TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Mười nhà khoa học trẻ
 
Lên mạng ngày 10/11/2009

Nhìn xem các giáo sư trẽ được nhận dạy gì và họ đang khảo cứu những gì, tiên đóan đường hướng phát triễn khoa học Hoa Kỳ những năm tới đi về đâu ? :
           
 10 nhà khảo cúu trẻ tuổi sáng rực nhất Hoa Kỳ                  
                               G S Tôn Thất Trình
         
 Sau đây là lựa chọn của nguyệt san Khoa học Phổ thông- Popular Science( KHPT) số tháng 11 năm 2009. Theo KHPT chính họ đang giúp Hoa Kỳ giữ gìn sức khỏe, ngăn ngừa tai họa, làm ra năng lượng xanh cho rẽ tiền hơn là than đá. May thay cho Hoa Kỳ, tương lai nước Cờ Hoa nằm trong tay đầy khả năng của họ.
           
1- Ngành Thiên Văn Học : Kể Đuổi Theo Các Ngôi ( Vì ) Sao   
            
             Bà Marla Geha, 35 tuổi, hiện thuộc đại học Yale. Bà giữ nhiều chức vụ khác nhau . Bà nói : khi tôi đang ở trên máy bay, tôi có khuynh hướng là một nhà vật lý học, nhưng không có ai muốn trò chuyện cùng tôi cả. Khi bà muốn gây ấn tượng với người nào đó, bà xưng là nhà vật lý học thiên văn. Và khi bà không lo ngại  mất thời gian trò chuyện hai tiếng đồng hô, bà nói mọi người bà là một nhà thiên văn học.
 Thật sự bà là cả ba danh hiệu, Hiện nay là giáo sư đại học Yale, Geha  dùng cả ngày ( và lẽ dĩ nhiên cả đêm ) cố gắng xác định những thiên hà - galaxies, có lẽ hình thành còn sớm hơn dãi Ngân Hà - Milky Way nữa đó. Bắt chước tiến trào Ngân Hà , thiên văn học tiên đoán là có chừng 1000 hình thành này. Khi Geha nhập cuộc, cách đây 5 năm, các nhà thiên văn chỉ mới khám phá ra 11 dãi. Bà và nhiều nhà thiên văn khác tin rằng còn nhiều hơn nữa, bị che dấu vì những thiên hà , phần lớn do chất liệu đen - dark matters tạo ra . Từ chất liệu đen dành cho mọi điều trên Trời,  không phát ra ánh sáng, nhưng lại gồm đến 90- 95% của khối lượng vũ trụ.
Trong công cuộc tìm kiếm giải đáp cho vấn đề có tên là mất hút vệ tinh, Geha ngắm xa trên các bản đồ kỷ thuật số của Trời Xanh, cố xem xét những vùng sao tập trung một cách bất ngờ. Rồi bà khổ công đo lường tốc độ mỗi ngôi sao .Bà ngạc nhiên tìm thấy là các vì sao di chuyễn mau lẹ hơn kích thước chúng cho phép, một chứng cở rành mạch là chất liệu đen đã có thể kéo chúng đi .
Cho đến nay, Geha và nhóm nghiên cứu của bà đã khám phá 14 thiên hà. Bà hy vọng tìm ra khá đủ để xác nhận  lý thuyết đương thời cách nào vũ trụ hình thành, và có lẽ dựa vào đó, giúp cho nhiều lảnh vực khác đang cố tâm định nghĩa thế nào là chất liệu đen. Bà nói: các nhà thiên văn học và các nhà vật lý học hạt tử- particle physicists không nói chuyện nhiều cùng nhau.Trong tương lai, bà sẽ là kẻ mở đầu câu chuyện.
 
2- Ngành vật liệu sinh học Kẻ tăng sinh lực:    
 
