Lên mạng ngày 2/12/2009
Tìm hiểu tuổi thọ ở thế giới động vật
Trần Đăng Hồng
Để tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ con người, trước nhất nên tìm hiểu những động vật có tuổi thọ cao và lý do nào chúng sống lâu như vậy.
Xác định tuổi thọ của động vật rất khó, nhất là thú hoang dả ở trong rừng. Dỉ nhiên, các bác sỉ thú y có những phương pháp định tuổi cho bò, ngựa, chó, v.v. dựa trên phát triển cơ thể như răng, v.v. Ở loài cá thì tính vào vòng sinh trưởng ở otolith (cơ quan bên trong lổ tai), hay xương tai (ear bone) hay bằng phương pháp đồng vị phóng xạ. Ở loài sò tính tuổi qua vòng sinh trưởng trên vỏ.
Phần đông tuổi thọ chính xác dựa vào thú nuôi trong sở thú. Sau đây là danh sách thú được ghi chú tuổi thọ cao nhất.
Trong số động vật có vú thì cá voi (whale) sống 200 năm, voi sống 80 năm, ngựa 50 năm, giả nhân Chimpanzee 40 năm, sư tử 30 năm, cọp 25 năm, chuột nhà 4 năm.
Trong loài chim thi con gà tây Turkey 118 năm, thiên nga (swan) 92 năm, két 80 năm, chim sẻ ở nước Anh 23 năm.
Trong loài bò sát thì rùa-khổng-lồ (giant tortoise) 152 năm, rùa-hộp (Box turtle) 132 năm, Cá sấu 80 năm, rắn hổ mang (Cobra) 28 năm.
Trong loài cá, cá da trơn (catfish) 60 năm, lươn 55 năm, cá chép (carp) 47 năm.
Các thú vật nuôi trong nhà, tuổi thọ trung bình của chó là 10 năm, các giống chó nhỏ con sống thọ hơn giống chó to xác. Tuổi thọ tối đa là 18 năm.
Con vật có tuổi thọ ngắn nhất là con phù du (Mayflies) chỉ sống 1 ngày.
Sau đây là vài con vật có tuổi thọ vài trăm tuổi và được nghiên cứu tìm lý do tại sao chúng sống lâu.
Con sò Arctica islandica ở Iceland là loài nhuyển thể có tuổi thọ tới 400 năm. Con sò 400 tuổi không có dấu hiệu tuổi già, thớ thịt vẫn chắc, không có dấu hiệu cancer và hệ thần kinh còn rất tốt. Giống sò này sinh sản rất ít.
Sở dỉ có tuổi thọ cao vì loại sò này có chứa chất kháng-oxít-hóa (antioxidants) cao lạ thường. Các nghiên cứu các mô tế bào ở mang sò trong lứa tuổi từ 4 đến 190 tuổi cho biết hoạt động của catalase, citrate synthase và nồng độ glutathione suy giảm nhanh chóng trong 25 năm đầu, tức thời gian tăng trưởng và tình dục (từ 24 tuổi đến 32 tuổi). Sau tuổi này 3 yếu tố trên không thay đổi nữa trong vòng hơn 150 năm. Ngược lại, hoạt động của Superoxide dismutase thì cao suốt đời. Khám phá này hổ trợ thuyết “Free Radical-Rate of living theory”, theo đó khả năng hoạt động của chất kháng Oxít hóa (antioxidant) trong sò này cao lạ thường, và như vậy giải thích tại sao có tuổi thọ lớn.
Rùa (Turtle). Rùa có thể sống mải mải nếu không bị giết bởi thú khác hay bệnh. Ở đảo Galapagos rùa sống trên 200 năm. Rùa không có triệu chứng lảo hóa. Khác với động vật khác khi tới một tuổi già nào đó thi không sinh đẻ nữa, ngược lại rùa cái càng già càng đẻ nhiều trứng hơn và nở nhiều con hơn rùa trẻ. Rùa xanh (green turtle) tới tuổi 50 mới có đời sống tình-dục-chín-mùi, ăn thức nghèo chất protein. Chậm tình dục, ăn nghèo chất bổ dường nên sống lâu.
Cá Sturgeon. Đây là loài cá còn tồn tại từ thời Dinosaure (250 triệu năm trước đây), nặng tới 700 kg và sống hơn 100 năm. Giống cá này tăng trưởng rất chậm, sinh sản rất trể. Con cá mái tới 25-30 tuổi mới có tình-dục-chín-mùi, mỗi 4 đến 7 năm mới đẻ một lần. Con đực có tình dục sớm hơn, khoảng 15 tuổi, nhưng 2-3 năm mới làm tình một lần.
Thạch-ngư (Rockfish). Có nhiều loài, có tuổi thọ biến thiên từ 12 năm (như Calico Sebastes dalli) đến 205 năm (như Sebastes aleutianus). Đang nghiên cứu để biết lý do di truyền và chất sinh hóa nào tạo sự khác biệt tuổi thọ ở Thạch ngư.
