TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Thức ăn nhanh
 
Lên mạng ngày 1/5/2010

THỨC ĂN NHANH & THỨC ĂN CHẬM
 
Nguyễn thượng Chánh, DVM
 
 
Thức ăn nhanh hay fast food là một hiện tượng đặc thù của xã hội Âu Mỹ…
Đó là những thức ăn được chế biến ngay tại chỗ trong một thời gia rất nhanh, trung bình trên dưới 5 phút là có ngay. Có thể ăn ngay tại chỗ hay mang đi, rất tiện lợi cho mọi người trong mọi hoàn cảnh..
 
Xuất phát từ Hoa Kỳ, ngày nay fast food hầu như có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới.
 
Vì sao kỹ nghệ nầy quá phổ biến như vậy?
Câu trả lời đơn giản là, ăn fast food vừa “ngon”, vừa tiện, vừa nhanh mà lại cũng vừa túi tiền của mọi người!
 
Fast Food không ngừng phát triển và bành trướng thêm lên mãi. Sự thành công nầy một phần nhờ vào tính chất bình dân của nó, cũng như sự đáp ứng mạnh mẽ của quần chúng các giới, nhất là thanh thiếu niên và trẻ em.
 
 Nói về quảng cáo, khuyến mãi thì thật là khoa học và rất táo bạo.
 Mua một tặng một, mua món nầy tặng thêm món khác, tặng phiếu ăn miễn phí, tặng phiếu đổ xăng, xổ số rút thăm trúng quà hoặc trúng những giải thưởng đáng giá như những chuyến du lịch chẳng hạn!
 
Mục đích quảng cáo thường nhắm vào giới khách hàng trẻ tuổi và giới thiếu nhi, như tặng đồ chơi, hình tượng, posters mang hình các tài tử, danh ca, và lực sĩ tên tuổi sáng chói…Họ cũng thỉnh thoảng bảo trợ các cuộc tranh tài thể thao, các công trình có tính cách phúc lợi công cộng tại địa phương vv…
 
Họ thường xuyên nghiên cứu thêm những sản phẩm mới lạ, và thích nghi vào thị hiếu và tập tục ăn uống của từng quốc gia.
Fast food ngày nay đã vượt ra khỏi ranh giới Bắc Mỹ để có mặt khắp năm châu bốn biển!
 
Fast food đã trở thành một sắc thái tiêu biểu trong cuộc sống của chúng ta.
 
Kỹ nghệ fast food được trang bị với đầy đủ các phòng thí nghiệm về dinh dưỡng thật tân tiến. Họ có cả một đại học, nhiều trung tâm nghiên cứu hiện đại để huấn luyện nhân viên.
Hamburger University
 
 
 Đọc đến đây chắc các bạn cũng đã hình dung được một vài tên tuổi nổi bật của ngành kỹ nghệ thức ăn nhanh nầy rồi!.
 
Mặt trái của thức ăn nhanh
 
Các nhà dinh dưỡng đều cho rằng fast food chứa nhiều Calories (ăn nhiều dễ bị mập phì đó!), nhiều đường, nhiều muối sodium, nhiều chất béo, cũng như nhiều cholesterol. Ăn fast food thường xuyên rất có hại cho sức khỏe là cái chắc.
 
Chất béo Trans và bệnh tim mạch
 
 
Nghi vấn về đường fructose
 
Nói nhỏ với các bạn sống tại Quebec. Vài năm trước lúc còn đi làm, tác giả cũng thường được cấp chỉ huy điều động đến khám thịt tại lò sát sanh (nói theo danh từ bên nhà là Lò Mỗ) chuyên làm bò cái phế thải vaches de réforme, cull cows (bò già, bò cái không đẻ đái, không còn sức khỏe...). Đó là nhà máy Colbex ở St Cyrille de Wendover, không mấy xa Tp Drummondville, cách Montreal trên 100km về phía Đông.
Mỗi ngày giết lối 500 con. Các quầy thịt sau đó đều được chuyển hết về nhà máy biến chế Levinoff tại Montreal để xay ra thành thịt hamburger và cung cấp cho Cty Mc Do.
Lẽ đương nhiên là phẩm chất của thịt bò phế thải quá tệ, không thể nào sánh bằng thịt bò mà các bạn thường mua về để chiên steak được.
Ngoài ra, thịt bò già kém phẩm chất nên chỉ được bán cho kỹ nghệ biến chế thực phẩm mà thôi.
Chung quy, fast food nổi tiếng cũng nhờ họ khéo quảng cáo mà thôi!
 
