MỤC LỤC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lên mạng ngày 29/8/2010
Làm sao cho Bắc Giang đúng mức đô thị hóa nước nhà dự liệu ?
G S Tôn Thất Trình
“… Ngồi yên đợi giặc ( giặc Tàu nhà Tống ),
sao bằng đem quân đánh trước để chặn các mủi nhọn của giặc ...”
Chiến lược “Tiên phát chế nhân “ của Lý Thường Kiệt ( 1019 - 1105 )
“ Đất này là đất Cụ Đề ,
Tây lên bỏ xác , Tây về tan Xương “
Lời thề với Cụ Đề là Đề Thám - Hoàng Hoa Thám ( 1858- 1913 )
Phần I: Khái Quát.
Vị trí lãnh thổ, dân số , cơ cấu tộc dân
Bắc Giang là một tỉnh miền núi trung du thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, Nam và Đông Nam giáp hai tỉnh Bắc Ninh và Quảng Ninh . Diện tích toàn tỉnh là 3827.4km2 , đứng hàng thứ 34 trong số 61 tỉnh và thành phố cả nước. Dân số năm 1999 là 1 497 100 người. Năm 2006 là 1 594 300 và năm 2010 có lẽ đã đến 1700 000 .
Tỉnh lỵ là thị xã Bắc Giang, dân số năm 2003 đã trên 126 810 người. Tỉnh Bắc Giang có 5 huyện ( xin nhắc lại là sau tháng 8 năm 1945, bỏ các đơn vị hành chánh: phủ là huyện lớn đông dân, huyện ít dân phần nhiều ít tộc dân Kinh là châu, bỏ cấp tổng , mở rộng cấp xã, cả ba loại loại phủ, châu, huyện cũ gọi chung là huyện ). Bắc Giang gồm 9 huyện và thị xã Bắc Giang. Các huyện là Yên Thế ( Cầu Gồ , Bố Hạ , huyện lỵ), Lục Ngạn ( Chủ ), Sơn Động ( An Châu huyện lỵ, Thanh sơn), Lục Nam ( Đồi Ngô , Lục Nam huỵện lỵ), Tân Yên ( Nhã Nam, Cao Thượng, Nhã Nam huyện lỵ ), Hiệp Hòa ( Thắng ), Lạng Giang ( Kép ), Việt Yên ( Nếnh , Bích Động, huyện lỵ ) và Yên Dũng ( Tân Dân , Neo, huyện lỵ) gồm 205 xã, 5 phường và 14 thị trấn . Huyện lớn nhất là Lục Ngạn ( 1011 km2 ), nhỏ nhất là Việt Yên. Năm 1999, dân số đông nhất là Hiệp Hòa 205 000 người, ít nhất là Sơn Động 64 200 người. Năm 2003 đông nhất vẫn là huyện Hiệp Hòa 210 980 người và ít nhất vẫn là Sơn Động 70 629 người.
Trên địa bàn Bắc Giang có 8 tộc dân sinh sống . Đông nhất là tộc dân Kinh, năm 1999 đã chiếm 86% tổng số, thứ đến là các tộc dân Nùng ( 3.5 % ), Tày (1.9% ), Hoa ( 1.1 % ), Sán Chay ( 1.2%), Sán Dìu ( 1.1% ), Dao ( 0.4% ), Mường ( 0.1 % ) v.v…Theo tổng kiểm tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, tộc dân Kinh chiếm 88.1 % dân số , tộc dân Nùng 4.5 % , Tày 2.6 % , Hoa 1.6% và Dao ) 0.5 %
Tỉnh lỵ Bắc Giang cách Hà nội 51 km. Bắc Giang có một số trục giao thông quan trọng quốc gia chạy qua : quốc lộ 1A, quốc lộ giao thông liên vùng như quốc lộ 31, quốc lộ 37 nối Bắc Giang với Lạng Sơn, Móng Cái - Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, ra cảng Cái Lân - Quảng Nính. Đường sắt nối Kép và Quảng Ninh. Đường thủy theo sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam.
