TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Thế giới hành tinh mới
 
Lên mạng ngày 19/5/2011

Hiểu biết cập nhật về vũ trụ, tiến bộ Thiên văn học và các ngành công nghệ liên hệ như hỏa tiễn, điện tử vi xử lý- chip , lập trình phần mềm v.v…
 
Phong phú Hành tinh

            G S Tôn Thất Trình
 
 
Thời trung học cách đây hơn 60 năm , môn thiên văn học dạy chúng tôi Trái Đất ( Địa Cầu ) chúng ta sinh sống là một trong 9 hành tinh- planet bay quanh Mặt Trời . Trước đó thì đọc lén ( vì cha mẹ cấm không cho trẻ con đọc truyện vỏ hiệp ba xu và các tiểu thuyết lãng mạn thứ 5 ,thứ 7… )  mê man chuyện Tàu Thuyết Đường( ? ), cứ tưởng đó là những vì tiên trên Trời bị đày xuống Trần gian - Trái Đất làm tướng nổi tiếng cho nhà Đường họ Lý , như Thái Bạch Kim Tinh ( Sao Kim - Venus ) Trình Giảo Kim hay   Thiên Vương Tinh ( Sao Thiên Vương - Uranus ) đệ nhất anh hùng Lý Nguyên Bá không ai chống nổi ba nhát búa … Nhưng nay thì viễn vọng kính Kepler,  Trung tâm Khảo cứu Ames của NASA gần thành phố  Cựu Kim Sơn -San Francisco, Bắc bang Ca Li,  cho biết đã xác định được 1, 235 hành tinh. Trong số này   hành tinh KOI 314. 02 năm trong vùng tên gọi là Goldilock zone có cơ hội tốt nhất  chứa đựng đời sống - life . Nhiệm vụ đầu tiên của Cơ Quan Không Gian Hoa Kỳ - NASA dành cho tìm kiếm hành tinh , xa hẳn ngòai hệ thống Mặt Trời đã sản xuất ra một giếng phun những thế giới mới lạ lùng. Nếu các nhà thiên văn học tính đúng, 53 hành tinh có thể ở được ở phần vũ trụ chúng ta biết được.           
 
                                   Hành tinh Kepler-10b , nhỏ nhất và đá cứng nhất, trong số 1235 thế giới mới phi thuyền Kepler khám phá ra
 