Fast food hay Junk food?
 
 
Junk food (tạp phẩm?) là danh từ người ta thường dùng để gán cho các loại thức ăn và thức uống vô bổ vì chúng chứa toàn là colories rỗng (empty calories) không có các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Nét chính của junk foodnhiều đường , đặc biệt là đường fructose cao của sirop bắp (high fructose corn syrup thấy trong các loại nước ngọt có gas,bánh, kẹo, chocolate), nhiều mỡ dầu, nhiều Trans fat, nhiều hóa chất bảo quản, nhiều muối (thí dụ các gói Chip), nhưng lại chứa rất ít, hoặc không có các chất xơ, khoáng và vitamins...
Thật ra rất khó phân biệt ranh giới giữa junk foodfast food….Junk food có thể là fast food và ngược lại.
Xã hội Âu Mỹ đã bị fast foodjunk food tràn ngập khắp mọi nơi!
 
  
Vài con số tiêu biểu
    
Mc Donald’s:
                 * Hamburger (100 g): Calories 246 / Fat 7.9 / Carbohydrate 31g
                 * Cheeseburger (121g): Cal 320 / Fat 10g / Carb 35g
                 * QuarterPound with cheese (200 g): Cal 530 / Fat 30g / Carb 38g
                 *Big Mac (216 g): Cal 560 / Fat 31g / Carb 45g
                    * Chicken Mc Nugget (6): Cal 290 / Fat 17g / Carb 15g
                    * Egg Mc Muffin (136 g): Cal 290 / Fat 12g / Carb 27g
                    * Fries (medium 111g): Cal 354 / Fat 17g / Carb 47g
 
Burger King:
 * Whopper (270 g): Cal 640 / Fat 39g / Carb 45g
 * Whopper with cheese Cal 1010 / Fat 67g / Carb 47g
 * Big fish Sandwich: Cal 720 / Fat 43g / Carb 59g
 * French fries (116g): Cal 400 / Fat 21g / Carb 50g
 * Chocolate shake (284g): Cal 320 / Fat7g / Carb 54g
KFC:
 * Chicken breast (153g): Cal 400 / Fat 24g / Carb 16g
 * Cole Slaw (145g): Cal 180 /Fat 9g / Carb 21g
Domino’s Pizza:
 * 1 slice thin crust cheese (99g): Cal 253/ Fat 11g / Carb 29g
Taco Bell:
 * Burrito Supreme ( 9 oz): Cal 440 / Fat 19g / Carb 51g
 * Taco Salad (19 oz): Cal 850 / Fat 52g / Carb 65g
Subway:
         * 6”Classic Italian sandwich: Cal 688 /Fat 39g / Carb 47g
         
 
Fast food và Slow food
 
Slow food nation
 
 
 
 Phong trào Slow food (thức ăn chậm) đã được khởi xướng lên đầu tiên ở bên Ý vào năm 1989… Ngày nay, phong trào nầy đã lan rộng ra khắp thế giới.
 
Phương châm của họ là: Ê ! hãy chậm chậm lại nào (Stop, slow down). Hãy sống cho thoải mái, cho chậm rãi để có thì giờ thưởng thức đúng mức hương vị các món ăn thuần túy của quê hương hay địa phương mình.
 
 Đối với Tây phương, họ kêu gọi mọi người nên trở về nguồn với những món ăn chế biến từ những nguyên vật liệu nuôi trồng theo lối thiên nhiên không có kháng sinh và hóa chất nào cả.
 
