TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Gà cob muôn màu
 

Lên mạng ngày 1/10/2011

 

GÀ CON MUÔN MÀU HAY SỰ HÀNH HẠ SÚC VẬT
Bác Sĩ Thú Y Nguyễn Thượng Chánh
 
Từ trước nay, chuyện thú vật như chó, mèo, thỏ, bị nhuộm màu để bán cũng không còn lạ gì với ai. Nay, gà con và vịt con mới nở cũng bị đem nhuộm màu để bán cho trẻ em chơi.
                                                                             ***
Lòng tham và sự tàn ác của con người không biết đâu mà nói.
Mùa lễ Phục Sinh tại nhiều quốc gia gà con và vịt con mới nở ra thường bị đem nhuộm màu để bán cho trẻ em như một món đồ chơi không hơn không kém.
Chuyện sản xuất gà con technicolor đã có từ nhiều năm qua. Tại Ấn Độ, Alaska, Maroc, Malaysia, Yemen, Hoa Kỳ (Alaska), Miến Điện, Lào, Trung Quốc…
Con buôn tiêm vào trứng những màu hóa học hay màu  thực phẩm như: hồng, xanh lá cây, xanh da trời, tím, đỏ, vàng da cam vv… Khi nở ra, lông sẽ có màu tương ứng. Con vật thấy rất dễ thương như những món đồ chơi.
Có nơi như tại Ấn Độ họ pha dung dịch phẩm màu hóa học trong một chậu nước và hốt gà con hay vịt con mới nở và thả hết vào đó, trộn đều, gà bị ướt lem nhem kêu chíp chíp rần lên, vô cùng dã man và tội nghiệp.
Multicolored chiken for Easter. BBC
 
Màu nhuộm sẽ phai đi sau hai ba tuần theo đà phát triển của con vật.
Tại Washington DC và một số tiểu bang khác đã có luật cấm bán gà vịt nhuộm màu với lý do chính là sợ trẻ em bị lây nhiểm vi khuẩn Salmonella có thể hiện diện trong phân gà.
Vì mục đích nhân đạo và sức khỏe, chúng ta không nên mua những loại gà con muôn màu.
Đây là một sự hành hạ súc vật.
“Tôn trọng sự sống là một điều rất được đề cao trong Phật giáo. Cấm sát sanh và làm hại thú vật là một trong những giới luật căn bản dành cho mọi Phật tử. Việc tôn trọng sự sống không chỉ vì từ bi, vì niềm tin vào luân hồi và nghiệp báo, mà còn vì ý thức rằng mọi sinh loài đều có quyền sống bình đẳng và môi trường sống là dành cho tất cả mọi loài trên trái đất này chứ không phải dành riêng cho con người (David J. Kalupahana, 2008, tr.137-42). Thái độ của Phật giáo đối với các loài sống như vậy đã hình thành nên một quan điểm đạo đức hành xử đối với các loài không thuộc con người: con người cần từ bỏ quan điểm xem mình là sinh loài định đoạt tất cả những loài khác; cần phải xem mình và các sinh loài khác như là những "láng giếng" của nhau’’ (Peter Harvey, tr. 185).(Đạo đức Phật giáo và vấn đề môi trường, Thích Nguyên Hiệp. Nguồn Tập San Pháp Luân 68)

 
Video Colored chiken in China
 
Video Multi colored chicken
Video How they color chicks in India
 
Montreal, Sept 23, 2011
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 851848 visitors (2209308 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free