TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Chuyện cá tôm VN tại hải ngoại
 
Lên mạng ngày 6/8/2011

 
 
CHUYỆN CÁ TÔM VIỆT NAM TẠI HẢI NGOẠI
 
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
 
 
 
Mấy năm gần đây đồng bào Việt Nam sống tại hải ngoại vẫn thỉnh thoảng có nghe nói đến vấn đề thủy sản nhập cảng từ Việt Nam có khi bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, kháng sinh hoặc hóa chất cấm. Nào là tôm bị nhiễm Chloramphenicol, cá basa bị nhiễm Fluoroquinolone, v.v…Thường nhất là vụ cá tra (Sutchi catfish, Pangasius hypothalmus) và cá basa (yellowtail catfish, Pangasius bocourti) bị nhiễm chất Malachite Green. Gần đây hơn thì có vụ phi lê cá basa bị nhiễm kháng sinh Enrofloxacin trên mức quy định.
 
Mời xem vidéo: Cá Basa đồng bằng sông Cửu Long (Dirty waters, Dangerous fish-Vietnamese Pangasius)
 
                                                               ***
 
 
Tại Hoa Kỳ, vấn đề cá basa Việt Nam nhập cảng đang gây nhiều sóng gió vì dụng phải quyền lợi của ngành nuôi cá mèo catfish của Mỹ. Dưới áp lực của kỹ nghệ catfish, năm 2002, chánh phủ Hoa Kỳ không cho phép cá basa Việt Nam được gọi là catfish và đến năm 2009, cá tra Việt nam được họ đặt thêm tên mới là Swai.
 
Two varieties of Vietnamese catfish subject to the new regulations are Swai (Tra) and Basa. Both varieties are widely farmed in Vietnam, and many consider the fillets a delicacy, as they are wider and thinner in appearance than catfish farmed by U.S. catfish farmers.
 In 2002, the Federal Government ruled that Vietnamese varieties of Basa fish could not be called catfish.
In 2009 the named changed to Swai (an alternate name for Tra)
 Regardless of name, Vietnamese Swai and Basa are not subject to the same inspections as other imported catfish because these fish are not considered catfish. (Food Safety News. Does imported catfish pose a health risk?)
 
Despite these setbacks and all the negative marketing (kind of like an election campaign!), Vietnamese catfish (Basa and Swai) was still the 10th most popular seafood among U.S. consumers in 2009. And in several blind tastings [1] [2] people preferred Basa over U.S. Catfish
(Chef’s resources- Is Vietnamese Swai and Basa safe?)
 
 
Được biết từ hơn 10 năm qua tại quê nhà phong trào nuôi cá nuôi tôm để xuất cảng đã nở rộ lên khắp các tỉnh miền Nam, đặc biệt nhất là tại Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ...
 
Cá tôm bị nhiễm chất cấm là điều làm nhiều người ở trong nước cũng như ở hải ngoại rất lo ngại, nhưng rồi mọi người cũng quên đi và vẫn tiếp tục…ăn như thường.
 
Tháng Nov/2005, đài truyền hình CTV và báo chí Canada đã loan tin chất Malachite Green (MG) hay Vert Malachite, là một loại hóa chất cấm đã lây nhiễm vào thủy sản ngoại nhập, bán tại các chợ vùng Vancouver và Richmond thuộc tỉnh bang British Columbia, Canada.
Có chín mẫu đã được đài CTV cho gởi đi xét nghiệm tại một phòng thí nghiệm độc lập. Tất cả gồm có cá rô Phi Tilapia, lươn, đến từ Trung Quốc và hai mẫu cá basa đến từ Việt Nam. Kết quả thử nghiệm cho biết có dư lượng Malachite Green trong cá basa Việt Nam...Trên nguyên tắc, cá bị nhiễm hóa chất cấm không thể được bán ra cho người tiêu thụ nhưng không ai biết tại sao lại có sự sơ xuất (trong phía Việt Nam lẫn phía CFIA Canada) trong vấn đề kiểm soát như thế.
Theo phóng viên đài CTV, thì cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada (CFIA) đã biết rõ tình hình này từ lâu rồi vì trong năm 2005, CFIA đã cho thử nghiệm lối 9% cá nuôi đến từ Việt Nam và kết quả cho thấy 43% mẫu cá xét nghiệm có dương tính với chất Malachite Green. Đây là một kết quả rất nghiêm trọng!.
Được biết 80% tôm cá nuôi, nhập từ khu vực Á châu đều xuất phát từ Trung quốc và Việt Nam. Canada đã đặt Trung quốc (tháng 8/2005) và Việt Nam (tháng 9/2005) vào trong diện phải chịu sự kiểm soát toàn diện (surveillance intégrale). Tất cả các lô thủy sản nhập từ hai quốc gia nầy bị lưu giữ để được thử nghiệm 100%, sau đó nếu kết quả tốt mới được phép bán ra cho người tiêu thụ...CFIA cũng đã gởi văn thư chính thức đến hai đối tác Việt Nam và Trung quốc yêu cầu họ phải tìm biện pháp thích nghi và cương quyết hơn để giải quyết tình hình Malachite Green ở trong cá xuất khẩu.
 