 Họ hô hào mọi người hãy tẩy chay fast food, vì chúng chỉ là sản phẩm của kỹ nghệ mà thôi. Họ cho rằng, fast food đã tước mất cái gu, cái tính chất riêng biệt ở mỗi cá nhân chúng ta.
 
Thật vậy, ăn một cái big Mac ở New York, ở Montréal hay ở Paris cũng không có mấy gì khác nhau cả.
 
 Trên lý thuyết thì slow food cũng có lý, nhưng trong thực tế thì có vẻ mơ hồ quá.
 Ai dám cam đoan slow food là những món ăn hoàn toàn tinh khiết và tốt cho sức khỏe đâu! Mỡ, dầu, đường, muối, nếu bị lạm dụng, thì dù là fast food hay slow food chúng cũng đều nguy hại cho sức khỏe y như nhau.
 
Vấn đề quan trọng nhứt là làm sao mỗi người có thể thay đổi được cách sống, nếp sinh hoạt cũng như cách suy nghĩ của mình trong vấn đề ăn uống.
 
Trong cuộc sống tất bật, quá gấp rút thì không phải là chuyện dễ!
 
 
 
Tham thực cực thân
 
Tại Hoa Kỳ và Canada cứ bốn người thì có một người mập phì.Tình trạng nầy càng đáng ngại hơn ở giới trẻ. Từ 20 năm nay số trẻ em mập đã tăng lên gấp đôi.
 
Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) gọi hiện tượng nầy là dịch mập phì. Một số bệnh ngày xưa chỉ thấy ở người lớn, như bệnh tiểu đường loại II, nay cũng thấy xuất hiện lác đác ở trẻ em.
 
Mọi người đều cho rằng chính fast food là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mập phì.
Thật vậy, fast food làm cho con người thích và ghiền cái ngọt và cái béo.
 
Các khẩu phần fast food bán ra không ngừng gia tăng khối lượng và kích thước thêm lên mãi để trở thành quá khổ supersize. Mua những phần thức ăn loại nầy có lợi hơn về giá cả so với những phần bình thường. Mua theo lối tam hợp (TRIO) như BigMac+Coke+Fries vẫn có lợi hơn là mua riêng rẽ từng món một. Mua một cái Pizza Xtra Large được tặng thêm chai 2L Pepsi, và món hàng được đem giao tận nhà chỉ trong vòng có 30 phút…
Bạn đi Ciné, chỉ được quyền đem vào phòng chiếu những thức ăn thức uống do chính rạp hát bán ra ngay tại cửa mà thôi, mà món nào món nấy, chẳng hạn như thùng bắp rang popcorn đầy bơ,nhiều muối, to tổ bố thấy hết hồn luôn...và không quên kèm theo một ly coke large size cho đủ bộ vận.
Người tiêu thụ riết rồi cũng quen mắt với những món fast food quá khổ nầy, và thấy chúng cũng bình thường mà thôi.
 
Ăn nhiều, ăn thường xuyên mà lười vận động thì dễ mập và dễ bệnh mà thôi!
 
Thế nào là mập phì?
 
 Vậy thế nào gọi là mập phì (obesity)? Người ta sử dụng công thức BMI (body mass index) để tính.
                                                          
BMI   = Cân nặng kg x 10000/ (chiều cao tính bằng cm) x (chiều cao tính bằng cm)
 
 
Ở người trưởng thành BMI = 18.5- 24.9   tốt, bình thường (normal)                          
                                     BMI = 25–29.9 thừa cân, dư kí, mát da mát thịt (overweight), coi chừng.                                     
                                  BMI = từ 30 trở lên, mập phì, nguy hiểm, coi chừng bị bệnh đó. Obesity
              
                                  BMI = dưới18.5, ốm quá, thiếu cân, suy dinh dưỡng (underweight).
 