Lịch sử phân chia hành chánh
Đơi các vua Hùng Vương, Bắc Giang thuộc Võ Ninh. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông thành lập trấn Kinh Bắc. Năm 1822 vua Minh Mạng đổi trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc Ninh. Năm 1831, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Năm 1895, tỉnh Bắc Giang được thành lập , tách rời khỏi tỉnh Bắc Ninh với 2 phủ: Lạng Giang, Đa Phúc và 6 huyện: Việt Yên, Yên Dũng, Kim Anh, Yên Thế, Hiệp Hòa, Phượng Nhỡn. Tỉnh lỵ có tên là Phủ Lạng Thuơng , nay là tỉnh lỵ Bắc Giang . Năm 1896 , phủ Đa Phúc và huyện Kim hoàn trả lại cho tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1921 đến năm 1945, Bắc Giang gồm 3 phủ: Yên Thế, Sơn Động, Lạng Giang, 1 châu : Hữu Lũng, 4 huyện: Hiệp Hòa, Lục Ngạn, Việt Yên, Yên Dũng với 13 tổng, 453 xã. Ngày 27/10/1962 Bắc Giang cùng Bắc Ninh sáp nhập thành một tỉnh lấy tên là Hà Bắc . Ngày 6/11/1996 Quốc hội Khóa IX , tách tỉnh Hà Bắc ra thành 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Bắc Giang có nghĩa là sông phía Bắc, gồm 1 thị xã là tỉnh lỵ Bắc Giang ( 5 phường, 4 xã ) và 9 huyện như đã kể trên.
Địa hình, Thủy văn, Khí hậu
Địa hình
Có thể phân biệt địa hình Bắc Giang ra làm 4 khu vực :
· Khu vực miền núi xâm thực, được nâng lên mạnh, thuộc lưu vực sông Lục Nam. Khu vực này có những đỉnh núi cao, hiểm trở của tỉnh Bắc Giang. Các dãy núi Bảo Đài - Cấm Sơn và Huyền Đinh - Yên Tử là ranh giới của tỉnh và các tỉnh Lạng Sơn , Quảng Ninh , Hải Dương. Trên dãy núi Huyền Dinh - Yên Tử, đỉnh cao nhất là Yên Tử ở Sơn Động - Lục Ngạn cao 1063m. Trên đường đỉnh các dãy núi Bảo Đài- Cấm Sơn là đỉnh Ba Vòi ở Lục Ngạn, cao 975m.
· Khu vực miền đồi trung du được nâng lên yếu hơn, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Trong phạm vi tỉnh, ranh phân giới với miền núi kể trên là đường dọc theo chân núi Huyền Đinh lên Biển Động, men theo chân núi Bảo Đài lên Bến Lường ở phía Bắc thị trấn Kép. Ranh giới phía nam là đường từ Cẩm Lý huyện Lục Nam đến Lạng Giang, sang Nhã Nam rồi đến đường phân giới với tỉnh Thái Nguyên. Đây là miền đồi trung du được cấu tạo bằng trầm tích đá gốc. Các ngọn đồi có cao độ 40- 50m
· Khu vực thềm phù sa cỗ bị chia cắt yếu. Địa hình chủ yếu là các đồi thoải lượn sóng, độ cao dưới 30 m, trên nền phù sa của Sông Cầu, sông Thương, thấy rất rỏ ở các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và thị xã Bắc Giang.
