TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Phát triển du lịch Kiên Giang
 
Lên mạng ngày 25/10/2011

PHÁT TRIỂN DU LỊCH KIÊN GIANG
THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TS. Nguyễn Xuân Niệm
          (Phó Giám đốc Sở KH&CN Kiên Giang)
 

(The Tourist Development in Kiengiang
Adaptable with Climate Change)
Nguyen Xuan Niem, Ph.D.
          (Vice Director, Kiengiang Department of Science and Technology)
 
I. TỔNG QUAN VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH KIÊN GIANG
Tổng quan đôi nét về Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long - phía Tây Nam của Tổ quốc: phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.
Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản,…
Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.346,27 km2. Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Kiên Giang là 1.683.149 người, mật độ 267 người/km², khu vực nông thôn 73,1%, thành thị 26,9%; dân tộc chủ yếu là người Kinh, Khmer, Hoa. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo, quy mô dân số đến năm 2011 dự kiến 1,8 triệu người.
Kiên Giang có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, có bờ biển dài hơn 200km, với 5 quần đảo và hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ. Ngoài ra, Kiên Giang còn có hệ sinh thái phong phú, đa dạng như hệ sinh thái thảm cỏ biển, rạn san hô; Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc gia Phú Quốc và hệ sinh thái đá vôi Hà Tiên - Kiên Lương. Đặc biệt, Kiên Giang còn có Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới được UNESCO công nhận với tổng diện tích là 1.118.105 ha.
Tiềm năng du lịch Kiên Giang:
Kiên Giang có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh, đảo Phú Quốc… Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, Kiên Giang đã xây dựng 4 vùng du lịch trọng điểm như:
* Phú Quốc: có địa hình độc đáo gồm dãy núi nối liền chạy từ Bắc xuống Nam đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm đẹp như Bãi Trường, Bãi Cửa Lấp - Bà Kèo, Bãi Sao, Bãi Đại, Bãi Hòn Thơm... và xung quanh còn có 26 đảo lớn nhỏ khác nhau. Theo chủ trương của Chính phủ Đảo Phú Quốc được xây dựng thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc tế chất lượng cao. Phú Quốc và hai quần đảo An Thới, Thổ Châu là vùng lý tưởng cho việc phát triển du lịch biển đảo như: tham quan, cắm trại, tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, các lọai hình thể thao nước. Phú Quốc có truyền thống văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng, như: nước mắm phú Quốc, hồ tiêu, ngọc trai, rượu sim, cá trích, nấm tràm,... Chính từ sự phong phú, đa dạng của Phú Quốc, hàng năm khách du lịch đến Phú Quốc tăng nhanh. Năm 2009 lượng khách đến Phú Quốc là 207.692 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế trên 68.178 lượt thì năm 2010 đã thu hút 328.746 lượt khách, trong đó khách quốc tế 97.641 lượt tăng lần lượt là 158,28% và 143,21% so với năm 2010.


Đảo Phú Quốc
* Vùng Hà Tiên - Kiên Lương: Nhiều thắng cảnh biển, núi non của Hà Tiên - Kiên Lương như: Mũi Nai, Thạch Động, núi Tô Châu, núi Đá Dựng, đầm Đông Hồ, di tích lịch sử văn hoá núi Bình San, chùa Hang, hòn Phụ Tử, bãi Dương, núi MoSo, hòn Trẹm, quần đảo Hải Tặc và đảo Bà Lụa rất thích hợp cho phát triển du lịch tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng. Những thắng cảnh như núi Tô Châu, đầm Đông Hồ, sông Giang Thành, khu du lịch Núi Đèn đang được đưa vào khai thác du lịch chính thức. Hà Tiên có truyền thống lịch sử văn hóa, văn học - nghệ thuật, với những lễ hội cổ truyền như Tết Nguyên tiêu, kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, chùa Phù Dung, đình Thành Hoàng… Hiện nay, Kiên Giang đã có tour du lịch đến nước bạn Campuchia qua đường cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên. Đây là cánh cửa mở ra để vùng Kiên Lương - Hà Tiên nối liền với các nước Đông Nam Á; đồng thời mở tuyến du lịch xuyên ba nước, từ Phú Quốc đến Shianouk Ville (Campuchia) và tỉnh Chanthaburi (Thái Lan) bằng đường biển và đường bộ.

Mũi Nai - Hà Tiên, Kiên Giang
Bải biển Mũi Nai
* Thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận: Thành phố Rạch Giá là trung tâm hành chính của tỉnh Kiên Giang, có bờ biển dài 7 km, giao thông thủy, bộ và hàng không rất thuận tiện. Rạch Giá có cơ sở hạ tầng tốt, nhiều di tích lịch sử văn hóa, là điểm dừng chân để đi tiếp đến Hà Tiên, Phú Quốc và các vùng khác trong tỉnh. Do đó, có lợi thế trong phát triển các dịch vụ như: lưu trú, ăn uống, các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm; có 2 hệ thống siêu thị quy mô lớn đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân thành phố và du khách (siêu thị Citimart khu lấn biển và siêu thị Co.op Mart Rạch Sỏi). Thành phố Rạch Giá là nơi đầu tiên ở Việt Nam tiến hành việc lấn biển để xây dựng đô thị mới. Khu lấn biển mở rộng thành phố thành một trong những khu đô thị mới lớn nhất vùng Tây Nam bộ. Hiện tại thành phố đang và chuẩn bị đầu tư nhiều công trình quan trọng như: khu đô thị mới Vĩnh Hiệp, khu đô thị phức hợp lấn biển, 2 cầu nối liền khu lấn biển và khu 16 ha, cầu Lạc Hồng.... Một số khu vực phụ cận của Rạch Giá như huyện đảo Kiên Hải, Hòn Đất cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Kiên Hải đang khai thác các tour khám phá biển đảo đi - về trong ngày. Đây là vùng thắng cảnh biển - đảo với đặc thù nghề truyền thống đi biển, làm nước mắm, chế biến hải sản, tạo thành nét sinh hoạt văn hóa riêng biệt. Khu du lịch Hòn Đất đang hoàn chỉnh và hoàn thiện những công trình văn hóa tại khu mộ Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng (chị Sứ), xây dựng khu trưng bày một số hiện vật chứng tích chiến tranh tại khu phát sóng truyền hình của tỉnh trên đỉnh Hòn Me…
* Vùng U Minh Thượng: Với đặc thù sinh thái rừng tràm ngập nước trên đất than bùn, Vườn Quốc gia U Minh Thượng - khu căn cứ địa cách mạng, Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, đã mở cửa phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái. Khu du lịch Vườn Quốc gia U Minh Thượng phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu văn hóa nhân văn sông nước vùng bán đảo Cà Mau và du lịch nghiên cứu di chỉ khảo cổ Ốc Eo - Phù Nam (Cạnh Đền, Nền Vua, Kè Một). Quần thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng với di tích Ngã Ba Cây Bàng, Ngã Ba Tàu, Thứ Mười Một, Rừng tràm Ban Biện Phú, khu tập kết 200 ngày kinh xáng Chắc Băng, là điểm thu hút du khách tìm hiểu lịch sử cách mạng… Đồng thời, tỉnh vừa khởi công xây dựng một số công trình theo Đề án phục dựng Khu căn cứ Tỉnh uỷ trong kháng chiến tại huyện Vĩnh Thuận.


