TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Chuyen hau su
 
Len mang ngay 13/2/2011

CHUYỆN HẬU SỰ
 
Nguyễn Thượng Chánh
 
 
 
Khi số tận kêu ta dừng bước tiến,                   Et quand viendra le point de non recevoir,
Chỉ là tạm biệt vô thường có không .               Se dire qu’au fond, ce n’est qu’un au revoir.
                               NTC                                  Ghyslaine Delisle
 
Là người, ai cũng phải có ngày chết. Tuổi càng cao thì càng mau tới ngày ra về. Kẻ trước, người sau tuần tự bước lên chuyến tàu cuối.
Có chết đi mới có sự sống mới tiếp nối.
 
                                                      ***
 
Tang gia bối rối
 
Khi có nguời qua đời, gia đình bắt buộc phải cần đến dịch vụ chuyên môn của các công ty mai táng. Thường thì bệnh viện bắt tay với các công ty nầy. Khi có người vừa nhắm mắt là họ báo ngay cho một bồ nhà để đến chở xác về nhà quàn ngay lập tức.
 
Cố vấn công ty mai táng với bộ mặt đưa đám, cố tạo ra vẻ thật cảm thông, ân cần với gia đình tang chủ. Mục đích chính là để dễ gọt hầu bao người ta mà thôi.
 
“Quí vị có thể tin tưởng vào sự tiếp đón nồng nhiệt. Luôn lắng nghe những nhu cầu của quí vị, những người cố vấn của chúng tôi sẽ hướng dẫn quí vị trong sự suy nghĩ để có những quyết định sáng suốt ởgiai đoạn quan trọng này của cuộc đời.”(Lời quảng cáo của một Cty mai táng có hạng tại Montreal)
 
Họ làm mưa làm gió, độc quyền ấn định giá cả tùy thích.
 
Chỉ riêng tại tỉnh bang Québec Canada, năm 2007 cũng đã có 55.000 người qua đời.
Theo ước đoán thì 15 năm nữa số người chết sẽ lên đến con số 80.000 người/năm.
Về chi phí mai táng trong vòng 12 năm vừa qua đã tăng vọt lên 45%.
 
 
 
 
Dịch vụ sắp xếp trước việc chôn cất(préarrangement funéraire, pre-paid funeral plans)
 
Trong dời sống tại Canada, chi phí mai táng là chi phí đắt đỏ đứng hàng thứ ba sau chi phí mua nhà và chi phí mua xe.
 Muốn lo hậu sự, thì các bạn lớn tuổi có thể liên lạc với các công ty mai táng để mua một giao kèo sắp xếp trước việc chôn cất khi mình ra đi.
 Mua tại đâu thì chỉ được quyền sử dụng tại nơi đó mà thôi.
Giá cả của loại dịch vụ nầy rất đắt và thay đổi tùy theo công ty và cũng tùy thuộc vào sự lựa chọn của mình muốn dược chôn cất như thế nào.
Tâm lý chung của nhiều người là lo xa, thương vợ thương con, cũng như không muốn để gánh nặng lại cho gia đình một khi mình phải ra đi theo ông theo bà.
Lúc đó công ty mai táng sẽ lo chôn cất mình chu đáo đúng theo giao kèo.Gia đình mình khỏi phải trả thêm đồng xu cắc bạc nào hết (?)
Người viết không biết bà con mình tại hải ngoại có chuộng cái lối dàn xếp trước nầy hay không chớ 25% dân Quebec chánh gốc đã chuộng phương thức nầy.
 
Ngày xưa tại Việt Nam, thế hệ ông bà mình thường coi trọng chuyện mồ yên mả đẹp vì theo họ nó có ảnh hưởng không những cho vong linh người quá cố mà còn ảnh hưởng đến việc hưng thịnh của lớp con cháu sau nầy.
Bởi thế, tại nông thôn, một số cụ lo xa thường hay mua sẵn một cỗ quan tài đem về để sau hè chờ lúc nào chết có mà sử dụng liền, khỏi phiền hà đến con đến cháu làm chi cho thêm rắc rối.
 
Mỗi khi đi ngang qua đó thấy ớn quá…
Còn một chuyện nữa có tánh cách dị đoan mê tính mà ngày xưa mình cũng thường hay nghe các người bán hòm kể. Họ nói tối ngủ mà nghe cái nắp hòm nào khua kêu lụp cụp thì sáng ra cái hòm đó sẽ có người đến hỏi mua là cái chắc(?).
Đọc chơi cho vui, nhưng không nhất thiết phải tin.
 