· Khu vực thềm mài mòn cũ, bị chia cắt yếu, có những núi sót. Chủ yếu là những đồi núi thấp, khá bằng phẳng và những miền trũng với những khối núi sót như núi Neo ở Yên Dũng, cao 260m và Dỉnh Sơn ở Việt Yên ,
Địa hình đa dạng giúp nhiều điều kiện cho tỉnh Bắc Giang phát triển nông lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa loại cây trồng, động vật nuôi. Ngày nay nhiều đồi thấp và máng trũng ở Yên Dũng, Việt Yên … dân gian đã cải tạo thành những ruộng nương cao thấp khác nhau cho thích nghi với cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
Thủy văn , khí hậu
“ Sông Cầu nước chảy lơ thơ… “
“ Sông Thương nước chảy đôi dòng… “
Lời ca quan họ, dân ca hai đội nam nữ đối đáp trấn Kinh Bắc
Thủy văn
Bắc Giang có 3 con sông lớn là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Các sông này đều chảy về phía Phả Lại, thuộc tỉnh Hải Dương. 3 sông lớn này thuộc hệ thống sông Thái Bình , bắt đầu từ khúc Lục Đầu ở Phả Lại. Đây là 3 trong số 4 sông chảy vào Lục Đầu, sông thứ 4 là sông Đuống.
|
Sông Lục Nam |
Sông Lục Nam bắt nguồn từ Đình Lập , tỉnh Lạng Sơn, dài 178km. Từ Lạng Sơn đến Chũ- Lục Ngạn lòng hẹp, uốn khúc, gồ ghề, nhiều thác ghềnh, độ dốc lớn. Từ Chũ đến Đồi Ngô - Lục Nam lòng sông rộng, trung bình 80- 100m, độ sâu trung bình 4-5 m. Từ Lục Nam đến ngả ba Nhãn ( cửa ra ), lòng sông rộng và sâu hơn. Sông Lục Nam có 33 nhánh, trong đó có 4 nhánh lớn là sông Ràng, sông Thanh Luân, sông Cẩm Đàn và sông Bò.
|
Sông thương khúc qua Bắc Giang |
Sông Thương có tên chữ là sông Nhật Đức. Theo truyền thuyết, sở dĩ có tên là sông Thương vì sứ thần nước ta sang Trung Quốc hoặc binh lính lên trấn ải biên giới, gia đình bạn bè, họ hàng thân thích chỉ tiễn đưa đến đây, từ biệt tỏ tình quyến luyến, thương nhớ. Sông Thương phát nguyên từ dãy Na Pa Phước. Đoạn chảy qua Bắc Giang dài 42 km chảy qua thị xã Bắc Giang. Đoạn sông từ đập Cấm Sơn trở lên hẹp, uốn khúc. Từ hạ lưu đập Cấm Sơn đến Bố Hạ lòng sông rộng 40- 50m. Từ Bố Hạ đến thị xã Bắc Giang, lòng sông rộng 70-120m, thuyền bè có thể đi lại tiện lợi. Sông Thương có 32 nhánh, trong đó có 3 nhánh lớn là sông Hóa, sông Tung và sông Sỏi.
|
Cảnh đẹp trên sông Cầu |
Sông Cầu còn có tên là Nguyệt Đức, dân gian gọi là sông Phú Lương. Sông có 2 nguồn: một nguồn từ phía Nam sông Ngọc Long của tỉnh Thái Nguyên chảy vào huyện Hiệp Hòa, hay quanh co đón nhận các sông Hà Châu, sông Gia Cát, sông Trà Lâm, rồi chảy về Yên Phong tỉnh Bắc Ninh. Đoạn này gọi là sông Hương La có bến Vọng Nguyệt và Như Nguyệt. Một nguồn nữa là sông Bạch Hạc ( tỉnh Phú Thọ ) chảy qua tỉnh. Đoạn này gọi là sông Cà Lồ. Sông Cầu có 69 nhánh trong đó hai nhánh lớn là sông Cà Lồ và sông Công. Lưu vực sông Cầu cũng khá lớn, 3480 km2.
Chế độ thủy văn gồm hai mùa là mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 9 , chiếm 70% lượng nước cả năm, trong khi nhu cầu dùng nước lại ít hơn. Ngược lại mùa cạn từ tháng 10 đến tháng 4 chiếm 30% lượng nước, trong khi nhu cầu lại nhiều. Chênh lệch mođun dòng chảy năm ở sông Lục Nam tới 4 lần, sông Thương 3,5 lần và sông Cầu 2 lần.