Bà Ting Xu , năm nay 35 tuổi , hiện thuộc đại học University of California UC Berkeley. Mùa thu năm ngoái , bà là giáo sư khoa học vật liệu- materials science  tại UC Berkeley . Bà bị đau nhức đầu nặng nề đến nổi các bác sĩ nghi là bạ bị một u ung thư năo. Nhưng một bác sĩ dây thần kinh gợi ý một nguyên nhân đơn giản Tại sao bà lại không giảm bớt đi  cách làm việc 16 tiếng một ngày trong la bô , ngũ nhiều hơn và có lẽ ăn uống đúng giờ giấc hơn?
 Kể từ đó, Xu bớt thì giờ làm việc ở la bô, nhưng hiệu xuất của bà vẫn như cũ. Đầu năm nay , bà là đồng tác giả một bài mô tả một kỷ thuật mới, biến những sợi polymer nhỏ xíu tụ hợp nhau lại thành những ống xy lanh 10 ngàn tỉ sợi,  theo những kiểu cách chính xác. Phương pháp này  có cơ dần tới những đĩa chứa 175 DVD , kích thước đồng 25 xu Mỹ , nghĩa là 7 terabits, dữ liệu . Rồi bà vặn tréo kỷ thuật để chúng có thể dùng xây dựng một loạt linh kiện căn bản hạt na nô -nanoparticle., những tế bào photovoltaic hay tồn trữ năng lượng siêu hửu hiệu, và trình bày độ phân giải cao hơn , mềm dẽo hơn . Bà Xu là một kẻ thông minh, chăm chỉ và kiến thức sâu đậm, theo lời Thomas Russell , nhà vật lý học polymer, đại học Massachusettts; quan hệ hơn nữa là bà “ có óc tưởng tượng “ .
Và đằng khác là bà còn trẽ. Bà thích xem kịch “ Biến chế - the Transformers” Bà mê say   nhìn Tom và Jerry một cặp tài tử tranh vẽ hài hước - cartoon, trình diễn trận chiến mèo - chuột , giúp bà suy nghĩ .  Xu sinh quán ở Trung Quốc , không bao giờ chịu ngồi yên. Khi lớn lên, và chơi bóng chuyền - volleyball và chạy đua . Và cả hai môn thể thao này làm bà mòn mõi . Cha bà muốn tăng thêm tiền trợ phí cho bà , nếu bà chịu ngồi yên một lúc 15 phút. Bà chưa bao giờ nhận được tăng trợ phí và sinh lực này tiếp tục thúc đẩy bà mãi cho đến hôm nay .
Sau khi báo cáo phương pháp tự tụ tập , bà tạo ra cùng Russell, Xu nhận thấy ngay tiềm năng lớn hơn . Bà nhận thức là các sợi có thể dùng như thể các cần cẩu - cranes xếp đặt những vật liệu xây dựng nhỏ hơn và chế tạo ra những điều nhỏ hơn nữa , tỉ như những linh kiện điện tử siêu nhỏ , mỏng như tờ giấy , các tế bào măt trời in ra được . Công trình mới nhất của bà là phối hợp các polymers tự tụ tập nhau với các hạt nanô . Khi bó buộc những hạt tử này nhận trật tự xếp đặt như polymers , bà đã xử lý dùng cả ngàn tỉ chúng xếp hàng như ý bà muốn.
Xu hy vọng rằng công trình này sẽ giúp cho các tế bào mặt trời   một ưu điểm cạnh tranh đối với các nhiên liệu hóa thạch, nhưng mặt khác là bà không hề nghĩ ngơi lúc này . Bà luôn luôn theo đuổi , săn bắt những ý kiến mới và hình dung những thí nghiệm   hy vọng sẽ làm bà ngạc nhiên , chứ không phải chỉ để xác định những lý thuyết hiện hửu. Bà nói: “ thật là quan trọng nghĩ đến khoa học một cách thẳng góc thay vì cách song song “.    Nếu không thì bạn chỉ sơn lại nhà của kể khác mà thôi! 
 
3-     Ngành khoa học Rôbôt: Kẻ chế tạo robot
 
Ông Dennis Hong, năm nay 38 tuổi, là người xây dựng những rôbôt phức tạp
không chỉ sao chép sinh học, mà còn cải thiện thêm chiếu theo những nguyên tắc thanh lịch và hửu hiệu của ngành. Năm 1977, một cậu bé mới 6 tuổi , viếng thăm thành phố Los Angeles từ Nam Hàn xem Chiến Tranh Các Vì Sao- Star Wars, lần đầu tiên , Ông trố mắt nhìn cách di chuyễn lạ kỳ của R2-D2 và tương tác con người -rôbôt của C-3PO. Ông nhớ lại trên chuyến bay trở về Nam Hàn: “ Ông biết là ông sẽ chế tạo rôbôt suốt đời.
                Hong sinh ở bang Ca Li, Hoa Kỳ, , nhưng khi lên 3 , cha ông , một kỷ sư ngành không gian , đưa gia đình trở về Thủ đô Seoul   để có việc làm. Hong sống ở Seoul , cho đến năm thứ hai đại học , khi ông chuyễn sang học đại học Wisconsin, và tiếp tục cho đến khi tốt nghiệp cao học đại học Purdue. Ông nói : Mọi sự đều là công nghệ cơ học, tụ điểm vào ngành rôbôt học.
            Ngày nay, ông làm việc cho la bô Rôbôt và Cơ Chế của Đại học Virginia Tech- VT, nơi đã chế tạo ra  một bàn tay rôbôt đủ nhanh nhẩu để cầm một quả trứng gà , một rôbôt   rắn leo cột để khảo sát các xây cất, cùng một robot ba cẳng đẩy quán tính - momentum propelled và một số dự án khác.
                  Ông nói : khi tôi gia nhập VT, ai nấy đều cho ngành rôbôt học phải chuyên về Thông minh. Thay vì vậy , ông lựa chọn tụ điểm trên các hệ thống cơ học, tìm thấy trong Thiên Nhiên. . Ông giải thích rằng ông không sao chép Thiên Nhiên, ông dùng các nguyên tắc của Thiên nhiên. Kiểu họa robot ba cẳng, chẳng hạn, có vẽ không thiên nhiên tí nào, thế nhưng nó bắt chước Thiên Nhiên, quán tính điệu bộ con người. Hầu tiến tới, trọng tâm của nó búng quay đi , làm cho một cẳng lệch vào giữa hai cẳng kia . Bàn tay rôbôt do không khí ép kiểm soát, làm thay đổi sức níu kéo của nó mà khỏi cần động cơ khác, tương tự   cách con người niú kéo, dựa vào các dây chằng co giản giúp các ngón tay uốn quăn .
            Cố gắng mới nhất ở la bô ông là một cái thể nhân tên gọi là CHARLI , viết tắt của Rôbôt Tự trị Nhận thức Thể Nhân cho Học Thông Minh- Cognitive Humanoid Autonomous Robot with Learning Intelligence . Nó dùng làm giàn khảo cứu cho Nghiên cứu cách đi đứng của Con Người  và   tranh giải Rôbôt Robot cup 2010, một tranh đua trong đó rô bôt cạnh tranh ở nhưng trận đấu túc cầu.
            Cuối cùng , Hong hy vọng sẽ làm công nghệ rôbôt di chuyễn với dáng uyễn chuyễn, thích ứng như người. Khẩn thiết   theo ông là khảo cứu không bị cản trở, ức chế gì hết cả thảy . Ông nhớ lại: ở Nam Hàn, ông khôn lớn   trong một môi trường mọi người  lo sợ hay xấu hổ nói lên thẳng thừng. Trong la bô tôi làm ,  không có ai chỉ trích gì cả, chỉ cần  phải cố tinh xảo lên . Nếu bạn muốn đặt một lò nguyên tử trong rôbôt ? được lắm , bạn cứ tiếp tục đi . Hong đã tổ chức cách sử dụng ý kiến ít bị ức chế nhất của ông . Gân giường tôi ngủ, tôi có một cuốn sổ tay và một cây bút. Mỗi đêm , tôi cảm thấy nhiều dòng màu sắc trong óc tôi . Tôi thức dậy lúc 4 gìờ sáng, ghi chép mọi điều Sáng tới , tôi đánh máy vào căn cứ dữ liệu ý nghĩ của tôi . Khi các nhà tài trợ muốn điều này, điều nọ, tôi tìm một điều thích nghi với họ .
 