BMI chỉ cho chúng ta một ý niệm tương đối về tình trạng mập ốm mà thôi…
Một lực sĩ vai u thịt bắp có thể có cùng trị số BMI như một người bình thường, nhưng chúng ta  không thể đánh giá sức khỏe của họ giống nhau được, vì tỉ lệ phân bố chất mỡ trong cơ thể của họ khác biệt nhau. Tỉ lệ mỡ trung bình của nam là 18%-22%, của nữ là 20%-27%.
 Nếu tỉ lệ nầy vượt trên 25% ở đàn ông và trên 30% ở đàn bà thì không tốt, có nhiều nguy cơ bệnh tật...
Ngoài ra cũng có thể sử dụng tỉ lệ đo vòng eo và vòng mông (WHR- Waist Hip Ratio), WHR phải dưới 0.85 ở các bà và dưới 0.95 ở các ông. Chỉ số nầy càng lớn thì nguy cơ các bệnh về tim mạch, áp huyết, cholesterol, tai biến mạch máu não và bệnh tiểu đường càng cao.
Mập bụng, còn gọi là bụng bia, thùng nước lèo to có dạng trái táo (apple shape) nguy hiểm hơn mập ở mông và đùi, có dạng trái lê (pear shape).
Các ông thường mập theo dạng trái táo còn các bà thì thường mập theo kiểu trái lê!
 
 
Càng to càng hấp dẫn hơn
 
Nhằm mục đích khuyến mãi, năm 1994 McDonald’s đã có sáng kiến tung ra những món hàng rất to, khối lượng quá khổ (supersize) hơn bình thường nhưng giá cả thì chỉ có tăng thêm lên chút đỉnh mà thôi.
 
Với các món supersize nầy, họ đánh trúng vào tâm lý của người tiêu thụ, ham rẻ nên mua nhiều hơn nữa. Hậu quả tai hại là sau 10 năm của chiến dịch supersize nầy, đã làm nẩy sinh ra là bao nhiêu vấn đề rắc rối về sức khỏe cho hằng triệu người, nhất là đối với giới trẻ tại Hoa Kỳ...
 
Tình trạng béo phì, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường type II là vấn đề đã làm y phí về sức khỏe Hoa Kỳ hằng năm tăng lên đến 100 tỉ dollars.
Từ 16% đến 33% trẻ em Hoa Kỳ đều bị mập phì.
Mỗi năm, tình trạng béo phì đã giết hại lối 400.000 người Mỹ và nó là nguyên nhân tử vong đứng sau thuốc lá.
 
 
 
K ỹ ngh fast food bị lôi ra tòa
 
 Mấy năm về trước, một số người mập phì ở Hoa Kỳ đã lôi các nhà hàng nổi tiếng trong lãnh vực fast food ra tòa để mong xin được bồi thường thiệt hại.
 Nhưng chuyện cũng không có kết quả vì tòa án đã bác bỏ lời buộc tội của họ.
 Kỹ nghệ Fast food quả thật là rất có thế lực.
 Một dự luật đã được họ vận động để đệ nạp lên thượng viện Hoa Kỳ nhằm mục đích miễn trách nhiệm cho kỹ nghệ fast food về tình trạng mập phì trong xã hội Mỹ. Lý luận của giới nầy là họ chỉ đáp ứng lại luật cung cầu thôi.
Người tiêu thụ có tự do và toàn quyền quyết định những gì mình nên ăn và những gì mình muốn ăn.
McDonald’s rất có thế lực nên Hạ viện Hoa Kỳ đã biểu quyết thông qua dự luật Cheeseburger (với 236 phiếu thuận và 139 phiếu chống), miễn trách nhiệm cho kỹ nghệ fast food về vấn đề dư cân và béo phì trong dân chúng!
 
Để tô điểm lại phần nào hình ảnh quá tiêu cực của mình, McDo đã quyết định dẹp bỏ menu supersize, và thiên về sáng kiến mới như tung ra những món có vẻ “hiền lành” cho sức khỏe hơn, đồng thời khuếch trương thêm mấy món salade và yogurt với câu quảng cáo rất ư là hấp dẫn như “Eat Smart, Go Active’’.
 