Ao -hồ -đầm ở Bắc Giang có diện tích 16 300 ha, chưa kể 10 000 ha ruộng trũng. Bắc Giang có hai hồ nổi tiếng là hồ Cấm Sơn 2 600 ha và hồ Khuôn Thần 240 ha. Cả hai hồ đều thuộc huyện Lục Ngạn.
Sông ngòi, hồ ao có giá trị cung cấp nước, phát triễn thủy sản nước ngọt, du lịch. Trên các sông còn có trữ lượng lớn cát sỏi làm vật liệu xây dựng.
Khí hậu
Vị trí đệm giữa khu vực núi Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng khiến khí hậu Bắc Giang có tính cách đa dạng của chế độ hoàn lưu gió mùa nhiệt đới. Mùa đông ít mưa, sương muối xuất hiện trên nhiều vùng đồi núi. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa phân phối không đều do ảnh hưởng địa hình. Mưa giảm dần từ phía Quảng Ninh về các huyện Lục Ngạn, Sơn Động và từ phía Hải Dương về huyện Yên Dũng. Lượng mưa cả năm trung bình 1300-1800mm. Vùng núi bị vĩ độ và địa thế bình phong chi phối nên ít mưa và khô hanh. Gió biển có nhiều hơi nước theo thung lũng sông Thương đưa lên phía Bắc, đem về gió lạnh, mùa đông đến sớm
Nhiệt độ thấp dần từ trung du lên miền núi. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng chín , nhiệt độ trung bình là 27-280C. Mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 2, nhiệt độ trung bình 16-17 0C. Chỉ 1-2 tháng có nhiệt độ không khí dưới 150C, và 3 tháng trên 270C. Số giờ nắng từ 1530 giờ đến 1776 giờ, ít biến động. Vùng đồi trung du lạnh vừa và ẩm là điều kiện thuận lợi cho viêc phát triễn cây ăn trái ( ăn quả ) và cây công nghiệp phụ nhiệt đới ,bán ôn đới nay đã có nhiều tiến bộ mới trên thế giới. Vùng núi lạnh và ẩm thuận lợi cho trồng trà ( chè ), các loại rau ôn đới xuất khẩu sang các xứ lạnh mùa đông giá ( miền Bắc Trung Quốc , Đại Hàn ( Cao Ly , Triều Tiên ), Nhật Bổn … và các loại cây rừng lá kim, pơ mu, tùng bách… làm bột giấy, gỗ ván ép tốt…
Tài nguyên thiên nhiên
Đất đai
Về nguồn gốc phát sinh, đất đai Bắc Giang có 2 nhóm chính là: nhóm đất phát sinh tại chỗ do quá trình phong hóa hình thành và nhóm đất bồi tích do quá trình bồi tụ phù sa hình thành. Về mặt nông hóa thổ nhưỡng, Bắc Giang có 5 loại đất chính:
· Đất ferralít vàng đỏ - Ferralic Acrisols phong hóa từ nhiều loại đá khác nhau , ở địa hình núi thấp ở các huyện Sơn Động , Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế. Nếu còn rừng tự nhiên che phủ, đất tương tối tốt. Nhưng nhiều rừng bị đốt phá, nên xói mòn nhiều, đất bị rửa trôi.
· Đất ferralít màu vàng , đỏ vàng cũng thuộc loại Ferralic Acrisols , thuộc vùng gò đồi, phát triễn trên đá phiến sét, phiến sa và biến chất, chua - acid, khả năng giữ nước kém, tỉ lệ sắt trong đất cao, nhưng đôi khi lại giàu calcium, phân bố cũng ở các huyện Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế .
