Giải thưởng kiến trúc Pritzker, năm 2010, tưởng thưởng hai kiến trúc sư Nhật , họa kiểu:
( chiếu theo nhà bình luận kiến trúc Christopher Hawthorne , nhật báo LA Times )
Những bất động sản nhẹ nhàng , siêu nhiên , thoát trần
G S Tôn Thất Trình
Cách đây hai năm chúng tôi đã nêu ra những sáng kiến kiến trúc sư Pháp Nouvel đoạt giải Pritzker 2008 . Mong ngành xây cất bất động sản nước ta vượt qua những khuôn sáo cũ Trung Hoa mà ngay chính các nước đầy Hoa Kiều như Mã Lai , Singapore… cũng đã cố gắng thoát ly, chóng theo kip trào lưu cận đại tiến hóa thế giới. Hòa hợp Đông Tây Kim Cỗ như dinh Độc Lập ( nay là dinh thống nhất ) họa kiểu của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, ngườI đã đoạt giải kiến trúc Pháp “Grand Prix de Rome “ năm 1955 tại Paris .
Năm nay , giải Pritzker đã cấp cho hai kiến trúc sư Nhật bổn, bà Kazuyo Sejima một nữ kiến trúc sư danh vang nhất thế giới và Ryue Nishizawa cộng tác viên chung sử của hảng Tokyo được tuyên dương là SANAA .
Suốt 31 năm sau khi thiết lập, giải Pritzker , giải thưởng kiến trúc danh dự cao nhất thế giới, hầu như duy nhất dành riêng cho cá nhân phái nam. Giải chỉ cấp cho phái nữ có một lần thôi, cho bà Zaha Hadid năm 2004; và hai lần cấp một năm chung cho 2 người như năm 2001 cho Jacques Herzog và Pierre de Meuron , và năm 2008 cho Gordon Bunshaft và Oscar Niemeyer. Lựa chọn mới của ban hội thẩm cũng có thể đuổi được tà ma cũ nữa đó. Vì chưng đã lâu năm, ai cũng có cảm tươ/ng là các hột thẩm Pritzker đã lầm đường lạc lối Ma cung, không bao giờ cấp chung cho 2 người khác giới tính, chẳng hạn vào năm 1991, khi tưởng thưởng Robert Venturi, nhưng lại không chọn thưởng bà Denise Scott Brown, vơ và cộng tác viên nghề nghiệp chung sứ với Venturi.
Xây cất SANAA ở Nhật, Hoa Kỳ và Âu Châu, được xem là có phẩm giá trầm lặng thoát trần , gần như không cân lượng, ghép đôi bên trắng tinh bên trong và trải rộng gương (kiếng ) ra bên ngoài. Những dự án tốt đẹp nhất của SANAA , đều thanh tú và khe khắc không bình thường. chú tâm hầu như bị ám ảnh đến chi tiết và thực hiện.
Đình tạ Gương ở Viện Bảo tàng Nghệ Thuật Thành phố Toledo , bang Ohio , Hoa Kỳ, một đình tạ treo dây thấp , các tường ngoài và tường trong hoàn toàn làm bắng gương cong, là một trong những công trình kiến trúc di chuyễn im lặng hoàn tất ở bất cử một thành phố nào của Hoa kỳ, từ 20 năm nay. Khi khai trương năm 2006, kiểu xây cất “ gợi ý là một loại kiến trúc Rất Nhỏ- Mimimalism , lâu ngày liên quan tới một nhóm nhỏ kiến trúc sư gồm cả John Pawson, chưa đạt đến mức cuối của tất yếu là xây cất nói đủ nhiều trong một loại văn hóa mỗi ngày mỗi chất nặng thêm những hình ảnh mọi thứ chúng đào thải cũng như chúng thêm vào .”
