TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Thiên An Môn
 
Lên mạng ngày 19/7/2011


Ai làm  Đặc điểm tiêu biểu diễn trường Thiên An Môn?
G S Tôn thất Trình

 
Thiên An môn – Tiananmen là nơi có  cuộc biểu dương lớn khởi sự những cách mạng chánh trị, văn hóa , kinh tế… cận đại của Trung Quốc: cách mạng văn hóa Mao Trạch Đông – Mao Tse Tung, cách mạng “kinh tế” Đặng Tiểu Bình- Deng xiao Ping sau lễ kỷ niệm Chu Ân Lai -Chou En Lai và quân đội dẹp tan biểu tình ủng hộ dân chủ chống tham nhũng của sinh viên học sinh và công chúng Tàu … Từ mấy chục năm nay, Quảng trường Thiên An Môn đều treo phía bắc  ở cổng vào Tử Cấm Thành-Forbidden City, hình Mao Trạch Đông, dù rằng xác ướp họ Mao vẫn nằm ở lăng mộ xây lên ngay khi Mao chết ở trung tâm Quảng trường. Chủ Tịch Mao, người lèo lái lớn vĩ đại, thiết lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc People ’s Republic of China,  hiện ra lù lù to lớn trên Quảng trường, nhắc nhở dân Tàu là đảng Cọng Sản đã thành công đưa nước Tàu ra khỏi quá khứ “phong kiến” và nghèo khổ cùng phục hồi lại thịnh vượng cũng như ảnh hưởng  tòan cầu cho Trung Quốc .
          Ngày 13 tháng giêng năm 201, Mao đã được một nhân vật danh tiếng ít nhất cũng bằng Mao  ở Trung Quốc là Khổng Phu Tử - Confucius đã xuất hiện cùng Mao ở Thiên An Môn.  Đức Khổng Phu Tử sinh năm 551 trước Công Nguyên, nhà hiền triết- the sage như mọi người biết đến ông, đã để lại một bộ học thuyết  thầy dạy dỗ vạn thế hệ  (“ vạn thế sư biểu”  thế giới ? ) cũng ảnh hưởng không kém, như mọi người đều biết. Học thuyết dạy dỗ này trở thành hệ tư tưởng quốc gia Tàu vào thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên và tự tồn như thế, tuy có khi lên bổng, xuống trầm trong hơn hai thiên niên kỷ. Nhưng ở những thập niên mở đầu thế kỷ thứ 20, những nhân vật trí thức và chánh trị danh tiếng nhắm vào các dạy bảo này của Khổng Phu Tử , biện cứ học thuyết này lcó trách nhiệm làm Trung Quốc lạc hậu và yếu kém tương đối, so với Tây Phương.
          Đặc biệt Mao tối ghét điều ông tin tưởng là ảnh hưởng dai dẳng các thủ tục “phong kiến”  của Khổng học trên dân gian và ở thời Cách Mạng Văn hóa 1966- 1976, ông đã kêu gọi Vệ Binh Đỏ phá hủy văn bản, miếu thờ, vị trí và pho tượng  liên quan đến Khổng Phu Tử, khắp Trung Quốc  .
         Khôi hài thay, bất thình lình vào đầu tháng giêng, một pho tượng nặng 17 tấn của nhà hiền triết hiện ra trước cổng Bắc của Lăng Mộ Quốc Gia Trung Quốc mới trùng tu xong, đối diện với hình mặt Mao, rộng - cao 15x20 bộ Anh ( 3.5 x 6.7m ),treo trên cổng Thiên An Môn.