Tôm cá VN nhiễm MG cũng đã được thấy bán tại Hoa Kỳ, Úc Châu và tại các quốc gia thuộc khối liên hiệp Âu Châu.
 
Vì thế đối với thủy sản nhập từ những khu vực khác của Á Châu, CFIA cho gia tăng thêm số thử nghiệm lên từ 5% đến 20%.
 
Canada đã làm gì?
 
Cơ quan CFIA có trách nhiệm kiểm soát tất cả thực phẩm nhập cảng vào Canada.
Phương pháp và tần số xét nghiệm được dựa trên nguyên tắc thẩm định mức độ nguy hiểm (évaluation de risques) của sản phẩm và cũng tùy theo loại hàng hóa, tùy theo quốc gia xuất khẩu và hồ sơ của nhà xuất khẩu trong quá khứ
Ngày 17/7/2006, Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm CFIA đã ký một thỏa thuận với Cục Quản Lý Chất Lượng An Toàn về Thú Y và Thủy Sản, Bộ thủy Sản VN (National Fisheries Quality Assurance and Veterinary Directorate of the Vietnam Ministry of Fisheries, NAFIQAVED). Theo văn kiện này, phía VN phải chịu trách nhiệm kiểm soát việc sản xuất và chế biến thủy sản xuất cảng sang Canada, phải cấp giấy chứng nhận sản phẩm đã được sản xuất trong điều kiện vệ sinh, đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi và quy định về tiêu chuẩn của Canada về thủy sản nuôi, mà đặc biệt là sản phẩm không được chứa Choramphenicol, Nitrofuran, Malachite Green và Leucomalachite Green (riêng 2 chất nầy không được phép có dư lượng trên 0,5 ppb).
 
Ngày 30 Nov 2006, Canada đã đưa ra quy định mới là kể từ 1/1/2007 tất cả thủy sản nuôi và sản phẩm đến từ VN đều phải chịu sự kiểm soát toàn diện 100%. Nếu có giấy chứng sức khỏe (Health certificate) do NAFIQAVED cấp và đạt tiêu chuẩn tốt trong quá khứ thì chỉ có 5% sản phẩm bị xét nghiệm mà thôi.
 Ngoài ra tất cả sản phẩm có thể bị xét nghiệm bất chợt (random) về vi trùng học, hóa chất, kháng sinh, chất phụ gia và về các biến đổi mùi vị, xúc giác (sensory).
Nhiễm Malachite Green ở thủy sản nuôi (thí dụ Cá Basa) là vi phạm thường hay được nói đến nhiều nhất.
 
Canada xét nghiệm thủy sản nhập cảng như thế nào?
 
Bất luận quốc gia xuất phát.
Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada CFIA xét nghiệm thủy sản nhập cảng dựa vào :
- Fish Products Inspection Manual-Policies & Procedures
-CFIA Aquaculture Therapeutant Residue Monitoring list-Appendix 1 (A)
 
*Vi trùng học(Microbological hazards)
 
 -E.coli: Tất cả các loại thực phẩm ăn liền (ready to eat) và sò hến (raw bivalve molluscs).
 -Listeria monocytogenes: Tất cả các loại thực phẩm ăn liền.
 -Salmonella spp: Tất cả các loại thực phẩm ăn liền, sò hến.
 -Staphylococcus aureus: Tất cả thực phẩm ăn liền.
 -Vibrio spp: Sò hến.
 
*Sự hiện diện của hóa chất(chemical hazards)
1)Những chất lây nhiễm từ môi sinh (Environmental Contaminants)
 
 -Mercury (thủy ngân): Các loại cá lớn săn mồi (large predatory fish), cá nước ngọt nhưng không phải cá nuôi (freshwater fish not aquaculture), các loại cá ăn sát đáy nước (bottom feeder).
 
 -PCBs (Polychlorinated biphenyls): Cá nhiều mỡ (fatty fish), cá nước ngọt (freshwater fish).
   
 
 -Dioxins, Furans and Dioxins Like PCBs: Cá nhiều mỡ (fatty fish), cá nước ngọt (freshwater fish).
 
 
2)Marine Toxins (độc tố thiên nhiên)
 
 -DSP (Okadaic Acid), PSP (Paralytic Shellfish Poisoning), ASP (Amnesic Shellfish Poisoning)/Domoic acid: Tất cả sò hến.
 -Ciguatoxin: Các loại cá ghềnh nhiệt đới (Tropical Reef Fish).
 
