tây các huyện Phú Tân , Trần văn Thời và U Minh, dài 93 km từ huyện Phú Tân - Cà Mau đến đến huyện An Minh - Kiên Giang, dày 6m , cọc cừ tràm đắp bùn , phía ngoài đê trồng rừng sác làm trái độn chống sóng lớn , triều cường . Một đê bảo vệ bờ biển Đông dài 135 km cũng cần xây cất ngay, vì bờ biển Đông tỉnh nhà cũng bị xói mòn mỗi năm mất đi ước lượng 100 ha . Tổng phí lên đến 3000 tỉ đồng VN ( 135 triệu đô la Mỹ ), kể cả chi phí phải di dời 100 căn hộ nâng cấp đê biển Tây. Trong tương lai cũng phải tìm đầu tư cho được làm đường tiêu chuẩn mới ( hạng III ? ) thay thế đê « Ngự hàn - bao bờ » Biển Tây , Biển Đông.
Tháng 3 năm 2010 , chánh phủ cũng đã chấp thuận sửa chửa 9 cầu đường quốc lộ 1A , khúc đoạn từ Cần Thơ đến Cà Mau. Tháng 12 năm 2006 trong khuôn khổ Tiểu Ủy Ban Mở Rộng Mê Kông - Greater Mekong Subcommittee ( GMS ), Đại Hàn sẽ xây cất khúc đoạn Kinh Lộ Xẽ ( bẽ , tẻ ) , Cà Mau - Rạch Sỏi- Kiên Giang, song song với quốc lộ 80( ? ) dọc theo kinh Cái Sắn qua ba tỉnh An Giang , Cần Thơ, Kiên Giang . Tổng phí cho dự án mở rộng nâng cấp quốc lộ 80 và 63 cũng thành đường xa lộ hạng III, lên đến 328 triệu đô la Mỹ , trong đó phần đóng góp của ADB- Ngân Hàng Phát triễn Á Châu và Hàn Quốc mỗi xứ là 75 triệu , Úc Châu 175 triệu và Việt Nam 78 triệu . Khởi công cuối năm 2008 và hy vọng hoàn tất năm 1012 . Dự Án GMS cũng xây cất một đường bộ mới cho tỉnh Cà Mau từ kinh Ngã Bắc đến khu công nghệ An Khánh phía Tây thị xã Cà Mau, dài 41 km , nâng cấp một đường làng cũ thành đường tiêu chuẩn hạng III, nghĩa là xa lộ trải nhựa hai lằn xe chạy, rộng 3.5m có vệ đường 2x2m , 3m khoảng trống ven đường, và 17 cây cầu ngang kinh Lộ Xẽ và sông Trèm Trèm, Và đường lộ mới ở huyện Thới Bình từ các xã Biển Bạch, Tân Bằng, Biển Bạch Đông , ngang qua thị trấn Thới Bình ở một vùng đang mở mang phía Bắc ngang qua kinh Chắc Băng, và xã Hồ thị Ký. Nâng cấp xa lộ 1A , khúc đoạn Cần thơ Năm Căn, tổng kinh phí 210 triệu đô la Mỹ do Ngân Hàng Quốc Tế - World Bank( WB ) tài trợ, khởi công năm 2005 . Đã hoàn thành hai khúc đoạn Cần thơ - Cà Mau và Cà Mau - Năm Căn. Nhưng được gia hạn thực hiện đến 31- 12 - 2010 , vì khó khăn, trở ngại làm cầu qua sông Gành Hào, và làm thêm 58 km đường mới thay thế một đường nông thôn nhỏ hẹp.
Đồng bằng sông Cửu Long sẽ cần chuyễn vận 14.7 triệu tấn hàng hóa vào năm 2010 và 28- 32 triệu tấn vào năm 2020. Mở rộng cảng sông Cần Thơ có thể cho tàu 10 000 -20 000 DWT cập bến, công xuất 7.8 triệu tấn một năm có thể chưa thỏa mãn nhu cầu . Nên việc tân trang thêm 20 cảng sông ,cảng biển , cũng như cải thiện giao thông đường sông, kinh xáng… đồng bằng sông Cửu Long cũng cấp thiết. Không rỏ hành lang chuyên chở sông, dài 192km, từ Cần Thơ đến Cà Mau dự trù năm 2001, nay đã đến giai đoạn thực hiện chưa ? Lẽ dĩ nhiên là vài thương cảng Cà Mau dự trù chỉ có tiện nghi cho tàu 3000- 5000 DWT cập bến là còn quá nhỏ, nhất là khi dự trù mở rộng, thiết lập các khu cụm công nghệ dầu khí hóa học, chế biến ngư sản đông lạnh hay không, nhà máy protêin, kho khí lỏng của đường ống dẫn khí thứ hai …
C- Định hướng tương lai cho ngành thủy sản
* Nuôi tôm .
