TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Phú Yên
 
Lên mạng ngày 18/12/2009

Lạm bàn, biết rỏ hơn về một tỉnh xa nhất phía đông nước nhà, chưa giàu dù nay đã yên lành :
Những hướng phát triễn tỉnh Phú Yên
G S Tôn thất Trình
 
Phần I: Khái quát
 
               Vị trí, dân số , hành chánh hiện tại
 
Tỉnh Phú Yên rộng 5045 km2 là một tỉnh miền Trung bờ biển Biển Đông , nằm xa nhất phía đông lục địa nước nhà,( tuy Mũi Đôi thuộc Bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong , tỉnh Khánh Hòa , mới là đất lục địa cực đông nước nhà )  ở vĩ tuyến Bắc từ 12039’10” đến 13045’20” và kinh tuyến Đông từ 108039’45” đến 109029’20”. Bắc giáp tỉnh Bình Định ( Qui nhơn ) , Nam giáp tỉnh Khánh Hòa ( Nha Trang ), Tây giáp tỉnh Gia Lai ( Pleiku ) và Đak Lak ( Buôn Mê Thuột ), Đông là vịnh Bắc Bộ, biển Đông. Đèo Cù Mông cao 240m , ngăn cách tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên ; còn Đèo Cả là ranh giữa Phú Yên và Khánh Hòa.
 Dân số Phú Yên năm 1995 là 740 000 người; năm 2000 là 800 700; năm 2004 là 848 900; năm 2006 là 873 300 và năm 2009 đã trên 900 000. Đa số là tộc dân Kinh ; còn một số nhỏ là Chăm, Ê Đê  và Banar.Nhắc lại, theo tài liệu viện dân tộc học, tộc dân Ê Đê ( Rhadê ) thuộc họ ngôn ngữ Nam Đảo có khoảng 141 000 người, tập trung nhiều nhất ở ba tỉnh ĐaK Lak , Phú Yên và Khánh Hòa. Tộc dân Ba Nà thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer có chừng 110 000 người, tập trung ở Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa , nhưng đông nhất là ở Gia Lai và Kontum. Tộc dân Chăm cũng thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo,  hiện chỉ cón khoảng 78 000 người rải rác ở 7 tỉnh, nhưng đông nhất là ở Ninh Thuận ( Phan Rang ) và Bình Thuận ( Phan Thiết ).
            Tuy Hòa ( Phú Lâm ) là thị xã tỉnh lỵ Phú Yên, cách Hà Nội 1177 km về phía Bắc và cách Sài Gòn 561 km về phía Nam.Tỉnh có 8 huyện: Đồng Xuân ( La Hai ), Sông Cầu ( một thị xã khác ),Tuy An ( Chí Thành ), Sơn Hòa ( Cũng Sơn ), Phú Hòa, Tây Hòa , Đông Hòa và sông Hinh ( Hai Riêng )
                  
