TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Lua co thanh Den
 
Len mang ngay 3/10/2010
 


Ngày 30.9, PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung, người chủ trì khai quật Thành Dền cho biết, kết quả giám định từ phía Nhật Bản về những hạt thóc thu được ở Thành Dền thì đây không phải là lúa cổ 3.000 năm tuổi.

Ngày 30.9, tại hội nghị thông báo khảo cổ học lần thứ 45, PGS.TS Lâm thị Mỹ Dung, người chủ trì cuộc khai quật thành Dền cho biết kết quả gửi sang Nhật Bản phân tích AMS của vỏ hạt nảy mầm cây số 9 cho kết quả hàm lượng pMC vượt quá 40 (pMC được hiểu là hàm lượng nguyên tố carbon hiện đại trong mẫu vật). 
 
TS Lâm Thị Mỹ Dung giải thích: Mức 40 đơn vị được coi là mức chuẩn. Nếu hàm lượng này trong mẫu dưới 40 đơn vị, các nhà khoa học mới tiếp tục phân tích để tìm niên đại, vượt quá 40 là mẫu hiện đại. “Ở đây, kết quả xét nghiệm bằng phương pháp AMS do Nhật thực hiện cho kết quả vượt quá 40, do vậy không được xác định niên đại và theo hàm lượng này, mẫu thuộc thời hiện đại”, TS Lâm Thị Mỹ Dung nói.
 
Trước đó, so sánh 9 cây lúa Thành Dền với cây Khang Dân 18 trồng đối chứng, các nhà nông học trong nước cũng cho rằng về hình thái và thời gian sinh trưởng cũng như một số chỉ số về sinh học khác, 9 cây lúa Thành Dền về cơ bản giống cây lúa Khang Dân 18.
 
Tuy nhiên, TS Lâm thị Mỹ Dung khẳng định: phương pháp lấy mẫu hoàn toàn tuân thủ đúng quy trình lấy mẫu khảo cổ học, do đích than người chủ trì khai quật thực hiện. Về khả năng xáo trộn tầng văn hóa, TS Dung cũng cho biết không có dấu hiệu xáo trộn tầng văn hóa trong quá trình khai quật di chỉ thành Dền.

Bao Dat Viet
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855217 visitors (2217957 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free