TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Cúm gà H5N1 xuất hiện
 
Lên mạng ngày 23/12/2011

CÚM GÀ H5N1 XUẤT HIỆN TRỞ LẠI TẠI HONGKONG

Nguyễn thượng Chánh, DVM
 
Chuyện dịch cúm gia cầm do virus H5N1gây ra tưởng đâu đã yên rồi, nhưng ngày 21/12/2011 vừa qua giới chuyên môn về thú y đã phát hiện được virus nói trên tại một chợ gà Hong Kong.
 Trên 19 000 con gà phải bị giết bỏ trong biện pháp ngăn chặn sư lây lan của dịch bệnh.
Còn nhớ , virus H5N1 cũng đã được tìm thấy lần đầu tiên tại HongKong vào năm 1997. Sau đó chủng virus nầy đả lây nhiễm sang một số quốc gia Á Châu, Âu Châu và Phi Châu.
 
                                                                                   ***
 

Nhắc lại chuyện cũ năm 2008

Chuyện dịch cúm gia cầm do virus H5N1 gây ra tưởng đâu đã lắng dịu và chìm trong quên lãng rồi, nhưng thật sự ra nó vẫn còn thỉnh thoảng trỗi dậy từng chập tại một số vùng trên thế giới.
 Nỗi lo ngại lớn nhứt của giới khoa học là vấn đề đột biến của virus H5N1, qua đó nó có thể truyền lây từ người nầy sang cho người khác.
 
Hình như đã có nhiều dấu hiệu cho thấy một số nạn nhân đã chết vì bị nhiễm virus H5N1 mặc dù họ không có tiếp xúc chặt chẽ gì với gà bệnh... Phải chăng họ đã bị lây nhiễm từ người khác?
Cơ quan Y tế thế giới WHO đã phác họa tình hình chung của H5N1 trên thế giới trong những tháng đầu năm 2008 như sau:
-April 19 - Nam Hàn xác nhận sự bộc phát của dịch cúm gia cầm, và đây là ổ dịch thứ 25. Ổ dịch nầy có thể xem như khốc liệt nhứt từ 4 năm nay tại quốc gia nầy.

-April 18 - Cơ quan Y tế Thế giới xác nhận một trường hợp dịch cúm gia cầm mới nữa đã bộc phát ra tại Ai Cập, nâng số người bị nhiễm lên 50.
 
Theo Cơ quan Disease Control and Prevention CDC của Hoa Kỳ, thì mùa dịch cúm gia cầm năm 2008 tại Ai cập đã làm lây nhiễm nhiều gà hơn ba năm trước đó.

-April 15 - Trong báo cáo của Journal of Infectious Diseases, các nhà khoa học của Purdue University và CDC cho biết là họ đã thí nghiệm thành công trên thú vật loại vaccin cúm gia cầm dùng cho người.

Theo họ, vaccin mới nầy có rất nhiều ưu điểm hơn so với các loại vaccin cũ sử dụng từ trước giờ. Loại vaccin mới có thể được sản xuất với khối lượng lớn rất mau chóng, dễ tồn trữ, dễ bảo quản, và đặc biệt hơn nữa là nó có khả năng ngăn ngừa được sự đột biến mutation của virus H5N1.
 
Nhật bản tuyên bố họ sẽ là nước đầu tiên trên thế giới cho dân chúng Nhật bản chủng ngừa bệnh cúm gia cầm. Trong kế hoạch nầy thì 6.000 bác sĩ và nhân viên kiểm dịch quarantine officers sẽ được chủng ngừa virus H5N1.

-April 14 - Các nhà khảo cứu Hoa kỳ và Thổ nhĩ Kỳ báo cáo là lần đầu tiên họ đã thực hiện được một collection kháng thể có thể chống lại bệnh cúm gia cầm. Các mẩu kháng thể đã được phân lập từ những nạn nhân sống sót sau những trận dịch cúm gia cầm xảy ra vào năm 2005 và 2006 tại Thổ nhĩ Kỳ.

-April 12 - Liên bang Nga báo cáo sự bộc phát dịch cúm gia cầm H5N1tại vùng cực Đông của lãnh thổ, đây là ổ dịch mới trong năm 2008.
 
-April 8 - Cơ quan Y tế Health Canada đang cho điều tra về tiềm năng gây phản ứng nguy hại của thuốc Relenza ở trẻ em. Đây là loại thuốc diệt siêu vi mà chánh phủ Canada đã cho tích trữ trong kế hoạch dự phòng trường hợp xảy ra đại dịch toàn cầu pandemy.

Tạp chí The Lancet cho biết, Trung quốc nghi ngờ có sự lây nhiễm virus H5N1 từ người đã xảy ra trong một ổ dịch nhỏ tại xứ của họ vào cuối năm 2007.
 
-March 31 - Ba trường hợp nhiễm cúm gia cầm mới đã nâng tổng số người bị nhiễm virus H5N1 tại Indonesia lên 133.

-March 27 - Một công ty dược phẩm Hoa kỳ báo cáo họ đã thực hiện thí nghiệm bằng cách cho pha thêm một chất hỗ trợ adjuvant trong liều vaccin thì nhận thấy tính chất ngăn chặn virus của kháng thể gia tăng gấp bội so với việc sử dụng đơn độc chỉ có liều vaccin mà thôi.