Suôi dòng lịch sử Phú Yên
           
Văn minh Sa Huỳnh, đồng thời với  các văn minh cổ đại Sông Hồng, lưu vực Đồng Nai và Ốc Eo đồng băng sông Cửu Long và sông Vàm Cỏ.
Cũng như lưu vực sông Hồng, các tỉnh ven biển miền Trung từ đèo Hải Vân , ttrong đó có tỉnh Phú Yên, đến miền Đông Nam Bộ, đầu thế kỷ thứ 20 , các nhà khảo cỗ Pháp đã phát hiện hàng loạt di tích trên vùng đồi gò trung du và cồn cát ven biển. Hệ thống di tích này liên tục từ sơ kỳ thời đại đồng thau  như di tích Long Thạnh ( phía nam đèo Cù Mông, ở tỉnh Phú Yên ), qua giai đoạn trung kỳ với di tích Bình Châu, nở rộ và đạt đỉnh cao với hàng loạt di tích như Gò Ma Vương v.v… thuộc sơ kỳ thời đại sắt . Ở thời kỳ này, chúng ta đã tìm thấy những bát gốm, mâm đồng hình con tiện được tô màu đỏ, chì , những hoa tai có mấu ( như đôi khuyên tai 3 mấu bằng đá quý khai quật tại khu di tích Hậu Xá II ), những đồ trang sức hai đầu thú và tục chôn người chết trong mộ chum như chum quan tài bằng gốm khai quật tại An Bang ). Trung tâm quản lý Bảo tồn di tích Hội An cho biết là vừa cho Hội châu Á - Hoa Kỳ mượn hai hiện vật cỗ chum quan tài và khuyên tai 3 mấu, sẽ được trưng bày tại viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Houston - Texas từ 13/9 /2009 đến 3/1/2010 và và viện Bảo Tàng Châu Á New York từ 2/2/2010 đến 2/5/2010. Hế thống di tích  được mệnh danh là văn hóa Sa Huỳnh ( theo tiếng Bắc là Sa Hoàng, nhưng trong Nam kỵ úy tên chúa Tiên Nguyễn Hoàng, nên đọc là Huỳnh ). Sa Huỳnh là một bán đảo nhỏ cực nam tỉnh Quảng Ngãi , phía Bắc  Hoài Nhơn và Tam Quan, tỉnh Bình Định. Dùng C14 ở Long Thạnh, Phú Hòa tìm ra niên đại văn hóa Sa Huỳnh phát triễn từ thiên niên kỷ 2  đến 1-2 thế kỷ trước công nguyên . Cùng thời đại với nền văn hóa lưu vực Đồng Nai miền Đông Nam Bộ và văn hóa Ốc Eo, một thời tỏa sáng khắp Đông Nam Ákể cả cực Nam Việt Nam  Đây là những văn minh, văn hóa về thời gian sớm muộn có khi khác nhau, nhưng thảy đều có mang những đặc trưng sinh thái và đặc điểm tộc người từng khu vực đã dạt đến trình độ phát triễn cao, thể hiện qua những giao lưu văn hóa mật thiết. Đây cũng là kỷ nguyên văn minh và dựng nước đầu tiên của các tộc người trên lảnh thổ Việt Nam , trong thời cỗ đại.
 