 
Nhà hàng Mc Do cũng có chủ trương giúp khách hàng trong việc lựa chọn những món ăn một cách sáng suốt.
Tại mỗi điạ điểm, Mc Do Canada đều có phổ biến bản tài liệu về thành phần dinh dưỡng của tất cả các món ăn và thức uống cũng như của các nguyên vật liệu đã được sử dụng.(xem phía sau tấm giấy lót trên cái khay khi bạn order ở quầy)
 Không biết có ai chịu khó đọc các tài liệu nầy hay không?
 Mc Do cũng có bán những menu nhẹ (Light, healthy) ít mỡ, ít đường cho những ai thật sự quan tâm đến sức khỏe.
 
 
 
 
Sự chuyển biến của nghành fast food
 
Nhận thấy dân chúng càng ngày càng nhạy cảm đối với vấn đề ăn uống nên kỹ nghệ Fast Food cũng phải chuyển biến theo nhận thức mới của người tiêu thụ.
 
 Nhan nhản người ta thấy xuất hiện những mỹ từ mới trong menu như: Santé, Healthy, Light, Low fat, Low carbường), Low calories, Diet, Cholesterol free, Bio, Organic (thực phẩm được chế biến từ nguyên liệu được nuôi trồng một cách thiên nhiên, không có dùng trụ sinh hoặc hóa chất), no GMO, Genetically modified organism (không sử dụng những nguyên liệu đã bị làm thay đổi gene), Vegetarian,Veggie (thực phẩm chay), Hormone free (thịt không có chứa hormone), Vegetable & Grain fed chicken (gà nuôi toàn bằng hạt, không có trộn thêm bột thịt, bột xương lấy từ thú vật vì sợ nhiễm bệnh bò điên), và biết đâu trong tương lai cũng dám có những câu quảng cáo như  BSE free (chỉ dùng thịt bò làm từ những thú khỏe mạnh không mắc phải bệnh Bò điên), Hamburger not irradiated (thịt không có bị xạ chiếu để diệt trùng), v.v… (chứa ít chất bột đ
 
Chúng ta tự hỏi có phải chăng kỹ nghệ ăn uống đã quan tâm thật sự đến sức khỏe của người tiêu thụ hay đây cũng chỉ là một mánh khóe khuyến mãi marketing mà thôi!    
 
Tình hình fast food tại quê nhà
 
 Châu Hùng. ThờiBáo KinhTếSaigon Online. Thị trường thức ăn nhanh Việt Nam... của nước ngoài.
“Theo thông tin từ Bộ Công Thương, năm 2009, tổng thu nhập của ngành thức ăn nhanh cả nước ước đạt khoảng 500 tỉ đồng, tăng 35-40% so với năm 2008, trong đó phần lớn vẫn đến từ các thương hiệu nước ngoài như KFC, Jollibee, Lotteria… Một số cuộc điều tra gần đây cũng cho thấy 70% người dân thích đi ăn tại các tiệm thức ăn nhanh”
 
 
Ăn cho đúng cách
 
Cuộc sống quá ư là vội vàng gấp rútđã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tập quán ăn uống của chúng ta tại hải ngoại.
Giới trẻ thì làm biếng vận động, tối ngày cứ miệt mài trước màn ảnh tv hay computer để chơi gamechat. Ăn lạp xạp suốt ngày và toàn là junk food không hà...Khát nước, thì mở tủ lạnh lôi mấy lon coke ra uống.
Người lớn thì ngồi chết trên sofa suốt ngày xem phim truyện Hàn quốc, hoặc băng nhạc Thúy Nga hay Asia.
Trong trường học cũng như tại khắp các nơi công cộng đều đầy rẫy các tủ máy bán nước ngọt, bánh kẹo và toàn là junk food không hà…
 
Thời giờ là vàng bạc mà!. Hậu quả của tình trạng béo phì đưa đến các bệnh về tim mạch, áp huyết cao, cholesterol cao, tiểu đường, cũng như một số bệnh cancer, chẳng hạn như cancer ruột già, và cancer vú v.v…là chuyện đương nhiên mà thôi!
 