Sự lo xa của các cụ ngày xưa tại quê nhà có thể xem như một loại pre paid funeral plans tại hải ngoại ngày nay.
 
Giấy tờ phức tạp khó hiểu
 
Giao kèo sắp xếp việc chôn cất là một văn tự rất chi tiết, vô cùng rắc rối, phức tạp và khó hiểu.
Nhiều điều khoản không cần thiết được họ kê vào để tính thêm tiền.
 
Cố vấn công ty mai táng thường tỉ tê rất bùi tai. Rồi họ bôm mình lên tận mây xanh, đánh vào đòn tình cảm và lòng hiếu thảo cố hửu của người VN để ép mình chấp nhận mua những dịch vụ mà họ đề nghi ra.
 
Vậy quý bạn nên đi dọ giá, tham khảo nhiều nơi khác trước khi quyết định mua. Có thể tiết kiệm được 40%.
 
 
Những điều có lợi của hợp đồng:
 
- Đỡ phải lo nghĩ, đỡ sợ khi chết không có tiền chôn cất.
- Công ty mai táng giữ 10% tiền mình đóng xem như chi phí ban đầu và 90% số tiền còn lại họ gỡi trong trương mục an toàn và tin cậy gọi là compte en fidéicommis hay trust account, mà không có một ai có thể đụng tới được.
- Tránh được lạm phát làm tăng chi phí mai táng. Trong 15 năm tới mặc dù giá có tăng 50% nhưng mình vẫn trả cái giá ngày hôm nay. Công ty mai táng lấy tiền lời trên số tiền mình đóng để bù đắp vào sự biến động giá cả.
 
Những điều bất lợi:
 
- Số tiền đóng trước cho công ty mai táng chẳng đem đến cho mình lợi lộc nào cả nếu mình phải chết trong 20 năm tớí.
 Nếu dùng số tiền trên để tự mình đem ký thác trong những trương mục khác có lãi suất cao thì có lợi hơn. Đây cũng là cách mình để dành tiền một cách khéo léo để giúp cho con cháu có thể lo hậu sự khi mình ra đi.
- Rắc rối khác là lỡ thình lình mình phải dọn sang tỉnh bang khác để sinh sống. Trường hợp nầy mình sẽ bị phạt 10% cộng thêm tiền lạm phát mỗi năm là 2%.
 
Bảo hiểm tang lễ và chôn cất (Funeral & burial insurance)
 
Từ 1974 đến nay, bảo hiểm tang lễ và chôn cất bị cấm tại Québec với lý do là để bảo vệ người tiêu thụ. Đặc biệt là lớp người cao tuổi trong các nhà già dể bị chiêu dụ và dễ bị lường gạt nhất.
Nay thì, chánh phủ Québec đang dự trù cho phép bảo hiểm tang tế tái xuất hiện trở lại.
 
Được biết, các tiểu bang Hoa Kỳ cũng như các tỉnh bang khác của Canada, đều thấy có loại bảo hiểm tang tế và chôn cất từ lâu. Tại Hoa Kỳ, dân nghèo da đen thường là đối tượng của loại bảo hiểm nầy.Có quảng cáo cho biết chỉ cần đóng mỗi tuần có 2$ mà thôi.
 Lãnh được bao nhiêu lúc chết khó mà biết trước được.
 
Theo các công ty mai táng, thì loại bảo hiểm trên rất nguy hiểm. Họ đánh vào tâm lý và tình cảm của người già.  Không có gì bảo đảm cho các cụ hết, không như hợp đồng chôn cất do nhà quàn quản lý.
Cái khác biệt là đối với hợp đồng chôn cất, các cụ phải trả ngay trọn gói (5 000$-10 000$) lúc ký tên. Còn đối với bảo hiểm tang tế thì mỗi tuần hay mỗi tháng cụ phải trả một số tiền nhỏ nhất định nào đó và trả liên tục trong vòng cả chục năm.
 Công ty mai táng cũng có thể bán bảo hiểm chôn cất nhưng họ chỉ được hưởng tiền cò (commission) từ các nhà bảo hiểm lớn mà thôi.
 
 
 
 
 
Một số công ty đầu xỏ trong kỹ nghệ mai táng tại Quebec.
 
Năm 2006 trong tổng số 286 công ty cung cấp dịch vụ mai táng thì có 5 công ty đầu xỏ kiểm soát lối 1/3 thị trường mai táng tại tỉnh bang Québec, Canada.
 
