TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Chìa khóa của sức khỏe
 
Lên mạng ngày 22/7/2011
 
CHÌA KHÓA CỦA SỨC KHOẺ
 
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
 
 
 
Vận động hay thể dục thể thao, là việc mọi người trong chúng ta bất kỳ tuổi tác nào, cũng cần nên thực hiện thường xuyên mỗi ngày để mong duy trì được một sức khỏe tốt.
 
                                                              ***
 
Tại sao chúng ta cần phải vận động?

1- Tốt cho tim mạch: Vận động, thể dục thể thao giúp cho tim được khỏe mạnh, giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, giúp điều hòa hoặc làm giảm áp huyết động mạch, nhờ vậy giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não.
 
2- Giảm mập và béo phì: Vận động thường xuyên sẽ làm tiêu mỡ, làm giảm cholesterol xấu LDL, giảm chất béo xấu triglyceride, tăng cholesterol tốt HDL.
Vận động, tập thể dục và chơi thể thao cộng với một sự dinh dưỡng thích nghi sẽ giúp vào việc làm giảm cân một cách hiệu quả.
 
3- Giảm nguy cơ xuất hiện bệnh tiểu đường loại II, hoặc làm giảm thiểu triệu chứng của nó: Vận động và tập thể dục thường xuyên sẽ làm tăng sự tiêu thụ đường glucose trong máu bằng cách gia tăng sự hấp thụ đường từ máu vào trong các tế bào.
 
4- Tốt cho phổi:Vận động thường xuyên sẽ giúp cho việc hô hấp được tốt hơn, phổi được khỏe và làm tăng dung lượng oxy đem vào cho các hoạt động biến dưỡng của cơ thể.

5- Giảm đau lưng: Vận động đúng cách giúp vào việc tăng thêm thể lực và sức chịu đựng của các bắp cơ vùng lưng, giãn gân giãn cốt, đồng thời giúp các khớp xương được dẻo dai và chuyển động được dễ dàng hơn.

6- Ngừa được chứng loãng xương (osteoporosis): Vận động và tập thể dục thường xuyên, nhất là các môn thể dục nặng như cử tạ chẳng hạn sẽ giúp vào việc tạo xương và làm tăng mật độ xương lên.

7- Có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện của một số cancers: Như cancer tiền liệt tuyến, cancer tử cung và cancer vú.
 
8- Giúp tinh thần bớt căng thẳng, giảm stress, bớt tình trạng trầm cảm và chán đời:
Việc vận động và tập thể dục thường xuyên, nhất là tập cho đổ mồ hôi sẽ khiến não tiết ra nhiều serotonin và dopamine. Hai chất nầy giúp chúng ta bớt phiền muộn và trở nên yêu đời và tự tin hơn. Sự gia tăng chất dopamine trong não còn có khả năng giúp phòng ngừa bệnh Parkinson nữa. Ở những người thường hay bị suy nhược tinh thần và hay chán đời, nồng độ serotonin và dopamine trong máu của họ ở một mức rất thấp.

9- Tạo ra cảm giác thật sảng khoái, dễ chịu: Sau một buổi tập thể dục khá lâu và mệt nhọc toát mồ hôi, não sẽ tiết ra chất beta endorphin, đây là một loại ma túy còn được gọi là morphin thiên nhiên giúp chúng ta bớt đau nhức, giảm mệt và cùng với chất serotonin tạo một cảm giác sảng khoái khỏe khoắn vô cùng tận. Sau khi tắm xong, bảo đảm là bạn sẽ cảm thấy đói bụng ăn cơm rất ngon và ngủ thẳng giấc.

Thế nào là vận động?
 