U Minh
Ngoài 4 vùng du lịch trọng điểm, Kiên Giang hiện có Khu Dự trữ sinh quyển với diện tích hơn 1,1 triệu ha. Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái, có giá trị lớn về mặt nghiên cứu, cũng như du lịch. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải, gồm 3 vùng lõi thuộc Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương, Kiên Hải. Ngoài ra còn bao gồm Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, với trên 10 ngàn ha của 9 loài cỏ biển và gần 500 ha rạn của 290 loài san hô, đặc biệt ở đây còn có động vật biển quý hiếm mang tầm thế giới như Dugong dugon (còn gọi bò biển, cá cúi, mỹ nhân ngư,…), cá heo, rùa biển,…
II. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA DU LỊCH TRƯỚC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Trước hết chúng ta hãy nghe các nhà khoa học nói về biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính.
Những nhân tố có thể hình thành khí hậu là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính. Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu. Một số thành phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn như các đại dương và chỏm băng, phản ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn. Do đó, hệ thống khí hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến đổi từ bên ngoài.
Thách thức đối với ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái biển, đảo, hải đảo nói riêng:
Như chúng ta biết,Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Kiên Giang có bờ biển dài hơn 200km, với 5 quần đảo và hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ, đó là lợi thế để phát triển du lịch. Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng thì du lịch biển chính là thế mạnh cần ưu tiên để phát triển sản phẩm dựa trên tiềm năng, tài nguyên thế mạnh, khác biệt về khí hậu, địa hình, địa mạo; điều này sẽ mang lại cho du khách những cảm nhận riêng biệt khi đến vùng biển Kiên Giang.Du lịch biển đã mang lại cơ hội xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân ở vùng ven biển. Các bãi biển thiên nhiên tươi đẹp thu hút đông đảo du khách khiến nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, cơ sở hạ tầng du lịch vùng ven biển nhằm đáp ứng nhu cầu du khách. Du lịch biển phát triển cũng tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương vùng ven biển, làm đổi thay bộ mặt du lịch Kiên Giang. Các sản vật địa phương liên quan đến biển cũng theo đó mà phát triển thành thương hiệu, đậm dấu ấn bản sắc văn hóa địa phương cũng góp phần đáng kể vào việc phát triển sản phẩm gắn với các tour du lịch. Ở nước ta, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài vào mùa hè kéo theo hạn hán dữ dội trên diện rộng, thì trong những năm gần đây số cơn bão có cường độ mạnh cũng xuất hiện nhiều hơn. Những tác động do biến đổi khí hậu đã và đang hiện hữu ở Việt Nam và gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch. Vì đặc điểm phân bố tài nguyên du lịch và hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tập trung chủ yếu ở vùng ven biển, trên các đảo - nơi chịu ảnh hưởng tực tiếp của biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu có tác động trực tiếp và gián tiếp đến các họat động văn hóa, du lịch, thương mại, dịch vụ. Ở lĩnh vực du lịch biển, nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, nhiều bãi tắm đẹp có thể bị mất đi, một số khác bị đẩy sâu hơn vào đất liền, ảnh hưởng đến việc khai thác. Các công trình hạ tầng liên quan ở các vùng thấp ven biển có thể bị ngập, buộc phải di chuyển, hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ. Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng và nước biển dâng, đe dọa tương lai ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch biển Kiên Giang nói riêng. Du lịch biển đảo trong những năm qua đã đem lại các nguồn thu ngoại tệ không nhỏ đối với thu nhập quốc gia, góp phần vào việc phát triển toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước, hình ảnh con người Việt Nam trên thế giới. Tuy nhiên, du lịch biển đảo đòi hỏi phải có khí hậu ôn hòa, số ngày mưa ít, không quá nắng, gió thổi không mạnh, không quá ẩm và nhiệt độ trung bình ban ngày và ban đêm chênh lệch tương đối ít; hay nói cách khác, du lịch biển đảo phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nếu thời tiết xấu, xác suất tổ chức thành công các chương trình du lịch với các hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí, thưởng lãm ngoài trời sẽ thấp.
Thách thức đối với du lịch sinh thái, bảo tồn tự nhiên:
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu hay nói khác đi Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương. Biến đổi khí hậu làm cho việc tổ chức các chương trình du lịch sinh thái với các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí ngoài trời sẽ khó khăn và ít thành công hơn vì nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thời tiết. Do đó, nếu thời tiết xấu, các hoạt động du lịch sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp các tour còn bị hủy bỏ. Thêm vào đó, các chi phí để ứng phó với các biến đổi bất thường của thời tiết sẽ khiến cho giá tour du lịch bị đẩy lên. Đây cũng là nguyên nhân làm cho khách du lịch sẽ lựa chọn những nơi thuận lợi và chi phí phù hợp hơn để làm điểm đến.