4-     Ngành công nghệ y khoa sinh học : Người truyền tin trí óc
 
             Adam Wilson, 28 tuổi , làm những công trình công nghệ, giúp cho bệnh nhân kiểm soát máy móc.  Ông thuộc Trung tâm Wadworth , bộ Y tế ,tiểu bang New York. Tháng tư năm 2009 , ông là người đầu tiên gửi một truyên tin thần giáo cách cảm trên vị trí mạng lưới xã hội Twitter. Ông viết : “ Sử dụng EEG để Gửi Tweet”   nói đến   điện đồ nảo -electroencephalograph ( EEG ) ông dùng ghi chép các tín hiệu điện trong nảo ông . Đeo một mủ chỏm chứa đầy điện cực nối dây vào một computer , ông viết chậm rải lá thư ông gửi, tụ điểm trên các chữ bật sáng trước mắt ông trên màn ảnh .
            Xa hơn hẳn các chiêm chiếp - tweet ngoại giác quan , tham vọng sâu xa hơn cho kỷ thuật là giúp bệnh nhân đã bị mất khả năng truyền đạt , vì bị đứt mạch máu nảo hay  cột tủy  xương sống bị hư hại. Ông đang phát triễn những tiếp hợp - interfaces , một máy nảo uy vũ , nối các điện cực với võ nảo - cortex., một mô nhăn nheo dưới hộp nảo. , nới chúng nhặt những tín hiệ/u nảo mạnh hơn là kỷ thuật EEG ông thí nghiệm Twitter. Một phần hứng khởi do say mê âm nhạc - Wilson đã chơi ghi ta từ lớp 7 - , hệ thống mới ông làm ra, khai thác vùng nảo kiểm soát những phản ứng những kích thích thính giác , giúp ai bị các hổn loạn dây thần kinh kiểm soát một que trượt - cursor computer một cách đơn giản, bằng cách nghĩ đến âm thanh  tiếng chuông điện thoại tế bào reo.
            Thách đố kế tiếp cho ông là làm công nghệ những hệ thống không dây không ghép nối - seamless wireless  có thể ngàu nào đó   giải mã được những ý nghĩ phức tạp, có lẽ đủ để giúp thần tượng của ông là nhà vật lý học Stephen Hawking, đang mắc bệnh loạn dưỡng cơ bắp ( thịt )  làm cho Hawking   gần như bị hoàn toàn tê liệt, giúp ông này mở cửa hay đẩy tới xe lăn , khi chỉ nghĩ đến thôi. Wilson nói : “Tôi rất thích hoạt động với Hawking “  .
  
