Chức Năng Của Thận
Thận có chức năng lọc máu, thải những chất dư thừa, trung hòa độ pH lý tưởng khắp châu thân, giữ quân bình áp suất huyết, điều hòa lượng muối căn bản cần thiết cho sinh lý trong cơ thể, tái hấp thu nước, đường, đạm, khoáng chất… Tế bào thận còn sản xuất trực tiếp các kích thích tố quan trọng là calcitriol, erythropoietin, renin, estrogen, testosterone, …
Hai quả thận có hình 2 hạt đậu (dài khoảng 14 cm, dầy khoảng 6 cm) nằm ở hai bên dưới lưng cặp 4 đốt xương sống, lưng dưới từ T12, L1, L2 và L3. Quả thận trái nằm dưới hoành cách mô sau ty tạng, còn quả thận phải nằm dưới hoành cách mô sau lá gan. Mỗi quả thận của nam nặng từ 125-170 gram, nữ nặng từ 115-155 gram. Quả thận bên trái hơi to hơn quả thận bên phải. Máu chảy từ đôi động mạch thận vào thận rồi ra khỏi thận bởi đôi tĩnh mạch thận thông vào bàng quang.
Phận sự của thận là lọc máu, hấp thu và bài tiết. Một trong những biến dưỡng quan trọng là chuyển chất đạm trong thực phẩm thành urine, trung bình máu di chuyển qua thận khoảng 180 lít máu mỗi ngày. Thận hấp thu lại những chất đường, đạm, khoáng chất như calcium, potasium… Sinh lý học cho biết rằng trung bình thận thải nước tiểu khoảng bình 2 lít trong một ngày.
Khi chúng ta dùng nhiều chất dinh dưỡng như ăn một bữa tiệc no nê thì thận không hấp thu hết những chất đạm trong thịt, cá, đậu phọng… mà bắt buộc thận phải thải chất bổ dưỡng quá nhiều này qua hệ thống đường tiểu.
Cơ thể cần độ pH với mức trung hòa là lý tưởng là 7. Hai cơ quan góp phần vào sự trung hòa này là phổi và thận. Phổi điều hành nồng độ bicarbonate (HCO3-) trong máu liên đới với thận tái hấp thu bicarbonate và thải hydrogen chạy theo đường tiểu nằm dưới dạng ummonium chính là cái mùi khai khai phản phất bay lên từ nước tiểu. Sự điều hành nầy không phải từ kích thích tố của tế bào thận mà do trung tâm từ não ngay phía sau tuyến não thùy ra lệnh tiết ra kích thích tố antidiuretic hormone (ADH) truyền xuống thận để góp phần vào chu kỳ sinh hóa biến dưỡng.
Áp huyết trong cơ thể tùy thuộc vào công việc của thận chính là sự điều hòa hai chất Na (natrium) và Cl (chloride), (NaCl là muối ăn thường ngày), hiện diện trong máu có sự liên đới trực tiếp với chất kích thích tố renin-angiotensin.
Hai kích thích tố trong thận là erythropoietin và renin cảm nhận nồng độ dưỡng khí để nhờ sự trợ giúp bằng cách kích thích sự sản xuất của hồng huyết cầu. Kích thích Cacitriol kêu gọi thành lập sinh tố D để hấp thu chất vôi hữu cơ trong máu là calcium, nhờ thận tái hấp thu chất phosphate. Nhiệm vụ của 3 kích thích tố quan trọng là renin-angiotensin-aldosterone, angiotensin cần đến kích thích tố renin quan hệ mật thiết với kích thích tố aldosterone.
Thống kê cho thầy khi phát triển từ phôi thai của tế bào thận nguyên thủy không hoàn hảo thì trẻ sơ sinh không thể sinh tồn sau khi chào đời.
Những bệnh thận cấp thời do nguyên nhân nhiểm trùng hay những bệnh khác liên đới đến tế bào thận ảnh hưởng đến chức năng lọc máu, tái hấp thu và bài tiết. Nếu những khoáng chất hữu cơ trong máu khi qua thận bám nhiều vào tế bào trong thận tạo thành sạn thận làm đau khủng khiếp cần siêu âm để bắn sạn tan thành hạt nhỏ theo đường tiểu ra ngoài hay giải phẩu lấy sạn ra.
Bệnh tiểu đường cũng gây hậu quả tế bào thận không còn bình thường vào giai đoạn cuối của bệnh này là hư thận.
Khoa học ngày đêm phát minh ra phương pháp lọc máu giúp điều hòa dinh dưỡng cơ thể khi thận không còn làm việc hữu hiệu. Ngay cả phương pháp hiện đại ghép trái thận từ người khoẻ mạnh hiến cho người có trái thận không còn hữu hiệu hầu cứu mạng cho người bị hư thận.
Sạn thận nhìn qua phim X quang
BS Trần Văn Diên ngày 25/8/2011