Con chuột nhà có tuổi thọ 4 năm. Riêng giống chuột chù (naked mole rat, Heterocephalus glaber) có tuổi thọ 28 năm. Yếu tố nào ảnh hưởng? Các nghiên cứu cho biết có sự khác biệt ở chuột nhà và chuột chù là trong tim chuột chù các chất NO synthase,antioxidant enzymes (Cu, Zn-SOD, Mn-SOD, catalase, và glutathioneperoxidase), NAD(P)H oxidase subunit gp91phox, và mitochondrialproteins (COX-IV, ATP synthase) không thay đổi suốt cuộc đời, làm các mạch máu trẻ trung mải mải, và hiện tượng chống oxít hóa tiếp tục hoạt động dầu tuổi lớn giúp bảo vệ cơ thể chống hiện tượng lảo hóa.
Có thể tăng tuổi thọ ở động vật?
Có vài hóa chất làm chậm lảo-hóa ở động vật, nhưng chưa (hay không) tác dụng đến người.
Resveratrol, một chất trong trái nho đỏ (red grapes), làm gia tăng tuổi thọ của ruồi khoảng 30%, và một giống cá khoảng 60%. Một liều lượng nhỏ nước-nặng (heavy water, nước có chứa đồng vị phóng xạ Deuterium) gia tăng tuổi thọ ruồi trái cây 30%, nhưng với liều lượng lớn thì rất độc hại.
Năm 2002 nhóm nghiên cứu do Giáo sưr Bruce Ames thuộc Đại học UC Berkeley khám phá rằng cho chuột già ăn hổn hợp gồm acetyl-L-carnitine và alpha-lipoic acid làm cho chuột trẻ lại.
Năm 2007 nhóm nghiên cứu thuộc Viện Salk Institute, La Jolla, California, khám phá được một gene ở tuyến trùng (nematode) chi phối việc ăn ít năng lượng calories và gia tăng tuổi thọ. Giáo sư Andrew Dillin và cộng tác viên cho biết gene pha-4 điều hành tuổi thọ qua việc hạn chế việc ăn ít calories. Cũng trong năm này, Dr Howard Chang thuộc Đại học Y khoa Stanford School of Medicine làm trẻ lại da của chuột già 2 tuổi giống y như da của chuột mới sanh bằng cách vô-hiệu-hóa hoạt động của gene NF-kappa-B.
Năm 2008, toán nghiên cứu Cancer ở Tây Ban Nha thuộc cơ quan Spanish National Cancer Research Center thành công trong việc ghép gene cho chuột để tạo chuột có 10 lần nhiều enzyme telomerase hơn chuột bình thường. Chuột này sống thọ hơn chuột thường 26%.
Năm 2009 thuốc
Rapamycin, khám phá từ thập niên1970s ở trong đất đảo Easter Island thuộc Nam Thái Bình Dương, gia tăng tuổi thọ ở chuột 20-tháng-tuổi thêm 38%. Thuốc
Rapamycin thường dùng trong y học để triệt hạ hệ thống miển nhiểm và ngăn chặn việc cơ thể đào thải cơ quan ghép vào thân thể. Cũng năm 2009, tường trình nghiên cứu ở Tufts University, Boston cho biết hoạt động của nảo và sức hoạt động của chuột già được cải thiện khi cho thêm thức ăn với hạt walnut.
Sau đây là kết quả các nghiên cứu về tuổi thọ ở loài động vật cho thấy
1. Các loài thú còn sống sót từ thời khai thiên lập địa thì thọ hơn các loài sinh sau này: Chẳng hạn Voi, Cá Voi, Thạch Ngư, Cá sấu, v.v.
2. Giữa các chủng loại, chủng loại có thân xác lớn sống lâu hơn. Tại sao con Voi (80 năm) sống lâu hơn chuột (4 năm)? Một trong nhiều lý do là nhịp tim của chuột nhanh gấp mấy mươi lần nhịp tim của voi, mặc dầu chỉ thọ 4 năm nhưng tim chuột đập nhiều hơn 1 tỷ nhịp tim, trong khi voi sống 80 năm nhưng tổng số nhịp tim ít hơn 1 tỷ. Con thú lớn có cơ chế biến dưởng (metabolism) chậm, thở ít hơn và nhịp tim chậm hơn, đạt tuổi tình dục chín mùi (sexuality maturity) trể hơn, nên sống dai hơn. Các sản phẩm của biến dưởng gây oxit hóa gây tác hại cho DNA, có thể gây cancer và bịnh tật nên có nguy cơ chết sớm hơn. John Speakerman ở Đại học Aberdeen Scotland nghiên cứu cho biết tổng số năng lượng mà một gram mô của nhiều động vật có kích thước khác nhau đốt trong suốt đời sống cho thấy là các mô các con vật thân xác nhỏ tiêu thụ nhiều calorie hơn. Tuy nhiên, cùng một chủng loại, giống nhỏ con có khuynh hướng sống lâu hơn. Chẳng hạn giống chó nhỏ con sống lâu hơn giống to xác,
3. Loài động vật nào có tình-dục-chín-mùi càng trể thì có tuổi thọ càng lớn. Con rùa 50 tuổi mới có đời sống-tình-dục-chín-mùi. Cũng vậy ở loài cá.
4. Hiện tượng chống-oxít-hóa tồn tại trong cơ thể là chìa khóa của gia tăng tuổi thọ.
5. Dinh dưởng ít calorie, với chất chống-oxít-hóa làm gia tăng tuổi thọ.