TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Nuôi cá công nghệ di truyền
 

Lên mạng ngày 18/9/2010


Nuôi cá công nghệ di truyền

Có lẽ Việt Nam không nên “bảo hoàng hơn vua“, điều hòa qúa thiên về môi sinh làm trì hoãn đột khởi, sáng kiến…  :           

Tiến mạnh hơn nữa thực hiện khảo cứu, nuôi cá công nghệ di truyền
G S Tôn Thất Trình


 

Công nghệ di truyền Nông Nghiệp 

             Hai mươi năm qua,  kỹ thuật công nghệ di truyền - genetic engineering technology  cận đại  để sản xuất  dược phẩm  và cây trồng mới đã thành công mỹ mãn  trên phương diện khoa học, nhân sinh và tài chánh. Thế nhưng  ứng dụng kỹ thuật này vào  động vật làm thực phẩm  đã lẽo đẻo theo sau  thua kém xa,  dù sự kiện cho thấy là protêin động vật  đắt tiền và thế giới mỗi ngày  mỗi đòi hỏi nhiều hơn. Lý do  sự tụt hậu  không phải vì  khó khăn kỹ thuật. 
Hàng ngàn động vật  có gen ( es ) hủy bỏ hay thêm vào ,  đã được công nghệ hóa  có mục đích khoa học .  Bảng kê mục lục các dòng có được  trông tựa  một  cuốn sổ điện thoại  của một thị trấn nhỏ , và  các động vật này  đã góp phần  tính không xuể , đến hiểu biết  các chức năng gen  loài vật có vú  về y tế và bệnh tật. Thật sự,  trở ngại  bắt nguồn  trên chánh sách công cộng, đặc biệt  trên luật lệ điều hòa - regulations của chánh phủ.

 
            Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ - the Food and Drug Administration , FDA   ở trong ca, trường hợp này.  FDA sẽ triệu tập những buổi họp các ngày 19-21 tháng 9  năm 2010 tới, để bàn cải  có thể chấp nhận hay không cho thị trường hóa một cá hồi -  salmon , saumon  công nghệ di truyền - GE  tăng trưởng và  mau trưởng thành  hơn là  đàn cá hồi không sửa đổi di truyền. Những buổi họp này là đỉnh  thành quả của nhiều năm do dự và lý luận lờ mờ . Sau  hơn 2 thập niên bàn luận, năm ngoái  Trung Tâm  Thú Y- Center for  Veterinary Medecine ( ở Việt Nam theo truyền thống Pháp Eaux et Forêts ngành ngư nghiệp thuộc  ban Lâm  không thuộc ban Thú Y ) của FDA, đã lựa chọn là  mọi động vật công nghệ di truyền phải tuân thủ các thể lệ chấp thuận và điều hòa tương tự dược phẩm,  trước khi bán ra thị trường, tỉ như các thuốc làm giảm đau nhức và chống rận, bọ chét - anti-flea  dùng để  trị các bệnh động vật. Lý do căn bản là  một “ xây dựng - construct “ công nghệ di truyền hiện diện trên một  động vật GE  và có ý định  ảnh hưởng đến  cấu tạo hay chức năng động vật thõa mãn định nghĩa một thuốc, dược phẩm động vật .”  Những  giải thích này thuận tiện bỏ quên  khoa học, các tiền lệ của chính FDA  và các lựa chọn  điều hòa khác , tốt đẹp hơn.

