TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Bệnh nghẹt tim
 
Lên mạng ngày 30/5/2011

Bệnh Nghẹt Tim
 
Sinh lý bệnh học phân loại bệnh nghẹt tim khẩn cấp làm 3 loại chánh là cơ tim bị suy giảm, máu không vào kịp cho cơ tim đủ để tim hoạt động, và hệ thống thần kinh điều khiển nhịp tim đập bị trục trặc.
Mỗi lần về thăm quê nhà, tôi hay nghe kể lại về chuyện những người trung niên và lớn tuổi trong làng xóm đã đột nhiên ra đi bất đắc kỳ tử vì triệu chứng nghẹt tim không cứu kịp. Danh từ thường nghe nhất là “bệnh tim tấn công” (heart attack), kế đó là bệnh suy tim hay nhồi máu cơ tim.
Tim là bộ phận chánh để bơm máu liên tục 24/24, không phải là trung tâm “theo tiếng gọi của con tim” mà tất cả từ não bộ là trung khu thần kinh cảm nhận tình cảm, thói quen, tập quán… Nhịp tim đập đều đặng của người lớn trung bình 72 (từ 60-80) nhịp trong một phút.
Khi có chuyện quá xúc cảm làm xáo trộn hệ thống trung khu thần kinh sympathetic và parasympathetic trực tiếp ảnh hưởng đến nhịp đập của “con tim”.
Thời tuổi lên mười tôi chứng kiến một bà mẹ hay tin con mình tử trận bà gào thét ngất xỉu, ngã quỵ lăn dài dưới đất. Thuở đó quê tôi thuộc vùng sáng bên này, chiều bên nọ, xãy ra một bà mẹ khác xỉu chết ngay trong nhà, khi ban đêm họ về thu tiền thuế, vì không có tiền đủ để nộp thuế nên mấy ông đòi bắt dẫn đi người con trai út của bà, lúc đó bà sợ quá cảm xúc khiến tim ngừng đập xỉu chết tức khắc ngay trong nhà vì cơ thể của bà đang bị suy tim.
Hồi học môn triết lớp 12 NLSCT thầy giảng rằng một bà hay tin chồng chết trên chiến trường bà nầy liền bị liệt đôi chân, vì tâm lý xuất phát từ trung khu thần kinh kiểm soát toàn diện bắp cơ, liên đới đến sự di chuyển nhịp nhàng của cơ thể. Trung khu thần kinh vùng dưới cuống não có nhóm tế bào “Medulla Oblongata” kiểm soát nhịp tim, nhịp thở, nhịp nhu động ruột…
Khi máu luân lưu không kịp để cung cấp năng lượng cho cơ tim hoạt động làm chết người xãy ra ở trái tim của cơ thể đang vận động mạnh như lực sĩ… Vào tháng 11 năm 2007, một lực sĩ đang thực tập chạy đường trường ở New York để chuẩn bị đi dự thi Olympic tại Bắc Kinh vào ngày 8/8/2008 sắp đến, thì liền ngã lăn ra chết ngay tại chổ vì lúc ấy cơ của trái tim không đủ năng lượng “nghẹt cấp bách chết cấp thời”. Một bác sĩ hộ tống cho đoàn bơi đua chèo thuyền Olympic, cho biết rằng nhịp tim của các lực sĩ đang lúc tranh tài mà ông theo hộ tống là từ 160-220 (gấp 3 lần của 72).
Cơ tim chết (myocardiac infarction) bởi những lý do vì động mạch và tĩnh mạch của cơ tim bị nghẽn vì quá nhiều chất béo bám dầy đặc (triglyceride, cholesterol, low density lipid) dần dà tế bào cơ tim chết hẳn… Ngành dinh dưỡng sinh lý học khuyên mọi người nên đừng uống rượu, tránh hút thuốc lá, không nên lạm dụng steroid (chỉ dùng steroid khi khẩn cấp mà thôi), xa lánh những loại thuốc có hại cho thần kinh…       
Những triệu chứng khác làm tim không làm chu toàn phận sự là valve tim thòng dài ra (prolapse) hoặc ghép lại không kín hoàn toàn (stenosis), nên khi bơm máu thì máu bị dội ngược lại, một phần, hay hoàn toàn sau khi mỗi lần bơm… thì cấp cứu (emergency care) cũng đành bó tay mà thôi. Cho dù khoa học tìm ra phương pháp giải phẩu thay valve tim, đặt hẳn máy trợ tim vào trong lồng ngực “Pacemarker”... nhằm kéo dài tuổi thọ. Nhưng bệnh ghẹt tim hiện nay đang gây tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ.
 
BS Trần V Diên NLSCT 70-73 (CT) ngày 28/5/2011
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860917 visitors (2231929 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free