- Urgel Bourgie/Lépine Cloutier.................6.500 mối mai táng.
- Service Corporation International (SCI).. 6.000 mối
- Magnus Poirier.........................................3.000 mối
- Alfred Dallaire/Memoria..........................2.000 mối
- Alfred Dallaire/Groupe Yves Legaré........ 2.000 mối
(năm 2003 Alfred Dallaire đã tách ra thêm 2 chi nhánh mới).
 
Một đám tang kiểu Tây tốn bao nhiêu?
 
Nhiều loại chi phí lắm. Tất cả cũng đều do công ty mai táng đặt ra để tính tiền. Sau đây là bảng giá biểu:
Tiền tẩn liệm, tiền phòng thí nghiệm để chuẩn bị xác, tiền mua quan tài (giá từ 800$ đến 8000$ tùy loại), tiền thuê salon 2 ngày để khách đến viếng người quá cố, thuê phòng tiếp tân, tiền café bánh ngọt, tiền muớn người đọc kinh, chi phí hành chánh và chuyên môn, tiền thuê xe cộ, thuê người khiêng hòm, tiền mua đất chôn, tiền thuê người đào, tiền xây mồ, tiền mộ bia (đủ thứ giá biểu), tiền ơi là tiền....và nhớ còn phải trả thêm tiền thuế 15% nữa.
Nếu chôn : tổng chi phí căn bản từ 5.000$ đến 20.000$ một đám.(trung bình cũng trên 10 000$)
Nếu hỏa thiêu (Crémation) thì rẻ lối 600$, tiền bình đựng tro từ 200$ đến 700-800$/1 cái, và cũng phải tính thêm những khoảng tiền trưng bày xác và tiếp tân như trên.Cộng lại tất cả cũng phải lối vài ngàn.
Đó là chưa tính những khoảng tiền bên lề: lẵng hoa để trên hòm 150$, thiệp cám ơn 200$/100 tấm, tiền đăng cáo phó, cảm tạ trong Journal de Montreal 2 ngày giá 650$.
Đăng trong báo VN như tuần báo Thời Báo Canada thì rẻ hơn báo Tây:
Đăng một trang cáo phó, TB tính 90$ (báo bán) - 100$ (báo biếu) cho một kỳ báo
Có nơi họ cho mướn thêm một góc phòng để thân nhân trưng bày vài đồ vật cá nhân của người quá cố, chẳng hạn như chiếc xe moto, các dụng cụ đánh golf, cái đàn keyboard, cái laptop, v.v... Giá biểu 150$
Có nơi họ gắn thêm vài màn ảnh flat screen 32 inch để chiếu DVD, vidéo các kỷ niệm và hình ảnh ngày xưa của người quá cố. Tiền mướn 300$. Sau đó họ bán 20$ một cái DVD cho những khách đến dự đám tang, đem về để cất đi.
 
Nếu không chôn mà đem quan tài gởi vào trong những Từ lăng (mausoleum), cũng tốn vài ngàn là cái chắc.
Nếu là bình tro (urne) thì phải đem gởi trong những nơi đặc biệt gọi là vườn hài cốt columbarium, tốn 500 – 2.000$. Gởi trong các chùa VN thì phải rẻ hơn.
 
 Công ty mai táng cũng có dịch vụ đưa xác, đưa hài cốt về Việt Nam nữa. Có tiền thì cái gì cũng có thể có được hết.
 
 
Người ta khuyên, tang chủ nên dẫn theo một người bạn mỗi khi đi tiếp xúc với các người bán dịch vụ cho công ty mai táng. Lý do để giúp tang chủ trong những quyết định mua hoặc không nên mua thêm dịch vụ nào đó mà người người bán ép mua trong áp lực. Họ biết tang chủ đang bối rối vì biến cố gia đình, nên họ khai thác yếu điểm nầy và tấn công tới tấp vào tình cảm của tang chủ, tâng bốc lòng hiếu thảo thương cha thương mẹ của mình với mục đích chánh là để bán thêm dịch vụ càng nhiều càng tốt.
 
Nên chôn cất hay nên hỏa táng?
 
Câu trả lời là tùy theo mình theo đạo gì và cũng tùy theo ý muốn của mình.
 
Trước kia thì Công giáo cấm hỏa thiêu, chết thì phải đem chôn. Ngày nay thì giáo hội khoan dung hơn và cho phép tín đồ được phép hỏa thiêu trong những điều kiện nhất định nào đó.
 
