TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Tù vuột biên đến vượt tường
 
Lên mạng ngày 19/7/2011

 
TỪ VƯỢT BIÊN ĐẾN VƯỢT TƯỜNG
Nguyễn thượng Chánh, DVM
 
Hằng năm thành phố Montreal, Canada đều có tổ chức nhiều cuộc lễ hội quốc tế về thể thao. Marathon International de Montreal là một môn chạy dua dai sức 42km quy tụ cả ngàn người đến từ khắp thế giới. Từ người lực sĩ nhà nghề, đến dân trẻ tuổi, các cụ ông cụ bà còn gân đều có thể tham dự. . .
                                                                ***
 
 
"Ông già gân" Nguyễn Thượng Chánh được huy chương ở Marathon International Montreal
Đụng tường, ác mộng của người chạy marathon
Bức tường là vách ngăn chặn một không gian, phân chia một căn phòng, hoặc giới hạn một mảnh vườn hay một miếng đất nào đó. Trên nguyên tắc thì không có cái gì đi qua tường được, nhưng ….
Trong cuộc chạy dai sức marathon hầu như rất nhiều lực sĩ, một lúc nào đó, thường là ở cây số 28-30 trở lên, khó tránh khỏi đụng vào một bức tường vô hình ác nghiệt. Đó là cái cảm giác đuối sức ghê gớm, mệt mỏi cực độ, tim đập nhanh, thở ngắn và gắp rút, choáng váng chóng mặt, nhức đầu, hai bàn tay buốt lạnh, tê như có kim chích, đau nhức khắp nơi, từ mắt cá, gót chân, bàn chân, đầu gối, lưng,vai, tay chân nặng trĩu, hầu như không thể nào xê dịch được nữa, đôi khi kèm theo cảm giác muốn nôn mửa và chỉ muốn té xỉu mà thôi.
Đây là báo hiệu cơ thể đã cạn nguồn glycogen dự trữ trong gan,và trong các bắp cơ.Trong biến dưỡng, Glycogen sẽ chuyển ra thành glucose để giúp tế bào tạo năng lượng hoạt động.
 Nói một cách dễ hiểu là cơ thể báo động là nó đã hết nhiên liệu, ví như xe hết xăng vậy, hãy coi chừng đó. Đây là thời điểm mấu chốt và tối quan trọng đối với người chạy đua..
 “The wall then, in its purest form, is the appropriately-named term used to describe an event which happens to many marathon runners when they have crossed a point in the race where they have no more glycogen reserves and when hypoglycaemia ensues. At this point the body, having run out of fuel, starts using fat reserves as a fuel source, much to the detriment of a runner's performance.
While a good well-habituated long distance runner will just feel temporarily out of steam, inexperienced runners may also suffer from additional physiological problems of wall-hitting including all-over body muscle cramps (as a result of lactic acid buildup) and dehydration.”(BBC. The wall-a marathon runner’s nightmare.)
 