 

 
          Vậy chớ   loại động vật nào chúng ta đang đề cập tới ?  . Con cá sẽ  thảo luận ở các buổi họp  FDA  là cá hồi Đại Tây Dương- Atlantic salmon, chứa một gen  hormon tăng trưởng - growth hormone, cá hồi Chinook ,  mở ra suốt năm, thay vì  chỉ vào các tháng ấm áp , như trong thiên nhiên. Thời gian này  là phân nữa thời gian cá hồi tăng trưởng để có kích thước thương mãi.  Thay đổi di truyền  không có sai biệt nào dò ra được ở bề ngoài, mùi vị hay giá trị dinh dưỡng . Nó chỉ giúp cho cá tăng trưởng mau lẹ hơn, một ưu điểm to lớn cho ai nuôi cá này và cho người tiêu thụ thêm khả năng mua nhiều cá hơn và  giá rẽ hơn.  Ngay cả phân tích triệt để (quá đáng , không cần thiết ) của chính cơ quan FDA kết luận là cá hồi  GE không có gì khác biệt dò  ra được  và  “ cá cũng  làm thực phẩm an toàn như thể  cá hồi Đại Tây Dương qui ước. “ Nhưng vì lẽ   cá thị trường hóa  sẽ không thụ tinh - sterile  và nuôi trong lục địa, hầu như  không có thể  xảy ra một thứ  “ ô nhiễm di truyền”  của tập hợp gen - gene pool hay các ảnh hưởng  môi sinh nào khác.  Tuy nhiên, con cá hồi  khổ sở này đã bị lơ là bỏ quên  vì luật lệ điều hòa suốt 10 năm qua.         

Cá Hồi với gen tăng trưởng lớn hơn cá hồi tự nhiên 

          Trong số  những ứng dụng khác của kỹ thuật  đang ở nhiều giai đoạn khảo cứu và phát triển , một  ứng dụng đã xuất hiện  trên thị trường nhiều năm  nay ” một con cá kiểng  tên gọi là cá huỳnh quang - Glofishmột cá kiểng sọc rằn - zebra fish   được sửa đổi di truyền  làm  cá phát quang, rọi sáng trong đêm tối. ( FDA đã không điều hòa Glofish  nêu lên là nó không đem lại tí nguy hiểm nào cho y tế công cọng . “Vì chưng bể trưng bày cá - aquarium  không dùng  vào các mục đích thực phẩm , cho nên  các cá Glofish  không đe dọa gì dây chuyền thực phẩm cả thảy. Không có chứng cớ nào  là các cá sọc rằn sửa đổi di truyền  đe dọa  môi sinh nhiều hơn là các cá  sọc rằn không sửa đổi di truyền  đã bán ra rộng rải ở Hoa Kỳ từ lâu. “ Miller đồng ý  biện cứ tương tự  cho cá hồi  mau lớn , sửa đổi di truyền ). Các động vật khác  đang chờ FDA chấp thuận,  gồm có  các gia súc cơ bắp ít mỡ hơn và sử dụng cải thiện phốt pho kiêng cử - dietary phosphorous hầu giảm thiểu  ảnh hưởng môi sinh của phân chuồng - manure.

Cá Huỳnh Quang


 

Cá sọc rằn


             Cho đến khi tuyên bố  chánh sách năm ngoái, FDA không còn điều hòa những dòng mới động vật nuôi ở nông trại hay  theo sự việc này  là các động vật  dùng   theo danh từ là “ có mục đích  y khoa - medical purposes “.  Chẳng hạn, FDA  không điều hòa các  chó Đức chăn cừu  hay các cho săn,  nhặt thú bị bắn, tuyễn chọn màu vàng kim - golden  retrievers bred , hầu  tăng cường tính trạng của chúng  làm mắt chúng  thấy rỏ hơn  hay các chó đồng hành .  Tương tự như thế , FDA cũng không khẳng định  quyền hạn  mình  trên các động vật  công nghệ di truyền  tạo ra cho các mục đích khảo cứu , gồm  luôn cả  hàng trăm dòng chuột, dòng gặm nhắm.

