TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Đầm Đông Hồ
 
Lên mạng ngày 1/11/11

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC ĐẦM ĐÔNG HỒ (HÀ TIÊN, VIỆT NAM) THEO HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
TS. Nguyễn Xuân Niệm(Sở KH&CN KG)
KS. Nguyễn Thanh Hải(VP BQL Khu DTSQ KG)
 
THE MEASURES OF MANAGING AND EXPLOITING THE DONG HO LAGOON (HA TIEN, VIET NAM) IN THE DIRECTION OF CONSERVATION AND DEVELOPMENT
                 Nguyen Xuan Niem Ph.D. (Kien Giang Department of Science and Technology)
Eng. Nguyen Thanh Hai (The Management Board of KG Biosphere Reserve)
 

1. Đặc điểm và các giá trị tự nhiên & nhân văn về đầm Đông Hồ
Đầm Đông Hồ là một trong những vùng đất ngập nước còn sót lại của Việt Nam, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, với diện tích tự nhiên: 1.384,36 ha (chiều rộng 3,5 km; chiều dài 4,6 km), trong đó diện tích mặt nước: 903,34 ha; diện tích rừng ngập mặn: 249,53 ha; đất thổ cư, vườn tạp: 29,16 ha; đất nuôi trồng thủy sản: 171,23 ha. Giáp biên giới Việt Nam và Campuchia. Được các kênh nước ngọt Giang Thành - Vĩnh tế, Rạch Giá - Hà Tiên, Rạch Két, Rạch Láng, Mương Đào, Rạch Ụ chảy vào (UBND thị xã Hà Tiên, 2010).



Đồng thời, đầm Đông Hồ ăn thông với cửa biển Trần Hầu, nên ảnh hưởng chế độ nhật triều của Vịnh Thái Lan. Vì vậy, đầm Đông Hồ có nguồn thức ăn phong phú và đa dạng: 142 loài Phytoplankton, trong đó tảo silic chiếm nhiều nhất 86 loài, tiếp đến tảo lục 26 loài; tảo mắt 12 loài; tảo lam 10 loài; tảo giáp 8 loài. Mùa khô phát hiện 107 loài vào mùa mưa 98 loài . Ngoài ra phát hiện 66 loài Zooplankton, nhiều nhất ở nhóm Copepoda 35 loài, Cladocera 15 loài, Chaetognata 4 loài và nhóm Decapoda 3 loài. Ngoài ra còn phát hiện được 7 dạng ấu trùng của các dạng chưa trưởng thành. Đã phát hiện 24 loài Benthos, trong đó nhóm Polychaeta là 14 loài, nhóm Crustacea có 7 loài, nhóm Bivalvia có 3 loài. Đáp lại là một khu hệ thủy sản có 96 loài cá thuộc 50 họ, trong đó có 3 loài cá số lượng nhiều là loài cá trác vây đuôi dài Priacanthus tayenus chiếm 17,5%, loài cá tía (cá đổng tía) Pristipomoides multidens chiếm 12% và loài cá tráo mắt to Selar crumenophthalmus chiếm 9,2% cho phép khai thác với sản lượng cao quanh năm (Lương Văn Thanh & ctv., 2006).


Đa dạng sinh học cây rừng ngập mặn đầm Đông Hồ khá cao, tuy nhiên chưa được điều tra đầy đủ, do vậy có thể tham khảo kết quả của GTZ (2010) thì: vùng Hà Tiên có hơn 25 loài cây rừng ngập mặn chủ yếu, trong đó có Ô rô tím Acanthus ilicifolius, Ráng đại Acrostichum aureum, Ráng biển thường Acrostichum speciosum, Sú Aegiceras corniculatum, Mấm trắng Avicennia alba, Mấm biển Avicennia marina, Mấm đen Avicennia officinalis, Vẹt trụ Bruguiera cylindrica, Vẹt khang Bruguiera sexangula, Dà quánh Ceriops decandra (C. zippeliana), Quao nước Dolichandrone spathacea, Giá Excoecaria agallocha, Cui biển Heritiera littoralis, Tra nhớt Hibiscus tiliaceous, Cóc đỏ Lumnitzera littorea, Cóc vàng Lumnitzera racemosa, Cóc hồng (cây lai) Lumnitzera X rosea, Dừa nước Nypa fruticans, Đước đôi Rhizophora apiculata, Côi Scyphiphora hydrophylacea, Bần trắng Sonneratia alba, Bần chua Sonneratia caseolaris, Bần ổi Sonneratia ovata, Tra bồ đề Thespesia populnea, Xu Mekong Xylocarpus moluccensis (X. mekongensis). Đây là hàng rào thực vật có giá trị tự nhiên cao: đóng vai trò trong việc mở rộng đất liền, và nuôi dưỡng các động vật vùng triều và bảo vệ đê biển, môi trường, đặc biệt trong thời kỳ biến đổi khí hậu.