Sống như Mỹ thì phải chết như Mỹ.
 
Người Việt chúng ta, sống trên vùng đất nước nầy, ít nhiều cũng phải chịu cùng chung số phận trên.
 
 Trong mọi gia đình, trong đám bạn bè gần xa, hoặc cả chính bạn và tôi cũng đã bắt đầu có người có vấn đề sức khỏe nầy nọ rồi...Cholesterol cao, áp huyết cao, và đường cao … là những âu lo chính của phần đông trong chúng ta.
 
 Mỗi năm lúc đi thử máu định kỳ là lúc lo âu căng thẳng tinh thần hết sức. Có rất nhiều bạn đã bị bệnh tiểu đường rồi, còn xui hơn thì bị cancer hay tai biến mạch máu não, trở thành phế nhân... Cũng có người đã viễn du tiên cảnh từ lâu rồi.
 
Ngoại trừ những người theo đuổi chế độ ăn kiêng “diet”, và những ai có vấn đề sức khỏe nên phải kiêng cử nầy nọ, còn lại tuyệt đại đa số trong chúng ta thỉnh thoảngvẫn có thể ăn Fast food một cách an tâm.
Vấn đề là đừng nên ăn quá thường xuyên không tốt. Phải biết chọn những món thích hợp, ít mỡ dầu, ít sauce, ít đường, và nên ăn những phần nhỏ bình thường, tránh các supersize hoặc XtraLarge.
 
 Phải biết là dầu, mỡ, chất béo có rất nhiều trong khoai tây chiên (fries), nói chung là trong các món chiên hoặc xào, trong lớp bột áo phía ngoài miếng thịt gà rán KFC, trong da gà.
 
Ăn dĩa salade thì tốt cho sức khỏe, nhưng coi chừng loại sauce dầu thêm vào, có thể là đầu mối của vấn đề!
 Fromage, sauce mayonnaise, các loại sauce sền sệt chua chua ngọt ngọt để chế lên salade và các món thịt nguội (salami, bacon, ham, smoked meat, sausage) đều chứa rất nhiều chất béo...
 
Món ta, món Tàu cũng phải coi chừng.
Ngoài ra cũng nên cẩn thận với các món ăn của ta (chả giò, phở, bún bò Huế, bột chiên, chuối chiên vv…) cũng như của các nhà hàng Tàu vì hầu như đều có chứa rất nhiều mỡ dầu và bột ngọt, v.v…
Ăn thường xuyên thì mới lo.
 
Còn mì gói, mì ăn liền instant noodle nữa.
 
Solving the mysteries of instant noodles. MedNet.com
 
Mì gói du nhập vào Việt Nam từ nhưng năm 60 và đã trở nên khá phổ biến trong mọi tầng lớp của xã hội miền Nam.
 Mì gói còn được gọi là mì ăn liền, mì ramen, mì hành, mì cua, mì hai tôm, Kung Fu, Vifon, v,v…có thể được xem như fast food kiểu VN ăn ở nhà. Mì có nhiều dạng: gói, hộp, ly, tô.
Nó là vị cứu tinh của những kẻ độc thân, của sinh viên, học sinh ít tiền ,của người quá bận rộn và của kẻ làm biếng nấu nướng mất công.
Trong thực tế, mì gói thường dùng như một món ăn chơi cho đỡ dạ (snack).
 
Có điểm hơi bất lợi là mì gói chứa quá nhiều bột ngọt,chất béo bão hòa(xấu), chất béo trans, nên coi chừng gói dầu,mỡ và gói muối trong bao.
 
Tiện một cái, là giữa đêm, lỡ có đói bụng bất tử thì xuống bếp lôi ra một gói mì hành, chế nước, bỏ vô thêm vài con tép, tôm khô, môt chút rau cải nếu có, xong đút vô lò vi ba microwave, nhấn 5 phút là sẽ có một tô mì nóng thơm phức. Cam đoan ngon hơn cái BigMac giá 5$.
Nếu có đầy đủ gia vị và nguyên liệu, thịt xá xíu, tôm, cua, hành ngò chúng ta có thể biến mì gói thành một món cao lương mỹ vị không bằng.
 