    3)Dược phẩm dùng để nuôi thủy sản (aquaculture drugs)
 
Amphénicols:
 -Chloramphenicol, Thiamphenicol, Florfenicol, Florfenicol Amine.
Tetracycline:
 -Oxytetracycline, Tetracycline, Chlorotetracycline.
 
 
Macrolides:
-Erythromycin
Sulfonamides:
Sulfadimethoxine - Sulfadiazine - Orthmethoprim - Sulfanilamide - Sulfacetamide -    Sulfapyridine - Sulfaguanidine - Sulfadiazine - Sulfamethizole Sulfathiazole - Sulfamerizine - Ormetoprim - Trimethoprim - Sulfamethoxazole - Sulfamoxole - Sulfisoxazole - Sulfamethizole - Sulfamethazine - Sulfamethoxine -Sulfamethoxypridazine - Sulfamonomethoxine - Sulfaquinoxaline –
 
Fluoroquinolone:
-Ciprofloxacin, Danofloxacin, Enrofloxacin, Sarafloxacin
 
Benzoylureas:
-Teflubenzuron
 
Quinolones:
-Flumequine, Oxolinic acid
 
Nitrofurans:
-Furataldones, Furazolidone, Nitrofurantoin, Nitrofurazone
 
Avermectins:
-Enamectin benzoate, Ivermectin
 
Triphenylmethane-Dye:
-Gentian violet, Malachite green
 
3)Additives (chất phụ gia):
 -Sulphites: Các loại tôm tép sống/chín/đóng hộp (Raw/cooked/canned crustaceans).
                   Cá khô, sò sống/chín/đóng hộp, bào ngư trong lon (canned abalone).
 -Borates: Trứng cá Caviar/Roe.
 -3-MCPD: Nước mắm.
 -Nitrites/Nitrates: Cá hong khói, cá khô.
 
*Decomposition indicator (Dấu hiệu hư hoại)
 
-Histamine: loại cá Scromboids
 
       -Các sản phẩm được làm cho chín bằng enzyme (Enzyme ripened Products).
                             
 
 
*Các xét nghiệm phụ thêm (Health&Safety/Regulatory)
 
      -Tình trạng vẹn toàn của bao bì lon hộp (container integrity): Sản phẩm đóng hộp.
       - Phosphates: Tôm tép sống và chín, lát cá, scallops sống, sò hến sống và chín (raw
        and cooked crustaceans, fish fillets, raw scallops, raw and cooked clams).
       - Chỉ số an toàn Safety parameters (water phase, water activity, pH): Các sản phẩm
         không đông lạnh ăn liền, sản phẩm bán bảo quản (Non frozen ready to eat)
 
Malachite Green là chất gì?
 
Malachite Green (MG) có tên hóa học là Triphenylmethane...MG là một loại bột rất mịn có màu xanh được dùng để nhuộm tơ, vải, giấy và da. MG cũng được dùng trong phòng thí nghiệm để nhuộm vi trùng và bào tử của nó.
Từ lâu, MG được xem là chất diệt trùng, sát nấm (loại saprolegnia ssp) và sát ký sinh trùng nhóm nguyên sinh vật (protozoa)...MG khác với chất sulfate đồng copper sulfate (CuS04) mà có người còn gọi là phèn xanh dùng để diệt ốc, diệt nấm và rong rêu trong nông nghiệp...MG đã được giới nuôi thủy sản trên thế giới sử dụng một cách rộng rãi từ lâu để phòng và trị bệnh cho cá tôm và sò hến.
 
Tại Canada trước 1992, các trại sản xuất cá giống cũng thường sử dụng MG để ngăn ngừa trứng cá bị nhiễm nấm.
Ngày nay, Canada cũng như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới trong đó có Trung Quốc và Việt Nam đều cấm ngặt việc dùng chất MG trong việc nuôi trồng thủy sản. Chloramphenicol, Nitrofuran, xanh Malachite được thấy liệt kê trong danh mục các chất cấm sử dụng của Bộ Thủy Sản Việt Nam.
 
Tại Việt nam, MG có thể được các người nuôi cá tôm xuất cảng lén sử dụng để sát trùng ao hồ, để tắm cá trước khi thả chúng vào lồng nhằm mục đích ngừa cá bị nhiễm nấm hoặc nhiễm ký sinh trùng…
 
Khi vào cơ thể cá, MG sẽ bị phân hủy ra thành chuyển hóa chất (metabolite) Leucomalachite Green (LMG). Thời gian đào thải của MG thì rất nhanh nhưng ngược lại LMG có thể tồn tại trong một thời gian rất lâu dài trong thịt và nhất là trong mỡ của cá đã bị nhiễm độc.
 
 
 
 
Tại sao cấm sử dụng Malachite Green? 
 