Thách thức đối với du lịch văn hóa dân tộc, tín ngưỡng:
Ngoài những sản phẩm du lịch về biển đảo, sinh thái rừng, ngày nay rất nhiều du khách có xu hướng du lịch tìm hiểu văn hóa các vùng miền, lễ hội tín ngưỡng. Những chùa chiền, nhà thờ, miếu mạo trở thành điểm đến của khách bốn phương.Với chiều dài lịch sử, các dân tộc sinh sống ở Kiên Giang có một hệ thống di tích lịch sử, lễ hội văn hóa đa dạng, phong phú. Cụ thể, nhóm lễ hội gắn với văn hóa cư dân ven biển, sông nước có: Lễ hội Óc-Om-Bok ở Gò Quao, lễ hội thờ cá Voi của ngư dân Phú Quốc, lễ hội nghinh Ông ở Kiên Hải, lễ hội Tết Nguyên tiêu ở Hà Tiên… Nhóm lễ hội gắn với các di tích lịch sử, danh nhân như: Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương ở Tân Hiệp, Lễ hội kỷ niệm ngày giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, lễ giỗ Mạc Cửu ở Hà Tiên, đầu năm 2012 sẽ tổ chức lễ hội kỷ niệm ngày giỗ anh hùng lực lượng vũ trang Phan Thị Ràng (Chị Sứ) ở Hòn Đất. Bên cạnh đó, những làng nghề truyền thống như gốm sứ Hòn Đất, thủ công mỹ nghệ cỏ bàng ở Kiên Lương, dệt chiếu Tà Niên, các sản vật ngọc trai, nước mắm, hồ tiêu, rượu sim Phú Quốc... luôn là những địa chỉ du lịch - văn hóa thu hút du khách trong và ngoài nước. Đến với vùng đất Kiên Giang du khách cũng sẽ có cơ hội hiểu thêm về di tích lịch sử - văn hóa như: di tích Nhà tù Phú Quốc, di tích lăng Mạc Cửu, di tích Hòn Đất, di tích lịch sử U Minh Thượng… Hệ thống chùa của Kiên Giang phong phú, có trên dưới 10 chùa được sắc tứ và được xác định là cổ tự, có trên 75 chùa Khmer. Điểm chung của nhiều ngôi chùa ở Kiên Giang là có phong cảnh hữu tình gắn với những truyền thuyết tâm linh và quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Chùa Sắc tứ Tam Bảo Tự, chùa Phật lớn ở Rạch Giá, Tháp 4 sư liệt sĩ ở Cù Là, Châu Thành là ví dụ điển hình.
Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Trước nguy cơ ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, do tác dụng xâm thực của nước biển, không khí, môi trường các điểm du lịch văn hóa dân tộc, tín ngưỡng bị ảnh hưởng, xuống cấp nhanh. Tuy nhiên với truyền thống yêu nước, tinh thần hướng về nguồn cội, các điểm du lịch văn hóa dân tộc, tín ngưỡng vẫn còn nhiều khả năng lôi cuốn du khách đến tham quan, nghiên cứu.
Ngoài ra, chúng ta còn nhiều thách thức khác như là thách thức đối với du lịch khám phá, du lịch hành hương, du lịch MICE... Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với các loại hình du lịch trên, làm giảm doanh thu cho doanh nghiệp, cơ hội việc làm cho người lao động giảm ảnh hưởng chung đến tăng trưởng GDP của tỉnh và quốc gia. Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới phát triển du lịch ở 3 hình thức. Đó là tác động đến tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động lữ hành bị ảnh hưởng, đình trệ thậm chí hủy do điều kiện thời tiết xấu liên tiếp, bão lụt, lũ quét do biến đổi khí hậu gây ra; tác động trực tiếp đến hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch nhất là hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí.
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH KIÊN GIANG THÍCH ỨNG
       BIẾN ĐỒI KHÍ HẬU
Với những thách thức của du lịch trước biến đổi khí hậu như đã trình bày ở trên, vấn đề đặt ra là làm gì để hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu? 
Trái đất có 7 tỷ người và hiện giờ, có đến hơn một nửa số người này sống ở vùng duyên hải. Đối với Đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Kiên Giang là một trong những nơi cần có sự quan tâm lớn về vấn đề biến đổi khí hậu. Đối với sự đe dọa của biến đổi khí hậu thì đây là nguy cơ chung cho đời sống nhân loại. Trước sự đe dọa ấy, mọi người đều giống nhau về mặt số phận. Hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra, còn mức độ nghiêm trọng đến đâu là do con người quyết định và con người có đầy đủ điều kiện và khả năng, có công nghệ, có tiền và cần có quyết tâm để giải quyết vấn đề này. Trước hết là làm giảm tác động biến đổi khí hậu và thứ hai là thích ứng với biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu sẽ làm cho tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, biển đảo của Kiên Giang bị ảnh hưởng lớn, có nguy cơ suy giảm. Chúng ta cần phải có các giải pháp để hạn chế và kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu vì nó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến các sản phẩm du lịch. Sau đây là những đề xuất giải pháp phát triển du lịch Kiên Giang thích ứng biến đổi khí hậu:
1. Giải pháp sử dụng tốt nguồn nhiên liệu, điện năng, bảo vệ môi trường:
Để làm giảm tốc độ của biến đổi khí hậu có liên quan đến nhiều lĩnh vực như nền kinh tế chúng ta phải làm. Hiện nay tất cả các nước trên thế giới đang sử dụng nguồn nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch như dầu lửa, than đá... Cần phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách hợp lý để giảm khí thải nhà kính.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các yếu tố nhân sinh cũng ảnh hưởng đến khí hậu. Mỗi cá nhân chúng ta cần phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường như giữ gìn môi trường, sử dụng phương tiện giao thông tốt nhất, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt các thiết bị điện trước khi ra khỏi phòng.
