100 trường đại học hàng đầu thế giới năm 2009
Tạp chí giáo dục danh tiếng của Anh The Times Higher Education hàng năm đều tổ chức xếp hạng các đại học nổi danh trên thế giới. Ngày 21/01/2010 ,Tạp chí này công bố danh sách 100 trường đại học hàng đầu năm 2009.
So với năm 2008, bảng xếp hạng năm 2009 đã có một số thay đổi vị thứ. Trường Đại học Havard (Mỹ) vẫn giữ vị trí quán quân, Đại học Cambridge của Anh từ vị trí thứ 3 năm 2008, nhảy lên thứ 2 năm 2009, đánh hạ trường đại học Yale (Mỹ) xuống vị trí thứ 3. Cũng vậy. trường Đại Học University College London (UCL, Anh) và Imperial College (Anh) ở vị trí 6, 7 năm 2008 nay nhảy lên vị trí thứ 4, và thứ 5. Ngược lại trường đại học cổ kính nhất nước Anh là Đại học Oxford, lại bị rớt 1 bậc xuống hàng thứ 6. Như vậy, trong 10 đại học hàng đầu thế giới, Mỹ chiếm 6 đại học, và Anh chiếm 4 đại học (hạng thứ 2, 4, 5, 5).
Đại học Harvard, ngôi trường đầu bảng
|
ĐH Harvard. |
Đại học Harvard là một trường đại học tư thục tọa lạc ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ bao gồm 10 trường trực thuộc và là một thành viên của Ivy League (Nhóm các trường đại học hàng đầu ở Mỹ). Đây là trường đại học lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, cũng là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở châu Mỹ và là tập đoàn đầu tiên tại Bắc Mỹ. Harvard cũng là tổ chức có nguồn cung ứng tài chính lớn thứ hai (sau Quỹ Bill & Melinda Gates)với khoảng 28,8 tỉ USD vào năm 2008.
Harvard thường xuyên có mặt top đầu trong các bảng xếp hạng giáo dục đại học quốc tế. Đại học Harvard không chỉ là sự hãnh diện của sinh viên Mỹ mà còn là niềm mơ ước của tất cả các sinh viên trên thế giới. Những sinh viên đã được bước chân vào giảng đường đại học Harvard cũng đều là những thiên tài của thế giới.
Đã từng có đến 7 vị tổng thống Mỹ được đào tạo tại Harvard và đã có tới 40 giải Nobel. Nơi đây được đánh giá là cái nôi sản sinh ra các tỷ phú giàu bậc nhất thế giới. Vì vậy người Mỹ có một câu nói khá nổi tiếng là muốn cho con bạn trở thành một trong những người giàu nhất, hãy gửi chúng tới Harvard.
Đại học Cambridge vươn lên vị trí á quân
|
ĐH Cambridge. |
Sau 1 năm, ngôi trường đại học nổi tiếng của nước Anh này đã vươn lên được 1 bậc, từ vị trí thứ 3 lên vị trí á quân. Đây là viện đại học cổ xưa thứ hai tại các nước nói tiếng Anh, chỉ sau Đại học Oxford. Năm 1209, do xung đột giữa các sinh viên và dân thành thị, nhiều học giả của Đại học Oxford đã chạy đến thành phố Cambridge và lập nên Đại học Cambridge. Hệ thống đại học Cambridge có 31 trường cùng hàng nghìn chuyên ngành đào tạo khác nhau.
Trường Đại học Cambridge có truyền thống gần 1000 năm đào tạo những nhà lãnh đạo trên thế giới, những chuyên gia kinh doanh cũng như những nghệ sĩ. Mỗi năm, có hàng trăm tiến sĩ và thạc sĩ thành đạt từ nơi đây. Những buổi lễ trao bằng long trọng và xúc động được diễn ra định kỳ vào các tháng nhất định của mỗi quý và tuỳ vào thời gian lựa chọn của từng vị tiến sĩ. Họ là niềm tự hào và danh dự của người dân, nhưng họ cũng chính là những trí tuệ tuyệt vời mà nền giáo dục Cambridge đã khai sáng và nuôi dưỡng.