Vận động là không có ngồi lì một chỗ, mà phải đi đứng, nhúc nhích thường xuyên.
 Nếu có dịp đi bộ thì nên đi bộ. Trong các thương xá, trong metro, thay vì đi thang máy chúng ta nên chọn cầu thang thường để đi lên hoặc đi xuống.
Tập thể dục cũng có nhiều phương pháp. Tùy theo tình trạng sức khỏe và tuổi tác của mỗi người mà mình áp dụng một môn thể dục thích nghi.
 Tài chi, khí công, yoga, aerobic, múa, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe máy, quần vợt, bóng bàn, vũ cầu, đánh golf, chơi banh, chạy bộ jogging, .v..v... tất cả đều tốt cho sức khỏe.
Đi bộ, nhất là đi nhanh, là môn dễ nhất và rất tốt cho tim mạch, đặc biệt là đối với các bạn khá lớn tuổi. Muốn đạt được kết quả tốt thì cần phải có sự chuyên cần và phải tập luyện thường xuyên và đều đặn.
 
Mỗi ngày tập một giờ là lý tưởng nhất, còn không thì hãy cố gắng tập 3 ngày trong một tuần lễ và mỗi ngày tối thiểu là 30 phút. Ngoài ra làm vườn, cắt cỏ, xúc tuyết (làm vừa sức mình), đổ rác, quét nhà, hút bụi, rửa xe cũng như xách giỏ đều là vận động và rất thư giãn.
 
Tất cả đều rất tốt cho sức khỏe thể xác và cả cho sức khỏe tinh thần nữa!.
 
Đi bộ rất thích hợp cho những người cao tuổi
 
Đi bộ, nhứt là đi nhanh rất được khuyến khích.
 
Đi bộ lảm giảm mỡ, xóa đi mọi ưu phiền, mọi căng thẳng tinh thần stress, cũng như giúp cải thiện chức năng hệ tim mạch.
 
Cần nhất là phải có một đôi giày cho tốt và cho êm chân.
 
Tùy theo sức khỏe của mỗi người mà đi. Mỗi ngày nên đi một giờ, và đi đều đặn 7 ngày trong tuần là tốt nhứt.
 
Chạy bộ rất thích hợp cho những người còn sức khỏe
 
Nếu sức khỏe khá, không có vấn đề tim hay đau đầu gối thì chạy bộ cũng rất tốt.
 
Nên chạy đều đặn mỗi ngày.
 
Lúc chạy giữ đầu cho thẳng, chạy vừa sức mình, thong thả, không tréo tay trước ngực lúc chạy...
 
Vừa chạy vừa có thể nói chuyện với người khác mà không cảm thấy đứt hơi.
Đó là vận tốc mà bạn cần phải giữ.
 
Luyện tập để tăng cường bắp cơ
 
Bên cạnh việc đi bộ và chạy bộ, cũng còn một lối tập khác không kém phần quan trọng.
Đó là vấn dề luyện tập để tăng cường các bắp cơ (musculature) cũng rất cần thiết đối với các bạn lớn tuổi.
 
Trong tình trạng bình thường thì bắt đầu vào tuổi 25 thì các khối cơ bắt đầu tan dần (sarcopénie) theo tỉ lệ trung bình 1% mỗi năm, và đặt biệt nhất là đối với những nhóm cơ nào ít hoạt động nhất.
 
Vào tuổi 50, chúng ta mất đi 25% khối cơ và được thay thế bằng mỡ, bởi lý do nầy sự biến dưỡng cơ bản của chúng ta bị đình trệ đi và chúng ta dễ bị mập ra.
 
Thật ra mỗi ngày có thể nói rằng hầu như tất cả các nhóm cơ trên thân thể ta bị khiếm dụng bởi những tiện nghi vật chất của thế kỷ 21... Nào là cầu thang máy tự động, xe hơi, xe gắn máy, ngồi lì bên computer, v.v...Tất cả những phát minh này giúp chúng ta khỏe đi nhiều, nhưng ngược lại cũng làm cho chúng ta làm biếng vận động!
 
Nên biết rằng khối cơ rất thiết yếu để giúp chúng ta giữ đuợc sự tự chủ về hoạt động trong một thời gian lâu dài.
 
Cơ teo, cơ yếu dễ bị té ngã.
 
Khoa học đã chứng minh rằng có một tương quan theo tỉ lệ ngịch giữa tử số bất kỳ một nguyên nhân nào và sức chịu đựng của lực cơ.
 
Tuổi già không phải là một trở ngại trong việc luyện tập các bắp thịt cho nở nang ra.
 