5-     Di truyền học : Kẻ băm vụn nguyên tắc
 
John Rinn , 33 tuổi , sáng chói vì đã bỏ  chơi trượt băng thành một nhà sinh học thượng đẳng khi chứng minh là RNA “ rác rưới  “ là một then chốt tiềm thế cho sức khỏe con người. Ông thuộc Trung tâm y Khoa Deth Israel Deaconess,  đại học Harvard. John Tinn đã có một  lịch sử lâu dài đánh vỡ qui ước. Khi khôn lớn , ông thích trượt ván băng , trượt ván tuyết hơn là đi học . Ông đổi 4 trường trung học trong 4 năm, và chỉ chịu tốt nghiệp trung học , lúc mẹ ông hẹn thưởng ông một xe hơi , nếu ông ra trường. Ông vào học đại học Minnesota , tuồng như để có cơ hội tiệc tùng hay trượt dốc  núi đồi .  Nhưng năm thứ hai đại học, bị thương khi trượt ván tuyết , ông được một khải phát, cảm hứng do kiến trúc sư Howard Roak không hề nhân nhượng trong phim “ Nguồn Suối - the Fountainhead của Ayn Rand “ . Ông tự hỏi: “Vậy chớ tôi có thể làm được những gì mà tôi lưu tâm đến nhiều ? Ông khởi sự lao đầu và các lớp sinh học và nhận thấy là không những ông có khả năng học khoa học , mà nay ông lại còn thấy thích thú khoa học nữa. Ông luôn luôn có điểm Ưu- A‘s và sau đó khám phá điều cảm hứng tương lai sự nghiệp ông : RNA  .
Khoa học không làm lu mờ khía cạnh “ phản loạn” của ông. Ông đã lật ngược lại phương cách các nhà sinh học tư duy về hệ gen người - human genome . Dù tương tự DNA, RNA luôn luôn được xem là ke/ trợ giúp DNA. Nhiệm vụ được biết tốt nhất của RNA là biến cải genes thanh protêins. Vài RNA còn được xem là không có chức năng gì cả thảy , nghĩa là được xem như thể là rác rưới tế bào. Nhưng năm 2003, khi còn là một sinh viên cao học ở Yale, Rinn khám phá ra hàng ngàn loại RNA mới, gọi là những RNA lớn không làm mã số tên gọi là LINs, sau đó chứng minh là chúng đóng những vai trò không chỉ là có nhiệm vụ điều hòa gen (es )  thôi, mà còn chỉ huy toàn thể màn kịch . Lúc bấy giờ , ý niệm này được xem là gây gỗ , đôi khi đáng nực cười nữa . Rinn nói : Đúng là điều quen thuộc một lần nữa; bạn say mề  những gì có vẽ ngu muội. Khoa học cỗ điễn chưa sẳn sàng. Hầu như chưa một ai sẳn sàng chấp nhận ý kiến mới.
Ông làm câm hẳn những người chỉ trích , năm 2007, khi ông trình bày là một LINs đóng một chức năng then chốt trong các tế bào con người. Ông gọi tên nó là HOTAIR , một  cái gật đầu méo mó đến sự kiện là rất nhiều   nhà khoa học cho lảnh vực Rinn đang khảo cứu chứa đầy điều này. Phân tử cùng cấp protêins cho một cụm khẩn thiết gen( es ) và giúp điều hòa phản ứng miễn nhiễm , tăng trưởng ung thư, chất béo và sản xuất tế bào gốc , ngoài nhiều điểm khác. . Rinn thêm: Nếu chúng ta gở rối mã số chúng ,  chúng ta có thể làm công nghệ những phân tử này,  bẻ cong hệ gen theo ý muốn chúng ta . Như thế phát hiện ra những khuôn mặt mới cho các phép chữa trị và cho sức khỏe nhân loại.
RNA chức năng cao không phải là khám phá duy nhất của ông. Năm 2006 , ông giải đáp một câu hỏi sinh học đã lâu đời: cách nào tế bào biết được là sẽ đi về đâu và cư xử như thế nào ? Bằng cách so sánh những gen biểu hiện trong tế bào quanh thân thể , ông khám phá một loại mã số chuyễn mau - ZIP code hướng dẫn và tái định hướng tế bào . Ông vẫn tiếp tục tìm thêm LÍNs, hy vọng chúng sẽ tiết lộ những bí mật tế bào . Cuối cùng , Rinn thích di truyền học tương tự như ông đã thích trượt ván tuyết: Tôi muốn lấy một cái gì xưa cũ , vặn chéo nó lại , và tìm ra những gì mới từ nó.
 