     Riêng Mao không tỏ vẻ gì, nhưng các người trung thành ủng hộ ông tuồng như có vẻ xúc động. Khổng phu Tử, nói cho cùng, là một xúc phạm tới mọi điều Mao chiến đấu, bênh vực. Do đó, Khổng Phu Tử và tượng 17 tấn của ông biến mất ngày 20 tháng tư năm 2011, một cách bất ngờ và bí mật, không khác chi mấy pho tượng đồng Khổng Phu Tử đã được dựng lên. Còn hành lý và giỏ xách tay VL ( Louis Vuitton), thay vì ở ngõ Bắc vào Viện Bảo Tàng Quốc Gia (Tàu ), lại được đặt bên trong Viện. Bên cạnh các bình sứ và chậu đồng hiếm có là bốn phòng triễn lãm các hành lý và giỏ xách tay làm ra từ thập niên, nhắc nhở khách viếng thăm viện bảo tàng mọi xa xỉ phẩm dân Tàu thấy thiếu ở thập niên 1860, khi xứ sở Tàu mất đi quyền uy vào giữa thế kỷ thứ 19; làm thị trường thông minh, khôn khéo ở một nước mà nhãn hiệu thượng lưu thế giới đang cạnh tranh dành mắt  của một dân số khổng lồ mang tính trạng tiêu thụ mới mẽ.
      Câu hỏi đến trí óc như sau: Khổng Phu Tử đã bị đuổi ra khỏi Quảng trường Mao, vậy chớ Louis Vuitton, đại diện cho xa xĩ tư bản và tiêu thụ xài phí, liệu có dễ nuốt hơn Mao chủ tịch không ?   Hiện diện Louis Vuitton có tốt đẹp hơn là hiền triết không ?    
        Vài người Tàu,  trong số này có những người theo Mao, đã bày tỏ bực mình về trình diễn Louis Vuitton ở Viện Bảo tàng Lịch sử Trung Quốc và tất cả mọi nơi khác . Trung Quốc hiện có 27 tiệm Vuitton, nhưng một điểm chấm thần tiên  Louis Vuitton trong Viện Bảo Tàng Quốc gia mới trùng tu ở một quảng trường giàu có lịch sử nhất thế giới thì Tàu  còn ra thể thống gì nữa ?
         Nhưng xin đừng giả thiết là Khổng Phu Tử đã hòan tòan rời khỏi sân khấu. Sau khi mất đi điểm chấm khao khát tại Thiên An Môn, ông đã di chuyễn về Thượng Hải- Shanghai. Vì những lý do chưa hòan tòan sáng tỏ, Viện Bảo tàng Khoa học và Kỷ thuật Thượng Hải quyết định là nhà hiền triết, danh vang đang tái xuất, xứng đáng làm một triễn lãm vào lúc mà Viện Bảo Tàng đã dự tính trưng bày “Albert Einstein” (1879-1955 ) , một triễn lãm chủ nhân là Viện Bảo tàng Lịch sử Berne( thủ đô ), Thụy Sĩ.
        Nguyên cớ viện Bảo tàng Thượng Hải cũng không rỏ rệt. Viện có xem đó là một triễn lãm so sánh hiền triết như thể một bom công phá khổng lồ tiềm thế không ? Hay đó là một quyết định  dân tộc chủ nghĩa ? Nghĩa là Tàu cũng có một hiền triết phương Đông ? Hay có thể chỉ đơn giản lấp đầy chỗ trống triễn lãm? Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, bất bình về đề nghị của Thượng Hải nhập chung triễn lãm Einstein với triễn lãm Khổng Phu Tử, Viện Bảo tàng Berne tuyên bố ngày 7 tháng7 năm 2011 là viện đã chấm dứt dự tính triễn lãm ở Thượng Hải.  
         Khổng Phu Tử hình như đạt kết quả tốt đẹp với Einstein ở Thượng Hải hơn là với Mao ở Bắc Kinh. Không rỏ Khổng Phu Tử sẽ có triễn lãm duy nhất riêng mình ở viện Bảo tàng Thượng Hải không ? Ý nghĩa cuộc thử thách cuối cùng giữa Khổng Phu Tử  và Einstein có thể ít rỏ rệt, ít nhất là trong lúc này, hơn là giữa Khổng Phu Tử và Chủ tịch Mao.
        Điều rỏ rệt là Khổng Phu Tử, dù già nua mấy đi nữa, cũng lẩn quẫn quanh đó ngày nay!
     
( chiếu theo Daniel K. Gardner , giáo sư sư học và giám đốc Nghiên cứu Đông Á  đại học Smith College.)

( Irvine , Ca Li , ngày 17 tháng 7 năm 2011 )          
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 842849 visitors (2182735 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free