Nếu các bạn đang sống tại Bắc Mỹ, thì nên ghi tên theo học một khoá rèn luyện thể hình ở một club thể dục nào dó. Chúng ta sẽ được chỉ dẫn tường tận trong các cách tập luyện.
 
 
 
Khiêu vũ dưỡng sanh
 
Nói đến nhảy đầm hay khiêu vũ thì có một số người sẽ bĩu môi, nói thế nầy thế nọ vì mặc cảm, vì thành kiến...
 
Ngày nay xã hội đã thay đổi nhiều. Tại Việt Nam nhảy đầm không còn là món độc quyền của giới trẻ nữa.
 
 Lớp người lớn tuổi hơn cũng nhảy đầm như điên cho vui đời và để cho ra vẻ mình cũng có nếp sống văn minh mới như mọi người vậy.
 Rồi người tuổi tác cao thuộc tầng lớp ông bà ngoại, ông bà nội, 6-7 bó trở lên cũng nhào vô xạp xình bước tới bước lui ẹo qua ẹo lại trước để rèn luyện sức khỏe sau để cho vui tuổi già...Đó là khiêu vũ dưỡng sanh.
 
Nhảy đầm đã trở thành một cái mode, một lối giao tiếp xã hội cũng như là một lối thể dục rất tốt cho thể xác và cho tinh thần của những người tuy có tuổi nhưng lòng vẫn còn xuân...
Nhảy đầm giúp làm giảm thiểu nguy cơ các bệnh thoái hóa trí não, sa sút trí tuệ (dementia) mà đặc biệt là bệnh lú lẫn Alzeilhmer.
Science Daily April 10, 2009 có đăng bài Dance Your Way To Successful Aging (Nhảy Đầm Tốt Cho Tuổi Già). Gs Jonathan Skinner, thuộc Queen’s Univ. Belfast , Ireland, đã thực hiện một cuộc khảo cứu về vấn đề nhẩy đầm ở người cao tuổi và đã đưa ra những kết quả hết sức là lạc quan.
 
-          Rất có lợi về mặt giao tiếp xã hội, bớt cảm thấy trống vắng cô đơn, ngừa được trầm cảm.
-          Lợi ích về mặt thể chất. Nhảy đầm bắt buộc phải vận động cho nên giúp làm giảm bớt đau nhức xương cốt.
-          Lợi ích về mặt thần kinh trí não (mental). Đọc sách, viết lách, đánh cờ, chơi Monopoly, Puzzles, chơi ô chữ cross words, mots croisés, đánh bài, chơi nhạc, karaoké vànhảy đầm dều là những hoạt động có tính cáchkíchthích trí não vì vậy giúp ngừa được một số bệnh tật và làm chậm phát triển các bệnh thoái hóa thần kinh, gây sa sút trí tuệ và lú lẫn.
The need to learn and remember numerous dance movements produces a constant and very beneficial challenge to the brain
Mental acuity comes from mental exercise and if you're dancing, you're not sitting at home watching TV or felling sorry for yourself. This applies to everyone of all ages. Among mind-stimulating activities, dancing is unique in that it also provides beneficial physical exercise
 
-          Nhảy Tango thường xuyên rất tốt để giúp cải thiện sự linh hoạt và cân bằng (balance) động tác ở những bệnh nhân Parkinson
 
Tango dance classes helped to provide significant improvement in mobility and balance for a group of Parkinson's patients participating in a recent study at the School of Medicine
 
-          Nhảy Waltz giúp người đau tim mau hồi phục sau cơn bị heart attack, theo lời bác sĩ Ý. Associated Press. Nov 12,2006
 
 
 
 
 
 
 
 
Đừng quên Thiền và Thở cho đúng cách
 
(Sưu tập bởi Cư sĩ Nguyên Giác đăng trong website Thư Viện Hoa Sen)
 
 
Trong một rừng trường phái Tài Chi Dưỡng sanh với vô số Thầy tài ba như ngày nay, tập Pháp Bát Nhã Khí Công để duy trì một sức khỏe tốt có thể là một pháp chúng ta cần nên quan tâm đến.
 