 6- Toán học: Thử nghiệm đâm sầm chống người nộm
 
André Platzer, 30 tuổi, sáng rực là vì phần mềm - software ông làm giúp cho du hành trên máy bay , xe lữa, ô tô an toàn hơn . Ông thuộc đại học Carnegie Mellon. Thỉnh thoảng, một sáng kiến khẩn thiết xuất hiện, khiến chúng ta khó tưởng tượng là chúng ta đi về đâu, nếu không có nó. Hãy nghĩ tới dây buộc lưng vào chỗ ngồi , thuốc kháng sinh , ống chữa lữa.  Nay hãy thêm vào KeYmaera của André Platzer, một phần mềm giúp các hệ thống an toàn kiểm soát bằng computer tránh những sai lầm tai họa. Nay là một nhà khoa học đại học Carnegie Mellon, Platzer sinh quán ở Đức . Ở  nước này, ông đã trở thành, ngoài nhiều năng khiếu khác, một nhà khiêu vũ thiện nghệ phòng ốc rộng. Ông cho biết dã đoạt vài giải thi đua khiêu vũ , nhưng bị lòe mắt về computer, và sự kiện này nay chiếm hết thì giờ của ông. Năm 2006, khi là giáo sư viện đại học Oldenburg ở Đức, ông bắt đầu khảo sát cách nào những hệ thống tự định hướng - autopilot lại thất bại . Rồi ông khám phá ra rằng  không có một kiểu mẩu nào lại có thể thử nghiệm tốt đẹp cho một số điều kiện ít ỏi, nắm nhỏ  trong bàn tay, và ông xây dựng nên hệ thống KeYmaera  , Trước đó, một đề nghị tránh đụng nhau cho Cơ quan Hàng Không Liên Bang, sẽ nói cho hai máy bay quá gần nhau trên đường bay cắt quảng nhau,  nên bay phía bên phải , bay một vòng tròn hay quẹo tay phải, dể tránh đụng độ nhau.Khi thử nghiệm Keymaera, xem cái gì sẽ xảy ra khi máy bay thay đổi tốc độ bay, cao độ và hướng bay, ông thấy rằng trong một vài trường hợp hiếm có, thủ tục có thể làm máy bay đụng nhau khi tiến tới . Platzer làm ra những màn kịch thay thế,  đặt vào KeYmaera , mãi cho đến khi ông xác nhận một cách  bay, chuyễn động an toàn hơn. Phần mềm ông làm cũng đã sửa sai tiềm năng cứu mạng sống ở những kiểu mẩu hệ thống tàu hỏa cao tốc tại Âu Châu và kiểm soát tốc độ đi dạo - cruise thích nghi trên ô tô. Ông lưu ý: trước khi xài 1 tỉ đô la Mỹ cho một hệ thống nào đó, điều đáng làm là phải bảo đảm hệ thống chạy tốt .
 
7-      Siêu vi trùng học - virology : Kẻ săn bắn virus ( siêu vi trùng )
 
                      Kate Rubins, 31 tuổi, thuộc viện Whitehead, Viện Kỷ Thuật MIT. Khi còn bé, Kate Rubins mơ tưỏng trở thành một phi thuyền gia không gian và hình dung lái các máy bay phản lực, có lẽ là cách tốt nhất để lọt vào Cơ quan Không gian Quốc gia Hoa Kỳ - NASA. Bà đến những  nơi cắm trại không gian vào tuổi 12 , để khởi đầu huấn luyện . Thế nhưng bà thất vọng, khi được biết là ngành lái phi thuyền không tuyễn đàn bà, phụ nữ .
Dấu kín trong lòng, cha mẹ bà hy  vọng con gái mình sẽ lựa chọn một nghề nghiệp an toàn hơn. Thế nhưng khi còn ở trung học, Rubins đã định tâm nhắm một  nghề nguy hiểm khác: săn bắt những virus giết người. Cùng lúc, không có gương trên trần nhà  cản trở,  buộc bà lùi bước. Rubins xuất bản bài khoa học  đầu tiên về HIV năm 1999, khi còn học cử nhân tại đại học UC San Diego. Năm 2001, khi đang học tiến sĩ ở đại học Stanford, bà giúp cho Viện Khảo cứu các Bệnh Lây nhiễm của Lục Quân Hoa Kỳ, tạo lập mô hình đầu tiên động vật thử nghiệm đậu mùa- smallpox , một tai ương đã giết hàng triệu người, trước khi bị diệt trừ tận gốc, năm 1980.  Công trình Rubin giúp có thể nghiên cứu cách nào virus né tránh hệ thống miễn nhiễm ở mô còn sống, một bước tiến chánh đến y khoa mới và vaccines, nếu ví thử quân khủng bố chụp được một trong hai mẩu đậu mùa đã biết. Chính khả năng có thể làm thế giới thay đổi thực sự , đã thúc đẩy Rubins. Bà nói: chúng tôi có trách nhiệm, khi là một nhà khảo cứu, phải giúp đở dân gian.