 Lúc nầy có một sự dằng co dữ dội diễn ra trong nội tâm của họ: bỏ cuộc hay tiếp tục?
Thể xác bảo phải ngưng, đừng chạy nữa vô ích và nguy hiểm lắm. Tinh thần thì hét lên, phải cố gắng thêm, không được bỏ cuộc, ráng lên chút nữa, mầy có khả năng mà, sắp tới đích rồi và mầy phải thắng.
 Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng chính mình!
Thời điểm xuất hiện của bức tường cũng như cường độ của nó tùy thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người. Một số yếu tố khách quan bên ngoài như, trời nắng nóng, ẩm độ cao, độ dốc của các chặn đường, thiếu kinh nghiệm chạy, như ham chạy nhanh lúc đầu sẽ làm bức tường xuất hiện sớm.
Ngược lại, một sự luyện tập chu đáo, dinh dưỡng thích nghi, chạy đúng cách, cộng thêm lời cổ  võ nồng nhiệt của khán giả hai bên đuờng cũng như lời khích lệ chân thành của người thân và bạn bè sẽ là những chất xúc tác vô cùng cần thiết và quý báu giúp chúng ta vượt qua những khó khăn nhọc nhằn một cách dễ dàng hơn .
Ở đây chúng ta thấy bên cạnh sự luyện tập, yếu tố tinh thần cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự thành bại ở đời . Một người bi quan yếm thế, tinh thần yếu đuối, chủ bại, tiêu cực, chưa đánh mà đã sợ thua rồi, ngại khó khăn và thiếu tự tin sẽ dễ dáng dẫn đến thất bại. Ngược lại, một tinh thần mạnh mẽ, đầy nghị lực, tự tin, lạc quan, yêu đời, tích cực và chủ thắng sẽ giúp người ta dễ thành công hơn. Nói thì nghe dễ òm như thế đó, nhưng thự tế thì…
Chạy vì ham sống
Chuyện chạy jogging là môn thể thao mà người gõ hầu như làm mỗi ngày từ lâu, trung bình 50km/tuần. Đó là lối chạy bình thường để có thể duy trì sức khỏe tốt.
Vào năm 2004, Lan Châu, con gái lớn mình xúi dại “Pa thử chạy Marathon với con coi có nổi không”.Chắc nó nghĩ là tía nó đã già quá rồi chăng?
Nộinghe đến chử marathon không thôi cũng đủ ê càng ớn quá rồi vì đó là cuộc đua dai sức 42km. Đây là điều mình chưa bao giờ dám nghĩ tới. Đâu phải ai muốn là làm được đâu.
Cuối cùng mình cũng nổi máu anh hùng rơm để bảo vệ thể diện làm cha  “chạy thì chạy pa đâu có ngán con”. Pa nhường con về trước đó, nghe không, đúng theo câu con hơn cha là nhà có phước.
Lúc đó người gõ đã được 61 mùa đông giá lạnh rồi. Gân cốt, bù lon đã bắt đầu lổng lẽo lung lay chỗ nầy chỗ nọ hết ráo rồi, nhưng chưa cần phải chống gậy… Còn con gái mình thì mới tròn có 29 cái xuân xanh.
Lỡ hứa rồi thì phải giữ lời.Thôi thì thử bạo gan tham gia một lần coi sức gìà của mình còn đến đâu.
Mục đích của mình là phải cố gắng bằng mọi giá không bỏ cuộc. Nhứt định phải bò về cho tới mức là mừng rồi.
Chạy với bọn trẻ mình được hưởng lây sự trẻ trung và sức sống của chúng.
Đây là marathon đầu tiên của hai cha con.
Marathon International de Montreal dược tổ chức ngày 12-09-2004.
Nếu chạy hổng nổi,cùng lắm là bỏ cuộc chớ có chết thằng Tây nào đâu mà lo.
Tội nghiệp bà xã không dám cản, nhưng mình biết bả lo lắm vì sợ biết đâu ổng dám chết bất tử dọc đường.
Trong quá khứ đã có người bị đứng tim, đứt hơi chết lúc đang chạy marathon rồi, mà họ là những người chưa phải là già.
Theo các bác sĩ cho biết, có bốn nguyên nhân dẫn đến cái chết: Đối với những người trên 35 tuổi có bệnh tim, nếu dưới 35 tuổi thì do tim bị bất hảo di truyền, hàm lượng sodium trong máu xuống quá thấp hyponatremia (dẫn đến tình trạng sưng não encephalopathy), hoặc bị say nóng (heat stroke).(coach Joe English)
This form of hyponatremia, or low sodium, is caused when overhydration while exercising dilutes the sodium level in your body. Possible result, in the most serious cases: Brain swelling that could lead to seizures and other life-threatening complications. This makes hyponatremia arguably the most important marathon-related health risk facing you and your buddies.(Amby Burfoot. Runner’s world 2004)
“Kiệt sức do nhiệt (heat exhaustion) và say nóng (heat stroke) là hai bệnh lý của một quá trình liên tục của các bệnh liên quan với nhiệt (heat-related diseases), xảy ra khi cơ chế làm mất nhiệt (heat loss mechanism) của cơ thể bị tràn ngập hay không đủ để đáp ứng với những yêu cầu của môi trường. Kiệt sức do nhiệt ít nghiêm trọng hơn say nóng và được cho là thể hiện tình trạng quá tải nhiệt (heat overload), có thể đảo ngược được, trong khi say nóng (heat stroke) được liên kết một cách đặc trưng với thương tổn mô không đảo ngược được” (Bs Nguyễn Văn Thịnh Yduocngaynay).
 