Xây dựng kế hoạch ứng phó với những tác động của Biến đổi khí hậu tới các hoạt động du lịch; trong đó bao gồm “giảm nhẹ” và “thích ứng”. Hoạt động “giảm nhẹ” hướng tới việc thay thế các thiết bị làm lạnh sạch tại các cơ sở lưu trú và hạn chế khí thải CO2 từ các phương tiện vận chuyển; khuyến khích phát triển loại hình du lịch thân thiện với môi trường; áp dụng mô hình giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế chất thải; khuyến khích tiết kiệm năng lượng, nước và sử dụng năng lượng thay thế... Còn hoạt động “thích ứng” là hướng tới công cụ quản lý vĩ mô như xây dựng hệ thống chính sách bảo vệ tài nguyên, các khu điểm du lịch; nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và những tác động đến du lịch.
2. Giải pháp tổ chức điều tra, khảo sát các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch bị ảnh hưởng theo các Kịch bản biến đổi khí hậu: 
Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.Ba kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam được xây dựng dựa trên ba kịch bản phát thải, đó là phát thải thấp, phát thải trung bình và phát thải cao. Cũng theo kịch bản trung bình, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm. Theo tính toán, nếu kịch bản trung bình xảy ra, vào giữa thế kỷ 21 (khoảng năm 2050), mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 30cm và đến cuối thế kỷ này, mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 75cm so với thời kỳ 1980 - 1999.
Căn cứ các kịch bản biến đổi khí hậu, ngành Du lịch Kiên Giang cần phải tổ chức điều tra, khảo sát các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch trong phạm vi toàn tỉnh, từ đó đề ra những giải pháp đồng bộ như vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch; xây dựng các chương trình, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, mô hình thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu; đầu tư phát triển các loại hình du lịch; vấn đề môi trường du lịch; củng cố và mở rộng thị trường khách du lịch; xây dựng một chương trình đào tạo toàn diện và các kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch; vấn đề cạnh tranh trong phát triển du lịch; sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch… Đồng thời ngành Du lịch Kiên Giang phải xây dựng chiến lược du lịch gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và biển đảo nằm trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu quốc gia. 
3. Giải pháp cơ chế phối hợp vùng, ngành:
Được coi là một thị trường du lịch đầy tiềm năng, nhưng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Du lịch Kiên Giang nói riêng hoạt động mang nặng tính manh mún, nhỏ lẻ. Việc khai thác mới chỉ là một dấu chấm nhỏ so với lợi thế to lớn. Các doanh nghiệp lữ hành, kinh doanh du lịch dù vẫn khai thác các điểm đến nhưng chỉ giới hạn trong việc đi theo "tour" riêng lẻ, doanh nghiệp nào biết doanh nghiệp đó, địa phương nào biết địa phương đó mà chưa có một quy chuẩn cho thương hiệu này. Một đơn vị điều hành có thể đứng ra bao quát sự phối hợp giữa các địa phương chưa có (Kiên Giang chưa có thành lập Hiệp hội Du lịch). Cho nên phải nhìn nhận thực tế là những tour du lịch hiện nay vẫn còn đơn điệu và nghèo nàn, sản phẩm du lịch cũng trùng lắp khá nhiều giữa các địa phương. Bản thân du khách cũng không có được những cảm nhận tách biệt về từng vùng đất mình đến cho nên thiếu sức cuốn hút bền lâu.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu thì Kiên Giang được dự báo là tỉnh có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, trong đó vùng biển Kiên Giang không thể tránh khỏi những bất thường do thiên nhiên mang lại. Vì vậy, để phòng tránh và giảm thiểu tối đa những thiệt hại do thiên tai, người dân Kiên Giang phải có những hành động cụ thể, nên chăng tổ chức du lịch sinh thái cộng đồng. Đây là mô hình kết hợp giữa du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa với mục tiêu bảo vệ môi trường, tăng khả năng sinh kế cho người dân vùng đệm tại Vườn quốc gia U Minh Thượng và Vườn quốc gia Phú Quốc thuộc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.
Trên cơ sở Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long làm đầu mối, Kiên Giang với sản phẩm đặc trưng là du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp, sẽ kết nối với các tỉnh bạn trong cụm du lịch bán đảo Cà Mau, Cụm du lịch duyên hải phía Đông và Cụm du lịch Đồng Tháp Mười của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để cùng nhau phát triển thương hiệu “Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long”.
4. Giải pháp đầu tư, nâng cấp:
 Trên cơ sở giải pháp tổ chức điều tra, khảo sát các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch bị ảnh hưởng theo các Kịch bản biến đổi khí hậu, ngành Du lịch Kiên Giang cần có kế hoạch đầu tư, nâng cấp bao gồm: đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú mới ở những nơi ít bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật các khách sạn, các khu du lịch có chất lượng cao, cơ sở vui chơi giải trí và cung cấp các dịch vụ bổ sung đạt tiêu chuẩn quốc tế; bảo tồn, tôn tạo các di tích bị xuống cấp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; Đầu tư phát triển các ngành dịch vụ có liên quan đến tổ chức hoạt động du lịch. Đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chất lượng cao, đặc biệt là trong các khu du lịch. Đầu tư nâng cấp các cảng du lịch Rạch Giá, Phú Quốc; đầu tư mới cảng Dương Đông, cảng du lịch Hà Tiên; sân bay quốc tế ở Phú Quốc. Mở rộng, nâng cấp quốc lộ 80 đoạn từ Hà Tiên qua Rạch Giá kết nối tới Cần Thơ và các tỉnh; đầu tư phát triển các điểm dịch vụ dọc các tuyến du lịch và các đầu mối giao thông.
Đầu tư bảo tồn, tôn tạo để làm tăng giá trị tài nguyên và môi trường sinh thái cho các khu khai thác du lịch. Đầu tư phục hồi, phát triển các lễ hội nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của lễ hội. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ trong quản lý và kinh doanh du lịch. Đầu tư cho nghiên cứu ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong hoạt động khai thác phát triển du lịch.
5. Giải pháp tuyên truyền:
Giải pháp này tập trung tuyên truyền thúc đẩy về mặt nhận thức, khẳng định nguy cơ hiện hữu của biến đổi khí hậu và trách nhiệm của các cấp, ngành tại địa phương trong việc xây dựng kế hoạch hành động nhằm góp phần làm giảm nhẹ tác động cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu, kết nối mọi người, hỗ trợ xây dựng các mạng lưới xã hội và được mở rộng khắp mọi nơi với mọi quy mô và lĩnh vực là yếu tố quyết định thành công.
