TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Chính danh một loài cây
 
Lên mạng ngày 21/10/2011

 
Chính danh của một loại cây.
 Sưa - Hoàng Đàn - Huỳnh Đàn ?
 
                                                                                  Bùi Tho

      Trên Tuổi trẻ Online ngày 8-4-2011 có đăng bài “Giấc mộng… Huỳnh Đàn”
Qua bài viết trên nói về một loại cây ,làm cho tôi chú ý bởi đã được biết vùng đất này xuất hiện một loại sắc mộc có gỗ cho mùi thơm và quí hiếm ,mà từ xa xưa thường được dùng xây dựng chùa chiền hoặc chế tác các vật dụng thờ tự cũng như dùng trong cung đình….việc tìm kiếm cây gỗ thuộc vào dạng quí và đã bị vùi sâu vì chỉ còn gốc rể thiết nghĩ cũng nên làm ,nếu không thì bỏ phí nhưng việc làm như bài báo mô tả như hiện nay ở Huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi thì chẳng hay chút nào .
 Điều tôi muốn nói là tên gọi cho loài cây này theo phần kết của bài viết được trích theo đây:
Nhiều người săn tìm cho biết Huỳnh đàn được mua với giá từ 2-10 triệu đồng/kg (tùy loại). Huỳnh đàn hay còn gọi là Sưa Bắc bộ, cẩm lai Bắc bộ, huê mộc vàng (có tên khoa học Dalbergia tonkinensis) là loài cây thân gỗ thuộc họ đậu, thân nhẹ nhưng chắc, quyện chứa nguồn tinh dầu thơm như một loại trầm hương nên không có loài mối mọt nào đục khoét được.
Gỗ huỳnh đàn có thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp, có mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt, tàn có màu trắng đục.
Gỗ này được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc (tại đây gọi là hoàng/huỳnh đàn Việt Nam) và vùng Bắc bộ của Việt Nam. Ngoài ra, ở miền Trung và Tây nguyên rải rác vẫn có những vùng huỳnh đàn mọc tập trung nơi khe nguồn heo hút
 
Qua phần trích nêu trên, làm tôi nhớ đến cách đây vài năm khi mà cây Sưa rộ lên,là cây quí hiếm thì có một số người ươm trồng từ Bắc đem cây con vào miền Nam bán , tại Bảo lộc Lâm Đồng cũng có rao bán, kèm theo đó là một tờ rơi quảng bá vừa là tài liệu về phân bổ của cây, về lý hóa tính ,về giá cả cực đắt và cả những bài trích đăng trên các báo nói về sự quí hiếm cùng sự mua bán mang giá trị tiền tỉ nữa.và chú ý nhất là gọi tên là Huỳnh Đàn.
Trong tờ tuổi trẻ online ngày 8-4 -2011 Tên Huỳnh đàn này cũng được dùng gọi là cây Sưa ,cây Cẩm lai Bắc bô.cây Huê mộc vàng ? khi dẫn chứng là cây có ở Trung Quốc,tại đây gọi là Hoàng/Huỳnh đàn ( tại đây là vùng Ba tơ Quảng Ngãi?)
Như vậy với một cây mà ta có 4 cái tên ,tôi chỉ đề cập đến 3 tên : Sưa, hoàng đàn,huỳnh đàn.Vì Cẩm lai Bắc bộ chỉ là một tên mang tính chất so sánh mà thôi: Tim hiểu qua các trang mạng thì vẫn không có một thống nhất chung về tên gọi của loại cây này. Đa số tài liệu đều nói Sưa,trắc thối,Huê mộc vàng và Hoàng/Huỳnh đàn là MỘT CÂY, cũng có bài viết tách hẳn ra Hoàng Đàn không dính dự vào các tên cây kia.Đó là điểm yếu của chúng ta khi dùng tên thường gọi bằng tiếng Việt , theo tên gọi của địa phương,rất tiếc trong hệ thống truyền thông cũng rập khuôn theo đó nên người đọc nếu phớt qua không nói làm gì nhưng nếu có chút kiến thức về cây cối thì khá hoang mang,thực hư như thế nào?Tại sao một cây có nhiều tên như thế? Có những đặc tính độc đáo như thế ?
Xin trích dẫn 2 bài viết sau đây:
* 1 /   Cây Hoàng đàn thường phân bố ở các dải núi đá vôi cao chót vót chạy từ Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan đến Bắc Sơn (Lạng Sơn). Những năm 70-80 của thế kỷ trước, việc khai thác loại gỗ quý hiếm này ngày càng trở nên sôi động và quyết liệt hơn. 

Hoàng đàn là gỗ quý hiếm thuộc nhóm IA, loại gỗ này còn có thể làm thuốc, làm hương liệu mùi thơm giống như trầm hương.