 
Bà xã chuẩn bị cho ông xã ra trận
Trước khi đi bả lấy dầu cù là con cọp thoa khắp cả hai cặp giò khẳng khiu của mình và căn dặn nhiều lần: nhớ thở đều, còn thấy chạy không nổi nữa thì bỏ nghe anh.
 Dạ, mình biết sức mình, xin tuân lệnh.
Chuyện vượt biên chết sống chết còn dám làm đôi ba lần sá gì ba cái chuyện chạy marathon lẻ tẻ nầy nhằm nhò gì.
Khởi hành
Xem video Départ Marathon 2007 trên cầu Jacque Cartier Montreal.
Bắt đầu khởi hành lúc 8:17 hr trên cầu Jacques Cartier, Montreal. Đông lắm, người là người.
Khi mấy cây súng trường cổ lổ xỉ thời thế kỷ 19 đồng loạt khai hỏa cùng một lúc bốp bốp bốp báo hiệu lệnh khởi hành, thì mọi ngưòi bắt đầu chạy rầm rập về phía trước.Không chen lấn, không quá hấp tấp vì con đường còn quá dài.
 Âm thanh hổn độn, kèn trống, tiếng la hét, kêu réo, tiếng vổ tay khích lệ của người đứng bên đường…Đoàn người vẫn chạy rụp rụp rụp.
Dân chuyên nghiệp gọi là élite được xếp dứng phía trước và chạy trước. Kế đến là dân chạy khá, trung bình, trai trẻ. Cuối cùng là nhóm già yamaha như người gõ thì tự động xếp hàng phía sau cùng nên chạy lọt tọt lúp xúp sau lưng các nhóm trước.
Đúng là không khí của một ngày lễ hội rất vui và mọi người đều háo hức. Hoan nghênh tinh thần thể thao.
 Có thể nói 1/4 thành phố Montreal bị cấm xe lưu thông từ sáng sóm tới trưa ngày tranh tài marathon. Dân buôn bán và các bác tài xế thì chửi thề vì họ không làm ăn và lái xe bình thường được. Cùng lúc với marathon, còn có các môn như demi marathon 21km, nhưng chạy theo tuyến đường khác của Montreal v,v…
Trời mát dễ chịu. Chạy loanh quanh hai đảo Jean Drapeau và Notre Dame phía dưới cầu, rồi trực chỉ đường Wellington hướng về Parc Angrignon nằm về phía Tây thành phố Montreal.
25 cây số đầu khi mới tới Parc mình bắt đầu thấy hơi mệt nhưng chưa thật sự là đuối sức. Trời bắt đầu nắng và nóng 27oC.
Chạy thêm một đoạn ngắn nữa thì mình mới thật sự đụng vào bức tường vô hình. Chân cẳng d không lên.
Thật là khủng khiếp, không khác nào là điạ ngục trần gian. Nhiều lúc mình muốn té xỉu ngay tại chỗ và bỏ cuộc luôn cho rồi. Nhưng phải cương quyết cố gắng đến cùng vì sẽ không còn dịp nào khác nữa để thực hiện cái ước vọng điên cuồng nầy nữa.
Dường như từ lúc đó đến phút cuốimình chỉ chạy bằng cái đầu mà thôi.
 Lê lết từng bước chậm chạp và nặng nề đến một trạm tiếp nước bên đường lấy vội một gói gel (là một loại đường sền sệt ngọt rất gắt) nút hết vào họng rồi uống thêm 2-3 ngụm nước, nước còn dư được tưới hết lên đầu. Cứ 5km dọc theo lộ trình là có trạm tiếp nước, có nước chai, nước cam, các loại nước trái cây và có cả cam dã được cắt sẵn v,v…Được biết là Marathon International Montreal được công ty sản xuất nước trái cây Oasis tài trợ.
Hít thở một hồi, sau đó mình mới tiếp tục chạy lúp xúp, chầm chậm (chớ chạy lẹ sao cho nổi). Đầu óc bị dằng co giữa ý tưởng bỏ cuộc và khát vọng kết thúc được marathon với bất cứ giá nào. Tứ chi đau nhức vô cùng, thân xác rã rời hết biết. Chắc địa ngục cũng cở nầy là cùng.
 Văng vẳng bên tai là nhửng tiếng cổ võ khích lệ của người québecois: Can đảm lên, cố sức lên ông già, ông làm nổi mà, Courage Tu es capable! Còn 7 km nữa, ráng lên cha nội! Encore 7 km Courage! Có nơi họ đem theo trống kèn theo, thổi tò te tí te để cổ võ.
Trên tuyến đường, lúc chạy ngang qua sở chữa lửa, các vận đông viên được nhân viên cứu hỏa tưới nước như mưa sướng và đã gì đâu.
Đường Notre Dame dài thâm thẫm bất tận, rồi đến khu Vieux Montreal, quẹo lên St Laurent, chạy ngang qua phố Tàu với những cặp mắt xa lạ nhìn mình một cách thờ ơ lạc lõng.
Trời ơi cái dốc đường Berri dài 100 mét, hiện ra chìn ình trước mặt, khiếp quá! không chạy lên nổi, thôi đành phải đi để bảo toàn tính mạng.
Vừa qua khỏi dốc thì thấy thằng con trai phục sn đâu bên lề từ hồi nào với máy ảnh chụp lia lịa ông già tía của nó.
Quẹo trái đường Cherrier, chỉ còn 2 km nửa thôi, có phải thật vậy không kìa ?
Trong niềm phấn khởi tột cùng, mình gom góp hết hơi tàn sức mọn còn lại, cố gắng bung đi những bước cuối cùng trực chỉ mức đến ở cây số 42 giửa Parc LaFontaine.
Bip, bip,bip, đó là tính hiệu phát ra tại mức đến khi chiếc giầy mình có mang cái chip điện tử ChampionChip chạmlênlằn mức đến cuối cùng. Ba tiếng tín hiệu nghe sao mà dễ thương quá vậy trời.
Thấy mình lảo đảo, hai người trong ban cứu thương tính lại đở, nhưng mình khoát tay cám ơn, không sao  non merci, c’est correct . Thoát nạn.
 