Sau đậu mùa, Runbins mau lẹ chuyễn chú tâm qua một tai ương khác là đậu mùa khỉ - monkeypox , một virus  đặc hửu - địa phương, nay đang biến thành dịch tể ở Phi Châu. Virus này  bà con với đậu mùa đặc hửu trên khỉ và loài gặm nhắm - rodents, nhưng lại có cơ nhảy vọt qua con người, khi làm thịt hay tiêu thụ thịt rừng, gây ra mụt nhọt ở mặt, mù mắt hay chết chóc. Khi còn là nhân viên Whitehead, MIT, Rubins trải nhiều tháng thăm viếng rừng rậm xứ Cộng hòa Dân Chủ Congo, thỉnh thoảng ăn sùng - grubs sâu bọ , theo đúng tiêu chỉ của bà là nếu ai đó nấu sùng làm  bửa ăn, thì bà cũng ăn sùng được vậy . Cố gắng hình dung tại sao bệnh lại có vẽ lan tràn nhanh chóng như thế. Những vùng  cơ cấu y tế yếu kém làm cho lây nhiễm khó chận đứng, và một kiểm dấu các trường hợp lên cao,  gợi ý là virus đang mạnh mẽ thêm.
Hầu theo dõi tiến trào di truyền của đậu mùa khỉ, Rubins và các đồng nghiệp thu thập và          phân tích các mẩu DNA từ các bệnh nhân tự nguyện. Vì lẽ các kỷ thuật làm trình tự di truyền cỗ truyền cần nhiều tuần lễ và thường cho ra những thành quả không hoàn toàn, bà giúp phát triễn một phương pháp mau lẹ hơn và chính xác hơn. Điển hình các nhà khoa học trích các đậu mùa khỉ  trên các mẩu bệnh nhân và làm tăng trưởng virus trên con người hay trên tế bào khỉ . Vấn đề là virus có thể tiến trào phản ứng theo môi trường cấy nuôi; cho nên sỉ số virus cuối cùng, ít khi giống sỉ số virus thật sự lây nhiễm dân gian Phi Châu. Ý kiến của Rubins là bỏ qua giai đoạn cấy mô, thay vào đó dựa trên máy làm trình tự DNA cao năng, phóng đại mọi vật liệu di truyền. Rồi bà họa kiểu một thể thức la bô  và algorithms để lựa chọn đậu mùa khỉ, từ các tế bào người. Toàn diện tiến trình này chỉ mất ít hơn 5 ngày và tạo ra điều Rubins gọi là một số lượng “ bỉ ổi “ dữ liệu di truyền trên virus này.
 Ngày nay, Không Quân Hoa Kỳ không còn loại đàn bà - phụ nữ, không cho họ lái phi thuyền.  Chánh sách thay đổi năm 1993, nhưng lúc đó Rubins đã đổi chí hướng. Bà chưa bao giờ là kẻ ngồi chờ đợi sóng triều thay đổi. Mùa thu năm nay, khi nhóm bà tiếp tục công trình ở Phi Châu, Rubins sẽ có cơ hội thực hiện mơ ước thời thơ ấu, khi bà gia nhập lớp phi thuyền thứ 20 của NASA, được huấn luyện trở thành một trong những nhân vật đầu tiên lái phi thuyền Orion, tiếp nối phi thuyền Con thoi. Được tuyễn chọn trong số hàng ngàn thí sinh, bà cho biết sở thích lúc nhàn rổi của bà là nhảy dù và  lặn mang dụng cụ khí ép - scuba diving, ngoài khả năng sống mạnh trong những nơi nguy hiểm. Được hỏi là bà có  bồn chồn, lo lắng về viễn ảnh lái phi thuyền không gian mới lên mặt trăng không, bà bình tĩnh trả lời: không bao giờ. Vì tôi muốn là kẻ đầu tiên được lái, phải không ? Tôi chỉ xúc động thôi.
 