Chôn:
 
- Chôn trên cạn nghĩa là đem quan tài đút vào những hóc (crypte) xây trong vách tường của từ lăng (mausoleum ) nằm trong khu vực của nghĩa địa.. Sau đó xây bít cửa lại.
- Chôn xuống đất thì hơi tốn kém vì phải mua đất. Để tiết kiệm tiền, có gia đình chỉ mua một lô đất cho một cái huyệt mà thôi nhưng đào xuống cho thật sâu. Xây kim tỉnh để đó. Pa chết trước thì nằm phía dưới, còn mẹ chết sau thì nằm phía trên, cũng tình lắm chớ. Đôi ta cùng ở bên nhau lúc sống cũng như lúc chết cho trọn đạo phu thê.
 
Sống tại hải ngoại, thực tế cho thấy vấn đề con cái ngày nay có nhớ, có thích và có rảnh rỗi hay không để đi viếng mộ ông bà cha mẹ là một chuyện hiếm hoi lắm.
 Đừng có cố chấp, tội cho tụi nó!
 
Vậy chúng ta nên suy nghĩ kỹ lại xem có nên chôn hay hỏa thiêu.
 
 
Hỏa thiêu
 
 
Hình như tại hải ngoại, giải pháp hỏa thiêu thường được bà con mình ưa chuộng nhiều nhất.
Hỏa thiêu sử dụng nhiệt độ 1.000 độ C trong 1-2 giờ. Khi xong, xác cháy hết chỉ còn lại 1-2 kg tro là cùng.
Răng vàng chảy ra và hòa lẫn vào tro và chất hỏa thiêu. Bởi lý do nầy nhà quàn khuyên nên tháo gỡ nữ trang, nhẫn cưới, vòng đeo tay, tràng chuỗi hạt ra và bỏ vào trong bình sau khi tro hỏa táng đã được đổ vào trước.
Các chất kim loại thuộc các vật dụng y khoa nếu có, chẳng hạng như khớp giả, bị nhiệt độ cao làm méo mó hết.
Trước khi đem xay nhuyễn xương, một khối nam châm cực mạnh sẽ được rà trên đóng tro để lấy ra tất cả các vật dụng như gọng kính, đinh ốc, bản lề quan tài, khoen dây nịt vv…
Xương cũng thay đổi sau hỏa thiêu. Có thể là màu xám sậm, xám trắng hoặc hơi đen đen.
Người da trắng caucasians  không nhất thiết cho xương trắng và xương của dân da đen cũng không phải là nâu hay đen.
Chính chất đốt (dầu hay gaz), chất liệu của quan tài, và lượng không khí sử dụng lúc hỏa thiêu đã quyết định màu của xương.
 
Dental gold will melt and fuse with the cremated remains due to the extreme heat of the cremation chamber. The same is true with jewelry. It's for this reason that I advise NOT cremating jewelry with the decedent. Small personal items such as wedding rings, bracelets, rosary beads, and other delicate items should be placed on top of the cremated remains AFTER they've been placed in the urn
Medically-implated metal (or metal composite) devices such as artificial joints will be discarded after the cremation. These items have no monetary value because the extreme heat of the cremation will render their form and function useless.
A strong magnet will be passed over the remains after the cremation to attract metallic items (nails, latches, and hinges from the casket or alternative container, belt buckles, eyeglass frames, etc.) which are then disposed of by the cremation technician.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
The cremated remains -- essentially a mass of course ash along with bone fragments of various sizes at this point -- will now be processed in a machine that will pulverize the cremated remains to a uniform size. Multiple passes through the processing machine are possible; with each pass through this machine, the cremated remains become finer and softer in their consistency.
Processed cremated remains -- approximately 3-7 pounds worth -- will vary in color. They can be dark grey or greyish-white or even a light black in color. The color of the cremated remains is in no way indicative of the race of the individual. The cremated remains of a Caucasian aren't white and the cremated remains of an African American aren't dark grey or black. The fuel (gas or oil) used for the cremation, the amount of air introduced into the cremation chamber during the cremation process, and the construction materials of the casket or alternative container will determine the final color of the cremated remains
 
Xúc tro vô bình.
 Bình có rất nhiều loại và nhiều giá tùy theo loại xịn hay xấu. Có thể đem tro về nhà mình để thờ hay để tưởng nhớ. Mình cũng có thể gởi bình tro vô nhà thờ hoặc vô chùa cho hương linh người quá cố có bạn, có người cúng cơm ăn và cũng để nghe kinh vãng sanh mỗi ngày để mau siêu thoát.
Có người, đem tro rải ngoài đồng cỏ, trong rừng rậm hoặc đem ra sông ra biển mà đổ xuống nước đúng với lời Chúa phán:
 
Con người từ cát bụi mà ra thì phải trở về với cát bụi.
Dust Thou Art, and Unto Dust Shalt Thou Return
Oui, tu es poussière et à la poussière tu retourneras".
 