Đại học YALE ngậm ngùi tụt hạng
|
ĐH Yale. |
Đây chính là trường đại học đã để trường Cambridge soán ngôi và đành ngậm ngùi nắm giữ vị trí thứ 3 (Năm 2008, trường đại học Yale xếp thứ 2).
Đây là một viện đại học tư thục ở New Haven, Connecticut, nước Mỹ được thành lập vào năm 1701 dưới tên Collegiate School. Yale là viện đại học lâu đời thứ ba của Mỹ và là một thành viên của Ivy League. Ngôi trường này cũng đã từng đào tạo nên 4 vị tổng thống Mỹ bao gồm Gerald Ford, George H. W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush. Tờ báo Boston Globe đã viết rằng "nếu như có một trường có thể tuyên bố rằng đã giáo dục cho các lãnh đạo cao nhất của đất nước trong ba thập kỉ, thì đó là Yale.
Yale cũng là trường đầu tiên ở Mỹ cấp bằng tiến sĩ vào năm 1861. Đại học Yale không chỉ nổi tiếng vì nhiều nhân tài, chất lượng giáo dục đỉnh cao, mà còn là một trong những trường đại học to nhất nhì Hoa Kỳ, với hệ thống thư viện khoảng 13 triệu cuốn sách (hệ thống thư viện đứng thứ 2 của Mỹ).
Viện Đại học Yale thu được vốn hỗ trợ hàng năm khoảng 17 tỉ Đôla, đứng thứ hai chỉ sau Harvard. Trường có 3300 giảng viên, 5300 sinh viên đại học và 6000 sinh viên viên sau đại học. Yale được Cục Thuế Hoa Kỳ đưa vào trong danh sách các tổ chức phi lợi nhuận. Yale và Harvard là hai đối thủ của nhau trong tất cả các lĩnh vực giáo dục đại học.
Đại học UCL (University College London), cú nhảy ngoạn mục
|
Đại học UCL. |
Từ vị trí thứ 7 năm 2008, Đại học UCL của nước Anh đã vươn lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng năm vừa qua.
Ngôi trường này được thành lập năm 1826, và là một trong những trường đại học có lịch sử lâu đời nhất ở Anh, chỉ sau trường Oxford và Cambridge. Hiện nay trường có khoảng 19.000 sinh viên, trong đó hơn 30% là sinh viên quốc tế đến từ gần 140 quốc gia trên thế giới.
Năm 2008, tổ chức Research Assessment Exercise (RAE) UCL đã xếp trường UCL là trường đại học có nhiều công trình nghiên cứu chất lượng tốt nhất ở London và xếp thứ 3 trong toàn vương quốc Anh. Tổ chức này khẳng định rằng trường UCL đã có những thành tựu nổi bật về các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, y học cũng như các ngành nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. Ngôi trường này luôn có nhiều nguyên tắc trong việc đảm bảo cho chất lượng xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu trong các ngành học kể trên. Đây cũng là trường đại học đầu tiên ở Anh chấp nhận sinh viên từ mọi tôn giáo, chủng tộc, tầng lớp xã hội và bình đẳng nam nữ.
Imperial College và Đại học Oxford đồng hạng ở vị trí thứ 5
Từ vị trí thứ 6 năm 2008, Imperial College đã lên hạng và nắm giữ vị trí thứ 5. Trường được thành lâp năm 1907 và là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu ở London. Nội dung đào tạo chính của trường là liên ngành nghiên cứu và cung cấp các cơ sở nghiên cứu. Các lĩnh vực đào tạo chủ yếu của trường là Khoa học kỹ thuật, Y học, và khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, Kinh doanh. Đây cũng là những khoa chủ chốt của Imperial College.