Ngoại trừ công trình một thân thể chính xác và tinh thể pha lê, Tân Bảo tàng Viện thành phố New Nork, năm 2007 của SANAA, có một khêu gợi nhằm mục đích trước mắt, bìa mép xù xì , gồ ghề bao quanh. Ở họa kiểu này, Seijima và Nishizawa , làm việc với một ngân khoản nhỏ, sản xuất ra một chồng hộp sưu tập bấp bênh gói trong một bộ mắt lưới da nhom mờ đục. Bên trong, những hành lang không có cửa sổ mộc mạc với sàn nhà bê tông và tháp sáng huỳnh quang có phần chói mắt.
Vài nhà chỉ trích than phiền những hành lang này không chút gì gọi là không gian đón mời triễn lãm nghệ thuật cả. Người khác nói rằng cầu thang chánh, bề ngang chỉ vừa đúng 1.20 m của xây cất, đủ hẹp gây nổi sợ hải bị nhốt nơi đóng kín.
Thế nhưng đó là một mẩu kiến trúc thể hiện tượng trưng cho dường chọc trời khu phố Manhattan: Tân Bảo Tàng Viện,trị giá 64 triệu đô la Mỹ, thật là tiên tri. Theo cam kết làm nhiều với ít, và theo gợi ý một bất động sản văn hóa đong đưa như sắp sụp đổ, nó thuộc loại một cư xử lộ liễu đáng chú ý. Đánh dấu chấm dứt thập niên sặc sỡ , vừa cho các kiến trúc sư chóp bu, vừa cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
Chắc chắn là đã có nhiều chú tâm hửu quan cho Seijima , nối gót Hadid như một phái nữ được tưởng thưởng giải Pritzker . Nhưng lựa chon của ban hội thẩm năm nay, đúng là quan trọng khi công nhận tính chất cộng tác ở thực thi kiến trúc.
Những năm gần đây, lúc các kiến trúc sư bắt đầu được xem là những danh vang toàn cầu, thật quá dễ dàng tưởng tượng là họ đã sản xuất ra những kiểu họa sáng tạo nhất hành động như những thiên tài cô lập , đơn độc, khác hẳn các thi sĩ và nhà điêu khắc. Lẽ dĩ nhiên, các nhà kiến trúc sư được nói đến nhiều nhất cũng đã phải quản lý nhân viên, có khi trên hàng trăm người. Lịch sử phong phú ở ngành hay có 2 kiến trúc sư cùng điều khiển chung một hảng.
Ca ngợi chung sức cộng tác SANAA , ban hội thẩm Pritzker, nhấn mạnh là “ không thể nào gỡ rối , phân biệt cá nhân nào đã trách nhiệm khía cạnh nào của một dự án nào đó. Mỗi xây cất, cuối cùng ra là một công trình đến từ tụ hội hai trí nảo.
Ban hội thẩm cũng biện cứ là Seijima và Nishizawa, dù không là những nhà lý thuyết hay là thân thể của công trình đã vẽ, dù sao cũng tuồng đúng như thế là “ những kiến trúc sư trí thức “ .
Năm nay, Seijima sẽ hướng dẫn Triễn Lãm Kiến trúc Nhị niên- Biennial tại Venise ( Venice ), trưng bày những kiểu họa danh tiê&’ng thế giới . Bà sinh năm 1956 và gia nhập hảng kiến trúc Toyo Ito năm 1981. Bà rời bỏ hảng này năm 1987, để lập hảng riêng cho bà. 10 năm sau bà thuê Nishizawa, làm nhân viên đầu tiên . Ông này nhỏ hơn bà 10 tuổi. Cùng nhau , hai người lập ra SANAA -Seijima and Nishizawa ajnd Associates , năm 1995. Các dự án sắp tới của họ gồm một chi nhánh viện Bảo Tàng Louvre ở thành phố Lens, Pháp Quốc. Cả hai tiếp tục hoạt động ở những hảng riêng biệt nhỏ hơn.
Hai kiến trúc sư sẽ nhận phần tưởng thưởng, trị giá 100 000 đô la tiền mặt, ở một buổi lễ ngày 17 tháng 5 năm, tại Ellis Island, bang New York. Trước họ, các người Nhật đoạt giải Pritzker là Kenzo Tanje năm 1987, Fumihiko Maki năm 1993 và Tadao Ando năm 1995 .