TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Hoa Kỳ thời xưa, thời nay
 
Lên mạng ngày 16/5/2010
Thử so sánh đời sống Hoa Kỳ thời xưa, thời nay ? : 


Xót xa những ngày thời xưa, 
mơ ước thời gian, nơi sinh sống đơn giản hơn ?
( G S Tôn Thất Trình )
 


Bạn nên quên hẳn chuyện đó đi. Vì chưng mọi so sánh đo lường cuộc sống thì nay là thời gian sinh sống tốt đẹp hơn cả; càng ngày càng tốt đẹp hơn trước. Theo quan điểm của giáo sư Micheal Shermer đại học hậu cử nhân Claremont Graduate University , tác giả cuốn sách “ Tâm trí của Thị trường - The Mind of the Market “, giám đốc xuất bản Tuần Báo Hoài Nghi - the Skeptic Magazine và biên tập viên mỗi tháng cho “ Người Hoa Kỳ Khoa Học - Scientific American “.

Theo mốt thời trang giữa các nhà môi sinh, bạn phải vẻ ra một tương lai ảm đạm cho đời sống tưong lai Hoa Kỳ. Dù cho còn rất nhiều vấn đề môi sinh chưa được giải quyết; quá nhiều loài thực vật, động vật đang bị hiểm nguy tuyệt tích; ô nhiễm nhiều hơn là đa số chúng ta mong muốn ; còn quá đông dân gian đói lòng mỗi ngày ; nhưng xin bạn đừng quên là chúng ta đã tiến xa, so với cách đây 10 000 năm chẳng hạn.

Cách đây một chục ngàn năm, mọi chúng ta đều là những kẻ săn bắt và lựợm hái - hunter- gatherers , sống tương đối nghèo khổ so với ngày nay. Vậy chớ những người xưa nghèo đến mức nào ? Nếu bạn lạc vào một làng Yanomamoo xứ Ba Tây- Brasil hôm nay, dân làng có mức sống tương đương với tổ tiên chúng ta, và bạn đếm đầy đủ các vật dụng bằng đá, giỏ xách, các mũi tên, những loại thuốc cứu chửa lành bệnh, các vât nuôi thích thú quí hiếm, những thực phẩm, đồ mặc hay những đồ tương tự ; bạn sẽ đếm được chừng 300 món. Đó là tài sản vật chất của mỗi làng xa xưa lúc đó , trên hành tinh Trái Đất.
Ngược lại, nếu bạn bước vào một làng Manhattan ( Nữu Ước, Hoa Kỳ ) ngày nay, và cũng đếm mọi sản phẩm bán ra ở các tiệm bán lẽ, quán ăn, nơi ra vào nhà máy công nghệ , cảc hảng siêu trữ - superstores , bạn sẽ đếm được một con số gần 10 tỉ món ( chiếu theo các gạch mã số hệ thống đếm UPC ). Các nhà dân tộc học kinh tế ước lượng lợi tức hàng niên trung bình một kẻ săn bắt - lượm hái khỏang chừng 100 đô la Mỹ mỗi người . Trung bình lợi tức mỗi năm của một dân cư thành phố lớn ngày nay là 40 000 đô la .
Nếu thật sự đã có một bước nhảy vọt . thì đây là chứng cớ đó. Eric Beinhocker trong sách “ Nguồn gốc Giàu có - The Origin of Wealth “ ước lượng rằng lợi tức hàng niên 100 đô la cho mỗi người chỉ tăng lên mức 150 đô la mỗi người đến năm 100 trước công nguyên ( BC ) và không vượt quá 200 đô là mỗi người mãi đến sau năm 1750 và khi Cuộc Cách Mạng Công Nghệ -Industrial Revolution khởi xướng. Ngày nay lợi tức trung bình mỗi năm cho một người trên thế giới là 6 600 đô la. Lẽ dĩ nhiên là mức độ tăng gia cao hơn cho những ai giàu có nhất ở các quốc gia giàu có nhất.
Còn Gregg Easterbrook trình bày ở sách “ Mẩu thuẩn của Tiến Bô : The Progress Paradox “ , trong 50 năm vừa qua, mẩu mực đời sống đã tăng gia một cách đáng ngạc nhiên. Tổng Lợi tức Nội địa Gross Domestic Product - GDP mỗi người , năm 1950, tính theo thời giá đô la năm 1996, chỉ chừng 11 087 đô la , so với con số năm 2000 là 34 365 đô la. Và nhiều người leo lên thang mức sống cao hơn, trên phương diện kinh tế. Leo cao thêm . Năm 2000, chỉ 1 trong 4 ngời dân Hoa Kỳ có lợi tức 75 000 đô la một năm , đẩy họ lên bậc cao giới trung lưu : so với năm 1890, khỉ chỉ có 1% dân Hoa Kỳ đạt mức lợi tức này. Có nghĩa là Hoa Kỳ đã nới rộng giới trung lưu bậc cao lên 25 lần, làm ra những biên giới phânchia giai cấp kinh tế và tái định nghĩa thế nào là mức trung bình Và mức giàu có là bao nhiêu !. Từ năm 1980, tỉ số dân Hoa Kỳ có lợi tức trên 100 000 đô la hay nhiều hơn nữa , theo thời giá đô la ngày nay , đã tăng gấp đôi. Dân Hoa Kỳ mua được gì với lợi tức này, cũng đã tăng trưởng đáng kể. Một bánh mì kẹp phó mát - cheeseburger McDonald cần 30 phút công lao làm ra ở thập niên 1950, chỉ cần mất có 3 phút ngày nay. Năm 2002, dân Hoa Kỳ đóng bảo hiểm sức khỏe mỗi người 50 % nhiều hơn là con số năm 1982.