Đáng kể trước tiên ở Cà Mau là phát triễn nuôi tôm nước lợ và nước mặn . Đầu thập niên 1970, Cộng HòaViệt Nam phát triễn bắt tôm biển và nuôi tôm nước mặn ở Bạc Liêu, vì Cà Mau thuộc vùng chiến tranh tương tàn khốc liệt . Đầu thập niên 1990 các nước Đông Nam Á đề xướng nuôi tôm để thu nhập ngoại tệ . Các công ty doanh vụ nông nghiệp - agribusiness tư nhân tỉ như công ty Thái Lan Charoen Pokphand ở Thái Lan được Chánh Phủ Thái , WB, ADB tài trợ, trợ cấp ,triễn hạn trả thuế , nhập khẩu trang bị miễn quan thuế , cấp tín dụng xuất cảng v.v… Trong thập niên 1990 , Charoen Pokphand mở rộng doanh nhiệp qua Việt Nam . Năm 1993 , Charoen Pokphand xuất khẩu tôm Việt Nam trị giá 96 triệu đô la Mỹ , 40 % tổng trị giá tôm Việt Nam xuất khẩu năm đó là 240 triệu đô la. Từ năm 1983 đến năm 1992 , ước lượng Cà Mau đã mất đi 60 000 ha rừng sác , phần lớn do di dân đổ xô về Cà Mau phát triễn nuôi tôm , tuy cũng có một phần mất đi vì thuốc khai quang thời chiến tranh, và mở mang ruộng lúa . Sau 1990 , mất rừng sác duy nhất là vì mở mang nuôi tôm. Năm 1995, Cà Mau diện tích nuôi tôm ở Cà Mau là 160 000 ha, vựợt xa diện tích nuôi thủy sản Bạc Liêu ( 44 446 ha ), Bến Tre ( 24 730 ha ), Trà Vinh ( 22634 ha ), trong tổng số tiềm năng mặt nước toàn thể Nam Bộ là 447 517 ha .Diện tích nuôi tôm Cà Mau, năm 1999, có phần gia giảm đôi chút chỉ còn 141 461 ha vì dịch tôm lan tràn , tôm chết hàng loạt các năm 1994-95 làm một số ngư trang muôi tôm bỏ hoang . Nhưng năm 2005 đã tăng lên lại 210 448 ha trong tổng số diện tích nuôi trồng thủy sản toàn quốc năm 2005 là 640 005 ha. Năm 2010 ước lượng diện tích nuôi tôm Cà Mau là 264 500 ha trong số diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh nhà, ước lượng là 279 710 ha . Năm 2005 , sản lượng nuôi tôm ở Cà Mau đã cao nhất nước nhờ diện tích nuôi tăng nhiều , 120 263 tấn, vượt Bạc Liêu 110 000 tấn , trong tổng số sản lượng tôm nuôi toàn quốc là 546 717 tấn.