Đối với du lịch biển, thành lập các đội cứu hộ biển, tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo, phát tờ rơi cho khách du lịch, người dân biết các khu vực có các loài cá lạ hung dữ đồng thời cắm các cột mốc cảnh bảo vị trí nguy hiểm. Mục đích của giải pháp này là thông tin, khuyến cáo cho khách du lịch biết đầy đủ các hiểm họa, nguy cơ từ du lịch biển. Có như vậy du khách cảm thấy được đảm bảo an toàn, được quan tâm và cũng là lý do để du khách lựa chọn tour du lịch cho mình.Vận động các nhà doanh nghiệp tham gia sẽ giúp phát triển môi trường, hỗ trợ chính sách. Giải pháp này bắt đầu bằng việc giáo dục và nâng cao nhận thức về các vấn đề biến đổi khí hậu và thúc đẩy truyền thông để áp dụng cách tiếp cận thích ứng tổng thể.
Tóm lại, Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với các điều kiện môi trường tự nhiên. Vì vậy, du lịch được nhìn nhận như là một trong những ngành chịu ảnh hưởng dưới tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, những hoạt động của du lịch cũng tác động không nhỏ đến môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường là một trong những trọng tâm của ngành trong thời gian tới cũng như nỗ lực ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, góp phần đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững. Cần phải có những chính sách thiết thực nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ngay chính đội ngũ làm du lịch.
Xây dựng khả năng thích ứng để đối phó với áp lực khí hậu và biến đổi khí hậu. Khai thác và phát triển tài nguyên du lịch giúp hài hoà giữa các nhu cầu trước mắt với những mục tiêu lâu dài với hy vọng phát triển bền vững và hiệu quả. Mặt khác, chúng ta phải có những biện pháp đối phó thích nghi sống cùng biến đối khí hậu và tránh thiệt hại tối đa, chính sách, truyền thông các biện pháp ứng phó.
Và chúng ta hãy khẳng định rằng, biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức lớn nhất mang tính toàn cầu mà chúng ta và các thế hệ mai sau phải đối mặt./.
 


 
 
 
THE TOURIST DEVELOPMENT IN KIEN GIANG
ADAPTABLE WITH CLIMATE CHANGE

                                                       Nguyen Xuan Niem, Ph.D.
        (Vice Director, Kiengiang Department of Science and Technology)
 
I. OVERALL AND THE TOURIST POTENTIALITY OF KIENGIANG
The generalities of Kiengiang
Kiengiang is a province in the Mekong Delta – Southwestern of the country: bordered in North with the Kingdom of Cambodia; in South with Ca Mau and Bac Lieu provinces; in East and Southeast with An Giang province, Can Tho city and Hau Giang province; in West with the Gulf of Thailand.
The geographical location of Kiengiang has potential for integrated social-economic development, is the gateway towards West Sea of the province as well as of the Mekong Delta with favorable conditions for developing the island - sea economy development; and exchanging with regional and international countries with key industries such as tourist, trading, industrial services and aquaculture,…
Kiengiang has total natural acreage of 6,346.27 km2. According to survey results on April 01, 2009, the population of is 1,683,149, density 267 people/km², rural area 73.1%, urban 26.9%; ethnics mainly Vietnamese, Khmer, Chinese. The ethnics of the province is not evenly distributed, mainly concentrated in the big roads, canals, waterways and some islands, population scope until 2011 estimated up to 1.8 millions people.
Kiengiang has many famous types of scenery, historical relics, with coastal length over 200 km, with 5 archipelagos and over 140 islands small or big. In addition, Kiengiang has abundant eco-systems, diversity such as coral reefs, sea grass beds; two national parks U Minh Thuong and Phu Quoc; and the lime stone eco-system of Ha Tien - Kien Luong. Especially, Kiengiang has also the international biosphere Reserve accepted by UNESCO with total area 1,118,105 ha.
The tourist potential of Kiengiang
Kiengiang has many famous types of scenery and historical relics such as: Hon Chong, Hon Trem, Hon Phu Tu, Mo So mountain, Mui Nai beach, Thach Dong cave, Mac Cuu shrine, Đong Ho, Hon Dat, U Minh forest, Phu Quoc island… To exploit efficiently the development potential of tourist, Kiengiang has constructed 4 key tourist zones such as:
* Phu Quoc: with unique topography including a mountain range from North to South the island, with primary forest having the fauna and the flora abundant, with beautiful beaches such as Bai Truong, Bai Cua Lap - Ba Keo, Bai Sao, Bai Dai, Bai Hon Thom,... and in surroundings there are 26 different small & big islands. According to the governmental policy, the Phu Quoc Island has been constructed into an international tourist resort of high quality. Phu Quoc and two archipelagos An Thoi, Tho Chau are ideal for developing sea & island tourist such as: sightseeing, camping, sea bathing, resort, eco-tourist, forms of water sports. Phu Quoc has long cultural traditions and famous specialties such as: Phu Quoc fish sauce, black pepper, pearls, myrtle wine, herrings, cajuput mushrooms,... Because of Phu Quoc’s abundance and diversity, annually tourists come to Phu Quoc increasingly. In 2009 the number of tourists to Phu Quoc was 207,692 tourist turns, in which international tourists over 68,178 turns. In 2010 attracted 328,746 tourist turns, in which international tourists 97,641 turns increased in turns 158.28% and 143.21% compared to 2010.
* Ha Tien - Kien Luong area: Many sea scenes, its mountains and hills such as: Mui Nai, Thach Dong, To Chau mountain, Da Dung mountain, Dong Ho swamp, historical cultural relics of Binh San mountain, Hang pagoda, Father- Son islet, Duong beach, Mo So mountain, Trem islet, archipelago Hai Tac (pirates), and Ba Lua archipelago very suitable to developing the scene sightseeing tourist, resorts. Scenes such as To Chau mountain, Dong Ho swamp, Giang Thanh River, Nui Den are exploiting officially. Ha Tien is traditionally cultural literature art, with traditional festivals such as Lantern Festival, foundation ceremony of Tao Dan Chieu Anh Cac, Mac Cuu death anniversary, Phu Dung pagoda, Thanh Hoang temple,… At present, Kiengiang as tourist tours to Cambodia via the Ha Tien international gateway. This is the gateway for linking Kien Luong - Ha Tien area with ASEAN countries; simultaneously open tourist line through three countries, from Phu Quoc to Sihanouk Ville (Cambodia) and Chanthaburi province (Thailand) by sea and by road.