Mặc dù chỉ bị rớt 1 hạng từ vị trí thứ 4, xuống vị trí 5, đồng hạng với trường Imperial College, những đây cũng là điều đáng tiếc cho trường đại học nổi tiếng bậc nhất ở xứ sở sương mù. Đại học Oxford tọa lạc tại thành phố Oxford, Anh. Đây là trường đại học cổ nhất trong các nước nói tiếng Anh được thành lập vào thế kỉ 13. Đại học Oxford có 39 học viện (college), mỗi học viện có một cấu trúc và hoạt động riêng.
Việc dạy học của hệ đại học chủ yếu là học theo kiểu phụ đạo, trong đó mỗi giáo sư phụ trách từ 1 đến 4 học viên làm việc hàng tuần khoảng 1 giờ tùy thuộc vào ngành học mà nội dung buổi học là về một bài luận hoặc bài tập.Mỗi tuần sinh viên thường có khoảng 2 buổi học kiểu này, các giáo sư có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của môn học hoặc lĩnh vực chuyên môn, có thể đến từ các trường khác trong đại học Oxford. Ngoài ra, sinh viên còn học bổ sung bằng các buổi nghe giảng, lên lớp, hội thảo được tổ chức theo chuẩn của bộ môn.
Theo xếp hạng của The Times năm 2007, đây là viện đại học tốt nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
Ngoài ra, đáng chú ý trong top các trường đại học tốt nhất thế giới năm 2009, Nhật Bản là gương mặt đại diện sáng giá cho châu Á với 6 trường được lọt vào danh sách này.
Đó là các trường: Đại học Tokyo xếp thứ 22, Đại học Kyoto xếp thứ 25, Đại học Osaka sếp thứ 43, Học viện công nghệ Tokyo xếp thứ 55. Hai trường Đại học Nagoya và Tohoku lần lượt chiếm giữ vị trí áp chót là 93 và 97.
Một số trường đại học khác của châu Á cũng nằm trong bảng xếp hạng này là Đại học Hồng Kông xếp thứ 24, Đại học quốc gia Singapore xếp thứ 30, Đại học quốc gia Seoul xếp thứ 47…
Dưới đây là danh sách các trường lọt top
STT
|
Tên trường
|
Đất nước
|
1
|
Đại học Harvard
|
Mỹ
|
2
|
Đại học Cambridge
|
Anh
|
3
|
Đại học YALE
|
Mỹ
|
4
|
Đại học UCL (University College London)
|
Anh
|
5
|
Đại học IMPERIAL College London
|
Anh
|
5
|
Đại học OXFORD
|
Anh
|
7
|
Đại học Chicago
|
Mỹ
|
8
|
Đại học PRINCETON
|
Mỹ
|
9
|
Học viên công nghệ Massachusetts
|
Mỹ
|
10
|
Học viện công nghệ California
|
Mỹ
|
11
|
Đại học COLUMBIA
|
Mỹ
|
12
|
Đại học PENNSYLVANIA
|
Mỹ
|
13
|
Đại học JOHNS HOPKINS
|
Mỹ
|
14
|
Đại học DUKE
|
Mỹ
|
15
|
Đại học CORNELL
|
Mỹ
|
16
|
Đại học STANFORD
|
Mỹ
|
17
|
Đại học Quốcgia Australia
|
Úc
|
18
|
Đại học Mcgill
|
Canada
|
19
|
Đại học MICHIGAN
|
Mỹ
|
20
|
Viện kỹ thuật liên bang Thụy Sỹ (ETH Zurich)
|
Thụy Sỹ
|
20
|
Đại học EDINBURGH
|
Anh
|
22
|
Đại học TOKYO
|
Nhật Bản
|