Thí nghiệm cho thấy MG và LMG làm hại gan, làm biến đổi tuyến giáp trạng, gây ra tình trạng mất máu, làm đột biến thay đổi gène (mutagenic) và gây cancer (carcinogenic) trên loài chuột thí nghiệm. Qua việc thẩm định các kết quả trên, giới khoa học đưa ra kết luận rằng MG và LMG là 2 chất nguy hiểm có tiềm năng gây cancer cho người.
 
Năm 2002, Canada cũng như nhiều quốc gia khác đã nhận thấy chất Malachite Green có thể là một mối đe dọa cho sức khỏe nên bắt đầu đề ra những chương trình thử nghiệm MG ở các loại cá tôm nuôi bày bán ở thị trưòng.
 
Các quốc gia trong khối Liên hiệp Âu Châu và Úc Châu ấn định dư lượng tối đa của MG và LMG trong thủy sản không được vượt quá hai phần tỉ (ppb)…Hoa kỳ và Canada thì cho áp dụng nguyên tắc zero tolerance, nghĩa là không chấp nhận sự hiện diện của bất kỳ một dư lượng nào dù là thật thấp của MG và LMG trong sản phẩm.
 
 
Thủy sản Việt Nam nhập vào Canada
 
 Ngày 10/4/2007, Cơ quan Kiểm tra Thực phẩm Canada (CFIA) có phổ biến danh sách gồm có lối 200 công ty chế biến thủy sảnVN được cho phép xuất cảng qua Canada. Các công ty trên đều đã được Bộ Thủy sản VN chứng nhận (certification) nằm trong loại A và B theo quy định của ngành thủy sản VN. Các sản phẩm sản xuất từ những công ty nầy đều được Bộ thủy sản VN xét nghiệm và chứng thật không có sự hiện diện của các hóa chất cấm như Nitrofurane, Chloramphenicol, Malachite Green và Leucomalachite Green đồng thời cũng phải đáp ứng đầy đủ và tôn trọng các luật lệ về nhập cảng thủy sản của phía CFIA, Canada.
 
Trên lý thuyết giấy tờ là thế đó còn thực tế ra sao các bạn chắc cũng đã rõ theo như các cảnh báo (Alert) của Cơ quan FDA, Hoa Kỳ trong mấy năm trước đây.
 
Theo danh mục của Bộ Thủy sản VN ký ngày 2/2/2005 thì các hóa chất, kháng sinh sau đây bị cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản:
Aristolochia và chế phẩm, Chloramphenicol, Chloroform, Chlorpromazine, Colchichine, Dapsone, Dimetridazole, Metromidazole, Nitrofuran (bao gồm Furazolidone), Romidazole, Malachite Green, Ipronidazole, các Nitroimidazole khác, Clenbuterol, Diethylstilbestrol (DES), Glycopeptides, Trichlorfon (Dipterex).
 
CFIA đề nghị không cho nhập cảng cá basa Việt Nam vì dư lượng Enrofloxacin vượt quá mức cho phép.(Juin 2011)
Xin đọc nguyên văn bản tin trên từ trang Pangasius Vietnam.
 Thêm một thị trường cảnh báo Enrofloxacin
 


 







 
(vasep.com.vn) Giữa tháng 7/2011, Thương vụ Việt Nam tại Canađa cho biết, Cơ quan Kiểm tra chất lượng thực phẩm của Canađa (CFIA) đã kiến nghị không cho phép NK cá tra, basa philê đông lạnh từ Việt Nam do phát hiện dư lượng Enrofloxacin trong các lô hàng vượt quá mức 0,06 ppb cho phép trong thủy sản.
Thủy sản hiện là mặt hàng XK lớn thứ 3 trong số các mặt hàng XK chính của Việt Nam sang Canađa. 6 tháng đầu năm nay, Canađa là một trong những thị trường chính NK thủy sản của Việt Nam sau EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông, ASEAN. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã XK hơn 11,55 nghìn tấn thủy sản trị giá khoảng 63,2 triệu USD sang Canađa, trong đó có gần 6.900 tấn cá tra, basa, trị giá 21,42 triệu USD.
Tuy nhiên, từ ngày 20/6/2011, khi Luật An toàn sản phẩm tiêu dùng của Canađa (CCPSA) có hiệu lực thì việc XK thủy sản sang thị trường này bị ảnh hưởng.
Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, ngoài Chloramphenicol, Trifluralin... Enrofloxacin là chất đang bị cảnh báo nhiều nhất tại các thị trường NK và lần đầu tiên Canađa cảnh báo về dư lượng hóa chất này trong các lô hàng cá tra, basa NK từ Việt Nam.
Trước đó, liên tiếp từ đầu tháng 3 đến tháng 6/2011, Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam đã có công văn gửi Tổng cục Thủy sản kiến nghị về việc kiểm soát sử dụng Enrofloxacin tại các địa phương.
Tại thị trường Nhật Bản, trong tuần đầu tháng 6/2011, hệ thống cảnh báo NK của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã thông báo phát hiện 2 lô hàng tôm NK từ Việt Nam có dư lượng kháng sinh vượt mức giới hạn tối đa cho phép, trong đó có 1 lô chứa dư lượng Enrofloxacin ở mức 0,03 ppm. Kể từ ngày 10/6/2011, Nhật Bản đã chính thức tăng tần suất kiểm tra dư lượng Enrofloxacin từ 30% số lô hàng tôm lên mức 100%.
 Ngoài ra, tại EU, Cơ quan thẩm quyền Đức, Italia cũng cảnh báo 4 lô hàng cá tra NK từ Việt Nam có dư lượng Trifluralin và chất diệt mối Chlorpyriphos.
Cho đến nay, vẫn chưa có văn bản mới nào bổ sung, thay thế Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ NN và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng. Và tại thời điểm này, Enrofloxacin vẫn có tên trong Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong kinh doanh, sản xuất thủy sản với hàm lượng giới hạn là 0,1ppm”.
 