Thế nhưng năng xuất tôm nuôi ở Cà Mau thấp nhất nước nhà , chỉ chừng 300 kg tôm /ha trong khi năng xuất ở các tỉnh Bạc Liêu , Sóc Trăng, Bến Tre v.v… trung bình là 500 kg/ha. Tôm nuôi ở Cà Mau theo ba phương cách: nuôi quảng canh - extensive , ao đầm bé nhỏ , thể thức nông hộ bé nghèo nàn , không đầu tư gì nhiều, không áp dụng kỷ thuật mới mẽ chẳng hạn thả tôm con không đúng thời vụ, để mặc tôm tăng trưởng lôi thôi vì môi trường xáo động thường xuyên, năng xuất chưa đến 300 kg/ha; nuôi tôm bán thâm canh - semi extensive diện tích 0.5- 1.5 ha với qui mô trang trại nhỏ hoặc qui mô nông hộ ( gia đình ) năng xuất 600 kg/ha ; nuôi tôm thâm canh - intensive, năng xuất 1- 2 tấn/ha qui mô trang trại nhỏ hay qui mô nông hộ -gia đình . Cần xóa bỏ càng mau càng hay tùy theo từng bước, từng vùng một, cách nuôi quảng canh. Thay bằng cách nuôi quảng canh cải tiến- improved extensive ở các đầm nước lợ, vùng ngập mặn và có diện tích lớn hơn 1. 5ha. Trong loại quảng canh cải tiến có thể dùng mô hình tôm rừng sác hay tôm « sinh thái » bán cao giá hơn , các mô hình tôm - lúa , tôm- cá hay chuyên tôm , nhắm trọng tâm vào rừng ngập mặn bán đảo Cà Mau. Tôm nuôi thâm canh công nghệ - industrial intensive ở Việt Nam đang tiến chậm so với Trung Quốc , Thái Lan , Đài Loan . Nuôi thâm canh ,tuy năng xuất cao 4-5 tấn /ha, nhưng nuôi với mật đô cao ( 30- 50 con Pl -post larvae/m2, làm nhiều biện pháp xử lý môi trường bằng hóa chất cùng vói sự kết hợp của kháng sinh ngăn ngừa và trị bệnh … ,sau những thành công vài vụ đã thất bại ê chề vì một số lý do kỷ thuật : các hóa chất độc hại xử lý nước ao tôm hủy diệt môi trường sinh thái nuôi tôm làm chai sạn và tê liệt đất trong ao sau vài vụ thâm canh, lạm dụng các loại thuốc kháng sinh nên tôm tiêu hóa yếu , chậm lớn đồng thời tôm mang trong thân thể hàm lượng kháng sinh cao bị cấm ở nhiều nước nhập khẩu tôm, thời gian nuôi tôm kéo dài trên 4 tháng , khi thời tiết thay đổi bất thường các thông số môi trường ao nuôi dao động mạnh, chưa nắm vững cách quản lý thức ăn cơ bản làm dư thừa protêin , chất béo … tồn đọng dưới ao phát sinh ra các loại khí độc nguy hiểm cho sự sống của tôm . « Vết xe đổ » nuôi tôm công nghiệp Đài Loan , Thái Lan này chưa được sửa chửa hoàn toàn . Vì đòi hỏi qui hoạch , tính toán kỷ lưởng không nên phát triễn đại trà ngay ở Cà Mau mô hình công nghệ tha6m canh . Chỉ nên thử nghiệm nuôi tôm thâm canh qui mô trang trại nhỏ và qui mô nông hộ - gia đình, nếu thành công sẽ áp dụng rộng rải sau đó ( TS Sinh học Nguyễn văn Hảo, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản II - 2000) , khi chưa có một công thức thức ăn thích hợp không dư thừa protêin , chất béo. ( 70 % phí tổn nuôi tôm công nghệ là thức ăn cho tôm ), chưa có thuốc vi sinh hiệu quả hoàn toàn trị bệnh tôm ( đặc biệt là các bệnh còi MBV, bệnh đốm trắng do một nhóm họ virus baculovirus gây ra , bệnh cầu vàng cấu trúc di truyền RNA gây ra, bệnh nhiễm vi khuẩn Vibrio … ) , chưa có hệ thống kinh mương rạch thoát thủy, tưới tiêu làm sạch môi trường dễ dàng khi ô nhiễm nuôi tôm …
Từ năm 2005 , Cà Mau ra chỉ tiêu nuôi 10 000 ha tôm công nghệ năm 2010 , nhưng mô hình này từ nhiều năm qua, ngưng phát triễn ở mức 1500 ha, vì phí tổn nhập sản nuôi tôm tăng vọt và giá tôm có phần hạ xuống. Do dó cần tăng thêm khảo cứu , khuyến nông ( ngư ) chuyễn đổi kỷ thuật , tăng đầu tư , lập trại tôm giống tốt và giá cả phải chăng , bảo đảm giá tôm bán cho các doang nghiệp chế biến, tổ chức một hệ thống tưới tiêu toàn diện tốt đẹp cho ngành nuôi trồng thủy sản ở lảnh vực quảng canh cải tiến hay bán thâm canh, hơn là thâm canh công nghệ . Có lẽ hãy đa dạng qua các loài tôm ( loai tôm giá cao là tôm sú Panaeus monodon ơ Cà Mau còn nuoi rất ít so với tôm thẻ maruma ) hay các loại cá nuôi có giá trị thương phẩm cao hoặc khi mất thêm rừng ngập mặn thì chuyễn hóa rừng đước ở mô hình - tôm- rừng dự liệu, qua các vưòn rau hoa , cây trái… tăng dần « miệt vườn » Cà Mau - Hậu Giang như cha ông đã khai thác Tiền Giang .