8-      Nhân loại học : Thám tử răng.
 
                      Nathaniel Dominy, 33 tuổi, sáng chói vì thám hiểm lề lối ăn uống xưa cồ,  giúp  phá vỡ bí mật tiến trào nhân loại. Nathaniel thuộc đại học University of California Santa Cruz,  tìm thấy năng khiếu của mình trong một chuyến tham quan khảo cứu tại nước Costa Rica - Trung Mỹ với giáo sư mỗ xẽ của ông. Ông cũng là cầu thủ túc cầu Hoa Kỳ ( loại banh nhọn đầu vừa đá, vừa liệng ) của đại học Johns Hopskin, nên được ủy nhiệm vai trò cần sức mạnh là bắt các con khỉ nhỏ say thuốc, khi chúng rớt xuống từ trên cây. Ông giải thích: chúng là những mục tiêu di động, hoàn toàn bất tĩnh, và bạn cầm lưới trên tay. Khi ông trở lại mùa hè năm sau, ông tự thấy tư duy nhiều hơn là cách nào khỉ rơi xuống, và bắt đầu  giúp giải mã cách ăn uống của khi? Bằng cách xem xét răng chúng. Thế là ông được dẫn nhập về tầm quan trọng của thực phẩm và chế độ ăn uống, suy nghĩ về tính cách thích nghi, cư xử của loài linh trưỡng - primates và loài người. Và ông hoàn toan thích thú mỗi giây phút khảo sát.
                      Mười năm sau kinh nghiệm biến đổi nghiên cứu thực phẩm và răng, nay Dominy là một tay mỡ đường, tiên phong. Hiện ông là một phó giáo sư về nhân loại học - anthropology tại đại học UC Santa Cruz; Ông hoạt động để giải đáp một trong những câu hỏi to lớn của ngaành này: cách nào nhân loại cận đại lại tiến trào từ các tổ tiên tương tự loài khỉ ?
            Dominy biện cứ là thực phẩm đóng vai trò then chốt và mới đây ông đã giúp giải đáp một bí mật dài hàng chục năm  liên quan đến thực phẩu trong tiến trào. Năm 1999 , các nhà khoa học phân tích các răng hóa thạch của tổ tiên linh trưởng sống cách đây 3 triệu năm , loài Australopithecus africanus, theo những mô hình hóa học làm tiết lộ các lề lối ăn uống. Khám phá của họ gợi ý rằng hòa bản -grass , và động vật ăn hòa bản như thể là thực phẩm chánh yếu. Nhưng kích thước và hình dáng các hóa thạch lại cho biết một điều khác hẳn, là tổ tiên chúng ta mất nhiều thì giờ nhai trệu trạo thực phẩm cứng rắn, giòn, tỉ như các củ - bulbs hoà bản chứa nhiều tinh bôt.
            Dominy tin rằng những loài rau - veggies có thể là nhiên liệu cho tiến trào, cung cấp đủ năng lượng giúp chúng ta khôn ngoan hơn các thú vật ăn thịt , sáng chế ra những phương cách khéo léo hơn chống trả các yếu tố và cuối cùng ra,  sinh sống đầy hành tinh Trái Đất. Năm 2007 , ông khám phá  những chứng cớ bổ túc hổ trợ lý thuyêt của ông, trình bày là răng của những con chuột chùi - mole rats cỗ xưa và cận đại, sống sót hoàn toàn nhờ ăn củ, đã có những dạng hóa học giống y hệt tổ tiên chúng ta.
            Năm 2009, Dominy hy vọng đập vỡ một bí mật khác: tại sao vài sĩ số dân nhân loại lại cao hơn các sĩ số khác ?  Tháng 10 năm 2009 , ông du hành qua xứ Uganda, thu thập DNA của hai bộ lạc pygmy, bộ lạc Twa và Sua, trung bình chỉ cao chưa đến 1.5m. . Ông tin tưởng là thấp lùn này giúp dân pygmy xen lần rừng rậm dày dặc và ít thấy lạnh lẽo hơn. Chưa một ai thử nghiệm ý kiến này và khi ông nói đến điều này, ông tỏ ra kích động và hơi hoài nghi là trước đây  sao không một  ai chụp giựt vấn đề này . Ông nói : “ kích thước thân thể   là trọng tâm cho sống còn. Nó ảnh hưởng đến những thứ - loại chúng ta ăn , cách chúng ta sinh sản, chuyễn hóa - metabolism của chúng ta . Chúng ta đã vào năm 2009, thế mà chúng ta vần chưa biết tại sao nó lại biến thiên nhiều như vậy .
 
9-      Công nghệ Hóa học : Chuyên gia bậc thầy của Bé Nhỏ
                
            Michael Trano đang khai thác sức mạnh lạ lùng của kỷ thuật nanô,  để dò ra ung thư. Năm nay 33 tuổi, ông thuộc viện Kỷ thuật Massachusetts Of Technology - MIT .. Khi ông còn làm hậu tiến sì tại đại học Rice,  thầy tinh thần ông  khuyên một lời  đơn giản: hãy nhìn vào những vùng các ngành cắt ngang nhau. 8 năm sau, ông là giáo sư thực thụ tại MIT và là một trong số các nhà khảo cứu dẫn đạo của thế giới về vật liệu  hạt lượng kìm hãm - quantum- confined materials , một lảnh vực kỷ thuật nanô có tiềm năng biến đổi y khoa ung thư , điện mặt trời, điện tử và nhiều ngành khác .
          Vật liệu  Hạt lượng Kìm hãm phát sinh  từ kích thước nhỏ bé của chúng. Chẳng hạn, một lớp nguyên tử carbon duy nhất, tên gọi là graphene, cư xử không giống carbon bình thường gì cả. Ở một dẫn điện tỉ như dây đồng, các electrons đơn giản tiến tới chút ít. Tuy nhiên, ở graphene, các electrons di chuyễn gần bằng tốc độ ánh sáng. Strano nói : tương tự một hạt gia tốc nhỏ . Graphene có thể làm ra pannen mặt trời dẫn điện cuối cùng, vì nó rất dẫn điện, giá khá rẽ, và mỏng đến nổi nó trong suốt dưới ánh sáng.  Strano nói:  đây là một dẫn điện mỏng nhất chúng ta có thể tưởng tượng ra.
 Ông bị chói lòe mắt, đặc biệt về tiềm năng các ống nanô carbon.  Những cơ cấu bé tí xíu này phát ra ánh sáng gần hồng nội, xuyên qua nhưng không làm tai hại mô con người. Tiêm vào tế bào, chúng có thể dùng như thể các máy dò - sensors sinh học, nhạy cảm đến nổi chúng có thể dò ra một phân tử duy nhất của một hóa chất tiềm năng hiểm độc.
Khi liệt Strano vào danh sách các kẻ đang làm chuyện lớn , thật là cú sốc mạnh khi biết là ông đã có 3 con, dưới 5 truổi. Vậy chớ ông có cần chút thời giờ ngưng trệ, khi máy móc hỏng không ? Ông nói; khoa học là một sở thích lúc tôi nhàn rỗi.
 