· Đất ferralít đỏ vàng đã bạc màu, biến đổi do quá trình canh tác, phân bố không thành vùng mà rải rác xen kẻ với các ngọn đồi phiến thạch sét ở các huyện Tân Yên, Lục Nam, Sơn Động, Việt Yên.
· Đất xám bạc màu trên phù sa cổ- Haplic Acrisols , phân bố ở Sơn Động, Yên Thế.
· Đất phù sa trong đê không được bồi hàng năm và đất phù sa ngoài đê được bồi hàng năm, phân bố ở các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang.
Tuy xếp hạng các loại đất kể trên thành loại đất tương đối màu mỡ ( 1/3 diện tích ) và các loại trung bình đến xấu, nghèo dinh dưỡng ( 2/3 diện tích ), nhưng trong khai thác cần có chế độ canh tác hợp lý, thích nghi, sử dụng đất luôn luôn luôn cần đầu tư cải tạo đễ giữ vững, nâng cao thêm độ phì nhiêu, nhất là khi dùng các giống, tinh dòng cải thiện, cao năng, siêu năng ngày nay.
Tài nguyên rừng
Bắc Giang có rừng gỗ với nhiều loài cây : như lim (Erythrophloeum fordii, họ leguminoseae
), lát hoa ( ? ) Chukrasia tabularis họ Meliaceae), sến ( Madhuca pasquieri, họ Sapotaceae ) dẽ hay kha thụ Bắc Giang ( Castanopsis boisii , một đại mộc cao 10 - 15m, có trái ăn được), dẽ lá phiến thon, mặt trên nâu láng ( Lithocarpus - Pasania bacgiangiensis, một đại mộc trái không ăn được ), sồi dẽ bán cầu ( Lithocarpus corneus var zonatus - Quercus hemisphericus ) một loại dẽ đại mộc rụng lá cao 12- 15m. Và rừng tre, nứa ở Sơn Động,Yên Thế. Năm 2000, Bắc Giang ghi là có 83 500 ha rừng tự nhiên gồm 58 900 rừng sản xuất, 19 100 ha rừng phòng vệ, 5 500 ha rừng đặc dụng và 41 200 ha rừng trồng. Trử lượng gỗ cây đứng khoảng 2.9- 3.5 triệu m3 và 458 triệu cây tre nứa. Trong rừng còn có các loại cây đặc sản, thảo dược như thông, trám , ba kích, sa nhân , đẳng sâm ….
Tài nguyên khoáng sản
Khóang sản Bắc Giang chủ yếu là các mỏ nhỏ . Năm 2000 than các loại ước lượng 106 triệu tấn phân bố ở Yên Thế , Lục Ngạn, Sơn Động . Cần cố gắng thăm dò tiếp, ít nhất là loại than cần thiết làm nhà máy urea khí than Bắc Giang , khỏi nhờ than Qủang Ninh chở đến. Quặng sắt 500 000 tấn ở Yên Thế. Quặng đồng 84 000 tấn ở Lục Ngạn, Sơn Động. Không rỏ quặng đồng Bắc Giang có chứa thêm các nguyên tố cọng sinh khác như nicken, vàng, bạc, cobalt, selenium, cobalt … không ? Cao lanh 3000 tấn ở Yên Dũng. Sét làm gạch chịu lữa 100 triệu tấn ở Tân Yên, Việt Yên. Sỏi, cuội kết 200 triệu m3 ở Hiệp Hòa, Lục Nam .
Thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử
|
Hồ Cẩm Sơn |
Đáng kể trước tiên là Hồ Cấm Sơn, thuộc huyện Lục Ngạn. Như đã nói trên hồ rộng 2600 ha. Đến mùa mưa lũ nhiều mặt hồ có thể rộng 3 000 ha. Từ Hà Nội lái xe đến Bắc Ninh ( 31 km ) rồi đến Bắc Giang ( 51 Km, tiếp tục đến sông Hóa ( 98km ) và quẹo thì đến hồ Cấm Sơn. Không chóng thì chầy, hồ Cấm Sơn sẽ là một nơi nghỉ mát mùa hè cho du khách và dân gian thủ đô Hà nội - Sơn Tây nới rộng, có thiết lập nay mai phương tiện tiêu khiển cận đại: bơi chèo thuyền, câu cá, đi bộ đường dài, thăm viếng thôn ấp các tộc dân ít người, đặc biệt những ngày lễ hội đồng bào Sán Dìu và đồng bào Nùng ( hội xuân 15 tháng giêng âm lịch ).