Nhưng cho dù có theo một lối tập nào đi nữa thì cũng nên nhớ rằng điều quan trọng là phải có sự chuyên cần và phải tập đều đặn mỗi ngày.
 
 
Thứ nhất là ăn uống điều độ:
Tránh ăn muối, đường, chiên xào… Nên ăn gạo lức, hay bánh mì nâu (oat, whole grain, multigrain…), ăn trái cây nhiều, uống nước prune juice hàng ngày…
Buổi chiều ăn nhẹ, và không ăn vào buổi tối.
Thứ nhì là tập pháp Bát Nhã Khí Công:
Pháp Bát Nhã Khí Công này là vô tướng, nhưng giữ gìn sức khỏe rất linh diệu. Có những người vừa nghe vài phút là làm được, nhưng có người nghe cả năm trời cũng không hiểu, không tập được!
Tất cả đều nằm sẵn trong Thiền. Chỉ cần 2 khẩu quyết nên nhớ nằm lòng: 
Câu đầu (1) là nói về thể, về tánh, về chân không, về vô tướng, Vô Hình.
Câu sau (2) là nói về dụng, về tướng, về diệu sắc, về hữu tướng, Hữu Hình.
Khẩu quyết:
(1) “
Có ai không? Không ai hết.” (Vô ngã, vô tướng, vô chiêu, vô hình)
(2) “
Khi thấy chỉ có cái thấy, khi nghe chỉ có cái nghe, khi đi chỉ có cái đi, khi ngồi chỉ có cái ngồi…” (Chứ không hề có ai thấy, ai nghe, ai đi, ai ngồi… Nhưng là một lực có ứng dụng, có hữu tướng, hữu hình)
Tập như thế này: Trước tiên là thở đều đặn, thở dịu dàng, giữ cảm giác về hơi thở, giữ cảm giác về môi trường chung quanh. Khi nghĩ tới bài Bát Nhã Tâm Kinh, sẽ thấy không có ai đang thở, không có mũi đang thở, lập tức thấy làn da toàn thân đang thở, thì là Thai Tức, hay Anh Nhi Tức, là phép thở của bào thai trong bụng mẹ. 
Ngay khi vừa nhẩm trong đầu câu số (1) rằng không hề có ai trong thân ngũ uẩn của mình, lập tức có thể cảm nhận rằng thân mình là một khối năng lực đang sinh diệt (nói theo nhà võ là chuyển biến giữa lực âm dương, yin yang.) Khi đó, đưa tay ra nhè nhẹ là thấy liền “không hề có ai đưa tay ra, mà chỉ là một khí lực đang chuyển động.” Tương tự, khi nhúc nhích lưng là thấy “không hề có ai nhúc nhích lưng,” mà thấy liền khí lực chạy chạy sưởi ấm sau lưng. 
Cứ giữ cảm giác về luồng khí lực vô ngã đó hoài cả ngày, tức là Khí Công Tối Thượng của Bồ Đề Đạt Ma, chữa vô số bệnh. Tập được là khó lắm, vì đây thực sự là Thiền Tông. Ai tập được, trong vài ngày là thấy tiến bộ liền. Tập cả Động Công suốt ngày, và Tĩnh Công (ngồi Thiền, chỉ cần thẳng lưng, chân xếp thoải mái) nửa giờ mỗi ngày. Ban đêm, nằm trên giường ngủ, hình dung toàn thân thư giãn, lặng lẽ, y hệt như chết, sẽ thấy không có ai đang nằm, chỉ thấy hơi thở lặng lẽ vô thường. Tập vài ngày, sẽ thấy giảm rất nhiều bệnh.
Phần nói trên là Vô Chiêu. Phần sau là Hữu Chiêu, là pháp tập thể dục. Viết ra giấy thế này sợ là khó hiểu. Cần phải biết cách đưa tay ra dẫn khí lực cho cụ thể. 
 
 
Tham khảo:
-          Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Thở và Thiền
-          Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuận. Thiền và Sức Khỏe
 
 
Montreal, July 22, 2011
 
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860905 visitors (2231905 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free