Nhà Quàn Maison Funéraire Charron & Fils,Quebec nói rõ thêm về hỏa thiêu.
 
Có thể hỏa thiêu không hòm hoặc có hòm.
Trường hợp hòm mua, các quai nắm bằng kim loại đều được gỡ ra trước khi đốt. Cả người quá cố và hòm đều được hỏa thiêu.
Trường hợp hòm mướn (loại xịn) để trưng bày. Xác được đổi sang một « hòm dỏm bằng carton hoặc bằng ván» để được hỏa táng.
Lò thiêu được đốt nóng lên ở nhiệt độ 1 800F (982 độ C). Chiều dài của lò là 2.5m (8 ft), ngang 1.2m (4ft) và cao 0.9m (3 ft). Vậy thì chỉ đủ chỗ để hỏa thiêu mỗi lần một người mà thôi.
Phải chờ 90 phút để có thể thu lượm lại các đốt xương.
Tất cả được bỏ vào máy nghiền thành bột xương mà người ta thường gọi là TRO.
Nhà quàn Charron & Fils cho phép tang chủ chứng kiến cảnh hỏa thiêu.
Tro được đổ vào một hộp carton, có ghi tên tuổi rõ ràng.
Không có một luật lệ nào ngăn cấm tang chủ đem rãi tro nơi nào mà họ muốn. Muốn làm gì cũng được.
Câu hỏi thưòng nhất : Đây là tro hòm hay tro thật sự của người chết?
Biết rằng, hòm, quần áo, da thịt đều bị thiêu hủy hết vì phần lớn đều chứa nước.
Thật sự, đây là tro có được từ xương được nghiền ra.
Hỏa táng có rẻ hơn chôn không? Chưa chắc. Tất cả đều tùy thuộc các dịch vụ phụ thuộc. Một người quá cố được tẩn liệm, trang sức make up đàng hoàng, chở đến nhà thờ làm lễ. Tất cả dịch vụ nầy làm tăng chi phí hỏa táng.
Nếu chỉ có hỏa thiêu không thôi, không cần tẩn liệm, ướp xác, make up, xe cộ và làm lễ nhà thờ thì chi phí hỏa táng sẽ rẻ đi nhiều.
 
Những sáng kiến móc túi thiên hạ
 
Gần đây bên nhà có phong trào gởi tro cốt người thân ra ngoại quốc, như Hoa Kỳ, để những công ty chuyên môn chế thành « kim cương » để họ có thể đeo lấp lánh trong người hình bóng của người thương đã khuất bóng.
 
“Algordanza, một công ty tại khu vực đồi núi phía đông nam Thụy Sĩ, đang chào hàng dịch vụ tạo kim cương từ tro người quá cố để giúp thân nhân giữ được chút kỷ niệm của người đã khuất với giá thấp nhất là 5.000 euro (khoảng 7.500 USD), những viên đá quý tạo nên món trang sức rực rỡ không còn là dấu ấn riêng của giới thừa tiền nhiều của và chúng còn có thể được dễ dàng truyền lại cho các thế hệ sau.
Nếu người thân bạn vẫn còn sống và bạn cũng muốn giữ kỷ niệm của người ấyN, hoặc người đó được địa táng chứ không phải hỏa táng thì các công ty như LifeGerm tại Mỹ và Phoenix Diamonds của Anh, sẵn sàng phục vụ. Hai công ty trên hiện giới thiệu dịch vụ làm kim cương từ tóc người, vốn chứa nhiều carbon hơn là tro người chết. Không những thế, LifeGerm còn cung cấp dịch vụ tạo kim cương từ thú cưng cho người chủ. Việc kinh doanh kim cương nhân tạo từ tro hoặc tóc người đang lên như diều gặp gió, với thị trường lớn nhất của Algordanza là Nhật Bản, chiếm 40% doanh thu của hãng này.” (theo Luoc Bao.com- Gửi tro cốt người thân ra nước ngoài chế tác thành kim cương- 20/8/2010)
 
 
Một số công ty bên Hoa Kỳ đã nghĩ ra những sáng kiến rất độc đáo để móc túi thiên hạ qua các dịch vụ gởi tro đi khắp nơi.
 