Dân Hoa Kỳ cũng có nhiều hàng hóa vật chất hơn - như xe hơi SUV , các loại đĩa DVD , máy computer cá nhân PC , ti vi , các áo quần họa kiểu thời trang, dồ nữ trang châu báu chánh nhãn hiệu, các vật dụng gia thất và mọi đồ dùng vớ vẫn đủ thứ. Gia thất nơi chúng ta cất giữ những đồ dùng đúng thị hiếu cũng đã tăng kích thước gấp đôi, chỉ trong vòng nữa thế kỷ từ 1100 bộ vuông ( 102. 20 mét vuông ) thập niên 1950 đã lên trên 2200 bộ vuông ( 204. 40 mét vuông ) ngày nay. 95 % gia thất này có máy sưởi ấm trung ương - central heating so với 15% cách đây một thế kỷ ; 78 % có máy điều hòa không khí, so với tiếng rít xé vải - zip thời ông bà .
Chưa hết đâu nghen! Tội lỗi đã giảm. Phần lớn tỉ xuất tội lỗi khắp Hoa Kỳ đã rớt xuống suốt thập niên 1990 . Easterbrook tìm thấy là tội ác ở nội thất chẳng hạn, cũng đã gia giảm vào khoảng giữa 50% và 75% ỏ các thành phố lớn như New York , Los Angeles, Boston, Baltimore và San Diego . Hung dữ, côn đồ gia thất đối với phụ nữ cũng giảm bớt đi 21 %, trong khi những hành động tội ác ở gíới vị thành niên cũng giảm đi hơn 66 % .

Dân Hoa Kỳ, ngày nay , mỗi tuần làm việc ít hơn trước; tổng số giờ làm việc thấp dần kể từ 150 năm nay. Vào giữa thế kỷ thứ 19, chẳng hạn, sau khi thức dậy, trung bình mỗi người đầu tư làm việc 50% thời giờ thức, so với vỏn vẹn 20 % trước khủng hoảng hiện tại. Làm việc ít giờ hơn có nghĩa là có nhiều thì giờ rảnh rỗi hơn. Năm 1988, dân Hoa Kỳ trung bình chỉ có11 giờ rảnh rỗi mỗi tuần, so với 40 giờ hiện tại. Môi trường làm việc cũng sạch sẽ hơn , an toàn hơn và thoải mái hơn.

Dù rằng môi trường vẫn ảnh hưởng đến đời sống phong phú hơn của dân Hoa Kỳ, cân nhắc mọi điều thật sự tốt đẹp hơn, theo tài liệu sách của Matt Ridley sắp xuất bản : “ Kẻ Lạc Quan dựa trên Lý Trí- The Rational Optimist “, tỉ như trong nữa thế kỷ vừa qua, ô nhiễm đã hạ thấp trên mọi thị trấn, ngay cả ở thành phố”Thiên Thần - Los Angeles “ , lớn nhất bang Ca Li. Tập dượt xe đạp năm 1979 dự cuộc thi đua , không khí quá ư xấu tệ mùa hè nên ai đó đã phải hòan tất trước giữa trưa, hầu tránh đau đớn do các chất liệu hạt nhỏ- tế vi gây ra : chất bẩn, bụi bặm, mốc meo, bò hóng, carbon dioxide, sulfur dioxide và các nitrogen oxides, bám sâu vào buồng phổi. Ngày nay có thể tập dượt dua xe đạp suốt ngày bất cứ giờ nào mà không sợ các ảnh hưởng bệnh tật, đau yếu.

Dù rằng Hội Phổi Hoa Kỳ báo cáo tháng vừa qua thành phố Los Angeles là thị trấn khói sương mù - soggiest nhất nước Mỹ , Đạo Luật Không khí Sạch - Clean Air Act và động cơ cùng các kỷ thuật nhiên liệu cải thiện, khuynh hướng vẫn sẽ và tiếp tục theo con đường không khí sạch. Thật sự, chiếu theo” Xử lý Không khí Phẩm giá Quận huyện Bờ biển Phía Nam bang Ca Li “, ở thập niên 1980, trung bình Los Angeles nhận “khuyến cáo sức khỏe - health advisory “ 150 ngày mỗi năm, 50 báo động ozone “ giai đoạn một - stage one “ , nhưng năm 2000 ,chỉ còn 20 khuyến cáo sức khỏe và zê rô giai đoạn một báo động ozone.

Chiếu theo những sự kiện vừa kể và rất nhiều đo lường định lượng khác , đúng là có được tinh thần hoàn toàn sáng suốt , khi ai đó từ chối du hành lui về quá khứ, theo guồng máy thời gian bất cứ ở điểm nào, và sống tiếp cuộc đời nơi đây. Đó là những ngày thoải mái, lẽ dĩ nhiên không lơ là những vấn đề còn cần giải quyết. Chúng ta cần công nhận là thời gian ngày nay, ở Hoa Kỳ, có nhiều người thụ hưởng một đời sống tốt đẹp hơn, tại nhiều nơi hơn !

( Irvine , Nam Ca li ngày 13 tháng 5 năm 2010 )

Trở lại Trang KH&TH
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 852156 visitors (2210252 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free