*Nuôi cá biển
Cà Mau đã biết nuôi tôm- cá ( cá Rô Phi, Điêu hồng , cá Mú, cá Măng… ) tôm - cua bùn - mud crab, nhưng chưa phát triễn nhiều ở vùng nước lợ nuôi cá chẻm , nuôi cua xanh - cua biển Scylla serrata , cá nước ngọt như cá basa , cá tra, cá lóc hay các nghêu - sò vùng đất bùn . Sản lượng thủy sản, ngoài tôm nuôi, năm 2010 ước lượng là 71 700 tấn . Tưởng không nên quên là Cà Mau có trên 250 km bờ biển , và hải phận đánh bắt cá là 80 000 km2 và 3640 tàu đánh cá. Sản lượng đánh bắt hải sản ước lượng năm 2010 là 134 00 tấn. Cà Mau hiện cũng có 32 nhà máy chế biến thủy sản , dung tích tổng cọng là 147 589 tấn. Nếu không có nuôi tôm , ngành nuôi hải sản Cà Mau chưa đạt mức trung bình nuôi hải sản trên thế giới hiện nay , sản lượng nuôi tương đương với đánh bắt cá biển . Trước tiên nên lưu ý đến cá chình ( lươn) - eels loại hợp khẩu dân Nhật tên Nhật là unagi . Trước đây, Nhật tiêu thụ 35000 tấn một năm , nhưng nay đánh bắt chỉ được 1% số lượng này và sản lượng lươn nuôi ở 300 trang trại Nhật chỉ cung cấp 11000 tấn . Phần còn lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc hay Đài Loan . Hâm nóng toàn cầu gia tăng nhiệt độ nước biển, sẽ giảm số lươn đánh bắt hay nuôi ở hai quốc gia « bán ôn đới » này . Có lẽ Việt Nam nên chú trọng hơn đến tăng gia ngành nuôi lươn thay thế unagi . Ở Nhật, nuôi lươn đẻ trứng đã thành công , nhưng còn thêm một thời gian để phổ biến kỷ thuật nuôi lươn từ trứng . Không rỏ cá chình- lươn nuôi ở Việt Nam hiện nay có từ trứng không ? Thị trường nội địa các loại cá khác ở Nhật cũng gia giảm, vì ngư phủ Nhật mỗi năm mỗi già đi, sỉ số bớt mỗi năm 5%, đe dọa ngành cung cấp cá nội địa ở Nhật. Cục Ngư nghiệp Nhật - Fisheries Agency cho biết năm 2008 chỉ còn trị giá là 11.7 đô la Mỹ , giảm 1/3 từ 18.8 tỉ đô la, một chục năm trước. Cục cũng còn cảnh báo là biển quanh Nhật cũng đã giảm nhiều nguồn cung cấp hải sản cho Nhật hai thập niên qua . Chẳng hạn đánh bắt cá thu ( cá mòi) - mackerel , một loại cá dân Nhật ăn nhiều vì tương đối rẽ tiền , chỉ còn được 20 000 tấn, so với con số 70 000 tấn đánh bắt năm 1991. Một loài cá khác Việt Nam có thẻ thay thế cuất khẩu sang Nhật bằng các loại cá ngừ khác đánh bắt hay nuôi lồng ở biển Đông , biển Tây nước nhà, là cá ngừ vi xanh - bluefin tuna, dân Nhất rất thích ăn. CITES đã muốn cấm đánh bắt cá ngừ vi xanh ở Thái Bình Dương, vì trử lượng nay đã giảm xuống 80 000 tấn so với đỉnh 300 000, tấn năm 1974.