             Nước Chiêm Thành hưng vong và cuộc Nam tiến đến Phú Yên
Theo nhiều nhà khảo cỗ, chính văn hóa Sa Huỳnh tiễn khai thành văn hóa, văn minh Chăm hay Chàm hay Chiêm Thành. Thật thế, có thể tổ tiên người Chăm từ các hải đảo Mã Lai, Nam Dương tràn lên bờ biển miền Trung, nhiều thế kỷ trước công nguyên ( Tây Lịch kỷ nguyên ). Ở đấy họ tiếp xúc với thổ dân là người Kiritas thuộc giống Inđônexia. Số người Kiritas không chịu người Chăm chế ngự thì dồn lên các miền núi Trường Sơn. Sau này chúng ta gọi là Mọi, dân tộc thiểu số, đồng bào Thượng hay đồng bào sắc tộc.
            Khi người Chàm bước vào lịch sử năm 192, họ đã tuân phục một triều vua Ắn Độ hóa, nên tổ chức từ quốc gia cho đến xã hội phong tục đều theo Ấn Độ giáo. Chiêm Thành thời đó chia ra làm 3 và có 4 khu vực lớn. Ở phía bắc là Amaravati , vùng Quảng Nam ngày nay. Có hai quốc đô Indrapura -Đồng Dương và Sinharpura - Trà kiệu trên sông Thu Bồn. Vùng giữa là Vijaya, Bình Định ngày nay. Sau năm 1000 Tây Lịch, kinh đô là Phật Thệ-Trà Bàn. Phía Nam là Panduranga, vùng Ninh thuận - Bình Thuận. Giữa thế kỷ thứ 8, kinh đô Chàm dời vào Panduranga, rộng lớn hơn cả, vì bao gồm luôn Kauthara, tức Khánh Hòa. Có lúc Kauthara tách rời làm khu vực thứ tư , thủ phủ là Yanpunagara ( thành phố Khánh Hòa  ). Theo Tống sữ Tàu, nước Chiêm Thành chia ra làm 38 châu lớn, nhỏ. Phía Nam là châu Thi Bị, phía Bắc là châu Ô - Lý, phía Tây là châu Thượng Nguyên, có hơn 100 thôn lạc , mỗi thôn lạc có từ 300 đến 500 hộ - gia đình ( có khi đến 700 hộ) . Như vậy dân Chiêm Thành lúc đó đã trên 50 000 hộ.
            Các vua Chàm đều rất hiếu chiến. Thời vua Phạm Văn ( 336 - 420 ) quân đội gần 50 000 người. Thời vua Chế Bồng Nga ( 1360? - 1390 ) chắc đông hơn nữa. Cũng từ đời Phạm Văn, người Chàm đã biết thuật xây đắp thành lũy, kiến trúc những tường thành bằng gạch, có tháp canh bằng đá để bảo vệ các thành thị. Suốt mấy thế kỹ, quân dân Chăm đã làm khốn khổ các lực lượng đô hộ Trung Quốc, khuấy phá ven biển nước Việt , bao phen làm mưa, làm gió tận Thăng Long , tiến sang đánh phá Chân Lạp, làm chủ vương quốc này trong một thời  gian và cùng một chiến thuật đặc biệt đã làm cho quân đội Mông cồ, hùng mạnh nhất hoàn cầu lúc đó,  phải thất bại và rút lui, khi Mông Cỗ, mưu mô xăm chiếm Chiêm Thành. Năm1280, vua Nguyên-Mông Cổ sai Hửu Thừa Toa Đô và Tả Thừa Lưu Thâm sang Chiêm Thành, chia đất làm tỉnh để cai trị. Thế tử Chế Mân không chỉu. Năm 1282, vua Nguyên sai Toa Đô đem quân sang đánh. Toa Đô mượn đường Đại Việt cho quân đi , nhưng vua Trần không chịu, phải đem 1000 chiến thuyền từ Quảng Châu đến cảng Chiêm Thành, cho quân lên đồn trú trên bờ. Quân Chiêm chống cự kịch liệt, nhưng thua. Cha Chế Mân là vua Indravarman đốt kho lúa, bỏ kinh thành , rút lên núi, tập hợp quân lính đánh quân Nguyên. Toa Đô tiến quân đến Đại Châu( ? ) bị phục kích, đánh thua;  hai bên cầm cự , vua Chiêm không hàng phục, Toa Đô không kết thúc được chiến tranh. Vua Nguyên gửi thêm 15 000 quân tiếp viện Toa Đô , nhưng vua Trần không chịu cho qua nước Việt, nên quân Mông Cổ không đến được. Vua Nguyên lại sai Ô Mã Nhi đem 20 000 quân Giang - Hoài sang tăng viện, nhưng đến nơi thì Toa Đô đã bỏ đi rồi.
            Thời vua Đinh tiên Hoàng,  Ngô Nhật Khánh dòng dõi Ngô Quyền ,còn đưa vua Chiêm là Ty - mi - thuế  và hơn 1000 chiến thuyền thủy quân đánh kinh đô Hoa Lư.  Nhưng khi bình thuyền đến của Đại Ắc nay là Đại An, tỉnh Nam Định và Tiểu Khang , nay là cửa sông Cần, phía Nam cửa Đại An thì may măn cho Đại Cồ Việt là họ gặp bảo, thuyền chìm đắm, chỉ có thuyền vua Chiêm thoát nạn. Năm 992, vua Lê Đại Hành   sai Phụ Quốc Ngô Tử An đem 30 000 người mở đường bộ từ Cửa Sót, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tinh đến châu Địa Lý, đất Chiêm, tỉnh Quảng Bình ngày nay. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh, chọn Lý Thường Kiệt làm nguyên súy, đánh chiếm thành Trà Bàn, sai Lý Thường Kiệt đuổi theo vua Chiêm là Chế Củ. Sau một tháng bắt được Chế Củ  ở biên giới Chân Lạp ( Phan Rang, Phan Thiết), cầm tù 50 000 quân Chiêm.. Đây là lần đầu tiên, Đại Việt đánh phá Chiêm Thành quá  phía nam tỉnh Phú Yên. Năm 1075 , Lý Thường Kiệt đi dánh Chiêm Thành  bị vua Harivarman IV đánh thua, chỉ vẽ họa đồ hình thể sông núi ba châu Bố Chính, Địa Lý ( đổi làm châu Lâm Bình, nay là huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và châu Ma Linh ( vua Lý đổi thành châu Minh Linh, nay là đất hai huyện Vĩnh Linh và Do Linh, tỉnh Quảng Trị ).