                         Một cuộc du hành khởi đầu 4 thập niên trước khi Kha luân Bố - Columbus căng buồm tiến về Tân Thế giới, cuối cùng đã chấm dứt khi viễn vọng kính không gian bẩy được vài quang tử - photon lang thang, khi chúng tạt ngang qua quỷ đạo Trái Đất trên đường đi đến vô tận .  Ánh sáng đã chạy qua không gian trong vòng 560 năm rồi , du hành qua hơn 3 000 ngàn tỉ dặm Anh từ một vì sao tương tự Mặt Trời chúng ta. Các máy dò kỷ thuật số Kepler   bắt chụp đươc chúng , biến chúng thành các bytes dữ liệu, và chất tải chúng trên các máy computers của Trung Tâm . Chế biến các ánh sáng này dần dần tiết lộ   một câu chuyện thích thú: một hành tinh không lớn hơn Trái Đất bao nhiêu đang lao đầu quanh một vì sao sở tại, theo một bước tiến dữ dội, hòan tất một quỹ đạo, một dịch bản một “ Năm” của nó chỉ cần 20 tiếng đồng hồ.
                           Ngòai kích thước ra, hành tinh không giống Trái Đất gì hết. Nó bay vòng quanh vì sao của nó , cho nên   nhiệt độ bề mặt nó lên cao hơn 25000 F ( 1371 0 C ) , đủ nóng để nung chảy sặt Tuy nhiên. tìm ra hành tinh này chỉ là thể thức lên lớp kỷ thuật và trí tuệ cho Kepler. Hành tinh gọi tên là Kepler -10b , khi NASA tuyên bố nó hiện diện tháng giêng năm 2011, là thế giới nhỏ nhất   tìm thấy ngòai xa hệ thống mặt trời chúng ta . Khám phá nó tỏ ra rằng phi thuyền không gian Kepler , phóng lên tháng 3 năm 2009 . đúng là có thể thực hiện những nhà khoa học họa kiểu nó đã   mạnh dạng thực hiện những gì họ hứa hẹn. : cố tìm cho ra những hành tinh nhỏ, kích thước Trái Đất  bay quanh những vì sao xa xôi, một nhiệm vụ đôi khi tuồng như quá khó khăn ở biên cương của sự phi lý . Kepler -10b chỉ là một trình diễn xem trước . Sau tuyên bố tháng giêng, NASA giải tỏa một bộ dữ liệu   đầy đủ đầu tiên của sứ mệnh phi thuyền Kepler   và các kết quả đã khiến các nhà thiên văn học cố sức tránh những phóng đại qúa mức. Geoff Marcy , một nhà thiên văn học Viện đại học UC Berkeley   thành phần của nhóm Kepler nói : Thẳng thắng nói ra, chúng tôi đã bị áp đảo. Những gì NASA đang làm tương tự những chuyến du hành   xuyên đại dương   của thế kỷ thứ 15 ; những du hành đã mở toang tòan thể thế giới. Nhờ viễn vọng kính Kepler , chúng ta đã học được những đặc tính   của những hành tinh  xuyên qua các đại dương vũ trụ. Điều này nay đã là lịch sữ rồi . Và là phi hành gia không gian Mỹ Amstrong bước ra khỏi bậc thang đáy. 
                         Kepler theo dõi 156 000 vì sao , nghĩa là 0. 000 1% của sỉ số thiên hà - galaxy. Giống như vài việc khoan vũ trụ phiêu lưu, Kepler đã đụng nhằm giếng phun, khám phá ra 1235 thế giới mới có thể có được, ngay 4 tháng đầu họat động. Con số này gấp đôi tổng số trướcc chỉ gồm 500 thế giới mới , thu thập khó khăn trong 16 năm qua. Trước 1995, theo dõi những hành tinh đã biết quanh mặt trời thật dễ dàng, vì tổng số thế giới mới bằng con số không- zero. Tuy rằng tòan thể khối dữ liệu Kepler chưa được nghiên cứu và sứ mệnh phi thuyền còn kéo dài ít nhất là hai năm rưỡi nữa. Nhưng sứ mệnh đã xé rách nát  những sách giáo khoa , trình bày là thiên hà chúng ta   ( ít nhất là phân số phi thuyền nhìn thấy được )  chứa đựng một xếp lọai hành tinh xa lạ hơn là các nhà thiên văn học chờ đợi. Theo Marcy, chúng ta đang học về đa dạng thế giới ở vủ trụ chúng ta mà chúng ta chưa có chứng cớ trước đây. Chính vậy, chúng tôi nghĩ rằng có thể có vài hành tinh đá khối cứng- rocky planets . Chúng ta đã tìm thấy vài hành tinh đá còn dày đặc hơn cả Trái Đất … Nhưng chúng ta cũng đã tìm thấy những Hải Vương tí xíu- mini Neptunes , một hạng hành tinh  chúng ta chưa từng thấy kiểu dạng mẩu ở hệ thống Thái dương ( Mặt Trời ) chúng ta. Chúng giống như những Sao Hải Vương nhỏ, nhưng có một số lượng   nuớc lỏng, quanh một lõi đá cứng !
                     Trong danh sách có 67 hành tinh kích thước Trái Đất có đường bán kính khỏang một ngàn dặm Anh ; 288 “Siêu Trái Đất - Super Earth” có đường kính gấp đôi Trái Đất , 662   hành tinh kích thước Hải Vương  và 184 khổng lồ sánh ngang hay lớn hơn kích thước Sao Mộc - Jupiter. Thống kê đơn giản từ Kepler cho biết là các hành tinh kích thước Trái Đất rất phổ biến. Nhưng như William Borucki , trưởng nhóm Kepler của NASA nhấn mạnh, kích thước Trái Đất không có nghĩa là giống y như Trái Đất. Đa số hành tinh kiểu này không ở được: chúng là những thế giới   nóng như lữa chiên xào vậy đó !                          
 