D. Phát triễn công nghệ, xây cất thị trấn, hoàn thành mau lẹ trọng điểm phát triễn kinh tế vùng cực Nam
Dự án qui hoạch phát triễn công nghiệp , phát triễn 3 vùng kinh tế trọng điểm nước nhà cho đến năm 2000 và sau đó là : Bắc Bộ , Trung Bộ. và Phía Nam. Ttro.ng điểm Phía nam tập trung vào địa phận TP Hồ Chí Minh , tỉnh Đồng Nai , tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổng diện tích trên 12 000 km2 . Năm 1995 , dân số vùng này là gần 8 triệu người, công nghiệp chiếm gần 50 % tổng giá trị công nghiệp cả nước, chiếm 30 % GDP Việt Nam , tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng mau lẹ nhất trong cả nước, tỉ trọng dân cư đô thị cũng cao nhất nước ( trên 60% ) . Qui hoạch cũng dự trù đến năm 2010 vùng trọng điểm phía Nam này sẽ có 49 khu công nghiệp , 14 ở khu công nghiệp TP HCM , tỉnh Đồng Nai 14 khu , Vũng Tàu- Bà Rịa 6 khu , và Bình Dương 15 khu . Hệ thống giao thông vận tải sẽ được nâng cấp và xây dựng mới ( cảng Thị Vải, sân bay Tân Sơn Nhất, Long Thành, mở thêm các đường cao tốc và đường xe lữa từ Sài Gòn đi Vũng Tàu, Tây Ninh , Mỹ Tho ). Hệ thống cở hạ tầng cung cấp điện nước cũng được mở mang thêm với dự án các nhà máy điện mới ở Phú Mỹ ( tổng công xuất 2400 000 KW ), ở Biên Hòa , Vũng Tàu … Cần Thơ chỉ dự trù phát triễn vài cụm xí nghiệp và một khu công nghiệp nhỏ . Không nói gì đến Cà Mau cả .
Thế nhưng năm 2010, tỉnh Cà Mau đã có 4 công viên công nghệ là Khánh An , Hòa Trung , Năm Căn , Sông Đốc, diện tích tổng cọng là 1477 ha , dự trù hoàn tất, từ năm 2011 đến năm 2020 . Cần khắc phục mau lẹ các thách thức thiết lập công viên công nghệ Cà Mau, chẳnh hạn như các công viên này khá xa các trung tâm then chốt thương mãi và kinh tế, gặp nhiều khó khăn giao thông chuyễn vận, hạ tầng cơ sở phát triễn yếu kém, đền bù đất đai truất hửu chậm trễ . Công viên Khánh An hiện chỉ mới có được 36 ha trong số 150 ha cần giải tỏa. Công viên công nghệ quan trọng nhất cho tỉnh Cà Mau là Năm Căn dự trù 200 ha , cuối tháng 9 / 2010 cũng chỉ mới giải tỏa được 60 ha . Huyện Năm Căn diện tích đến 51 211 ha và dân số chỉ mới có 68 769 người. Khu công nghệ Năm Căn dự trù hai công nghệ chủ yếu là chế biến hải sản và đóng tàu ( 20 ha ở khu Năm Căn ) . Nhưng Công ty xây lắp Cà Mau và Công ty Vận tải Biển Tây Nam lại là một chi nhánh (?) của Tổ hợp VINASHIN ( ? ), hiện đang gặp vô số khó khăn : nợ nần tài chánh , quản trị lờ mờ, đầu tư bấp bênh … chưa giải quyết xong .