Mì gói là một món ăn quá bình dân và phổ thông của người mình từ hơn 50 năm nay. Tại Canada, một thùng mì giá lối 14$.
 
Dù ở trong nước hay dù ở ngoài nước, mì gói cũng đã chiếm một chổ đứng khiêm nhường trong tập tục ăn uống của đa số chúng ta.
 
Giữa cái big Mac và tô mì gói, thì người viết xin chọn mì gói, vì cái gu Á châu và nhất là nó lúc nào cũng gần gũi với mình theo vận nước nổi trôi.
 
Lúc còn đi làm việc, trong giờ nghỉ ăn trưa, mình đã từng ăn mì gói liên tục và dễ dàng trong nhiều tuần lễ cho nó tiện nhưng chịu thua khi bị bắt buộc phải ăn McDo mỗi ngày trong vòng một tuần. Khi ăn mì gói, mình chỉ sử dụng có một tí dầu và lối ¼ lượng muối trong bao mà thôi.
 
Xin cám ơn cha đẻ của mì gói Momofuku Ando, ân nhân của người nghèo, người bận rộn, người độc thân,và người làm biếng. Ông ta đã qua đời vì bệnh tim năm 2007 tại Nhật Bản và thọ được 96 tuổi.
Mr Ando was born in Taiwan in 1910 and moved to Japan in 1933, founding Nissin Food Products Co after World War II to provide cheap food for the masses.
His most famous product, Cup Noodle, was released in 1971.
Its taste and ease of preparation - adding hot water to dried noodles in a waterproof polystyrene container - have made it popular around the world.
Mr Ando said the inspiration for his product came when he saw people lining up to buy bowls of hot ramen noodle soup at. a black market stall during the food shortages after World War II
 
                                                                                           
Trịnh Hội.Mì gói. Saigonecho.com
 
 
 
Tuy nhiên đừng nên lạm dụng mì gói quá thường xuyên không tốt.
 
Trong quá trình sản xuất, mì được chiên trong những loại dầu bão hòa rẻ tiền chẳng hạn như dầu cọ (palm oil). Gói gia vị và gói muối chứa nhiều loại hóa chất, trong dó phải kể đến bột ngọt monosodium glutamate chứa nhiều sodium. Những ai đang có vấn đề cao máu hypertension hoặc bạn nào đang uống thuốc trị trầm cảm antidepressant medication(MAO inhibitors), hay đang bị chứng suy tim ứ huyết congestive heart failure cần tránh thức ăn có nhiều muối sodium và bột ngọt vì nguy cơ huyết áp sẽ tăng.
Brooks warns that those suffering from high blood pressure, taking diuretics or certain antidepressant medications (MAO inhibitors), or suffering from congestive heart failure should avoid the high sodium and MSG content supplied by instant noodles.
Leading MAOIs are: phenelzine (Nardil), tranylcypromine (Parnate), Seligiline (Eldepryl), and isocarboxazid (Marplan).
The foods that interact with MAOIs include aged cheeses; smoked, pickled, fermented and otherwise processed meats, fish and soy products; Chianti and other red wines; fava beans and ripe figs; and foods containing monosodium glutamate (MSG). These foods all contain large amounts of the amino acid tyramine, which, when it interacts with MAOIs, dramatically raises blood pressure
 
Hop Ngo, CNN. Instant noodles a health hazard:report
 
"In the case of instant noodles, we're not just talking about fat, we're also talking about bad fat," pediatrician Tim Trodd told CNN.com. "These noodles use cheap vegetable oil that breaks down as trans fatty acids."
Doctors have identified trans fatty acids as one of the triggers of heart disease.
"Aside from that, instant noodles have chemicals and preservatives -- a lot of them," Trodd said.                          
 
