TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Đi bộ hay chạy bộ
 
Lên mạng ngày 2/10/2009

ĐI BỘ HAY CHẠY BỘ
 
                               Nguyễn Thượng Chánh, DVM
 
 
 
Vận động hay thể dục hoặc thể thao, là việc mọi người trong chúng ta bất kỳ tuổi tác nào, cũng cần phải thực hiện thường xuyên mỗi ngày để mong duy trì được một sức khỏe tốt.
 
Có rất nhiều cách vận động lắm, nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập đến việc đi bộ và chạy bộ vì có thể được xem là dễ thực hiện nhứt.
 
Đây là hai môn thể thao xưa nhứt thế giới!
 
Đi bộ rất thích hợp cho những người cao tuổi
 
Đi bộ, nhứt là đi nhanh rất được khuyến khích.
 
Đi bộ lảm giảm mỡ, xóa đi mọi ưu phiền, mọi căng thẳng tinh thần stress, cũng như giúp cải thiện chức năng hệ tim mạch.
 
Cần nhất là phải có một đôi giày cho tốt và cho êm chân.
 
Tùy theo sức khỏe của mỗi người mà đi. Mỗi ngày nên đi một giờ, và đi đều đặn 7 ngày trong tuần là tốt nhứt.
 
Chạy bộ rất thích hợp cho những người còn sức khỏe
 
Nếu sức khỏe khá, không có vấn đề tim hay đau đầu gối thì chạy bộ cũng rất tốt.
 
Nên chạy đều đặn nỗi ngày.
 
Lúc chạy giữ đầu cho thẳng, chạy vừa sức mình, thong thả, không tréo tay trước ngực lúc chạy...
 
Vừa chạy vừa có thể nói chuyện với người khác mà không cảm thấy đứt hơi.
Đó là vận tốc mà bạn cần phải giữ.
 
  
Luyện tập để tăng cường bắp cơ
 
Bên cạnh việc đi bộ và chạy bộ, cũng còn một lối tập khác không kém phần quan trọng.
Đó là vấn dề luyện tập để tăng cường các bắp cơ (musculature) cũng rất cần thiết đối với các bạn lớn tuổi.
 
Trong tình trạng bình thường thì bắt đầu vào tuổi 25 thì các khối cơ bắt đầu tan dần (sarcopénie) theo tỉ lệ trung bình 1% mỗi năm, và đặt biệt nhất là đối với những nhóm cơ nào ít hoạt động nhất.
 
Vào tuổi 50, chúng ta mất đi 25% khối cơ và được thay thế bằng mỡ, bởi lý do nầy sự biến dưỡng cơ bản của chúng ta bị đình trệ đi và chúng ta dễ bị mập ra.
 
Thật ra mỗi ngày có thể nói rằng hầu như tất cả các nhóm cơ trên thân thể ta bị khiếm dụng bởi những tiện nghi vật chất của thế kỷ 21... Nào là cầu thang máy tự động, xe hơi, xe gắn máy, ngồi lì bên computer, v.v...Tất cả những phát minh này giúp chúng ta khỏe đi nhiều, nhưng ngược lại cũng làm cho chúng ta làm biếng vận động!
 
Nên biết rằng khối cơ rất thiết yếu để giúp chúng ta giữ đuợc sự tự chủ về hoạt động trong một thời gian lâu dài.
 
Cơ teo, cơ yếu dễ bị té ngã.
 
Khoa học đã chứng minh rằng có một tương quan theo tỉ lệ ngịch giữa tử số bất kỳ một nguyên nhân nào và sức chịu đựng của lực cơ.
 
Tuổi già không phải là một trở ngại trong việc luyện tập các bắp thịt cho nở nang ra.
 
Nếu các bạn đang sống tại Bắc Mỹ, thì nên ghi tên theo học một khoá rèn luyện thân thể ở một club thể dục nào dó. Chúng ta sẽ được chỉ dẫn tường tận trong các cách tập luyện.
 
Đừng quên Thiền và Thở cho đúng cách
 
Trong một rừng trường phái Tài Chi Dưỡng sanh với vô số Thầy tài ba như ngày nay, tập Pháp Bát Nhã Khí Công để duy trì một sức khỏe tốt có thể là một pháp chúng ta cần nên quan tâm đến.
 