23
|
Đại học LONDON (King’s College London)
|
Anh
|
24
|
Đại học HONG KONG
|
Hong Kong
|
25
|
Đại học KYOTO
|
Nhật Bản
|
26
|
Đại học MANCHESTER
|
Anh
|
27
|
Đại học CARNEGIE MELLON
|
Mỹ
|
28
|
Đại học Sư Phạm PARIS
|
Pháp
|
29
|
Đại học TORONTO
|
Canada
|
30
|
Đại học Quốc gia Singapore
|
Singapore
|
31
|
Đại học BROWN
|
Mỹ
|
32
|
Đại học NORTHWESTERN
|
Mỹ
|
33
|
Đại học California, Los Angeles
|
Mỹ
|
34
|
Đại học BRISTOL
|
Anh
|
35
|
Đại học Khoa học và Kỹ thuật HONG KONG
|
Hong Kong
|
36
|
Trường Bách Khoa Paris
|
Pháp
|
36
|
Đại học MELBOURNE
|
Úc
|
36
|
Đại học SYDNEY
|
Úc
|
39
|
Đại học California, BERKELEY
|
Mỹ
|
40
|
Đại học BRITISH COLUMBIA
|
Canada
|
41
|
Đại học QUEENSLAND
|
Úc
|
42
|
Trường Đại học Bách khoa Liên bang LAUSANNE
|
Thụy Sĩ
|
43
|
Đại học OSAKA
|
Nhật Bản
|
43
|
Đại học TRINITY Dubline
|
Ai Len
|
45
|
Đại học MONASH
|
Úc
|
46
|
Đại học Trung văn Hồng Kông
|
Hong Kong
|
47
|
Đại học Quốc gia SEOUL
|
Hàn Quốc
|
47
|
Đại học NEW SOUTH WALES
|
Úc
|
49
|
Đại học TSINGHUA
|
Trung Quốc
|
49
|
Đại học AMSTERDAM
|
Hà Lan
|
Trong TOP TEN, thì 6 Đại Học Hoa Kỳ, 4 Đại học của Anh. Đặc biệt là 4 đại học Anh đứng vị trí 2, 4, 5 và 6
Từ 50 đến 100
Thứ hạng |
Tên trường |
Tên nước |
51 |
Đại học COPENHAGEN |
Đan Mạch |
52 |
Đại học New York |
Mỹ |
52 |
Đại học Bắc Kinh |
Trung Quốc |
54 |
Đại học BOSTON |
Mỹ |
55 |
Đại học Kỹ thuật MUNICH |
Đức |
55 |
Viện Công nghệ TOKYO |
Nhật Bản |
57 |
Đại học HEIDELBERG |
Đức |
58 |
Đại học WARWICK |
Anh |
59 |
Đại học ALBERTA |
Canada |
60 |
Đại học LEIDEN |
Hà Lan |
61 |
Đại học AUCKLAND |
New Zealand |
61 |
Đại học Wisconsin - Madison |
Mỹ |
63 |
Đại học AARHUS |
Đan Mạch |
63 |
Đại học Illinois, Urbana-Champaign |
Mỹ |
65 |
Đại học Công giáo LEUVEN |
Bỉ |
66 |
Đại học BIRMINGHAM |
Anh |
67 |
Đại học Kinh tế và Khoa học Chính trị London |
Anh |
67 |
Đại học LUND |
Thụy Điển |
69 |
Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc |
Hàn Quốc |
70 |
Đại học YORK |
Anh |
70 |
Đại học UTRECHT |
Hà Lan |
72 |
Đại học GENEVA |
Thụy Sỹ |
73 |
Đại học kỹ thuật NANYANG (NTU) |
Singapore |
73 |
Đại học WASINGTON tại St.Louis |
Mỹ |
75 |
Đại học UPPSALA |
Thụy Điển |
76 |
Đại học California, San Diego |
Mỹ |
76 |
Đại học TEXAS, tại Austin |
Mỹ |
78 |
Đại học bắc California, Chapel Hill |
Mỹ |
79 |
Đại học GLASGOW |
Anh |
80 |
Đại học WASINGTON |
Mỹ |
81 |
Đại học ADELAIDE |
Úc |
82 |
Đại học SHEFFIELD |
Anh |
83 |
Đại học công nghệ DELFT |
Hà Lan |
84 |
Đại học Western Australia |