Fast food cũng có cái hay của nó
 
Fast food cũng có khía cạnh hay của nó, đôi khi cũng rất tiện lợi cho mọi người như trong trường hợp gấp gáp hoặc bị kẹt thình lình phải ở lại hãng xưởng để làm thêm giờ phụ trội overtime, hoặc hai vợ chồng lo cãi lộn quên nấu cơm, thôi thì cứ order pizza hoặc lôi mấy gói mì hành ra làm đỡ để có sức mà còn cãi tiếp… hoặc đễ làm lành lại với nhau.
 
Tại hải ngoại, lúc đi chơi, đi du lịch bằng xe bus theo tour thì ăn fast food là tiện và nhanh nhất. Mà cũng độc, thường thì người hướng dẫn hay cho xe tấp vô mấy tiệm fast food như Mac Donald chẳng hạn hoặc ghé vô phố Tàu để hành khách nghỉ xã hơi, ăn uống cũng như tiện bề sổ sách cho người guide. (chắc có bắt mánh với restaurant)
 
Chổ lạ, muốn tìm một nhà hàng Việt Nam để ăn cho ra hồn cũng hổng phải dễ đâu.
 
 
 
Chuyện tréo cẳng ngõng
 
American Journal of Public Health, 15 April 2010,có đăng tải bài nghiên cứu của Gs Wesley Boyd, thuộc Harvard Medical School về kỹ nghệ fast food.
Life and health insurance industry investment in fast food
 
Các công ty bảo hiểm sức khỏe và nhân thọ, theo chức năng thì phải quan tâm đến sức khỏe của khách hàng, nhưng ngược lại họ lại dành những số tiền to lớn lối 2 tỉ dollars để mua cổ phần trong lãnh vực thức ăn nhanh. Nói một cách khác là họ giúp sức vào việc bành trướng của ngành fast food mà mọi người đều lên án.
Tại Hoa Kỳ, các công ty bảo hiểm Prudential, Ing, Northwest Mutual đã nắm nhiều cổ phần của McDonald’s, Pizza Hut.
Northwestern Mutual chi 422.2 triệu$ tiền mua cổ phần fast food, trong số trên có 318 triệu $ dành cho McDonald’s.
Prudential Financial, New Jersey đã chi 355 triệu $ để đầu tư trong ngành fast food, trong số có 2 triệu $ dành cho McDonald’s, Burger King, Jack in the Box và YUM.
Tại Canada, công ty Financière Manuvie đã chi 146 triệu dollars vào 3 trong 5 nhóm chánh của kỹ nghệ fast food. Trong số tiền trên, 53 triệu dollars được dành mua cổ phần của tổ hợp YUM (gồm có gà rán KFC, Pizza Hut, Taco Bell).
Health insurers accused of investing in fast food
 
The study's authors say they are concerned that with the recent passage of health care reform the insurance industry may get to play an even bigger role in health care, and for that reason should be held to a even higher standard of corporate responsibility.
Dr. Boyd, a psychiatry professor at Harvard Medical School says,
"There’s a ton of irony in it. In order to generate profits, they will invest in any area they need to … to make money, even if what they invest in, in this case fast food, is an industry that is known to cause people to get sick and to die early."
 
Kết Luận
 
 Tham thực cực thân! con người tự đào lấy mồ bằng chính răng của mình.
 
 Thật vậy, các nhà khoa học đều nhìn nhận rằng hết 60% bệnh tật đều bắt nguồn từ thức ăn và lối sống của chúng ta mà ra.
 Nếu muốn sống lâu, sống khỏe thì không gì xác đáng hơn là nên noi theo ý kiến rất hữu lý của bác sĩ Dewitt Goodman (đại học Columbia): “ Mỗi người phải tự quyết định lấy và phải biết lựa chọn giữa cái ngon, cái khoái khẩu với cái tốt, cái bổ ích cho sức khỏe”./.
 
Montreal, April 29, 2010

Trở lại Trang KH&TH
 
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855064 visitors (2217670 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free