                      Từ trắc quang kinh tuyến ( qua thiên thể ) , linh kiện mắc nối điện tính , phương pháp Doppler đến phần mềm giúp đo ánh sáng tối mờ
 
                    Khi các nhà thiên văn học khởi sự   tìm hành tinh bay quanh các vì sao khác mặt trời vào thập niên 1990 , họ hòan tòan chờ đợi cơ cấu tổng quát hệ thống thái dương chúng ta  sẽ lập lại suốt vũ trụ . Những hành tinh đá cứng như Sao Thủy - Mercury, Sao Kim - Venus , Trái Đất - Earth, và Sao Hỏa - Mars   sẽ có quỹ đạo gần vì sao . Những hành tinh khổng lồ đầy khí - gaseous   tương tự   Sao Mộc - Jupiter hay Sao Thổ - Saturn sẽ chiếm những quỷ đạo xa xăm hơn . Lý lẽ này có vẽ là tự mình minh bạch rồi.  Nhiệt lượng từ một vì sao cha mẹ sẽ có khuynh hướng thổi đi xa những yếu tố nhẹ cân như helium và hydrogen. . Chỉ có nhữing hành tinh   đá cứng , cứng cáp mới hình thành gần vì sao hơn ; còn các hành tinh khổng lồ sẽ hình thành xa hơn, nơi nuớc đá - ices và khí nguội lạnh - cooled gases sẽ tụ hợp nhau. Các nhà thiên văn học không có cách nào thẩm lượng những giả thiết này cả,  vì rằng gần suốt thế kỷ thứ 20, khong có viên vọng kính đủ khả năng dò ra các hành tinh quanh những vì sao khác mặt trời. . Vài nhà thiên văn học cố tâm tìm kiếm chúng đã mất nhuệ khí trong tình trạng thấp hèn , trải nhiều năm khổ công không kết quả. Đó là tình trạng của ngành thiên văn học, khi Borucki bắt đầu sự nghiệp ở NASA. Borucki, nay 72 tuổi, là cha đẻ của phi thuyền Kepler, gia nhập Trung Tâm Khảo Cứu  Ames của NASA năm 1962 , khi ông mới đổ cao học vật lý học của Viện đại học Wisconsin. Ames của NASA cũng là trụ sở của SETI , Cơ quan Tìm kiếm Tri thức Ngòai địa Cầu - The Search for Extraterrestrial Intelligence,    do nhà thiên văn học  danh tiếng Hoa Kỳ, nay đã chết, thiết lập ra là Carl Sagan.
                    Trước tiên là ý niệm trang bị các viễn vọng kính với những máy dò ánh sáng điện tử hết sức nhạy cảm có thể ghi chép một biến thiên nho nhỏ độ sáng, xảy ra khi một hành tinh đi ngang qua trước mặt vì sao. Năm 1984 Borucki được NASA cấp một chút ngân khỏan, sau khi vài nhà khoa học của Cục Tiêu Chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ - National Bureau of Standards gợi ý là các máy dò diod silicon   có thể cung cấp   cho Borucki lọai chính xác cần thiết chế
 tạo trắc quang kinh tuyến ( qua thiên thể ) -   Transit photometry. Khi bị một hạt tử ánh sáng đụng nhằm , các máy dò này sẽ phát ra một electron duy nhất.  Và chuyễn hóa hửu hiệu ánh sáng vì sao   thành một dấu hiệu điện tử dò ra đuợc, là cấp thiết cho trắc quang kinh tuyến. Vấn đề kế tiếp   là mỗi máy dò chỉ có thể theo dấu một vì sao mà thôi và Borucki thừa biết là nối dây chuyền hàng ngàn máy dò với nhau để theo dấu nhiều vì sao để thống kê có ý nghĩa, thật không có tí gì thực tế cả. Đến năm 1992, Borucki đã xác định là những vi xử lý - chip tên gọi là linh kiện mắc nối điện tính - charge-coupled devices hay CCD, có thể cung cấp mức chính xác đo đúng những thay đổi cực kỳ nhỏ bé   ánh sáng các vì sao. Quan hệ hơn nữa  là chúng có thể   gói theo những dàn trải có cơ theo dõi cùng lúc hàng ngàn vì sao . Nhưng NASA   gạt bỏ   dự án . Năm 1995 , một nhóm Thụy Sĩ tìm thấy 51 Pegasi b , một hành tinh đáng lưu ý   phía xa ngòai hệ thống thái dương chúng ta, và là một khám phá đầu tiên về một hành tinh bay quanh một vì sao tương tự như mặt trời. Đây là một khổng lồ đầy khí như thể Sao Mộc, nhưng nó bay quanh quỹ đạo mặt trời của nó , chỉ có 5 triệu dặm Anh , hòan thành một vòng chỉ trong 4 ngày thôi ( để so sánh , Sao Mộc bay ở một quỹ đạo cách mặt trời 480 triệu dặm Anh   và mất đến gần 12 năm mới hòan thành một vòng ). Khám phá này lật ngược hòan tòan giả thiết xưa cũ là mọi hệ thống hành tinh đều tương tự hệ thống chúng ta và gợi ý là các nhà thiên văn học đã quên bẳng đi tòan thể một hạng hành tinh.