 
Đây là một loại kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolone, dùng trong thú y, và chăn nuôi gia cầm (pha vô nước uống)
Có thể tạo ra các dòng vi khuẩn Campylobacter đề kháng các thuốc thuộc nhóm Fluoroquinolone. Campylobacter cũng là một vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở người, trị bằng Ciprofloxacin. Trường hợp có sự đề kháng, Ciprofloxacin sẽ không còn hiệu nghiệm đối với vi khuẩn Campylobacter nữa. VN thường sử dụng Enrofloxacin trong kỹ nghệ nuôi tôm.
 
 
Tại sao cá tôm nuôi vẫn còn bị nhiễm MG?
 
MG là một chất rẻ tiền, dễ tìm mà lại cho kết quả rất tốt trong vấn đề nuôi thủy sản. Các chất thay thế MG thì hiếm thấy, khó mua và đắt tiền cho nên một số người nuôi cá ở các quốc gia Á Châu và Việt Nam vẫn lén xài chất xanh Malachite một cách bất hợp pháp. Ngoài ra, sự kiện dùng cá và mỡ cá đã bị nhiễm MG để làm thức ăn nuôi thủy sản cũng là một trong nhiều nguyên nhân làm lây nhiễm MG ở các loại cá tôm nuôi.
 
Hiện nay trên thế giới, chất được cho phép thay thế MG là chất Bronopol(Pyceze, Onyxide 500). Đây là một chất diệt khuẩn, sát nấm nhưng không gây cancer. Không có giới hạn về dư lượng của Bronopol…Tại Âu châu và Bắc Mỹ, Bronopol phải cần có toa của bác sĩ thú y mới mua được...Tại Canada, ngoài chất Pyceze ra còn có một vài chất khác cũng được cho phép sử dụng như Solution de Parasite-S ou de Formalin-R (dung dịch formaldéhyde có chứa méthanol để ngừa sự tạo ra paraformaldhéhyde rất độc cho cá), dùng tắm cá để ngừa ký sinh trùng trên da hay trên mang cá; Perox-Aid (peroxyde d’hydrogène) có tính diệt nấm nhiễm trứng cá; Ovadine dùng như một chất sát trùng cho trứng cá.
 
Ăn phi lê cá tra đông lạnh của VN có hại cho sức khỏe không?
 
Trong những năm gần đây, phi lê cá basa rất phổ biến tại hải ngoại.
Tại Montreal, chợ Tây, chợ Việt, chợ Tàu đều có bán. Và nên nhớ là sản phẩm được đóng bịch, mang nhãn hiệu tiếng Anh. Hình thức đúng tiêu chuẩn- Keep frozen, có Nutrition fact v ngày Best before.
Basat fillet/Filet de Pangasius. Net wt; 1135g/ 2.5lb- Pangasius Hypothalmus- sel, triphosphate de Na. Product of Vietnam-Packed exclusively for Bay Point Trading Inc. Barrie, Ontario. Giá bán 10$
 