 
          Yêu cầu  chấp  thuận trước khi bán ra thị trường,  rất tốn kém,  chỉ áp dụng khi  động vật đã được sửa đổi di truyền với  kỷ thuật lành nghề  tái phối hợp DNA- state -of the -art recombinant DNA mệnh danh là “ cột gen - gene splicing “ .  Cho nên, dù vẫn dùng làm thực phẩm , nếu cá hồi Đại Tây Dương mau lớn mô tả trên là thành quả của  thụ tinh nhân tạo - artificial insemination  thay vì  công nghệ sửa đổi di truyền, nó sẽ  khỏi cần FDA  định giá  chấp thuận trước.  Điều này cũng đúng cho  các động vật thực phẩm  từ lâu đã được sản xuất  với các phương thức sửa đổi di truyền  ít chính xác ,  ít tiên liệu được . Tỉ như việc làm  ra beefalo , một giống lai giữa bò cái và trâu mỹ - buffalo   chưa bao giờ bị FDA điều hòa cả.  Nói một cách khác, khởi điểm cho  việc điều hòa FDA tốn kém,  không phải là những tính trạng  liên can đến hiểm nguy  của một động vật , mà là việc sử dụng  môtt vài loại kỷ thuật nào đó, mà ở đây lại là kỷ thuật rất chính xác và tiên liệu được. Đúng là vô nghĩa lý quá chừng!

 
          Du nhập  của một gen ảnh hưởng vài  đặc tính không giống việc quản trị một dược phẩm . Một mô hình trái ngược là phương cách do cục điều hòa thực phẩm của cơ quan FDA , là Trung Tâm  An Toàn Thực phẩm và Ứng dụng Dinh dưỡng- Center for Food Safety and Appllied Nutrition, không duyệt xét  mọi  sản phẩm mới từng trường hợp một  nhưng giới hạn   vào các sản phẩm  có đặc tinh  gợi ý rằng chúng đặt  ra  một nguy hiểm không bỏ qua được.  Phương cách này  hoạt động tốt đẹp nhiều năm qua .

 
           Phương các hiện hửu về thực phẩm của FDA  đáng lý phải áp dụng cho  các động vật công nghệ sửa đổi di truyền. Nhưng lạ thay, các nhà điều hòa  lại lựa chọn phương thức nặng nề vất vả và căm ghét hiểm nguy nhất.  Thành quả  là tòan thể một lảnh vực doanh nghiệp đầy sáng kiến đã bị trầm mình ở vũng bùn,  vì một chánh sách  làm tắng phí tổn khảo cứu và phát triễn , kiềm hãm sáng kiến  và  tước đoạt khỏi tay người tiêu thụ  những sản phẩm  đề cao sức khỏe và rẽ tiền hơn . Không lạ lùng chi, khi thấy rất ít công ty  muốn  can đảm  xông vô rừng dày đầy điều hòa này.            

 
            Tại sao FDA  lại lựa chọn  một lề lối  điều hòa  lố bịch như thế ?  Cựu thủ trưởng FDA Frank Young  thường châm biếm  là bò cái rống , chó sủa ,  và nhà điều hòa làm điều hòa.  Ông có thể thêm  một nhận xét khác là  các nhà điều hòa khi họ  thú nhận là đã điều hòa quá đáng  và sửa sai , bước lầm  về chánh sách thì họ  sẽ giống loại “ heo biết bay”  !  
     
 ( chiếu theo  Henry I.  Miller, một bác sĩ y khoa và nhà sinh học phân tử  thành viên của  Cơ quan Hoover và Viện  Doanh nghiệp Cạnh Tranh - Competitive Enterprise Institute. Ông cũng là giám đốc  thiết lập Cục  Kỷ thuật sinh học thuộc FDA  và là  đồng tác giả sách “ Huyền thoại  Thực Phẩm  Ma Quỉ, Thực phẩm Công nghê Di truyền - Frankenfood Myth

 
( Irvine , Nam Ca Li, Hoa Kỳ ngày  17 tháng 9 năm 2010)   

Trở lại Trang Khoa Học   
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 852152 visitors (2210239 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free