                     Nhóm Thụy Sĩ làm khám phá kể trên bằng cách sử dụng một kỷ thuật căn cứ trên mặt đất do Geoff Marcy và nhà thiên văn học Gia Nã Đại Bruce Campbell khởi xướng thập niên 1980. Kỷ thuật tên gọi là phương pháp Doppler đo lường sức kéo trọng lực hành tinh áp lực trên một vì sao, một hành tinh không thấy được trực tiếp , vì bị mất đi dưới ánh lòe sáng của vì sao.   Các nhà thiên văn học có thể dùng Doppler để tìm thấy những hành tinh lớn kích thước Sao Mộc, nhưng muốn tìm thấy những thế giới nhỏ hơn, họ cần đến một kỷ thuật chính xác hơn, vì kỷ thuật Doppler có khả năng giới hạn. Phi thuyên Kepler   sẽ được trang bị một viễn vọng kính 56 ngón Anh ( 1422.4 mm) tụ điểm ánh sáng vì sao lờ mờ trên một dàn trải 42 CCD. Để so sánh Viễn vọng kính không gian Hubble, phóng lên 6 năm trước chỉ có 4 máy dò. Nhưng kỳ này NASA vẫn gạt bỏ dự án Borucki đề nghị, cho rằng phần cứng và phần mềm khó lòng theo dấu cùng một lúc hàng ngàn vì sao. Borucki trở lại la bô, lần này xây dựng một đài quan sát mini : dài 2 bộ Anh ( 0.6m )  rộng 8 ngón Anh ( 203mm ) có một dàn trải CCD. cặp thêm một phần mềm để giảm bớt tiếng sắp xếp ồn ào bên sau vì sao, và có thể đo lường biến đổi ánh sáng   xuống chỉ còn là 20 phần triệu, khiến viễn vọng kính đủ nhạy cảm để dò ra một hành tinh kích thước Trái Đất quanh một vì sao tương tự mặt trời ở một quỹ đạo lớn như quỹ đạo Trái Đất.  Kèm theo một đề nghị mới năm 1998, nhưng NASA vẫn nghi ngờ hiệu quả viễn vọng kính mới nên gạt bỏ.
                      Hầu thõa mãn nhũng chống đối dự án, nhóm Borucki tổ chức một trình diễn chứng minh là Kepler có thể kiểm soát đủ các rung động và nhiệt độ khắc nghiệt ở không gian Và năm 2000, Borucki lại làm đề nghị mới. Lần này NASA chấp thuận. Năm 2001, NASA cấp cho nhóm Kepler 299 triệu đô la , nhắm phóng phi thuyền lên khoảng năm 2006. Hầu biến cái nhìn xa của nhóm  Borucki thành một phi thuyền họat động thật sự, dự án giao cho Trung tâm không gian Ball Aeropace ở Boulder , bang Colorado thực hiện. Có rất nhiều trở ngại phải vượt qua, tỉ như các máy dò CCD. Sử dụng CCD bay trên không gian đã có từ thập niên 1990, nhưng ý kiến dùng một bó CCD ráp nhau thật rất khó khăn.  Phải cần đến hơn 2000 kỷ sư và cán sự ở Trung tâm Ball                                      
 làm việc hơn một triệu giờ trên hơn 5 năm, mới làm xong một phi thuyền cân nặng 2 320 cân anh ( 1053 Kg ), trang bị một máy chụp hình kỷ thuật số lớn quá cỡ, gồm 22 000 bộ phận và một viễn vọng kích 55 ngón Anh ( 195 mm ) lớn nhất kể từ khi NASA phóng lên ngòai xa quỷ đạo Trái Đất. Dàn trải CCD dài 11 ngón Anh( 2794 cm ) , cũng rộng 11 ngón Anh và tòan thể máy chụp hình năm trong một hộp 1.5 bộ khối, treo trên một khung graphit - epoxy ở giữa viễn vọng kính.   Căn bản máy dò là một máy chụp hình - camera 95- megapixel. Ngòai việc làm cứng rắn chúng để chịu đựng phóng xạ, CCD phải được giữ rất nguội lạnh , ở nhiệt độ -1200 F (- 48 .9 độ C ) , để có thể dò ra những mức độ ánh sáng rất thấp. Trong lúc đó, các máy điện tử kiểm sóat máy chụp hình đặt vài cm cách các CCD, chỉ chạy ở nhiệt độ 225 độ F ấm hơn. Các ống aluminium thản nhiên dẫn nhiệt lượng từ các bộ phận điện tử từ một máy đến một máy tỏa nhiệt - radiator ráp trên bề mặt phi thuyền Kepler .
                    Sau một vài trì hoãn vì ngân qủi , cuối cùng NASA phóng Kepler lên ngày 6 tháng 3  năm 2009, 17 năm sau đề nghị đầu tiên của Borucki và 400 năm sau Johannes Kepler xuất bản hai định luật đầu tiên về di chuyễn hành tinh ở sách Tân Thiên Văn Học - Astronomia Nova. Một hỏa tiễn Delta II   phóng Kepler lên một quỷ đạo  mặt trời- trung tâm, tương tự quỷ đạo Trái Đất bay quanh, hòan tòan theo đúng các định luật Kepler .          
                       