Người gõ xin mượn một đoạn trong bài viết của nhà văn Phương Tôn, đăng trong khoahọc.net. 15/3/2011 để mọi người cùng suy nghĩ.
Sự thật quanh chuyện sản xuất cá tra Việt Nam.
Người tiêu thụ bị lừa dối, sức khỏe bị đầu độc?
Khác với thị trường Việt Nam bán nguyên con hay từng khúc, cá tra xuất cảng sang Âu châu chỉ là hai miếng Phi-lê. Cá được vớt từ ao tù chất chồng lên nhau chuyển về xưởng chế biến. Những miếng Phi-lê sau khi được lóc ra liền được vào một cổ máy tròn xoay như hình thức một máy giặt trộn chung với nước có pha trộn Phosphat hoặc Citra. Đây là những chất có khả năng ngậm nước. Thông thường nhà sản xuất cá tra tại Việt Nam trộn theo tỷ lệ 4 tấn Phi-lê với 1 tấn nước có pha Phosphat. Trong cổ máy xoay tròn sau khi Phi-lê cá hút hết nước, liền được đưa vào phòng đông đá rồi cho vào bao bì. Nói tóm lại người tiêu thụ bị lừa đảo trắng trợn vì họ không biết rằng, khi mua bịch 1 kí Phi-lê cá tra Việt Nam họ chỉ được 800 gram cá hay nói một cách khác cứ mỗi 5 Euro trả tiền mua 1 ký cá họ phải trả 1 Euro cho tiền nước đá!

Phosphat không những chỉ giúp con buôn đánh lừa người tiêu thụ mà lại còn gây tác hại lên sức khỏe con người. Người tiêu thụ nhiều Phosphat sẽ bị hoại thận, làm giảm bớt chất Calcium trong cơ thể gây nên chứng loãng xương. Trong một thí nghiệm mới nhất trên loài chuột các nhà khoa học đã tìm thấy Phosphat có thể gây nên bệnh ung thư phổi.”
đã tìm thấy Phosphat có thể gây nên bệnh ung thư phổi.
Cá tôm nuôi tại Canada thì sao?
 
 Cá tôm và sò hến là nguồn protein rất quý báu của chúng ta. Các nhà dinh dưỡng đều khuyên chúng ta nên ăn 2 hoặc 3 lần cá trong tuần để mong có đủ số chất acid béo oméga-3 cần thiết…
 
Một số lớn cá mà chúng ta thường dùng tại Canada, như cá salmon và cá trout, có xuất xứ từ cá nuôi mà ra. Năm 2007, người ta ước lượng trên 50% cá bán tại các chợ Canada là cá nuôi và số còn lại là cá được đánh bắt từ ngoài biển.
 
Vụ Malachite Green chưa chắc hẳn là chỉ riêng của Việt Nam và của Trung quốc thôi đâu. Các quốc gia khác như ChileScotland cũng gặp phải vấn đề cá nuôi của họ sản xuất bị nhiễm MG. Năm 2004 vừa qua, Cơ quan CFIA loan báo là họ đã phát hiện được dư lượng MG trong một số mẫu thử nghiệm thuộc một lô 36.000kg cá Chinook Salmon đang được bán trong các chợ ở tỉnh bang British Columbia và một ít được xuất cảng sang Hoa Kỳ và Nhật Bản. Ngoài số cá đã bán ra, trại còn giữ trên 310.000 con cá sống trong các lồng ở ven biển và dĩ nhiên tất cả cũng đều đã bị nhiễm MG. Trớ trêu thay, tất cả sản phẩm trên đều xuất phát từ trại nuôi cá salmon lớn hạng nhất nhì trên thế giới, đó là trại Stolt Sea Farm nằm tại East Thurlow Island, British Columbia Canada.
 Người ta nghi cá đã bị nhiễm trong giai đoạn ương trứng để tạo ra cá con. Tất cả lô cá nhiễm đều bị thu hồi lại và nếu có ai đó đã lỡ ăn rồi thì theo Health Canada cũng không có hại gì lắm cho sức khỏe vì dư lượng MG nhiễm rất ư là thấp (trace) không đáng kể và hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cũng chỉ là một chuyện xa vời khó có thể xảy ra…
(Health Canada has classified MG/LMG contamination in fish as a class II Health Hazard which represents a situation where there is a reasonable probability that the consumption/exposure to a food will lead to temporary or non-life threatening health consequences, or that the probability of serious adverse consequences is considered remote. Health Canada is not recommending any specific course of action toconsumers who may have eaten the contaminated fish)
 
 
Chuyện bên nhà
 
Cá tra, cá ba sa, cá trê, cá rô Phi và tôm tép là những sản phẩm rất quen thuộc với khẩu vị của chúng ta từ xưa nay. Những món trên đây rất thường được người mình tại hải ngoại hết lòng chiếu cố vì ăn rất ngon và nó còn gợi lại trong mỗi chúng ta một chút gì kỷ niệm về quê hương...
Tác giả nghĩ rằng, ngày nay nuôi cá quy mô theo lối công nghiệp, nuôi thâm canh, nuôi bè hoặc nuôi theo lối đăng quần thì khó mà tránh khỏi cá bị nhiễm chất nầy chất nọ.
 
 Vấn đề ăn uống ngày nay đã trở nên một mối lo nghĩ của rất nhiều người. Ăn bất cứ thứ gì cũng đều khó tránh khỏi hóa chất lạ trong đó. Đâu phải chỉ có tôm cá mới có vấn đề. Chắc gì những loại sản phẩm khác đều khá hơn đâu?...Nước tương nhiễm độc chất 3-MCPD đã từng làm dân chúng bên nhà hoang mang tột độ.
 