Công nghệ chủ yếu của khu Khánh An , huyện U Minh là Phức Tạp ( Cụm ) dầu khí- điện lực- hóa chất phân bón tổng trị giá 1, 2 tỉ đô la Mỹ Ngày 12 / 11/2005, tô& ?ng công ty Điện Lực Việt Nam - EVN ký kết với tổng Công Ty Dầu Khí Petro VN thiết lập nhà máy điện công xuất 750 000 KW gồm 2 tua bin khí chạy chu kỳ hổn hợp với Công Ty Lilama - Siemens Đức Quốc , hoàn tất tháng 12/ 2007 . Ngày 27/3 /2006 PetroVN ký kết một khế ước thiết lập đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau gas pipeline, trị giá 300 triệu đô la đưa khí dầu Bunga Kekwa( Nam Côn Sơn ) về Cà Mau chạy các tua bin nhà máy điện. Đây là loại ống chịu đựng căng thẳng, đường kính 457 mmm , chiều dài 325 km ( 298 km ngoài khơi và 26.7km trên đất liền ) có khả năng chuyên chở 2 tỉ m3 khí một năm . Ống dẫn khi PM3 đã hoàn tất trước dự liệu và PetroVN đã chuyên chở khí qua ống dẫn PM3 ngày 27 /12/2010. Dự án phân đạm hóa học Cà Mau trị giá tổng cọng là 90.2 triệu đô la, 30 % do Petro VN đầu tư và 70% là tiền vay mượn đã được chánh phủ và quốc hội chấp thuận . Dự án dự trù sản xuất 800 000 tấn phân đạm urê - urea một năm , sử dụng khí dầu và điện đã có đủ tại An Khánh. Nhân sự kinh nghiệm thì sẽ có liên hệ, giúp đở của các dự án phân urê , dự án khí dầu và điện lực Phú Mỹ . Ngày 17/06/ 2010 , Petro Việt Nam đã ký kết vay Ngân Hàng Phát triễn Việt Nam 180 triệu đô la , tài trợ dự án phân đạm Cà Mau, kích động mạnh xây dựng nhà máy này với tổ hợp Công ty Họa Kiểu Vũ Hán - Trung Quốc China’s Wuhan Designing Company( W EC ) và Tổ Hợp Xuất nhập khẩu Máy Móc Trung Quốc - China Machine Import Export Corporation ( CMC) . Kỷ thuật nhà máy là kỷ thuật Phú Mỹ áp dụng , tân tiến do những nhà thầu có môn bài kỷ thuật tân tiến ( ? ) này cung cấp. Đến nay Tổ hợp nhà thầu WEC- CMC đã thực hiện được 53.73 % công trình, dự liệu khánh thành vào mùa thu năm 2012 . Phân đạm urê Cà Mau hy vọng sẽ thỏa mãn nhu cầu phân đạm cho các tỉnh miền Tây Nam , là một vùng sản xuất gạo và tiêu thụ phân bón lớn nhất nước. Thập niên tới có lẽ ngành hóa chất Cà Mau nên mở rộng thêm các ngành hóa chất khác , có khi nghĩ đến một nhà máy lọc dầu thứ ba , thứ tư sau Dung Quất ( Quãng Ngãi ) Nghi Sơn ( Thanh Hóa ), nhà máy nguyên liệu chất dẽo PP- PE v.v… ? khi PetroVN đang thử nghiệm đia chấn 3D phát hiện, khai thác thêm nhiều giếng dầu lữa, khí dầu ở vùng thêm lục địa gần Cà Mau hơn là Phúi Mỹ - Bà Rịa .
Sau khi khánh thành cầu Cần Thơ , xa lộ 1A nâng cấp hoàn thiện và xa lộ GMS Hành lang kinh tế Nam Á , nối liền các cảng ba nước Việt Nam Cam bốt và Thái Lan thực hiện xong, Cà Mau - Kiên Giang - Bạc Liêu , Sóc Trăng sẽ là những trung tâm trọng điểm kinh tế miền Hậu Giang đã bị bỏ quên phát họa, qui hoạch kinh tế, công nghệ trước năm 2000 . Kinh nghiệm cho thấy là nơi các trục giao thông xa lộ, đường sông lớn, quanh hay trong các khu công nghệ, các cảng sông , biển…, các thị trấn đông đúc phồn thịnh sẽ mọc lên mau lẹ . Có lẽ đã đến lúc phải qui họach đầy đủ hơn thiết kế đô thị hóa thị xã Cà Mau và các thị trấn vệ tinh ,Nam Căn , Thới Bình , Đất Mũi , Ông Đốc và các huyện lỵ, vài xã khác chăng ? Các cảng Cà Mau ngày mai sẽ là cổng vào giao thương lớn với các nước Á Châu biển Đông và biển Tây. Trong việc tranh đua phát triễn giữa các tỉnh và thành phố , năm 2009, Cà Mau đã đứng hạng 21 của 63 tỉnh, thị nước nhà và là tỉnh dẫn đầu trong 10 tỉnh có mức phát triễn cao nhất rồi dó !
( Irvine , Ca Li Hoa Kỳ ngày 15 tháng 10 năm 2010 )
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860941 visitors (2231985 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|