                     Vài hành tinh đáng chú ý
 
*  Kepler - 10b , nhỏ nhất và đá cứng nhất
 
Khỏang ¾ hành tinh   khám phá ra   ngòai xa hệthống thái dương chúng ta là nhừng thế giới khổng lồ , đầy khí. Vài   hành tinh này cư ngụ   ở những khoảng cách - cách ly  đứng đắn từ các vì sao của chúng , hầu hổ trợ nước thể lỏng, nhưng nhiệt độ thơm tho   không bảo đảm những điều kiện  thú vị . Tầng khí này đế tầng khí khác ,có thể tạo  áp lực đủ mạnh mẽ để đập nát một xe vận tải Brink như thể một ly- cốc giấy   , và vì không có đất lụvc địa , đất liền   cho nên không chứa đựng nổi đời sống. Tháng giêng năm 2011, các nhà thiên văn Kwepler tuyên bố là đã khám phá ra hiển nhiên là lần đầu tiên một hành tinh đá cứng ngòai hệ thống thái dương, Kepler -10b. Nó có 1.4 đường kính Trái Đất và là một hành tinh ngọai - exoplanet nhỏ nhất đo được . Tiếc thay, đá cứng không đương nhiên bảo đảm là có thể ở - cư ngụ được ! Nhiệt độ ban ngày ở Kepler-10b lên đến gần 3000 độ Farenheit . Tin tức tốt đẹp là   nhưng thành quả cuối cùng của phi thuyền Kepler gồm 117 thí sinh ở hay dưới kích thước Kepler -10b và 23 thí sinh nhỏ hơn Trái Đất, ngụ ý mạnh mẽ là máy dò săn tìm hành tinh sẽ một ngày gần đây   tìm thấy   những hành tinh ngọai nhỏ, đá cứng có khí hậu dễ chịu hơn .
 
* NNSer(ab)c&d , bền bĩ nhất
 
Khỏang phân nữa các vì sao trong vũ trụ   liên kết theo trọng lực với một vì sao đồng hành - companion star . Sống chung với nhiệt lượng và trọng lực của hai mặt trời   thất là khó kha)n cho các hành tinh, đặc biệt cho cặp hành tinh khám phá ra năm 2010 bay quỹ đạo hệ thống vì sao đôi -binary star system  NN Serpentis, còn gọi là NN Ser ( ab). Các nhà thiên văn học tin rằng các hành tinh ngọai, tên là NNSer(ab) c và d  có thể còn sống sót một sự cố đại hồng thủy cách đây nhiều triệu năm, khi một trong các sao chủ nhân của chúng phồng to lên 200 lần đường kính mặt trời , tạm thời bao quanh các hành tinh. Hay có lẽ các hành tinh hình thành từ vật liệu vất đi trong sự giản nở này, một lý thuyết có cơ lật ngược hiểu biết qui ước của chúng ta là hành tinh và vì sao hình thành chung cùng lúc.
 
* Kepler - 11, đông đúc nhất
 
 Đến năm 2010, các nhà thiên văn học đã khám phá ra 54 vì sao   làm chủ nhiều hành tinh . Nhưng không có một hệ thống hành tinh nào trông giống như hệ thống chúng ta. Tháng 2 năm 2011, các nhà khảo cứu tuyên bố khám phá một hệ thống hành tinh trông có vẽ giống hơn. Đó là Kepler -11 . 6 hành tinh bay quỹ đạo một vì sao kích thước gần bằng mặt trời ; và tương tự hệ thống thái dương chúng ta , các hành tinh bên ngòai xa là những khổng lồ đầy khí, trong khi những hành tinh bên trong tuồng như có vẽ dày đặc hơn . Thế nhưng có một vặn tréo đáng ngạc nhiên: 5 trong số 6 hành tinh gói trong những quỹ đạo nhỏ hơn là Sao Thủy, lối đi của chúng gần như hòan toàn thẳng hàng trê cùng một mặt phẳng. Các nhà thiên văn học không biết giải thích cách nào tất cả mọi hành tinh   làm ra lọai dạng này mà lại không đụng nát tan nhau.
 