10- Công Nghệ : Tiếng cầu thì thầm
 
                         Jerome Lynch sáng rực nhờ các mày dò những cây cầu có thể tìm ra những hư hỏng,  mắt thường không nhìn thấy được. Năm nay ông 34 tuổi, thuộc đại học Michigan, Jerry Lynch rất tự hào về nghề nghiệp mình. Ông thích nhấn mạnh, chẳng hạn, là Hoa Kỳ có hơn 40 000  cây cầu - bridges và hư hỏng cầu rất hiếm . Ông nói: chúng ta có sổ ghi chép rất tốt đẹp. Chúng ta là những kỹ sư công chánh cần mẫn . Nhưng một cái gì đó đã hư hỏng , một điều xấu xa đã xảy ra , như khi cầu I-35W ở Minneapolis sụp đổ năm 2007 và giết chết 13 người, vì các bảng mảnh can nối - gusset plates hư hỏng, nối các thanh chịu đựng trọng tải. Chính những hư hỏng tai họa này đã thúc đẩy Lynch, một giáo sư công nghệ đại học Michigan, tư duy không ngừng cách nào   mọi điều gặp nhau, cách nào giữ chúng khỏi tách rời nhau ra.
            Giải đáp cho hư hỏng cơ cấu tỉ như cầu I-35W    là một “da máy dò - skin sensor “  liên tục theo dõi những điểm yếu kém và báo động cho các thanh tra những vấn đề,  trước khi chúng trở nên nguy hiểm. Ông nói: vậy chớ không phải là cao siêu khi chúng ta biết trước được  những hư hỏng cơ cấu hay sao ?
             Ngày nay , vài cầu của Hoas Kỳ có đặt máy dò , nhưng thường chỉ để dò những hoạt động của động đất, phần lớn do máy dò quá đắt tiền để cột dây chúng vào cầu với đầy đủ dụng cụ theo dõi nhiều loại đe dọa.   “Cầu Cổng Vàng Kim- Golden Bridge “ dài trên 1600m. Một ống đo đặc biệt giá trên 30 đô la Mỹ một mét và một máy dò tốn  hàng ngàn đô la.Thế cho nên thanh tra công chánh điển hình, chỉ nhìn bằng mắt hai năm một lần.
            Máy dò của Lynch nối vào các nơ không dây - wireless nodes   liên lạc với các nơ khác trên cầu , xử lý các dữ liệu và chuyễn các vấn đề tiềm năng  đến nha thanh tra địa phương, sử dụng một nối kết dũ liệu tế bào. Mỗi máy dò là một tấm polymer 3 bộ vuông - foot square và chỉ dày vài micron, bao phủ các yếu tố cơ cấu chánh của cầu, tỉ như các bảng mảnh can nối,  đã gãy ở cầu Minneapolis. Những khoảng thời gian lập trình hay theo chỉ thị từ một thanh tra, một vi xử lý nhỏ, có thể gủi đi một dòng điện qua các ông nanô carbon dẫn điện đặt trong các tấm, trong khi các điện cực đo điện trở -resistance để dò các kéo căng, xói mòn,  trọng tải và hàng ngàn chỉ dẫn căng thẳng khác. Những điểm nóng được phô bày trên một đồ bản kỷ thuật số của  cầu. Lynch chưa biết rỏ mỗi máy dò tốn bao nhiêu, nhưng vì lý do chúng không dây, chúng sẽ rẽ hơn để sử dụng so với các máy dò hiện hửu và sẽ hủy bỏ những tổn phí kiên hệ đến những chuyến thanh tra không cần thiết.
            Lynch biết cách dùng thì giờ khôn ngoan hơn. Theo học ở Queens, New York , tốt nghiệp cao học địa phương và tiến sĩ công chánh - civil engineering đại học Stanford, và sau đó theo học tốt nghiệp kỷ sư điện. Sau 9/11 , ông lập ra một công ty chế tạo các máy dò cơ cấu không dây và rời hảng sau đó dạy học tại Michigan; nơi đây ông được tuyễn chọn làm giáo sư thực thụ chỉ sau 2 năm nhận việc. Theo Kincho Law, một  giáo sư về công nghệ cơ cấu tại Stanford, tiến sĩ Lynch rất được các đồng nghiệp kính nể về tinh cách học giả, dù rằngông còn mới mẽ trong nghề nghiệp.
             Máy dò da của Lynch   sẽ ra khỏi la bô năm tới, để thử nghiện trên những  cầu xa lộ bang Michigan và 3 cây cầu khác ở Nam Hàn. Lynch đang hoạt động trên một dịch bản căn cứ trên sơn phết, để có thể áp dụng cho mọi điều cần theo dõi, từ máy bay đến ông chở dầu , cũng như trên một dịch bản tự tạo ra sức mạnh chính mình,  từ các rung động của những gì sơn  phết trên đó. Lynch nói: thanh tra nhìn có một bất ổn bẩm sinh. Chúng ta cần những dụng cụ tốt đẹp hơn để nhìn mắt vào điều gì đó .
            ( Irvine , Nam Ca Li , tháng 11 năm 2009 )          

Trở lại Trang Khoa Học
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860903 visitors (2231901 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free