Bên cạnh giá trị sinh học cao, thì giá trị văn hóa của đầm Đông Hồ là vô cùng. Đầm Đông Hồ gắn liền với Hà Tiên thập cảnh của Tao đàn Chiêu Anh Các do Mạc Thiên Tích (con trai Mạc Cửu – Khai quốc công thần trấn Hà Tiên) chủ soái thành lập. Là Tao đàn thứ hai trong cả nước và là duy nhất của trời Nam. Cùng với núi Tô Châu, Đông Hồ Ấn Nguyệt đi vào thơ ca, lòng người hàng trăm năm. Nhắc đến Đông Hồ làm chúng ta nhớ một đôi Thi sĩ đẹp Đông Hồ - Mộng Tuyết. Đông Hồ tên thật là Lâm Tấn Phát, được mệnh danh là “Ông tổ” của Thư pháp chữ Việt, ông còn là giáo sư của trường Đại học Văn khoa Sài Gòn. Khách du lịch dừng chân tại Hà Tiên thường ghé thăm nhà lưu niệm của Nữ thi sĩ Mộng Tuyết, là một trong những nhà thơ mới tiêu biểu của miền Nam.


2. Những giải pháp được đề nghị để khai thác tài nguyên đầm Đông Hồ theo hướng phát triển và bảo tồn giá trị
Xem giải pháp tổng hợp là công cụ tích cực trong bảo vệ môi trường tổng thể TX. Hà Tiên, trong đó có cả bảo vệ môi trường đầm Đông Hồ, khi tính toán có xác định ngưỡng khai thác tài nguyên thích hợp để khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn bền vững. Gồm các nội dung:



(i) Lập Chương trình dự tính dự báo về diễn biến môi trường cả vùng Hà Tiên, trong đó đặc biệt chú ý đầm Đông Hồ.
(ii) Quan điểm chúng tôi là không nạo toàn bộ đầm Đông Hồ, mà chỉ vét các luồng chính trong đầm, giữ các cồn tự nhiên để khai thác du lịch, vì nạo vét toàn bộ đầm là không giải quyết được bao lâu thì trở lại hiện trạng cũ do chúng ta đã bắt cầu Tô Châu, lại thêm ảnh hưởng của khu lấn biển Hà Tiên, nên làm chậm dòng chảy, vã lại lượng phù sa trên thượng nguồn đổ về rất lớn, nên việc nạo vét không xuể, hơn nữa nước biển dâng hàng năm, vì thế việc nạo vét đầm toàn bộ là không cần thiết, mà chỉ nên vét các luồng chính trong đầm.
(iii) Giai đoạn này nên đưa ra các hoạt động giảm thiểu các chất gây ô nhiễm từ nguồn rác thải, nước thải trực tiếp hay gián tiếp vào đầm.
(iv) Cần nghiên cứu và sớm đưa biện pháp chế tài trong quản lý ô nhiễm từ các nhà máy, cơ sở sản xuất, dịch vụ. Thuế ô nhiễm hay phí ô nhiễm phản ánh được tính công bằng, nghiêm minh, đảm bảo được tính răn đe đối với các đối tượng vi phạm.
(v) Thiết lập một cơ quan điều hành chung để tập trung sự quản lý cũng như kinh phí để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của vùng đầm Đông Hồ này. 
(vi) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về lĩnh vực bảo vệ môi trường với sự hỗ trợ từ Sở KH&CN cùng Sở TN&MT tỉnh.
(vii) Xây dựng các chương trình truyền thông và giáo dục cộng đồng, bao gồm cư dân, khách du lịch, hướng dẫn viên, nhân viên nhà hàng, khách sạn,… để họ yêu thiên nhiên, sau đó chính họ là những tuyên truyền viên bảo vệ môi trường.
(viii) Củng cố và đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý môi trường,
(ix) Cải thiện kết cấu hạ tầng cho TX. Hà Tiên, đặc biệt là cụm dân cư xung quanh đầm Đông Hồ.
(x) Phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn trong đầm Đông Hồ. Khi trồng nên chọn lựa cả 3 phương pháp (trong cần xé; trồng trực tiếp có hoặc không nạn chống tránh đổ ngã khi mới trồng). Nên trồng theo 2 dạng hình: (1) từng loài cây riêng biệt với chiều 1 km; (2) trộn lẫn nhiều loài thích hợp với nhau. Phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu và xây dựng đầm Đông Hồ thành “phòng thí nghiệm học tập” hay khu học tập ngoài thiên nhiên” cho cộng đồng, đặc biệt là sinh viên, học sinh.
(xi) Phát triển du lịch sinh thái dã ngoại, có xây dựng các công trình dịch vụ du lịch văn hóa thể thao như nhà hàng, khu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, câu cá,… nhưng không phá vở cảnh quan, ưu tiên xây dựng nhà sàn bằng cây gỗ, tre nứa theo kiểu người Chăm Châu Đốc, hay người Khmer Nam bộ. Phát triển du thuyền sẵn có của Ánh Vân, bổ sung phục vụ thể loại âm nhạc truyền thống như  tổ chức ca hát cải lương tài tử của người Việt - Nam bộ hay hát Ngũ âm của người Khmer hoặc hát Hồ Quảng của người Hoa trong đêm trăng.
(xii) Tiềm năng nuôi trồng hải sản trong đầm rất lớn, trước mắt có thể hình thành khu vực nuôi trồng hải sản thí điểm theo phương pháp công nghiệp (tôm sú, cá chẽm, cua biển, sò huyết,…) (Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2010). trên bè gỗ hay bè thùng phuy nhựa hoặc Na Uy (gồm thép chống rĩ và composite) ở khu vực phía Đông Nam của đầm để phục vụ nhu cầu du lịch và tham quan du lịch. Dần dần chỉ nuôi theo phương pháp xen canh trong rừng cây ngập mặn. Sở KH&CN sẽ hỗ trợ để tự sản xuất con giống tại địa phương. Sở NN&PTNT sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hướng dẫn quy trình nuôi, chăm sóc,… để có những sản phẩm chất lượng mang Nhãn hiệu tập thể gắn thêm tên Đông Hồ (Hà Tiên) hay gắn thêm Nhãn hiệu chứng nhận Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới - Kiên Giang.
(xiii) Xây dựng “Làng du lịch sinh thái” chủ lực là người dân ấp Cừ Đứt để tạo công ăn việc làm, bằng cách giao đất, trồng rừng, nuôi hải sản, làm dịch vụ,...), đồng thời Sở VH,TT&DL hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức khai thác làm du lịch nhằm tránh xáo trộn dân cư của vùng này. Xây dựng mô hình du khách “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” tại nhà dân theo kiểu “Homestay”.
(xiv) Cuối cùng, giải pháp chúng tôi đề nghị: ngay từ bây giờ, UBND tỉnh nên giao Sở KH&CN chọn đối tác lập đề cương xây dựng đầm Đông Hồ thành Khu Bảo tồn thiên nhiên sinh cảnh đất ngập nước thuộc tỉnh, sau đó là quốc gia. Đây là cơ sở để trình Chính phủ, rồi Thế giới công nhận đầm Đông Hồ là Khu đất ngập nước Ramsar. Giao Sở VH,TT&DL đệ trình văn bản chọn Hà Tiên là nơi đăng cai Năm Du lịch quốc gia năm 2013, đây là chính cơ sở để huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư vào Hà Tiên nhanh nhất.


Trên đây là các giải pháp quản lý và khai thác đầm Đông Hồ (Hà Tiên, Việt Nam) vừa phát triển kinh tế-xã hội cho thế hệ hiện tại, vừa bảo tồn bền vững cho thế hệ tương lai, hằng mong thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, phong phú đa dạng sinh học, mang tính văn hóa truyền thống cao của đầm Đông Hồ mãi là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước./.
 

Tài liệu tham khảo
GTZ (2010). Báo cáo kết quả điều tra đa dạng sinh học rừng ngập mặn Khu DTSQ Kiên Giang. Văn phòng Dự án GTZ-Kiên Giang, 2010. 32 trang.
Lương Văn Thanh (2006). Nghiên cứu hiện trạng môi trường đầm Đông Hồ, Hà Tiên, Kiên Giang. Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (Đề tài cấp tỉnh Kiên Giang). 2006. 183 trang.
Sở NN&PTNT Kiên Giang (2010). Dự án “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ven đảo, ven biển tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”. Văn phòng Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2010. 56 trang.
UBND thị xã Hà Tiên (2010). Báo cáo Kinh tế - Xã hội năm 2010. Văn phòng UBND thị xã Hà Tiên, 2010. 25 trang.
 