Úc |
85 |
Đại học Dartmouth |
Mỹ |
86 |
Học viện công nghệ GEORGIA |
Mỹ |
87 |
Đại học PURDUE |
Mỹ |
87 |
Đại học ST ANDREWS |
Anh |
89 |
Đại học Dublin |
Ireland |
90 |
Đại học EMORY |
Mỹ |
91 |
Đại học NOTTINGHAM |
Anh |
92 |
Đại học NAGOYA |
Nhật Bản |
92 |
Đại học ZURICH |
Thụy Sĩ |
94 |
Đại học BERLIN |
Đức |
95 |
Đại học Quốc gia Đài Loan |
Đài Loan |
95 |
Đại học SOUTHAMPTON |
Anh |
97 |
Đại học TOHOKU |
Nhật Bản |
98 |
Ludwig Maximilians, Đại học MUNICH |
Đức |
99 |
Đại học LEEDS |
Anh |
100 |
Đại học RICE |
Mỹ |
Trong số top 100 Đại Học, các quóc gia sau đây chiếm (phân loại theo vị trí cao nhất của DH của quốc gia đó)::
USA: 27 (dân số 300 triệu), ĐH Harvard hạng 1
Anh Quốc: 18 (dân số 60 triệu), DH Cambridge hạng 2
Australia: 8, DH Quốc Gia hạng 17
Canada: 4, DH McGill hạng 18
Thụy sỉ: 3, Viện Kỹ Thuật Liên bang, hạng 20.
Nhật Bản: 6; DH Tokyo hạng 22.
Hong Kong: 3, DH HongKong hạng 24
Pháp: 2; DH Sư Phạm Paris hạng 28
Singapore: 2; DH Quốc Gia Singapore hạng 30.
Ireland: 2 ; DH Trinity Dublin hạng 43
Hàn quốc: 2; DH Quốc gia Seoul hạng 47.
Trung quốc: 2; DH Hsinhua hạng 49
Hà Lan: 3; DH Amsterdam, đồng hạng 49
Đan mạch: 2; DH Copenhagen hạng 51
Đức: 4; DH Kỹ Thuật Munich hạng 55
New Zealand: 1; DH Aukland hạng 61.
Đan Mạch: 1; DH Aarus hạng 63
Thụy Điển: 1; DH Uppsala hạng 75
Đài Loan: 1; DH Quốc Gia Đài Loan hạng 96
Cước chú: Sau Hoa Kỳ (với 27 đại học, Harvard chiếm hạng 1), nước Anh đứng hạng 2 về số đại học (18 đại học) và vị thứ (thứ 2). Cần nhớ rằng. lảnh thổ Hoa Kỳ lớn hơn 60 lần nước Anh, và dân số gấp 5 lần nước Anh. Ngoài ra, Australia, Hong Kong và Singapore, vốn là thuộc địa của Anh, đã thừa hưởng một nền giáo dục DH của Anh Quốc từ hàng mấy trăm năm. Vì vậy, không ngạc nhiên là các quốc gia đang phát triển gởi nhiều sinh viên đến học ở Hoa Kỳ và Anh Quốc mặc dầu phải trả học phí rất cao (từ 10 ngàn đến 15 ngàn Anh Kim/năm tùy Đại Học và môn học) - Tiền nào của đó.
Top 10 trường châu Á
Bảng xếp hạng châu Á
|
Xếp hạng thế giới
|
Tên trường
|
Tên nước/ vùng lãnh thổ
|
1
|
22
|
Đại học TOKYO
|
Nhật Bản
|
2
|
24
|
Đại học Hồng Kông
|
Hồng Kông
|
3
|
25
|
Đại học KYOTO
|
Nhật Bản
|
4
|
30
|
Đại học quốc gia Singapore
|
Singapore
|
5
|
35
|
Đại học khoa học và công nghệ Hồng Kông
|
Hồng Kông
|
6
|
43
|
Đại học OSAKA
|
Nhật Bản
|
7
|
46
|
Đại học Trung văn Hồng Kông
|
Hồng Kông
|
8
|
47
|
Đại học quốc gia SEOUL
|
Hàn Quốc
|
9
|
49
|
Đại học TSINGHUA
|
Trung Quốc
|
10
|
52
|
Đại học PEKING
|
Trung Quốc
|