* Rach Gia City and suburbs: Rach Gia City is administrative center of the Kiengiang province, with coastal length 7 km, waterways, land and by air very convenient. Rach Gia has good infrastructures, many historical cultural relics, stops to continue to Ha Tien, Phu Quoc and other areas in the province. Consequently, it has advantages in developing services such as: stay over, eat and drink, night entertainment services; it has two supermarket systems of great scope ensuring the needs of tourists and inhabitants of the city (Citimart in the sea encroaching area and Coop Mart in Rach Soi area). Rach Gia is the first place in Viet Nam undertaking the sea encroaching to construct a new urban area. This encroaching area enlarged the city into one of urban areas in West of South Vietnam. Recently, the city is preparing to invest in many important works such as: new urban area of Vinh Hiep, complex urban area sea encroaching, 2 bridges linking the encroaching area with the area of 16 ha, Lac Hong Bridge.... Come suburb areas of Rach Gia such as Kien Hai island district, Hon Dat has also much potential to develop tourist. Kien Hai is exploiting tours of sea discovery back and forth trip in the same day. This is sea scene – island with characteristics as traditional fishing, fish sauce making, sea product processing, creating particular cultural activity traits. Hon Dat tourist area is perfecting and improving cultural works in the tomb area of the dead hero Phan Thi Rang (Miss Su), constructs exhibition area present war relics in television broadcasting area of the province on Hon Me top…
* U Minh Thuong area: with the characteristics of submerged ecological melaleuca forest on peaty soils, the National Park of U Minh Thuong – a revolutionary base, the world biosphere reserve, has been opened for serving eco-tourists. The tourist area of the National Park of U Minh Thuong serves eco-tourists combined with learning human waterways of the peninsula of Ca Mau and tourist studying archeological relics of Oc Eo - Phu Nam (Canh Den, Nen Vua, Ke Mot). The group of revolutionary base U Minh Thuong with relics Nga Ba Cay Bang, Nga Ba Tau, Thu Muoi Mot, Melaleuca forest Ban Bien Phu, assembling center 200 days Chac Bang canal, is the attracting point of tourists to learn the revolution history,… Simultaneously, the province just started some construction works according to the plan reconstructing the provincial party base in the war in Vinh Thuan district.
Besides 4 key tourist areas, Kiengiang presently has biosphere reserve area with the acreage over 1.1 million ha. The biosphere reserve of Kiengiang contains the abundance, the diversity and the characteristics of scenery and eco-system, valuable in aspect of studying, as well as tourist. The biosphere reserve of Kiengiang covers the territories of districts Phu Quoc, An Minh, U Minh Thuong, Vinh Thuan, Kien Luong and Kien Hai, including 3 core zones of the national park of U Minh Thuong, the national park of Phu Quoc and protected forest along the coast of Kien Luong, Kien Hai. In addition, it includes marine protected area of Phu Quoc, with over 10 thousands ha of 9 sea grass species and nearly 500 ha coral reefs of 290 coral species, especially there is endangered internationally as Dugong dugon (so called sea cow, mermaid), dolphins, sea turtles,…
II. CHALLENGES FOR TOURIST FACING WEATHER CHANGE
First of all let us see what scientists telling about climate change
Climate change on the earth is changing weather conditions including atmosphere, water sphere, biosphere, lithosphere present and in the future caused naturally or artificially in a definite time counting with decades or millions years. Changing may be changing average weather conditions or changing the distribution of weather facts around an average level. Climate change may be limited in a definite area or may appear globally. Recently,in the context of environmental policy, ordinary changing weather often mentions present climate change, commonly called global warming phenomenon. The main cause that changed earth weather is increasing activities creating green house waste gases, activities over exploiting adsorption tanks and tanks containing green house waste gases.
Factors that can form weather are changing atmospheric radiation, including processes as changing solar radiation, the orbit bias of the earth, process creating mountain, creating continental drifting and changing the concentration of green house waste gases. Many different reactions of the environment on changing weather can strengthen or reduce first change. Some components of weather system, for example as oceans and icecaps, slowly react on solar radiation change because of huge mass. Consequently, weather system can lose centuries or longer to react completely with changes from outside.
Challenges against tourist branch in general and eco-tourist of sea, and island in particular
As we knew,tourist is activities relevant to human trips far from their habitats permanently in order to meet needs for sightseeing, learning, recreation, and resort in a definite period. Kiengiang has coastal length over 200km, with 5 archipelagos and over 140 islands small or big, that is the advantage to develop tourist. In the policy to develop tourist in Viet Nam in general and Kiengiang in particular then the sea tourist is mainly the strength need priority to develop product based on the potential, strong resources, difference in weather, topography, geomorphology; this point will bring tourists personal feelings when visiting the waters of Kien Giang.Sea tourist has brought opportunity to eradicate hunger and reduce poverty, improve life of coastal inhabitants. Naturally beautiful beaches attract numerous tourists and induce many enterprises investing in constructing resorts, tourist infrastructures in the coast in order to meet tourist needs. Sea tourist developed also creates more jobs, increase income of local inhabitants in the coast, make changing the face of Kiengiang tourist. Local products relevant to sea develops in trademark, imprints local cultural essence also contributed considerably to developing products linking with tours. In our country, due to the influence of climate change, critical hot situation in summer lasts with severe drought at large scale, and then in recent years the number of storms with high intensity also appeared more frequently. The action due to climate change was and is existing in Viet Nam and impacted greatly to tourist development. Due to the characteristics of tourist resource distribution and tourist infrastructure system, the tourist technical material bases concentrated mainly in coastal areas, on islandswhere it is directly impacted by climate change.