 
 
 
 
 
THE MEASURES OF MANAGING AND EXPLOITING THE DONG HO LAGOON (HA TIEN, VIET NAM) IN THE DIRECTION OF CONSERVATION AND DEVELOPMENT
                 Nguyen Xuan Niem PhD. (Kien Giang Department of Science and Technology)
Eng. Nguyen Thanh Hai (The Management Board of KG Biosphere Reserve)
 

1. The characteristics of natural and human civilization of the Dong Ho Lagoon
The Dong Ho Lagoon is one of remaining submerged areas of Viet Nam, in Ha Tien town, Kien Giang province, with natural acreage: 1,384.36 ha (wide 3.5 km; long 4.6 km), in which water surface area: 903.34 ha; mangrove areas: 249.53 ha; building land, miscellaneous gardens: 29.16 ha; aquaculture land: 171.23 ha. It was bordered by Viet Nam and Cambodia. Supplied by fresh water canals Giang Thanh-Vinh Te, Rach Gia-Ha Tien, Rach Ket, Rach Lang, Muong Dao, Rach U (People’s Committee of Ha Tien, 2010).
Simultaneously, the Dong Ho Lagoon connected with the marine estuary Tran Hau, thus it impacts the diurnal tidal regime of Thailand Gulf. Consequently, the Dong Ho Lagoon has abundant and diverse food source: 142 Phytoplankton,in which silicon algae make up the most 86 species, followed by green algae 26 species; eyed algae 12 species; indigo-blue algae 10 species; crustacean algae 8 species. In dry season it discovered 107 species and in rainy season 98 species. In addition, it also discovered 66 Zooplankton, most in the group of Copepoda 35 species, Cladocera 15 species, Chaetognata 4 species and the group of Decapoda 3 species. Moreover, it discovered 7 larva forms immature. Besides, it discovered 24 Benthos, in which the group Polychaeta was 14 species, the Crustacea group has 7 species, the group Bivalvia 3 species. In response it was a regional aquaculture fauna with 96 fish species of 50 families, in which 3 fish species most numerous were long fin tailed fishPriacanthus tayenusaccounting for 17.5%, purple fish species (purple field fish) Pristipomoides multidens accounting for 12% and big eyed fish speciesSelar crumenophthalmusfor 9.2% all allowed to exploit with large quantities around the year (Luong Van Thanh et al., 2006).
The bio-diversity of mangrove forest trees in Dong Ho Lagoon was rather high, however it was not completely surveyed, consequently it could be referred in GTZ results (2010) it was: Ha Tien area has over 25 species of mangrove forest trees mainly, in whichpurple acanthusAcanthus ilicifolius, large colored cloud Acrostichum aureum, normal colored cloudsAcrostichum speciosum, Aegiceras corniculatum, Avicennia alba, Avicennia marina, Avicennia officinalis, Bruguiera cylindrica, Bruguiera sexangula, Ceriops decandra (C. zippeliana), Dolichandrone spathacea, Excoecaria agallocha, Heritiera littoralis, Hibiscus tiliaceous, Lumnitzera littorea, Lumnitzera racemosa, Lumnitzera X rosea, Nypa fruticans, Rhizophora apiculata, Scyphiphora hydrophylacea, Sonneratia alba, Sonneratia caseolaris, Sonneratia ovata, Thespesia populnea, Xylocarpus moluccensis (X. mekongensis). These are the plant barriers with high natural value:they play essential roles in inland expansion, and nurture the tidal fauna and protect sea dykes, the environment, especially in climate change time.
Besides the high biological value, the cultural value of the Dong Ho Lagoon is endless. TheDong HoLagoon was linked with then scenes of Ha Tien of the coterie Chieu Anh Cac by Mac Thien Tich (the son of Mac Cuu – the founder of Ha Tien town) commander-in-chief established. It was the second coterie in the entire country and the unique in the South. Together with To Chau Mountain, Dong HoAn Nguyet entered in the poetry, the human heart of centuries. RecallingDong Hoit makes us remember a good couple ofDong Ho - Mong Tuyet. Dong Howas really called Lam Tan Phat, as the Ancestor of Vietnamese Calligraphy; he was also the professor at the University of Culture in Saigon. Tourists stop over Ha Tien usually to visit the commemorative house of she-poet Mong Tuyet, she was one of new typical poets in the South.
2. Solutions suggested exploiting the resources of theDong Ho Lagoon in direction of development and conservation  
Consider integrated solutions as positive tools in overall environmental protection for the Ha Tien town, in which conserving the environment ofDong Ho lagoon, when computing determine the threshold of proper resource exploitation for exploiting, properly use, save the natural resource, conserve the bio-diversity and sustainable development. It includes contents:
(i) Establish programs of anticipation and estimation on environmental development of the entire area of Ha Tien, in which especially interested inDong Ho Lagoon.
(ii) Our opinion is not to scrape the entireDong Ho Lagoon, but only scrape main lanes in the lagoon, keep natural dunes to exploit tourist, because scraping the entire lagoon is not solving long then it would return the previous situation due to the fact that we constructed To Chau bridge, in addition, the impact of sea encroaching area of Ha Tien, thus we slow down the current, moreover the alluvial amount upstream pours down considerably, consequently the scraping is impossible to be done, besides, sea water is rising annually, thus scraping the entire lagoon is not necessary, but need only scrape main lanes in the lagoon.