Với những tính năng quý nên trên thực tế, người dân trồng Hoàng đàn được vài năm đã có thương lái hỏi mua với giá 40 triệu đồng/cây, loại cây giống mới nảy mầm từ hạt có giá 1,5 triệu đồng/cây.
 

Đến những năm 90, số lượng cây Hoàng đàn ở Khu rừng đặc dụng Hữu Liên (Hữu Lũng) chỉ còn rải rác trên vách đá cheo leo. Tuy nhiên, bất chấp cả nguy hiểm, nhiều người vẫn trèo lên những vách đá dựng đứng để đào lấy rễ loại cây quý này đem bán.
 

Theo kết quả điều tra, ở Lạng Sơn hiện chỉ còn 82 cây Hoàng đàn của 44 hộ gia đình và Ban quản lý Khu bảo tồn tự nhiên Hữu Liên trồng từ năm 1990 tại xã Hữu Liên, Yên Thịnh (Hữu Lũng), Vạn Linh (Chi Lăng). Những cây trên đều có chiều cao từ 2 đến 5m và đường kính gốc từ 3 đến 16cm.

Hoàng đàn mọc trong tự nhiên được xác định chỉ còn 27 cây (trong đó có hai cây đang có dấu hiệu bị chết). Tất cả các cây mọc tự nhiên có chiều cao vút ngọn và đường kính gốc nhỏ, trong đó chỉ có 6 cây có nón hạt. Theo quy chuẩn, loài Hoàng đàn Hữu Liên được xếp ở mức rất nguy cấp, đe dọa tuyệt chủng.

Tỉnh Lạng Sơn đã có đề tài khoa học nghiên cứu phát triển cây Hoàng đàn, tuy nhiên đề tài mới chỉ dừng lại ở mục tiêu điều tra, khảo sát, thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu về cây Hoàng đàn, làm cơ sở cho các nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát triển bền vững loài cây này tại địa phương./.
 
Hoàng Văn Toàn (TTXVN/Vietnam+)
 
 



* 2 /Cây sưa- Trắc thối - Huỳnh đàn
Ngày 11 - Sep - 2007 | Viết bởi namledinh | Xem: 70570 lượt
Cây Sưa - Trắc thối - Huỳnh đàn có tên khoa học là Dalbergia bouruana gagu, rễ có nốt sần như cây họ đậu, thân nhẹ nhưng chắc, quyện chứa nguồn tinh dầu thơm như một loại trầm hương nên không có loài mối mọt nào đục khoét được.
Nó được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc (tại đây gọi nó là - hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam) và Bắc Bộ, Việt Nam ngoài ra ở Miền Trung và Tây Nguyên, rải rác vẫn có những vùng huỳnh đàn mọc tập trung nơi khe nguồn heo hút. Người dân ở một số miệt rừng từ Khánh Hòa đến Quảng Nam, Quảng Bình hay cao nguyên Gia Lai, Kon Tum vẫn cho rằng chỉ quê mình mới có cây huỳnh đàn tốt.

Là cây gỗ lớn, lá thường xanh có thể cao tới 10-15 m, sinh trưởng trung bình, thân màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Lá dài 9-20 cm; cuống không lông; lá kèm sớm rụng, nhỏ, có lông nhỏ mịn và thưa, màu nâu vàng. Các cuống nhỏ không lông; số lá chét 5-9, với lá chét tận cùng thường là to nhất, hình trứng hay hơi thuôn dài, nhẵn, chất da, có lông mịn lơ thơ khi non, nhanh chóng chuyển thành không lông, gốc lá chét tròn, nhọn mũi. Cụm hoa dạng chùy, mọc ở nách lá, khoảng 5-15 cm. Hoa trắng có đài hợp, thơm. Quả dạng quả đậu hình trứng thuôn dài, dài 5-6 cm, rộng khoảng 1 cm và chứa 1-2 hạt dạng bầu dục, đường kính khoảng 9 mm. Cành non màu xanh có đốm bì khổng màu trắng. Hoa ra tháng 4-7. Quả chín thu hoạch tháng 11-12.

Gỗ trắc thối cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục.

Sử dụng

Gỗ trắc thối chỉ dùng phần lõi những cây trên trăm tuổi. Gỗ sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp. Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ trắc thối để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Những năm gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô săn lùng trắc thối để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Trung Quốc trước đây. Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ trắc thối có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy. Ngoài ra, cây trắc thối thường gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay người ta làm
những xâu tràng hạt với giá vài nghìn USD.