 Tác giả xin mượn lời trong bài viết của nhà văn Văn Quang gởi đi từ Saigon và được đăng trong Thời Báo Canada ngày 29/6/2007:...Nhà sản xuất cứ việc sản xuất sản phẩm kém chất lượng, người tiêu dùng cứ bị thiệt hại, xã hội cứ lên án nhưng các doanh nghiệp này vẫn không chịu trách nhiệm pháp lý cũng như trách nhiệm kinh tế đối với người tiêu dùng cũng như xã hội. Và cơ quan có trách nhiệm vẫn cứ ung dung, thọc tay vào túi quần rong chơi, chẳng có trách nhiệm gì hết
 Năm 2007, VnExpress cũng cho biết Nhật Bản đã trả lại 299 tấn gạo nhập cảng từ Việt Nam vì có chứa dư lượng chất trừ sâu acetamiprid gấp hai lần mức độ được cho phép. Biết rằng acetamiprid là hóa chất trừ sâu được dùng rộng rãi trên thế giới. Cũng như phần lớn các nông dược khác, nhiễm acetamiprid lâu ngày có thể có ảnh hưởng không tốt đến chức năng sinh dục, thần kinh và cũng có thể bị cancer nữa.
 
Theo các giới y tế Hồng Kông, thì trên thực tế, Malachite Green chỉ có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe nếu chúng ta ăn mỗi ngày một số lượng cá khổng lồ như 290kg cá nước ngọt hay 7kg lươn nuôi (Food & Hygiene Department Hongkong).
 
Malachite Green chẳng có phải là một vấn đề mới mẻ gì cả. Nó đã được thế giới sử dụng trong việc nuôi cá tôm từ mấy chục năm nay rồi nhưng thật sự mới bắt đầu bị cấm từ năm 1992 trở lại đây thôi.
 
Tác hại của nó trên sức khỏe chúng ta chỉ là những suy diễn và phỏng đoán qua các thí nghiệm ở loài chuột. Với tiếng chuông báo động (Alert) thế giới vừa qua của cơ quan FDA, Hoa kỳ về thực phẩm và thủy sản nhập cảng từ Việt nam và Trung quốc có chứa quá nhiều hóa chất cấm hoặc có dư lượng vượt quá mức cho phép liệu chúng ta có thức tỉnh hơn hay không mỗi khi sử dụng hàng hóa nhập từ những quốc gia nói trên?.
 
 
Các nhà máy biến chế Âu Mỹ mập mờ về vấn đề nhãn hiệu
 
Tại hải ngoại, các nhà máy biến chế thủy sản cố tình đánh lận con đen nhằm mục đích để người tiêu thụ Hoa Kỳ và Canadalầm tưởngsản phẩm của họ là hoàn toàn của Mỹ hay Canada 100%
 
Đa số cá tôm đông lạnh, đóng hộp, biến chế, vô bao tại hải ngoại bán nhan nhãn khắp các chợ Canada có ghi rõ ràng trên nhãn hiệu là sản phẩm được vô bao tại một nhà máy biến chế tầm vóc lớn tại Canada: thí dụ như Hi Liner chẳng hạn. Thật sự ra phần lớn nguyên liệu, tôm cá sò…đều được nhập từ Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Chile…và họ biến chế, vô bao bì đóng hộp tại Canada.
 Lý do: vấn đề marketing, giá thủy sản nguyên liệu mua quá rẽ tại Á châu.
 
 Luật Canada cho phép kỹ nghệ biến chế tại Canada ghi trên nhãn hiệu câu Product of Canada. Đây cũng là tình trạng chung của Hoa Kỳ…
Người tiêu thụ thấy ghi Product of Canada là mua liền không đắn đo.
Chạy đâu cũng không khỏi…
 