(iii) In this stage we should carry out activities reducing pollutants from wastes source, wastes water directly or indirectly to the lagoon.
(iv) Need to study and soon give sanction solutions in managing the pollution from plants, production units, service. Pollution taxes or pollution fees reflect the justice, severity and clearance; ensure the warning for objects breaching.
(v) Establish an agency to operate commonly concentrating in managing as well as budget in order to implement state managing the environmental protection of this Dong Ho Lagoon
(vi) Promote scientific study in environmental protection field with the support from the provincial department of Science and Technology and the department of Environment and Human Resources.
(vii) Construct programmes and educate the community including inhabitants, tourists, guides, restaurant hotel staff,… for them to love the nature, afterwards they are propagandists of the environmental protection.
(viii) Consolidate and train, develop teams of environmental management,
(ix) Improve infrastructures for Ha Tien town, especially inhabitant groups around Dong Ho Lagoon.
(x) Restore and develop eco-systems coastal protected forests, especially mangrove eco-systems in theDong Ho Lagoon. When planting, it should select all three methods (in skips; direct plantingwith or without anti-lodging at newly planting). Consequently it should plant under two forms: (1) every particular plant species with length 1 km; (2) mix up many suitable plant species together. Cooperate with universities, research institutes and construct theDong Ho Lagoon intolearning laboratoryor “learning park in nature” for the community, especially students, pupils.
(xi) Develop eco-tourist field, with constructing service works for tourist, culture, sport such as restaurants, amusement park, resort, fishing,… but not breaking scenes, priority for constructing wooden houses on stilts, bamboo made as Cham people in Chau Đoc, or Khmer people in the South. Develop available yachts of Anh Van Company, supplement services as holding amateur traditional music performances of Vietnamese people orsinging Ngu Sac of Khmer people or singing Ho Quang of Chinese people in moonlit night.
(xii) The potential aquaculture in the lagoon was very great, ahead we can form marine aquaculture park according to industrial method (Sugpo prawnchem fish, sea crab, bloody shell ,…) (The Kien Giang department of Agriculture and Rural Development, 2010). On raft of timber or raft of plastic barrel or Norway (including anti-rust steel and composite) in Southeast of the lagoon they serve tourist needs and sightseeing tourist. Gradually only breed according to inter cropping in mangrove forest trees. The department of Science and Technology will support for self producing breeding stock locally. It will direct its units directly under in guiding breeding and caring processes,… to have products of quality carrying collective trademark linked with the name of Dong Ho (Ha Tien) or carrying certification trademark linked with the Kien Giang World Biosphere Reserve - Kiên Giang.
(xiii) Constructthe eco-tourist villagemain are inhabitants of the hamlet CuDut to create jobs, by allotting land, forestation, marine aquaculture, service,...), Simultaneously the department of Culture, Sport and Tourist supports refreshing the knowledge of exploitation for tourist in order to avoid causing disorder to these local inhabitants. Construct the model for touriststo co-eat, co-reside, and co-workin inhabitant houses under the type “Homestay”.
(xiv) At last, solutions we suggested: right now, the provincial People’s committee should assign the department of Science an Technology to select counterparts to draft constructing the Dong Ho Lagoon in provincial submerged habitat conservation park later national. These are bases to submit to the government, then the world accepts theDong Ho Lagoon asthe Ramsar submerged land area. Assign the department of Culture, Sports and Tourist to submit documents selecting Ha Tien as the place registering the State Tourist Year in 2013, this is the basis to mobilize all manpower source to invest quickly in Ha Tien.
Above are solutions managing and exploiting the Dong Ho Lagoon (Ha Tien, Viet Nam) both develop socio-economics for the present generation, and in sustainable manner conserve for future generations, ever expect unique naturally beautiful spots, abundant and biologically diverse, carrying cultural and traditional traits of the Dong Ho Lagoon ever being the destination of domestic and abroad tourists./.
                                                        
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855121 visitors (2217782 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free