Climate change indirectly and directly acts on activities cultural, tourist, trading, and service. In sea tourist field, sea water rising up impacts coastal beaches, many beautiful seaside resorts could be lost, some others pushed deeper inland, impacting the exploitation. Infrastructure works were relevant to low areas along the coast could be submerged, forced to move, business activities would be arrested. Climate change makes the temperature increasing and sea water rising up; it threatens the future of Viet Nam tourist branch in general and sea tourist in Kiengiang in particular. Sea island tourist in past years brought considerable foreign currency in national income, contributed considerably in overall development of different fields economic, social, and cultural and spreading over the country picture, the picture of Vietnamese people over the world. However, sea island tourist needs to have mild weathers, low number of rainy days, not much sunny, the wind blows not strongly, not too humid and average temperature difference between day and night relatively low; in other words, sea island tourist depends much on weather, if bad weather, the probability of successful holding tourist programs with activities sightseeing, having fun, recreation, usually held in open air would be low.
Challenges against eco-tourist, nature conservation:
Eco-system is a type of tourist performed in areas with natural eco-system still rather well conserved aiming at studying, adoring, enjoying scenery, the fauna and the flora as well as existing cultural values or in other hand eco-tourist is a tourist responsible for natural areas conserving the environment and improving the local people’s welfare. Climate change makes holding eco-tourist programs with activities sightseeing, enjoying recreation in open air be difficult and less successful because it depends very much on weather factors. Consequently, if bad weather, tourist activities would be impacted greatly. Even, in many circumstances tours would be annulled. In addition, expenditure to deal with extraordinary changes of weather would make tourist price higher. This is causes that make tourists would select favorable places and expenses more suitable to destination.
Challenges against people’s cultural tourist, belief:
Besides tourist products of sea island, forest ecology, today there are many tourists intend to sightsee to know more about the culture of different regions, believes and festivals. Pagodas, churches, shrines become the destination of tourists from four cardinal points.With the history length of ethnics living in Kiengiang has a historical relics system, festivals of diverse cultures, abundances. Concretely festival group linking with coastal inhabitants culture, waterways with: festival Oc-Om-Bok in Go Quao, festival of whale culture of fishermen in Phu Quoc, festival of Lord escort in Kien Hai, festivals of the Fifteenth Night of January in Ha Tien… festival group linking with historical relics, famous people such as: festival of King Hung in Tan Hiep, festival of death anniversary of people’s hero Nguyen Trung Truc in Rach Gia city, death anniversary of Mac Cuu in Ha Tien, at the beginning of 2012 will hold the death anniversary of armed forces she-hero Phan Thi Rang (Miss Su) in Hon Dat. In addition, traditional professional villages as ceramics of Hon Dat, reed fine handicrafts in Kien Luong, mat weaving in Ta Nien, pearl produces, fish sauce, black pepper, myrtle wine of Phu Quoc,... are usually the tourist cultural destinations attracting tourists in and out of the country. Coming to the territory of Kien Giang, tourists will have the opportunity learning more about historical cultural relics such as: prison relics of Phu Quoc, shrine relics of Mac Cuu, relics of Hon Dat, historical relics of U Minh Thuong… The abundant pagoda system of Kien Giang, has over or less 10 pagodas bestowed and accepted as ancient pagoda, over 75 Khmer pagodas. The common point is that many pagodas in Kiengiang are charming linking with holy legends and fighting process to liberate people. Bestowed pagodas are Tam Bao Tu, Phat Lon pagodas in Rach Gia city, the tower of four martyr monks in Cu La, Chau Thanh district are typical examples.
Cultural tourist is a tourist form based on the nature of people’s culture with the participation of the community aiming at conserving and developing traditional cultural values. Before the danger impacted by climate change, due to the action of sea water intrusion, air, environment people’s cultural tourist spots, beliefs influenced quickly degraded. However, with patriot tradition, the will viewing toward the source, people’s traditional cultural tourist spots, beliefs are still able to attract tourists for sightseeing, studying.
In addition, we still have many other challenges as challenge against discovery tourist, pilgrimage tourist, tourist MICE... Climate change also influences considerably on above tourist forms, reduces the turnover of enterprise, chance for having jobs for workers reduces the common influence on GDP growth rate of the province and of the country. Climate change directly impacts on tourist development under three forms. That is the action on tourist resources, tourist activities, especially traveling activities influenced, slow down even canceled due to continuously bad weather conditions, storms and floods, flood sweeping caused by weather change; directly acted on infrastructure, technical material base of tourist especially traffic system, housing, amusement park.
III. SOLUTIONS FOR DEVELOPING THE TOURIST OF KIENGIANG SUITABLETO WEATHER CHANGE
With challenges of tourist before climate change as mentioned above, the question is what should we do to limit climate change situation? 
The earth has 7 billions people, and at present there is over half of this population living along the coast. In the Mekong Delta in which Kiengiang it is one of places requiring a great interest in climate change. With the threat of climate change then this is the common danger for human life. Before that threat, everybody is similar about fate. The phenomenon of climate change is occurring; still the severity level depends on the human determination and humans have adequate conditions and ability, technologies, money and need to have the will to deal with this problem. First is reducing the action of weather and second is adapting with climate change. Climate change will make the potential developing eco-tourist and sea island products of Kiengiang greatly impacted, facing the danger of reducing. We need to have solutions to reduce and deal with on time climate change because it is one of causes that impacts tourist products. Hereafter are solutions to develop tourist of Kiengiang adaptable with climate change:
1. Solution well using fuel source, electricity, environmental protection:
To reduce the speed of climate change relevant to many fields such as the economy we should run. Now all countries in the world are using fossil fuel source as petrol, charcoal,... We need to use fossil fuel in an appropriate manner to reduce greenhouse waste gases.
In the context of climate change, factors as human life also impacts on weather. Each individual of us we have to be aware of environmental protectionas conserving the environment, using traffic facilities the best, using economic lights, turning off all electrical installations before leaving the room.