-Công ty Celestis chuyên đưa tro vào vũ trụ bằng hỏa tiễn.: From the stars we are born, to the starswe return. Tác gỉả hơi thắc mắc là làm sao biết được thật sự là tro đã được phóng lên không gian?
 
-Cty Eternal Reefs inc, đúc những miếng béton có trộn tro theo dạng san hô và đem thả xuống đáy biển cho linh hồn người chết ngắm cá lội cho đỡ buồn.
 
-Cty Heavens Above Fireworks Celebrate Life International, nhồi tro vào pháo bông và cho nổ đì đùng, rực sáng muôn màu, để người chết thành sao tỏa sáng khấp bầu trời.
 
Ngoài ra, tro còn được để trong những món nữ trang như trong chiếc nhẫn để chứng tỏ lúc nào mình cũng nhớ đến người đã khuất. Nếu có bồ khác thì nên nhớ gỡ bỏ cà rá ra để khỏi làm buồn lòng vong linh người ta.
Tro cũng có thể để trong vòng đeo cổ, trong vòng tay, hoặc trong móc chìa khóa (porte clés)…
 
Đối với Đạo Hồi giáo họ cấm triệt vấn đề hỏa thiêu. Họ rửa xác thật kỹ lưỡng, tẩm dầu thơm, bận quần áo, rồi quấn vải liệm bên ngoài, và đem chôn xâu 1,50 mét, chôn không hòm và càng sớm càng tốt, nội trong ngày mới vừa chết hoặc trễ lắm cũng phải chôn nội trong ngày hôm sau mà thôi. Tập tục nầy có lẽ xuất phát từ thực tế khí hậu Trung Đông quá nóng nên không thể giữ xác lâu được.
Tại Quebec, luật cấm việc chôn không hòm (lý do vệ sinh) vì vậy người Hồi giáo bắt buộc phải để xác trong quan tài (loại hòm dỏm, rẻ tiền). Xác quay về bên phải, và khi hạ huyệt, xác phải ngó về hướng Thánh Điạ La Mecque, ở Arabie Seoudite,Trung Đông. Đôi khi, họ rút bỏ nắp hòm trước khi lấp đất lại
 
Đám tang xanh (écolo), bảo vệ môi sinh

Có người rất quan tâm đến môi sinh lúc sống nên khi chết ước nguyện được chôn cất theo kiểu xanh écolo, hợp với môi sinh.
 Quan tài phải làm bằng những vật liệu tự hủy (biodegradable), làm bằng ván ép, mây, carton. Quần áo tẩn liệm cũng phải là loại tự tiêu.
 Cũng có nơi đang nghĩ đến cách ướp xác bằng nước đá thay gì bằng formol v,v... và đem chôn giữa thiên nhiên xanh tươi, không có nông dược, thuốc diệt cỏ, phân hóa học, cạnh sông, cạnh suối trong lành, nghe tiếng chim hót, không có ô nhiễm.
Anh Quốc dẫn đầu về kiểu mai táng xanh.

Thôi, cũng được đi còn hơn là ở bên nhà có những kẻ quá giàu (có lẽ là nhờ tiền chôm chĩa) cho xây mồ mả, xây lăng mộ bạc tỉ để tôn vinh dòng họ mình cũng như để phô trương...mình hơn người.
 
 
 
 
Đám tang từ thiện
 
Đây là cái mode mà thế giới Tây phương đã có từ lâu rồi, và gần đây Việt Nam cũng nối gót theo.
 
Tại quê nhà mỗi khi đi đám ma thì mình thường phải cho tiền phúng điếu để giúp tang chủ trang trải chi phí ma chay.
 Lúc gần đây thấy có xuất hiện thêm cụm từ đám tang từ thiện, nghĩa là tất cả, hay một phần tiền phúng điếu sẽ được gởi biếu cho những tổ chức từ thiện.
 
Phúng điếu có tính cách bắt buộc về mặt giao tế. Lẽ dĩ nhiên, cũng như tiệc tùng từ thiện, văn nghệ nhảy đầm từ thiện... hễ đụng tới tiền bạc thì dễ bị lạm dụng lắm. Có ai thấy tiền mà hổng ham đâu!
 
Tại hải ngoại, thường là miễn phúng điếu nhưng nhận vòng hoa. Có nơi, tuy rất hiếm, nhận chèque phúng điếu ghi vào một cuốn sổ nơi cửa salon với lời lẽ rõ ràng là tất cả tiền phúng điếu sẽ được gởi giúp cho một hiệp hội, hay một tổ chức từ thiện nào đó. Hoặc trong cáo phó có cho biết xin khách vui lòng gởi tiền về... “Veuillez envoyer vos dons à... chẳng hạn như Fondation du cancer, Fondation des maladies du coeur, v.v... Đây là một việc có tánh cách tự nguyện.
Cho cũng tốt không cho cũng không sao.
 