Mãi đến năm 1470, vua Lê Thánh Tông mới xuống chiếu thân chinh, đem 260 000 tinh bình, đóng quân tháng giêng năm 1471 ở Thuận Hóa, làm bài “Bình Chiêm Sách “, dịch sang quốc ngữ, tiến binh sâu vào đất Chiêm Thành, Sau khi chiếm kinh đô Trà Bàn, vua Lê mở đất đưa quân đi vào đến hết tỉnh Phú Yên, đến biên giới hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, sai đục đá ở núi cao nhất bờ biển là núi Thạch Bi, dựng bia phân giới đất của nước Việt và của Chiêm Thành tương truyền có nghĩa : “ Chiêm Thành qua đấy, quân thua nước mất, An Nam qua đấy tướng chết quân tan “ .
Tuy vậy tỉnh Phú Yên thời vua Lê Thánh Tông, vẫn chưa  chưa chánh thức thuộc hành chánh nước Việt, vì vào tháng 6 năm 1471, khi đăt ra thêm đạo thừa tuyên ( sau là xứ ) Quảng Nam trong số 13 đạo thừa tuyên nước nhà, chỉ có 3 phủ, 9 huyện. Phủ cực Nam là phủ Hoài Nhơn có 3 huyện là Bồng Sơn, Phù Ly ( nay là đất huyện Phù Cát, huyện Phù Mỹ ), Tuy Viễn ( nay là huyện Tuy Phước ) thuộc tỉnh Bình Định .
Mãi đến năm 1611, khi Chiêm Thành xâm lấn biên giới, chúa Tiên Nguyễn Hoàng sai Chủ Sự là Văn Phong đem quân đi đánh, lấy đất Phú Yên  đặt làm một phủ là Phú Yên,  chia làm hai huyện là Đồng Xuân và Tuy Hòa. Đây là bước Nam tiến đầu tiên của các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong.  Năm 1629, lưu thủ phủ Phú Yên là Văn Phong dùng quân Chiêm làm phản, chúa Tiên sai Phó tướng Nguyễn Phước Vĩnh đi đánh, dẹp yên, đổi phủ Phú Yên thành dinh ( sau này là tinh ) Trấn Biên đầu tiên ( gìn giữ biên cương ). Năm 1698, theo lệnh chúa Minh Nguyễn Phước Chu, Thống suất Nguyễn hửu Kính, con tướng Nguyễn hửu Dật, dòng dõi Nguyễn Trải, kinh dinh ở đất Thủy Chân Lạp, lập dinh Trấn Biền mới ở Biên Hòa và dinh Phiên Trấn ở Gia Định .
 Khai thác Phú Yên thuở ấy là nhờ Đô chỉ huy sứ Lương Văn Chính, quan nhà Lê theo chúa Tiên vào Thuận Hóa, chiêu tập lưu dân, khai khản đất hoang ở Cù Mông, Xuân Đài, mộ thêm dân đến vùng sông Đà Diễn( Đà Rằng ) chia lập thôn ấp, khiến các nơi này càng ngày càng đông đúc. Dự trù năm 2011, làm kỷ niệm 400 năm thành lập tỉnh Phú Yên  là đúng lịch sử.  Kiện toàn cũng cố, phát triễn Phú Yên là nhờ thiết lập định cư kiểu “dinh điền “ , sau đó thời vua Minh Mang chánh thức hóa với chức dinh điền sứ phong cho Tham tướng Nguyên Công Trứ , người đã có công mở mang Kim Sơn - Tiền Hải ở bờ biển sông Hồng. Do Thái cũng thiết lập từ năm 1949, sau ngày lập quốc Israel, những nông xã tập thể nhiều ít quốc phòng, kiểu dinh điền (resettlements fortifiés , mỗi gia cư là một đơn vị chiến đấu phòng vệ lảnh thổ … ) như ngày nay ở Jerusalem, trên đất chiếm của Palestine, nhưng sau chúa Nguyễn 350 năm . Khi thế tử Dũng Lễ Hầu Nguyễn Phước Tần thắng lớn, năm 1648,  bắt sống nhiều tướng Trịnh và 30 000 quân. Chúa Thượng Nguyễn Phước Lan, theo kế sách  tha bọn tỳ tướng hơn 60 người cho về Bắc, chia số 3 vạn binh ra ( thật sự đa số là nông dân cùng đinh miền Bắc, bị bắt lính ) cho ở các nơi hiểm yếu trên đât cũ của Chiêm Thành, dân cư thưa thớt từ Thăng Hoa, Điện Bàn đến Phú Yên. Cứ 50 người làm một ấp, cấp cho lương ăn nữa năm, lại cho họ khai thác những mối lợi ở núi đầm và ra lệnh cho nhà giàu bỏ thóc lúa cho họ vay. Từ đó từ Thăng , Điện đến Phú Yên mới thấy làng mạc nối liền nhau, yên bằng ( an bình ) nhờ giữ được an ninh và giàu có ( Phú ) nhờ mở mang thêm nhiều ruộng đất.