Nhưng cho dù có theo một lối tập nào đi nữa thì cũng nên nhớ rằng điều quan trọng là phải có sự chuyên cần và phải tập đều đặn mỗi ngày.
 
  
Thứ nhất là ăn uống điều độ:
Tránh ăn muối, đường, chiên xào… Nên ăn gạo lức, hay bánh mì nâu (oat, whole grain, multigrain…), ăn trái cây nhiều, uống nước prune juice hàng ngày…
Buổi chiều ăn nhẹ, và không ăn vào buổi tối.
Thứ nhì là tập pháp Bát Nhã Khí Công:
Pháp Bát Nhã Khí Công này là vô tướng, nhưng giữ gìn sức khỏe rất linh diệu. Có những người vừa nghe vài phút là làm được, nhưng có người nghe cả năm trời cũng không hiểu, không tập được!
Tất cả đều nằm sẵn trong Thiền. Chỉ cần 2 khẩu quyết nên nhớ nằm lòng: 
Câu đầu (1) là nói về thể, về tánh, về chân không, về vô tướng, Vô Hình.
Câu sau (2) là nói về dụng, về tướng, về diệu sắc, về hữu tướng, Hữu Hình.
Khẩu quyết:
(1) “
Có ai không? Không ai hết.” (Vô ngã, vô tướng, vô chiêu, vô hình)
(2) “
Khi thấy chỉ có cái thấy, khi nghe chỉ có cái nghe, khi đi chỉ có cái đi, khi ngồi chỉ có cái ngồi…” (Chứ không hề có ai thấy, ai nghe, ai đi, ai ngồi… Nhưng là một lực có ứng dụng, có hữu tướng, hữu hình)
Tập như thế này: Trước tiên là thở đều đặn, thở dịu dàng, giữ cảm giác về hơi thở, giữ cảm giác về môi trường chung quanh. Khi nghĩ tới bài Bát Nhã Tâm Kinh, sẽ thấy không có ai đang thở, không có mũi đang thở, lập tức thấy làn da toàn thân đang thở, thì là Thai Tức, hay Anh Nhi Tức, là phép thở của bào thai trong bụng mẹ. 
Ngay khi vừa nhẩm trong đầu câu số (1) rằng không hề có ai trong thân ngũ uẩn của mình, lập tức có thể cảm nhận rằng thân mình là một khối năng lực đang sinh diệt (nói theo nhà võ là chuyển biến giữa lực âm dương, yin yang.) Khi đó, đưa tay ra nhè nhẹ là thấy liền “không hề có ai đưa tay ra, mà chỉ là một khí lực đang chuyển động.” Tương tự, khi nhúc nhích lưng là thấy “không hề có ai nhúc nhích lưng,” mà thấy liền khí lực chạy chạy sưởi ấm sau lưng. 
Cứ giữ cảm giác về luồng khí lực vô ngã đó hoài cả ngày, tức là Khí Công Tối Thượng của Bồ Đề Đạt Ma, chữa vô số bệnh. Tập được là khó lắm, vì đây thực sự là Thiền Tông. Ai tập được, trong vài ngày là thấy tiến bộ liền. Tập cả Động Công suốt ngày, và Tĩnh Công (ngồi Thiền, chỉ cần thẳng lưng, chân xếp thoải mái) nửa giờ mỗi ngày. Ban đêm, nằm trên giường ngủ, hình dung toàn thân thư giãn, lặng lẽ, y hệt như chết, sẽ thấy không có ai đang nằm, chỉ thấy hơi thở lặng lẽ vô thường. Tập vài ngày, sẽ thấy giảm rất nhiều bệnh.
Phần nói trên là Vô Chiêu. Phần sau là Hữu Chiêu, là pháp tập thể dục. Viết ra giấy thế này sợ là khó hiểu. Cần phải biết cách đưa tay ra dẫn khí lực cho cụ thể. 
(Sưu tập bởi Cư sĩ Nguyên Giác đăng trong website Thư Viện Hoa Sen)
 
Kết luận
Vậy các bạn còn chần chờ gì nữa mà chưa chịu bắt đầu thực hành đi./.
 
Tham khảo:
-          Bác sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh. Vận động để được khỏe
-          Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Thở và Thiền
-          Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuận. Thiền và Sức Khỏe
 
 
Montreal , Oct 01, 2009

Trở lại Trang Khoa học
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860998 visitors (2232148 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free