Construct plans dealing with the actions of climate change on tourist activities; in which includinglight reductionandadaptability”. Activity light reductionaims at replacing freezing and cleaning equipments in resorts and limit waste gas CO2 released from traffic facilities; encourage developing forms friendly with the environment; apply models reducing wastes, re-use, recycle wastes; encourage saving energy, water and use replacing energy,... Still activityadaptabilityis aiming at superstructure managing tools as constructing policy system for resources protection, tourist spots; increase the awareness of climate change and actions on tourist.
2. Solution holding investigation, survey at tourist spots, tourist parks, and tourist lines influenced according to scenarios of climate change
The scenarios of climate change are assuming on scientific basis and reliability for future development of the relations between economic social, GDP, releasing waste gases of greenhouse, climate change and rising sea water levels.Threescenarios of climate change in Viet Nam have been constructed on three scenarios of releasing wastes those are low, medium and high releasing wastes. Also according to medium scenario, total yearly precipitation and precipitation in rainy season in all weather areas of our country are increasing, meanwhile the precipitation in dry season has reverse trend. According to calculating, if the medium scenario happened, in the middle of century 21 (around 2050), sea water levels could rise about 30cm and to the end of this century, sea water levels could rise about 75cm compared to the period 1980 - 1999.
Based on the scenarios of climate change, the tourist branch of Kiengiang need to holdinspecting, surveying tourists spots, tourist parks, tourist lines in the territory of the province, from that suggest synchronic solutions such as planning and managing tourist development plans; construct programs, long term and short term plans, models adapting and dealing with climate change; invest in developing tourist forms; tourist environment issues; strengthen and enlarge tourist marketing; construct a new training program, re-train human resources serving for tourist development; competition issues in tourist development; with the participation of the community,Simultaneously the tourist branch of Kiengiang must construct the tourist strategies linking with dealing with national climate change
3. Solution for cooperation mechanisms of regions, branches:
Considered as a tourist market fully potential, however tourist in the Mekong Delta in general and Kiengiang tourist in particular activate ragging and minor. Exploiting is just a small point compared great advantages. Travel enterprises, tourist trading though under exploiting destinations but it is still limited in going along with individual tour, which enterprise knows its own, which locality knows its own but not have a standard for this trademark. An operational unit may direct the cooperation between localities not having yet (Kiengiang has not yet established Tourist Association). Consequently must be aware of the fact that tourist tours nowadays are still monotonous and poor, tourist tours also overlapping rather much among localities. Themselves tourists have also not feelings separately each territory thus less lasting attraction.
According to the scenario of climate change, Kiengiang forecasted that have danger suffered with climate change, in which waters of Kiengiang cannot avoid abnormalities brought by the nature. Consequently, preventing and reducing at maximum losses by disasters, people in Kiengiang must have concrete actions, is it good holding communal eco-tourist. This is the model combining community tourist with eco-tourist, based on the nature and native culture aiming at protecting the environment, increasing livelihood for inhabitants in buffer zone, in U Minh Thuong national park and Phu Quoc national park belonging to World Biosphere Reserves.
Based on Mekong Delta tourist association as focus, Kiengiang with products characteristic of advanced tourist resorts, will link with friendly provinces in tourist group of the peninsula Ca Mau, The West coastal tourist group and the tourist group of Dong Thap Muoi in the Mekong Delta develop together the trademark “Mekong Delta Tourist”.
4. Solution investing and upgrading:
 On the basis solution holding inspecting, surveying tourist spots, tourist parks, tourist lines influenced according to the scenarios of climate change, the tourist branch of Kiengiang need planning investment, upgrade including: invest in constructing new resorts in places less influenced by climate change; invest in strengthening technical material bases for hotels, tourist resorts of quality, bases for playing games and recreation and supply supplementary services of international standards; conserving, embellishing degraded relics due to the influence of climate change; invest in developing service branches relevant to holding tourist activities. Invest in infrastructure of quality, especially in tourist parks. Invest in upgrading tourist wharfs of Rach Gia, Phu Quoc; invest in new wharf Duong Dong, tourist wharf Ha Tiên; international airport in Phu Quoc. Enlarge, upgrade the national road 80 from Ha Tien via Rach Gia linking to Can Tho and other provinces; invest in developing service spots along the tourist lines and focuses of communication.
Invest in conserving, embellishing to boost up the values of resources and eco-environment for areas exploiting tourist. Invest in restoring, developing festivals in order to diversify tourist products and increasing the economic social efficiency of festivals. Invest in developing human resources for tourist. Invest in studying apply scientifically technologically in managing and trading tourist. Invest in studying deal with the actions of climate change, sea water rise up in exploiting tourist development.
5. Solution for propaganda:
This solution focuses in propaganda for boosting up the awareness, asserting the present danger of climate change and the responsibilities of levels, branches locally in constructing plan of action in order to contribute in reducing the action as well as in adapting with climate change, linking with everybody, supporting the construction of social networks and in enlarging everywhere with every scale and field are determining the success.
With sea tourist, establishing sea rescuing teams, propaganda, education, warning, leaflets for tourists, people to know areas with strange species of fierce fish; simultaneously putting landmarks warning dangerous places. The purpose of this solution is to communicate, to advice tourists fully about all kinds of danger and peril from sea tourist. Like such tourist feel ensured of safeness, interested and it is also the reason for tourists to choose their own tourist tours. Mobilize entrepreneurs participating it will help developing the environment, supporting policy. This solution starts with educating and enhancing awareness of climate change issues and speed up the communication to apply overall adaptation approaches.
In conclusion, tourist is the economy branch sensitive with natural environment conditions. Thus, tourist accepted as one of branches influenced under the action of climate change. In addition, tourist activities also act considerably on the environment. Consequently, environmental protection is one of focuses of the branch in the future as well as trying to deal with climate change, contribute in ensuring sustainable tourist development. Need to have practical policies in order to enhance the awareness of environmental protection right in tourist teams.
Construct the adaptability to deal with the atmospheric pressure and climate change. Exploiting and developing tourist resources help harmonizing needs ahead with lasting targets with hope for efficient and sustainable development. In the other hand, we need to have measures dealing with adaptable living together with climate change and avoiding losses at maximum, policies, communication for measures dealing.
And we just assert that climate change is becoming a globally greatest challenge that we and later generations must be facing./.
  
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 854930 visitors (2217361 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free