-March 18 - Cơ quan Lương Nông Thế Giới FAO lo ngại tải lượng quá lớn virus đang lưu hành trong các loài gia cầm ở Indonesia sẽ là môi trường thuận lợi cho sự đột biến của virus H5N1 và từ đó sẽ dẫn đến đại dịch toàn cầu.

-March 10 - Việt Nam và Ấn Độ báo cáo sự tái xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1.
 
Ruồi và Muỗi, một hiểm họa khác của dịch cúm gia cầm?

Các nhà khoa học đã tìm thấy sự hiện diện của virus H5N1 trong bụng ruồi blowflies ở các vùng có xảy ra dịch cúm gia cầm tại Indonesia (2004) và tại Kyoto Nhật bản.

Mấy năm trước  đây, Đại học Mahidol Thái Lan cũng báo cáo là qua phương pháp RT- PCR Reverse transcriptase polymerase chain reaction và QRT-PCR qualitative reverse transcriptase polymerase chain reaction, họ cũng nhận thấy có sự hiện diện của virus H5N1 trong bụng muỗi culex tại những vùng có dịch cúm gia cầm ở Thái Lan năm 2005.

 

Có thể ruồi và muỗi là vật trung gian hay vector mang virus đi lây nhiễm thú vật hoặc người?
 Nhưng theo các nhà khoa học của CDC Hoa kỳ và Health Canada, thì cho tới nay cũng chưa có bằng chứng cụ thể và chắc chắn nào cho biết là ruồi và muỗi có thể làm lây nhiễm virus H5N1.

Đại học Mahidol thì nói rằng chúng ta cần phải nghiên cứu thêm nhiều hơn nữa để tìm ra sự thật.
 

Thế giới chuẩn bị

Cho tới ngày nay các nhà khoa học đều chỉ đích danh loài thủy cầm waterfowls như những loài vật chứa (carrier) virus H5N1 để đi lây nhiễm khắp năm châu.

Tổ chức Y Tế thế giới không dám xem thường virus H5N1. Các kế hoạch đối phó bệnh cúm gia cầm đều đã được các quốc gia Tây phương chuẩn bị sẵn sàng từ nhiều năm nay rồi.

Tại Canada, kế hoạch đối phó mesure d’ urgence H5N1 phối hợp nhiều cơ quan đoàn thể với nhau như y tế, canh nông, thú y, cảnh sát, bảo vệ môi sinh, với sự phân công rất khoa học rõ rệt đã sẵn sàng từ lâu để chờ đón dịch cúm gia cầm H5N1.
 
Lý thuyết thì hay lắm nhưng nếu dịch cúm xảy đến thật sự, liệu những người trách nhiệm có còn nhớ công việc và nhiệm vụ mà họ đã được phân công giao phó từ trước hay không? Vậy, hãy chờ xem!
http://www.peelregion.ca/health/pandemic/
downloads/flu-work.pdf

Bên cạnh những diễn tiến không mấy sáng sủa của dịch cúm gia cầm, thì tháng 5/2008 báo chí thế giới cũng có đưa ra một tin đầy khích lệ:

Vaccin tiền đại dịch (prépandémique) H5N1 được tìm ra, và được nhà bào chế Glaxo Smith Kline Biologicals tại Rixensart Belgium gấp rút sản xuất để phân phối cho 27 quốc gia Âu châu. Vaccin nầy có tên là Prepandrix, rất hữu hiệu và được lấy từ gốc virus H5N1 Việt Nam (2004).
Được biết, từ năm 2003 đến tháng 5/2008, dịch cúm gia cầm đã lây nhiễm cho 383 người và gây 241 tử vong.
 Có lẽ Indonesia là nơi mà H5N1đã gây nhiều tai ương nhất với 108 người chết.
Các nhà khoa học nghĩ rằng, trong tương lai có thể cũng từ quốc gia nầy mà đại dịch toàn cầu sẽ bộc phát ra.
 
 
 
Kết luận

Đại dịch toàn cầu là nỗi ám ảnh, và lo ngại chung của nhiều người từ mấy năm nay. Chừng nào xảy ra? Không một ai có thể trả lời được, nhưng một điều chắc chắn là tuy đại dịch H5N1 đâu chưa thấy xuất hiện nhưng thiên tai động đất, tsunami, bão lụt, v.v...đã bắt đầu xuất hiện và gây tang thương cho nhân loại rồi.
Ai lo mặc ai, nhưng chắc chắn là những công ty dược phẩm quốc tế kiểu Glaxo Smith Kline và Sinovac Biotech rất lạc quan phấn khởi trước viễn ảnh tha hồ hốt bạc trước mắt.

Bài học chua cay của đại dịch toàn cầu H1N1 (cúm heo ) năm 2009 còn đó./.

Tham khảo:

- Concern rises about possibility of human to human transmission. Canadian Pharmacist Journal; May/June 2008, vol 141, No 3


- Bs.Thú y Nguyễn thượng Chánh.
- Slide show Một vài hình ảnh về bệnh cúm gà. Yduocngaynay.com
http://www.yduocngaynay.com/photo_slide_series02/index.htm

-. Từ Darwin đến H5N1.
-Tâm thư của heo gởi cho người
-Kỹ nghệ thuốc Tây, đâu là sự thật
 
 
Montreal, Dec 21, 2011

 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 851945 visitors (2209528 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free