Địa lý
              
            Địa hình
               70 % đất đai tỉnh Phú Yên là đồi núi. Vùng này là một thành phần lục địa Đông Dương vỏ Trái Đất. Hoạt động địa lý hình thành địa hình địa phương gồm núi non, đồi gò , cao nguyên, đồng bắng đất thấp và biển.
            Đất đai nghiêng dần từ Tây sang Đông. Dãi núi Nam Trường Sơn ở phía đông chia cách ra nhiều sơn khối có độ dốc cao. Đông Phú Yên lẫn lộn đồi núi, đồng bằng về phía Biển Đông, làm ra nhiều đồng bằng nhỏ riêng biệt nhau. Diện tích đồng bắng Phú Yên tổng cọng là 820 km2( 82000 ha ). Đồng bằng lớn nhất là đồng bằng Tuy Hòa , do sông Ba bồi đắp,  có diện tích gần 100 000 ha,  khi hợp với thung lũng Sông Cái ( Khánh Hòa ). Vượt đèo Cù Mông phía Bắc tỉnh , xuôi Nam theo đường bộ đưa chúng ta đến đồng bằng nhỏ Sông Cầu , rồi đến đồng bằng nhỏ Tuy An. Đáng kể ra là thung lũng Cheo Reo - Phú Túc ( Phú Bổn ), cao độ 160 m, nằm ở bờ rìa nam Cao nguyên Pleiku và kéo dài đến gò đồi đồng bằng Tuy Hòa. Trong thung lũng có hai sông chánh chảy qua là sông Ba và sông Ea Ayunh. Vào thời xa xưa, chính người Chăm ( Chàm , Chiêm Thành ) sử dụng thung lũng này để lên chinh phục Tây Nguyên. Để lại nhiều di tích, tháp Chàm ( như Pô Klong thế kỷ thứ 14 ) ở Gia Lai và Kontum. Năm 1975, khi Đak Lak thất thủ, quân dân Pleiku cũng lại dùng thung lũng Cheo Reo - Phú Bổn rút về Tuy Hòa, vì lúc đó dọc đường 19 từ Pleiku xuống Qui Nhơn đã bị quân đội Bắc Việt chiếm đóng.Thung lũng Cheo Reo vừa rất nóng, vừa rất khô, vì ở giữa hai dãy núi cùng hướng tây bắc - đông nam,  bi. khuất gió mùa tây nam lẫn gió mùa đông bắc, nên rất khô khan: lượng mưa trung bình ở vùng này chỉ 1 300 mm.     
 Sông ngòi
 Phú Yên có hệ thống sông ngòi tương đồi dày đặc, phát sinh từ Gia Lai, Dak Lak, Kontum, các dãi núi Nam Bình Dịnh và Bắc Khánh Hòa. Phú Yên có 50 sông, suối chánh. Lớn nhất là Sông Ba hay sông Đà Rằng, dài 388km, ( 90 km chảy trong tỉnh nhà ) bắt nguồn từ dãi núi Ngọc Rô ở Kontum. Chiều dài trong nước đứng hàng thứ hai chiều dài các sông miền Trung, chỉ thua chiều dài cũng trong nước của sông Mã ( Thanh Hóa ), dài hơn sông Cả ( Nghệ. An ). Tổng diện tích lưu vực là 13 800 km2, hoàn toàn chảy trong nước , hơn hẳn lưu vực sông Thu Bồn ( Quảng Nam ) 10489 km2.  Bề ngang sông Ba rất rộng lớn , từ 1000 đến3000 m . Cầu Đà Rằng bắt qua sông Ba ỏ tỉnh lỵ Tuy Hòa là một cầu dài nhất miền Trung. Sông lớn thứ hai của Phú Yên là sông Kỳ Lộ dài 120km . Hai nhánh lớn nhập vào sông Ba ở Phú Yên, sông Hinh và sông Krong (H)Nang, đều bắt nguồn ở tỉnh Đak Lak kế cận, Các sông nhỏ khác của Phú Yên là Cà Lui, Bàn Thạch, sông Cầu, sông Con, sông Đồng Bò, Trà Buông …  Dòng chảy các sông Phú Yên rất thay đổi tùy theo mùa: mùa khô từ tháng giêng đến tháng 8 và mùa lũ từ tháng chin đến tháng chạp có dòng chảy chiếm 70- 80 % lưu lượng hàng năm. Sông suối Phú Yên mang theo những thể tích phù sa khá lớn, nâng cao mực đất đai hai đồng bằng lớn các huyện Tùy An và Tuy Hòa
Đất đai