Mission impossible
Đưa vội tay nhận lấy tấm quy chương médaille Marathon Montreal 2004, mình qụy xuống bãi cỏ mắt xé cay vì quá sung sướng và tự hào. Mình đã đạt ước nguyện, và đã chiến thắng được một mission impossible trong đời.(thời gian chạy 5:27:42 hr)
Đây là lần thứ hai mắt mình xé cay vì xúc cảm và vui mừng tột độ.
Lần thứ nhứt là vào cuối tháng 3 năm 1980, khi chiếc ghe định mệnh không máy, sau bao ngày lênh đênh trên biển cả,với 69 sanh linh đói khát nhưng yêu chuộng tự do, đã lũi được vô bờ một đảo hoang ngoài khơi thành phố duyên hải Rayon thuộc Thái Lan.
Mình xúc đng tột cùng khi chân vừa chấm đất sau biết bao gian truân đã đưa được gia đình đến bến bờ tự do một cách bình an.
Năm sau, 2005, mình cũng bốc đồng chạy thêm một marathon nữa. Cũng may là không bỏ cuộc. Lết về được đến mức ăn thua tại Stade Olympique Montreal (thời gian chạy 5:44:26 hr).
Thân xác rã rời, đau nhức, đi cà nhắc cả tuần lễ.Tởn luôn./.
 
                        Kết quảwww.sportstats.ca/re2004/festim.htm
     Có lối 1500 người ghi tên chạy marathon.
-         827 người đã chạy về tới mức đến cây số 42 km ở Parc LaFontaine
-         Người đến nhứt đã chạy trong 2 :22 hr , người về chót đã chạy hết 7 :17 hr
-         Chánh Nguyễn ( 61 t) : hạng 781 , chạy trong 5 :28 hr ( 21 km đầu chạy trong 2 :17hr , 21 km sau chạy trong 3 :10 hr ) .
-         Lan Châu Nguyễn ( 29 t) , hạng 407, đã chạy trong 4 :08 hr .
-         Catégorie 60-64 tuổi (tác giả): 4 người về đến mức, 65-69 t : 2 người , trên 70t :2 người  
 
 
Montreal International Marathon - Results
Montreal, QC Canada
September 12, 2004
Finishers: 820, Males - 641 , Females - 179
Male Winner: 2:22:32 | Female Winner: 2:47:11
Average Finish Time: 4:11:50 | STD: 0:41:25
 
Race
Last Name, First Name
(Sex/Age)
Time
OverAll
Place
Sex Place
/
Div Place
DIV
Net Time
City, Country
Montreal International Marathon
9/12/04
5:28:17
781
610 / 11
M60-64
5:27:42
Longueuil, CAN
 
 
 
 
 
Race
Last Name, First Name
(Sex/Age)
Time
OverAll
Place
Sex Place
/
Div Place
DIV
Net Time
City, Country
Montreal International Marathon
9/12/04
4:08:16
407
69 / 16
F25-29
4:07:02
Montreal, CAN
 
Montreal International Marathon - Results
Montreal, QC Canada
September 11, 2005
Finishers: 1001, Males - 808 , Females - 193
Male Winner: 2:17:25 | Female Winner: 2:56:20
Average Finish Time: 4:07:40 | STD: 0:41:16
 
Race
Last Name, First Name
(Sex/Age)
Time
OverAll
Place
Sex Place
/
Div Place
DIV
Net Time
City, Country
Montreal International Marathon
9/11/05
5:46:20
981
795 / 20
M60-64
5:44:26
Longueuil, Canada
 
 
 
 
 
 
Tham khảo
 
-          Coach Joe English. Running : Why do runners die during marathons
 
-          John M Clark MD. Encephalopathy due to severe hyponatremia in an ultramarathon runner
 
-          Owen Anderson PhD. 11 major marathon mistakes.
 
 
 
 
-          Nguyễn Thượng Chánh. Chiếc ghe 69 người
 
 
 
 
Montreal, July 19, 2011
 
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 851967 visitors (2209593 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free