1)      Công ty biến chế thủy sản Hi Liner, Canada
 
-Họ mua cá tôm từ đâu?
mussels mua từ Canada, Chile
Cá rô phi Tilapia : Indonesia, Trung Quốc
Basa(cá tra): Việt Nam
Tôm tép Shrimp: Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia
-Lý do tại sao Hi Liner ghi câu Product of Canada khi thủy sản đến từ một xứ khác?
Hi Liner trả lời là Luật canada đòi hỏi Hi Liner cũng như các công ty thủy sản khác phải nêu rõ câu Product of Canada dựa vào nơi biến chế. Nguyên gốc (origin) theo Hi Liner là quốc gia nơi mà sản phẩm được cho thêm giá trị, xay nghiền, đánh trộn, thêm sauce và cũng là nơi sản phẩm được cho vô hộp, vô bịch, và đóng bao bì.
2)Quy định về nhãn hiệu tại Canada (Labeling Standards in Canada ,Victoria Seafood Audit)
Luật về nhãn hiệu-Canada và quốc tế- rất là mơ hồ,không rõ rệt về mặt tên quốc gia origin ghi trên nhãn hiệu.
 Tổ chức lương nông thế giới FAO nói rằng phải ghi tên quốc gia origin, nhưng nếu sản phẩm được biến chế tại một xứ khác {…}thì quốc gia thứ hai nầy được xem là quốc gia nguyên gốc origin. (FAO, 1985). Ví dụ một nhà máy Canada nào đó nhập cảng cá ba sa Việt Nam. Họ biến chế lại, và vô hộp, đóng gói sản phẩm và ghi trên món hàng là Product of Canada.
Sau đây là đinh nghĩa của Cơ Quan Kiểm Thực Phẩm Canada CFIA:
Sản phẩm Canada- Product of Canada : thủy sản được đánh bắt và biến chế tại một nhà máy Canada và sử dụng nguyên liệu Canada (CFIA)
Product of Canadaidentifies seafood products both caught and processed in Canadian establishments using Canadian ingredients (CFIA).
Sản xuất tại Canada, Made in Canada: sản phẩm hoặc dược đánh bắt ngay tại Canada, hoặc được nhập cảng vào Canada và được biến chế ngay tại Canada (CFIA)
Made in Canada” identifies products, either domestic or imported, that have undergone processing in Canada (CFIA).

Năm 2007, Univ British Columbia’s Fisheries Center cho biết trên 1/3 các loại thủy sản bán tại Hoa Kỳ đều bị ghi sai nhãn hiệu. Có thể xảy ra theo hai cách sau đây:
 
- ghi sai nhãn hiệu, thí dụ cá hồi salmon nuôi (farmed salmons) ra thành cá salmon hoang (wild salmons).
 
- đổi tên một sản phẩm nhằm tăng thêm mãi lực, thí dụ cá Patagonian toothfish (lối 12$/pound) thường được gọi là Chilean sea bass( giá lối 25$ /pound), là một loại cá phẩm chất cao.
 
Sợ nhưng vẫn ăn
 
Theo nhận xét và thăm dò của tác giả thì đa số đồng bào sống tại hải ngoại bắt đầu e ngại thực phẩm nhập từ Việt Nam và Trung Quốc.
 
Tuy vậy, ăn hay không ăn đó là quyền tự do quyết định của mỗi người. Có một điều chắc chắn là sau năm ba tháng thì sóng sẽ lặn biển sẽ yên, chuyện đâu vào đó và người ta lại ăn uống ào ào một cách vui vẻ như thường, tới đâu thì tới, chừng nào bệnh chừng nào chết là biết liền hà…
Tâm lý chung là mình nghĩ rằng bệnh hoạn nếu có cũng chỉ xảy ra ở người khác mà thôi.
 
Có bạn còn phán là…ăn cũng chết mà không ăn cũng chết, hơi đâu mà lo...Có phải chúng ta sợ vì chúng ta biết quá nhiều chăng? Thà điếc thì không sợ súng!..
Người mình là thế đó, hay mau quên lắm!
 
 
 
 
Kết luận
 
Ngày nay các bệnh ung thư, hư gan, hư thận không ngớt gia tăng thêm mãi. Thủ phạm một phần là do ô nhiễm môi sinh, phần khác là là do việc lạm dụng hóa chất trong kỹ nghệ thực phẩm. Đây là vấn đề chung cho cả thế giới, xứ nghèo cũng như xứ giàu nhưng nguy hiểm nhứt là những quốc gia vùng Á Châu trong đó Trung Quốc và Việt Nam là hai xứ thường xuyên có khối lượng sản phẩm xuất cảng đáng kể đi khắp thế giới.
 
Để tránh hiện tượng dồn cộng (bioaccumulation), tích lũy độc chất, chúng ta nên thường xuyên thay đổi loại cá ăn./.
 
 
 
 
Tài liệu tham khảo:
 
 
 
-          Phương Tôn, Khoahoc.net. Sự thật quanh chuyện sản xuất cá tra Việt Nam
 
-          VnEconomy. Xuất khẩu thủy sản“bơi” trong khó khăn
 
       - VietBao.vn. Xuất khẩu nông sản khó khăn chồng chất trong năm 2009
 
 
-TS Bùi thế Trương Ph.D, Malachite Green và Green Malachite là gì trong Thực Phẩm?
 
-Agri-Food Trade Service Canada: Future Opportunities in Vietnam’s Market for Fish and Seafood (june 2010)
 
    -Người thứ Chín biên soạn. Tuần báo Đại Chúng. Bạn biết gì về cá Basa?
 
 
 
 
 
Montreal, August 05, 2011
 
 
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855156 visitors (2217842 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free