Khỏi chôn, hiến xác cho khoa học là có ý nghĩa nhất
 
Đây là một cách có ý nghĩa nhất nhưng rất ít người dám làm.
 
Nếu ở Québec, bạn có thể hiến xác mình (phải làm giấy lúc còn sống) cho trường CEGEP de Rosemont, département de Thanatologie. Sinh viên bộ môn tử thi sẽ có cơ hội thực tập trên xác chết thật.
 
Sau đó nhà trường sẽ đảm trách việc chôn cất miễn phí.
Các cháu nào có tinh thần cứng cỏi, không biết sợ ma, không biết ghê, không biết gớm, không biết ngán ai hết, người sống cũng như người đã chết rồi và muốn tìm một ngành nghề thích hợp, bảo đảm dễ tìm job: hãy ghi tên theo học ngành tử thi họcThanatologie.
 
Thời gian học 3 năm sau trung học. Lương khởi đầu16$/giờ. Việc làm dễ tìm không sợ thất nghiệp.
 
Đòi tiền trợ cấp mai táng.
 
 
Tại Québec, Régie des Rentes du Quebec có thể trợ cấp 2.500$ để mai táng với điều kiện là người quá cố ngày xưa đã từng đi làm và đã có đóng góp vô quỹ Régie des Rentes du Quebec.
 
-          Rồi còn có thể có Rente de conjoint survivant và Rente d’orphelin.
-          Chết trên xa lộ vì tai nạn. Gõ cửa xin Société de l’assurance automobile du Quebec có thể được 4.500$. Người thừa kế có 3 năm để đòi số tiền trên.
-          Chết vì án mạng (acte criminel). Tiền trợ cấp do Commission de la Santé et de Sécurité du Travail: 3.000$. Nhưng nên nhớ là không phải bất cứ án mạng nào cũng đều được đền bù đâu nhá.
 
Đám tang bên nhà, đám tang bên đây
Việt Nam:
 
 Khóc than thảm thiết vô cùng bi ai.
Trống kèn ầm ĩ cóc ken.
Lời kinh tiếng mõ không gian não nùng
Nguyện cầu Hộ niệm vãng sanh.
Về miền Cực Lạc Tây Phương Niết Bàn
Có nơi mời cả pê đê.
Làm trò nhảy múa xạp xình suốt đêm.
Cảnh đời thay đổi đổi thay.
Xóm giềng đến xá ra vào không ngơi.
Nói cười vui vẻ thâu đêm.
Lâu lâu mới có một ngày no say
Rượu trà bánh trái ê hề.
Tội gì không hưởng, ai sầu mặc ai.
Nhân tình thế thái ai ơi.
Nghĩ đi nghĩ lại buồn cho kiếp người.
 
Hải ngoại:
 
Khóc than kín đáo khổ niềm bên trong.
Giữ cho tĩnh lặng trang nghiêm.
Áo quần tề chỉnh một màu sậm đen.
Chia buồn nhỏ nhẹ bên tai.
Lòng thành đủ quý chân tình thắm hơn.
Vô thường sinh tử có không.
Sống sao phải đạo mới ra kiếp người.
 
                                                    (Nguyễn Thượng Chánh)
                           
Biết sẽ chết nhưng sao vẫn sợ
 
Người mình thường hay nói hễ ra đường nếu gặp đám ma thì hên, thì tốt, còn hễ nếu thấy đám cưới là xui xẻo lắm. Tác giả thật sự không hiểu nổi.
 
Chết là chuyện đương nhiên không ai có thể tránh khỏi hết. Tùy theo tín ngưỡng mà mỗi người nhìn cái chết với con mắt khác nhau.
 
Nhưng tại sao ai cũng sợ chết hết vậy? Câu trả lời có lẽ là mình sợ cái mình chưa biết, cái hư vô, cái gì chờ đón mình bên kia cửa tử?
 
Có người thì chết khổ. Đau đớn thân xác và tinh thần, ỉa trây đái dầm, lê lết cả năm, mất cả nhân cách rồi cuối cùng cũng phải chết đi.
 