* KOI 326.01, chọc ghẹo lớn nhất
 
 Trong số 1235 thí sinh tuyên bố tháng hai  năm 2011, KOI 326.01 thật sự nổi bật. Tuồng như có kích thước Trái Đất và hơi nóng hơn đôi chút ( 1400F - 600 C ) , nó có vẽ là hành tinh tương tự Trái Đất nhất khám phá từ trước đến nay, mãi cho đến một tháng sau, các nhà khoa học   khám phá ra một điều ít khích lệ hơn: một sai lầm trong dữ liệu của họ. Chọc lỗ trên độ sáng  chính xác vì sao của hành tinh, tiết lộ một hành tinh lớn hơn và nóng hơn Trái Đất. Dù tin tức đáng thất vọng, nhưng cho thấy là nhặt ra những chữ ký bé tí xíu trong hàng ngàn tỉ bytes dữ liệu, thật rất là khó khăn. Thật tế, khỏang 10 % mọi KOI ( Vật thể Kepler Đáng chú ý - Kepler Object of Interest), thường có kết quả sai lầm dương, theo các nhà khoa học sứ mệnh phi thuyền Kepler, trong khi những vật thể khác sẽ bị hạ chức tỉ như KOI 326.01 căn cứ trên những quan sát tiếp theo. Còn về phần tin tức tốt đẹp, các nhà khảo cứu Kepler đã tìm thấy 4 hành tinh tiềm thế kích thước Trái Đất, với những nhiệt độ xài được.
 
* GJ 1214b, ẩm ướt nhất
 
GJ 1214 b rộng gần 3 lần hơn Trái Đất và 3000 F ( 149 0 C ) . Nhưng nó có thể có dời sống phong phú một món hàng đáng giá nhất “ nước thể lỏng. Quan sát theo viễn vọng kính của hành tinh này, khi nó đi ngang qua trước mặt vì sao của nó, cho thấy GJ 1214b có thể bao phủ đại dương rộng và nóng hổi , nhưng lại duy trì thể lỏng vì áp lực lớn ở bầu khí quyễn bên trên. GJ 1214 b cũng giữ chức,  nhờ bay qũy đạo gần nhất với vì sao của nó , nghĩa là chỉ cách xa có 1.3 triệu dặm Anh , 1/70 khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Dù rằng vì sao   GJ 1214 chỉ là một sao lùn, đỏ, còi cọc, nó vẫn trông lớn 17 lần hơn mặt trời chúng ta, ngó từ GJ1214 b .
 
* HD 80606b, quỹ đạo dở hơi nhất.
 
Ở hệ thống thái dương chúng ta , mọi hành tinh, ngọai trừ Sao Thủy, bay quanh mặt trời theo một quỹ đạo hòan tòan gần tròn vo. Thật tế, các lý thuyết gia từ lâu tin tưởng là các qũy đạo hành tinh phải có hình tròn. Thiên nhiên lại tin tưởng khác. Hay lấy thí dụ hành tinh bất thường HD 80606b , một khổng lồ đầy khí ở chòm sao - constellation Ursa Major khám phá năm 2001. Lối đi kéo dài ra quanh vì sao cha mẹ, làm nhớ lại quỹ đạo của một sao chỗi - comet hơn là một hành tinh kích thước Sao Mộc . HD 80606 b chao đảo trong khỏang 3 triêu dặm Anh của vì sao của nó khi đến gần vì sao nhất và đạt điểm xa nhất cách đó 81 triệu dặm Anh, sau đó 56 ngày Trái Đất. Năm 2009, các nhà thiên văn học báo cáo là nhiệt độ ở hành tinh này nhảy vọt từ 1000 độ F lên đến 2200 độ F, chỉ trong 6 tiếng đồng hồ.
 
( chiếu theo tạp chí Khám Phá - Discovery số tháng 5 năm 2011. Irvine, Ca Li , ngày 18 tháng 5 năm 2011                             
                
 
 
        
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855189 visitors (2217902 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free