Lá cây Sưa ( lá phụ so le)

 

Lá cây Huỳnh Đàn ( lá phụ thường đối nhau)
 
Ngoài bài đăng trên Tuổi trẻ online như dẫn thượng thì 2 bài viết sau ta thấy khác biệt nhau ,ở bài 1 chỉ nói chính danh cây Hoàng Đàn . Trong lúc ở bài 2 thì gọi tên Cây Sưa là Cây Trắc Thối, Huỳnh Đàn    và có ý nhắc thêm tên Hoàng Đàn. Và phần xoáy mạnh về mô tả cây,chất liệu và giá trị gỗ thì lại nói chỉ nói đến cây Hoàng Đàn.Có điều lạ là khá nhiều bài viết về cây này từ mạng cũng như báo; hình như sao chép qua lại chỉ có một bài và dùng tên Khoa học là Dalbergia bouruana gagu .
 Về tên khoa học của cây Sưa,Trắc trắng ,Trắc thối …Xin trích một đoạn thảo luận trên Bách Khoa Toàn Thư  Wikipedia
[tên "Dalbergia bouruana gagu" có đúng không, sao không thấy liệt kê trong bài viết? 58.187.113.123 02:11, ngày 5 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Theo IUCN thì tên đúng là Dalbergia boniana (Gagnep. = François Gagnepain (1866–1952)). Trong: IUCN 2006. Sách đỏ IUCN 2006 phân loại ở cấp DD = thiếu dữ liệu (năm đánh giá 1998, tác giả Nghia, N.H.). Phân bổ Việt Nam.]
*Thực ra chính tên của cây trắc trắng là Dalbergia boniana . Gagn (chữ Gagn là chữ tắt của tên ông Francois Gagnepain 1866-1952 là người đầu tiên tìm thấy cây này..
Như vậy tên gọi cây trắc thối là Dalbergia bouruana gagu dùng lâu nay là sai hoàn toàn với lý do theo tôi có thể từ người viết chữ  quá tháu ,không rỏ đến người đánh máy cũng không kỹ, khi đọc tưởng lầm từ chữ n  sang chữ u.Vậy mà biết bao nhiêu trang mạng biết bao tờ báo đều dùng như thế ! ?
 
Tra cứu trong Sách Cây Cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ ta thấy:
1- Cây Sưa còn có tên là Trắc Trắng,tên khoa học là Dalbergia boniana . Gagn.                       Thuộc họ đậu Papilionoideae
         2-Cây Hoàng Đàn tên khoa học Chamaecyparis funebris Endl. Thuộc họ Tùng Cupressaceae
         3-Cây Huỳnh Đàn có nhiều giống xuât hiện nhiều ở rừng từ Tây nguyên cho đến đồng bằng Nam bộ ví dụ Huỳnh Đàn Nam Bộ tên khoa học là Dysoxylum cyrtophylum. Miq. –Huỳnh đàn Biên hòa tên khoa học là Dysoxylum hoaensis .Pell.Thuộc họ Meliaceae
             ***Như vậy Cây Sưa,Trắc Trắng,Trắc Thối.. Không phải là Cây Huỳnh Đàn và cũng Không phải là cây Hoàng Đàn
Trong ba loại đó cây Sưa   và cây Huỳnh đàn có lẽ hình dáng cây và lá gần giống nhau (nhận xét qua loa cho là hai cây tương tự nhau .Thật sự là rất khác nhau ?) Để rồi từ cây Huỳnh Đàn với cây Hoàng Đàn là một sự cách biệt hoàn toàn về dáng cây lá…vì Huỳnh đàn họ Meliaceae còn Hoàng đàn họ Cupressaceae.sự nhập nhằng diễn ra do tên của 2 cây một bên là chữ Hoàng một bên là chữ Huỳnh,mà tiếng Việt ta xem hai tiếng Huỳnh và Hoàng nghĩa như nhau? Như vậy là nhầm lẫn cây Huỳnh đàn thành cây Hoàng đàn
Nói theo góc độ bình thường sự lẫn lộn này có thể do cố ý với mục đích tôn vinh thêm cái quí,cái hiếm của loại cây gỗ mà người ta muốn giới thiệu . Khi nói đến cây Sưa thì lấy cây Huỳnh đàn , làm đối chứng về giá trị của cây gỗ còn về thực chất gỗ cây Sưa thì ít khi đề cập đến... Thực sự các cây trên hoàn toàn khác biệt nhau về tính chất cây ,về họ thực vật về cả phân bố vùng đất sinh sống nữa.
Như vậy, loại cây mà hiện nay tại Ba Tơ Quảng Ngãi đang lùng kiếm bằng cách đào bới gốc rể đã bị chôn vùi do từ xa xưa người ta đã đốn hạ các cây đó rồi. Chính là cây Hoàng Đàn Chamaecyparis funebris Endl chứ không phải là cây Huỳnh Đàn,cây Sưa như nhiều  bài báo đã đăng.
Không rỏ vấn đề cây cối ngành chuyên môn có ý kiến gì không , riêng về mặt truyền thông thể hiện trên báo đài  và ngay cả phim ảnh nữa ,thiết nghĩ làm sao cho người đọc ,người nghe hiểu được điều mình muốn đề cập chứ không phải cứ rập khuôn để rồi truyền tải .
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 780457 visitors (2069924 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free