TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Làm chậm lại tuổi già
 
Lên mạng ngày 29/11/2009

LÀM CHẬM LẠI TUỔI GIÀ
 
                                      Nguyễn Thượng Chánh, DVM
 
 
Phỏng theo How to Slow Down Your Body’s Aging của Deepak Chopra, MD; intenBlog.
 
 Trước sau gì mọi người ai ai cũng đều phải già hết, nhưng có mấy ai nói được đến bao nhiêu tuổi nào chúng ta mới thật sự gọi là già.
 
Bs Deepak Chopra, Hoa Kỳ đã viết rất nhiều bài khảo cứu rất giá trị về nhiều lãnh vực khác nhau trong xã hội ngày nay. Ông ta đã giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn, thực tế và lạc quan hơn trong cuộc sống. Theo Ông, thì chúng ta có thể có 3loại già:
 
*Già Tuổi tác (chronological aging) căn cứ vào năm sanh.
*Già Sinh học (biological age) căn cứ vào những dấu ấn sinh học của cơ thể.
*Già Tâm lý (psychological age) tùy thuộc vào thái độ và cách nhìn của chúng ta trong cuộc sống.
 
Ngày nay, khoa học cho biết là loại Già Tâm lý có liên hệ mật thiết với loại Già Sinh học hơn là Già Tuổi tác.
 
Nếu chúng ta có thái độ tích cực cũng như lạc quan, thì chúng ta sẽ sống với tuổi già một cách
êm ái đẹp đẽ hơn dù chúng ta có phải già về tuổi tác, về sinh học , v.v...
 
Các dấu ấn sinh học (biomarker) của tuổi già gồm có: huyết áp, mật độ xương (bone density), sự điều hòa thân nhiệt (body temperature regulation), mức biến dưỡng cơ bản (basal metabolic rate), chức năng miễn dịch (immune function), sự dung nạp glucose (sugar tolerance), khối cơ (muscle mass), lực cơ (muscle strength), độ dày của lớp da (skin thickness), và hàm lượng của hormone sinh dục. 
 
Nếu quý bạn muốn níu kéo lại tuổi già thì bạn cần phải làm chậm đi sự suy thoái của các dấu ấn sinh học chỉ điểm hoặc làm đảo lộn nó lại.
 
Muốn được vậy, bạn cần nên thực hiện các điều sau đây:
 
1-     Thay đổi ý niệm về thời gian. Đừng bao giờ hấp tấp hối hả.
2-     Ngủ cho thẳng giấc.
3-     Ăn thức ăn tươi mới, đầy bổ dưỡng.
4-     Uống ít nhất hai loại multivitamin và mineral mỗi ngày.
5-     Luyện tập yoga, tài chi.
6-     Tập thể dục mỗi ngày một cách cho đều đặn.
7-     Đừng bao giờ đem chất độc vào cuộc sống, kể cả thực phẩm độc, xúc cảm độc, mối giao thiệp độc, môi trường độc.
8-     Nên có thái độ uyển chuyển để làm nhẹ đi những tình thế khẩn trương.
9-     Nhìn vấn đề khó khăn như là một thách đố hay là một cơ hội mới.
10-Dung bồi những mối quan hệ tình cảm tốt với mọi người.
11-Lúc nào cũng nên có một thái độ tò mò, tìm tòi học hỏi, cởi mở và chơi đùa vui vẻ với tất cả con cháu.
 
 
 Montreal, Nov 29, 2009

Trở lại Trang Khoa Học
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 861040 visitors (2232269 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free