Các đồng bằng là đất phù sa , cũng như các đất dọc theo các triền sông tỉnh nhà. Các đất phù sa do nhiều loại đá ( basalt, granit, rhyolit.. ) phân hủy , rồi được các dòng nước sông suối chuyễn đi và dần dần lắng tụ lại. Gần sông, đất phù sa cao hơn, dễ thoát nước hơn và đất phù xa sông tích tụ nhiều sét hơn; ở các nơi trủng khó thoát nước. Đất phù sa có độ phì nhiêu thay đổi tùy theo diện tích bồn lưu vực và loại đá mẹ. Phù sa thung lũng Cheo Reo khô khan, nên pH đất cao hơn ( 6-6.5 ), trong khi phù sa Kontum , Đak Lak có pH thấp hơn ( 5- 5.5 ). Đất xám điển hình ( haplic Acrisols ), đất xám có sỏi latêrit ( Ferric Acrisols ) , có nơi là đất cát thô không giữ nước, có nơi khả năng giữ nước nhiều. Ngoài ra, còn gặp đất feralit ( podzolic ) vàng đỏ , do diệp thạch hay đá hoa cương - granit tạo ra, trên địa hình núi và các sườn đồi dốc.  Loại đất này dễ bị xói mòn và lẽ dĩ nhiên là ít phì nhiêu hơn đất đỏ (latosol nâu đỏ ) do basalt tạo ra và nếu có đá ong - latêrit xuất hiện ở tầng cạn thì gây trở ngại cho các loai cây trồng trọt có hệ thống rễ sâu. Ở thung lũng Cheo Reo, trên phù sa cỏ sinh có nhiều chỗ có đất sét đen nhiệt đới ( black tropical clays ), chứa nhiều sét úng thủy , màu đen , khó cày bừa Vào mùa mưa đất sét đen nhiệt đới đất ướt nhảo . Mùa nắng đất co rút lại, làm ra nhiều khe hở tăng gia bốc thoát hơi nước, do đó rất khô vào mùa nắng .
Khí hậu
Phú Yên thuộc về vùng khí hậu gió mùa nhiệt đới. Bị ảnh hưởng của chuyễn động khí quyễn thường lệ và khí quyền gió mùa trong vùng. Vì dòng di chuyễn không khí khác biệt cho nên khí hậu  có nhiệt độ trung bình cao, nhiều nhật chiếu, tuơng đối ít mưa và phân phối không đồng đều. Mưa nhiều, tập trung ở vùng núi Chư Mu ( Hòn Vọng Phu hay núi Mẹ BồngCon, cao   2051m ) Đèo Cả, ranh giới Phú Yên- Khánh Hòa  , lượng mưa trung bình trên 2000 mm một năm. Ở thung lũng các sông Ba, Kỳ Lộ , Krong Pa ( vùng Phú Túc - Cheo Reo , phần lớn thuộc tỉnh Gia Lai - Pleiku), lượng mưa trung bình chỉ khỏang 1 200 mm   Phú Yên không có mùa đônglạnh lẻo . Khỉ hậu  như đã nói chia ra 2 mùa rỏ rệt, mùa khô và mùa mưạ. Chính chuyễn động gió ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu tỉnh nhà. Các gió chính của hai mùa là mùa đông có gió mùa Đông Bắc và khí hậu nhiệt đới Biển Đông, Thái Bình Dương. Gió mùa Đông Bắc lạnh lẻo đến Phú Yên vào sườn phía Đông dãi Trường Sơn và Vịnh Bắc Bộ. Gió Đông Bắc thổi qua ngắn ngủi , đến 50- 60 % các đồng bằng dọc bờ biển., gió Đông ít hơn 30% và gió Đông Nam ( thường xảy ra vào các tháng mùa đông ) còn ít hơn nữa, 20% . Mùa hè, khí quyễn xích đạo  nguồn gốc miền Bắc biển Ấn Độ   phối hợp với gió mùa Nam Cực, làm thành gió địa phương mùa hè : thứ nhất là  gió thổi từ Tây và Nam xuyên qua Nam Lào và Căm Bốt. Sau khi trút hết mưa ở phía Tây dãi Trường Sơn, gió trở nên nóng bỏng và khô khan,   tạo thành ẩm độ rất thấp vùng Nam Trung Bộ Việt Nam. Thứ hai là khí quyễn xích đạo từ Nam Thái Bình Dương phối hợp với gió mùa từ Nam Cực theo các hướng thổi Nam và Đông Nam, đem tới Phú Yên ẩm độ cao và không khí mát mẽ cuối muà hè , vì gió thổi thổi dài ngày qua biển cả. Cũng như mọi tỉnh Nam Trung Bộ, Phú Yên luôn luôn có gió nội địa và gió biển quanh năm.                 
Tài nguyên thiên nhiên
 