Ngược lại thì cũng có những cái “chết sướng”, chết lẹ như chết trong giấc ngủ, chết vì đứng tim bất ngờ, chết trên bàn tiệc, chết lúc đang phi nước đại trực chỉ đỉnh Vu Sơn…
 
Chết là khởi điểm cuộc rong chơi cuối đời?
 
Nhà văn Tràm Cà Mau rất thực tế trước cái chết. Không nên quá lo. Hãy vui sống đi.
Sống sao cho ra sống, chết là chuyện đương nhiên rồi.
 
Tội lệ gì mà phải lo vì trước sau gì ai ai cũng đều phải ra đi hết. Chạy đâu mà cho khỏi. Kẻ trước người sau mà thôi.
 
Hãy hân hoan, mừng cho người đã chết. Biết đâu đó là khởi điểm của cuộc rong chơi của họ.
Nếu có khóc thì khóc cho người còn ở lại.
Khỏi cần viếng thăm làm chi lúc người ta đã chết rồi.
Dành thời giờ và tiền bạc để giúp người nghèo khó là đúng cách và có ích lợi hơn là tổ chức tang lễ rình rang không cần thiết.
 
Sau đây là bài thơ “Sau Khi Tôi Chết” nói lên ước nguyện của nhà văn Tràm Cà Mau.
 
“Khi tôi chết, viếng tang, đừng buồn bã
Cười cho to, kể chuyện tếu vui đùa
Trong sáu tấm, ắt rằng tôi hả dạ
Lên tinh thần, ấm áp buổi tiễn đưa....

Nếu làm biếng, cứ nằm nhà thoãi mái,
Viếng thăm chi vài phút có thêm gì?
Mắt đã nhắm nghiền, thịt da lạnh ngắt
Có bôi son trát phấn cũng thâm chì.

Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở ÐÓ !
Ai thay da mãi mãi sống muôn đời
Kẻ trước người sau xếp hàng xuống mộ
Biết đâu là khời điểm cuộc rong chơi???

Nếu có khóc, khóc cho người còn lại
Bởi từ nay thiếu vắng nổi đầy vơi
Cũng mất mát, bóng hình lời ân ái
Tựa nương nhau, hụt hẫng giữa đất trời.

Ðừng đăng báo, phân ưu, lời cáo phó
Chuyện thường tình phí giấy có ích chi
Gửi mua gạo, giúp người nghèo đói khó
Dịu đau buồn, đôi kiếp sống hàn vi”.
 
Trổi nhạc vui cho người người ý thức
Cuộc nhân sinh sống chết cũng tương đồng
Khi nằm xuống xuôi tay và nhắm mắt
Thì đau buồn, hạnh phúc, cũng hư không.

Ðừng đắp mộ, khắc bia ghi tên tuổi
Vài ba năm hoang phế chẳng ai hoài
Vũ Trụ xoay vần Thời Gian tiếp nối
Tỷ Tỷ người đã chết tự sơ khai.

Khi tôi chết đừng ma chay đình đám
Hỏa thiêu tàn, tro xác gói về quê
Dẫu bốn biển cũng là nhà, bầu bạn
Trong tôi còn tha thiết nỗi hoài hương

Thì cũng chất H- C- O - N kết lại
Nắm tro xương hay hài cốt khác nhau gì ?
Nhưng Ðất Mẹ chan hòa tình Thân Ái
Cho tôi về, dù cát bụi vô tri” .....
 
(Tràm Cà Mau)
 
 
 
Kết luận
 
 
Chết cũng không phải là hết chuyện đâu. Có khi đám ma vừa xong thì sóng ngầm cũng bắt đầu nổi dậy trong nhiều gia đình vì vấn đề tiền bạc, kẻ có người không, di chúc không phân minh.
Ôi tham sân si là thế đó.
Người chết rồi thì khỏe cho họ. Chỉ khổ cho người còn ở lại mà thôi.
 
Mồ mả chưa xanh cỏ thì anh chị em cùng một nhà có khi chẳng ai còn buồn nhìn mặt nhau nữa.
 
Đời là thế đó!
.
 
                                              Thành kính phân ưu. RIP. Adios!
 
 
Tham khảo:
 
-Thích Như Điển. Quan niệm về sống và chết của người Việt Nam.
 
-Funeral and cementary industry secrets
           -Dignité. FAQ,Les questions les plus fréquemments posées à propos des funérailles
           - Maison Funéraire Charron & Fils
          -Tràm Cà Mau.Biết đâu là Khởi Điểm Cuộc Rong Chơi.Đừng chết trước khi đọc bài nầy.
 
Montreal, March 10, 2011
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 861088 visitors (2232388 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free