Rừng
 
Trước hết là rừng, phân chia ra ;như sau . Rừng nhiệt đới núi thấp ; có một phần bảo tồn rừng loại này ở xã Sơn Hội , huyện Sơn Hòa, thuộc khu bảo tôn Krong Trai. Rừng thưa và rụng lá nhiệt đới, phần lớn ở huyện Sơn Hòa cung ở khu Bảo tồn Krong Trai, nhưng thuộc xã Sơn Phước. Rừng rậm nhiệt đới chiếm trước đây khoảng 70 % diện tích thiên nhiên tỉnh nhà, tập trung ở Hòn Chông các huyện Đồng Xuân, Tuy Hòa ( cũ ) và Sông Hinh .Rừng lùm bụi nhiệt đới ở núi thấp , cao độ. 50 - 100m trên mặt biển ở vài nơi các huyện Tuy An, Sông Cầu và Đồng Xuân. Rừng núi non Phú Yên cũng như rừng miền Trung đa dạng sinh học , chứa nhiêu muông thú như ca dao thường ca tụng  rừng vùng Tuy Hòa :
 Lấy chồng Phú Cốc sợ beo,
Lấy chồng Phú Lạc hồn treo cột buồm

hay    
Thương em anh cũng muốn qua
Sợ cọp núi Lá , sợ ma bải Điều.
 
Bờ biển
 
Phú Yên có 189 km bờ biển ngòng ngèo chứa đầm, phá, đất ngập mặn, hố huyệt nơi linh thiêng phía Bắc và bờ biển cát phía Nam . Diện tích thềm biển là 6900 km2 chứa 500 loài cá, 30 loài tôm và nhiều hải sán giá trị khác. Đầm Cù Mông và đầm Ô Loan cũng như các cửa sông Tiên Châu , sông Ba … có nhiều đặc sản biển như rong tảo biển, cua huỳnh đế , dưa biển hay hải sâm- holothurians  đặc biệt là hải sâm trắng ở các vịnh tuyến triều thấp và hải sâm đen giá trị cao, phân bố ven chân núi đá, nơi có sóng gió mạnh , từ tuyến triều đến vùng ngập nước , nhiều loại  hàu nhất là hàu sông Ostrea rivularis , hàu sú Ostrea glomerata, sò huyết Arca granosa , đặc biệt ở đầm Ô Loan khiến thi sĩ Tản Đà đã phải khen :

Lấy chi vui với thu tàn
Phú Câu cước cá, Ô Loan miếng hàu

Khoáng chất
 
Phú Yên có nhiều nguyên liệu quặng mỏ để sản xuất vật liệu xây dựng, than nâu , nước khoáng, sắt, vật liệu chịu lữa, vật liệu phụ cho công nghệ. xi măng, titanium…. Các nhà địa chất học đã khám phá ở tỉnh nhà 147 mỏ đủ loại. Nhưng vài mỏ bé nhỏ; một số khác chưa khảo sát ước lượng dự trữ. Những mỏ đã ước lượng dự trữ gồm có: về vàng và bạc,  mỏ trử lượng lớn là ở Sơn Phước huyện Sông Hinh, mỏ trữ lượng nhỏ là ở Tráng Sim và Sơn Nguyên. Nhưng ngay cả mỏ dự trữ lớn, quặng lại rải rác ở những vùng rộng làm cho hiệu năng khai thác thấp kém. Quặng aluminium ước lượng đến 8. 958 triệu tấn,  dự trữ nhỏ hơn các mỏ Đắc Nông và Gia Lai - Kontum nhiều. Mỏ tảo cát- diatomiteước lượng lên đến 90 triệu thước khối lớn nhất và phẩm giá cao nhất ở Việt Nam.  Riêng mỏ Hòa Lộc đang khai thác chứa 61 triệu thước khối. Sản phảm điatomite dùng làm chất hòa tan cho các dàn khoan mỏ dầu lữa, lọc nước ngọt, linh kiện lọc cho ngành thủy sản …. Thạch cương - granit Phú Yên phẩm giá cao, được ựa chuộng ỏ thị trường quốc tế lẫn quốc nội cũng nhiều trử lượng.
Danh lam , thắng cảnh
 Tháp Nhạn cạnh cầu Đà Rằng tháp cao 15m trên đỉnh núi, là nơi thờ phụng tộc dân Chăm ở thế kỷ thứ 11 va đầu thế kỷ thứ 12,  trên bải phía bắc sông Đà Rằng. Phía Bắc Phú Yên, nên kể ra bải biễn Mỹ A hay bải biển Long Thủy, cách thị xã Tuy Hòa 12 Km, cát trắng phau, nước trong vắt dưới bóng dừa cao; đầm Ô Loan rộng 1500 ha, cách Tuy Hòa 15 km, du ngoạn hứng thú bằng đò thuyền, nổi danh thêm nhờ món sò huyết nướng, ăn chung với sò hàu hay riêng rẽ.  Hòn Chúa, các đảo Hòn Yến , bải Tiên , Chùa Đá Trắng  xây cất trên sườn núi cách Tuy Hòa 20km về phía Bắc, đứng trên chùa nhìn rỏ được cảnh quan phía dưới, các  gành (ghềnh) Đá Dìa chứa 35 000 cột đá . Phía Nam tỉnh là cảng Vũng Rô. Vịnh Vũng Rô  cách Tuy Hòa 25 km có rất nhiều tiểu đảo đẹp đẽ , thời chiến tranh Nam Bắc, có lúc là nơi miền Bắc nhập  nhiều quân và khí cụ đánh miền Nam và cũng là vùng bảo tồn động vật và thảo mộc Bắc Đèo Cả. Phía tây Phú Yên là vùng Bảo tồn Quốc gia Krong Trai và di tích Gò Thi Thung .
 



 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855262 visitors (2218069 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free