|
Hồ Khuôn Thần |
Hồ Khuôn Thần có diện tích 240 ha. Lòng hồ có 5 đảo nhỏ được trồng thông xanh , tuổi đã 15- 20 năm. Quanh hồ còn khoảng 700 ha rừng. Khu du lịch Khuôn Thần đang phát triễn.
Rừng nguyên sinh Khe Rỗ ở xã An Lạc huyện Sơn Động có diện tích 3 7153 ha với hệ thực vật, gồm 236 loài cây lấy gỗ, 225 loài dược liệu quý, 37 loài thú, 73 loài chim, 18 loài bò sát. Khu rừng càng thêm sinh động với tiếng róc rách hàng loạt suối lớn, suối nhỏ khác nhau chảy suốt năm .
|
Chùa Đức La |
Chùa Đức La ở xã Tri Yên huyện Yên Dũng. Chùa này xây dựng ở thế kỷ thứ 12 là Trung tâm của Tam Bảo phái Thiền Trúc Lâm: vua Trần Nhân Tông, các hòa thượng Pháp Loa và Huyền Quang. Một chùa khác đáng lưu ý ở Bắc Giang là chùa Bổ Đà ở xã Yên Sơn huyện Việt Yên .
|
Suối Mỡ |
Di tích Suối Mỡ là nơi có đền thờ công chúa Quế Mỵ Nương, đời vua Hùng thứ 16 , cách thị xã Bắc Giang 37 km, theo đường 31 và đường 293 và Suối Mỡ dọc theo thung lũng giữa hai dãy núi Huyền Đinh và Yên Tử. Suối Mỡ thuộc xã Nghĩa Phương , huyện Lục Nam cách Hà Nội 90 km và cách thị xã Bắc Giang 40 km. Địa lý kiến tạo học - tectonics đã làm ra rất nhiều đá hình dạng thay đổi. Đá xếp từng lớp thành những tầng dốc khác biệt theo lòng sông, làm thành những thác suối thác to, nhỏ. Thành quả là những hồ, bồn tắm thiên nhiên. Dọc hai bên bờ suối, cây mọc um tùm, soi bóng trên nước suối trong vắt.
|
Cổng Đình Thổ Hà |
|
Đình Thổ Hà |
|
Gốm Thổ Hà |
Đình làng Thổ Hà cách Hà Nội chừng 50 km, xây dựng từ đời vua Lê Hy Tông . Chùa kiến trúc theo chữ Công, có nhiều cổ thụ bao quanh. Làng đồ gốm Thổ Hà nổi tiếng xa xưa, nhiều nhà có cột bằng chum vại. Gốm Thổ Hà là gốm sành nâu chủ yếu là hoa văn hình học, hơn là hoa văn nâu sử dụng hoa lá, động vật làm đề tài trang trí, kết hợp hài hòa giữa các thủ pháp nghệ thuật điêu khắc với nghệ thuật hội họa, cũng như kỷ thuật men và màu, là vẻ đẹp tiêu biểu của gốm sành xốp Việt Nam. Từ đời nhà Lý ( các thế kỷ 11 - 12 ) sang nhà Trần ( thế kỷ 13- 14 ) ngành gốm đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ nhờ sự xuất hiện loại gốm sành xốp, sành trắng, kỷ thuật khá thành thục và nghệ thuật cao ( sử dụng đất sét trắng và cao lanh trắng làm xương gốm, và men đất, men tro. Tiêu biểu là gốm hoa nâu , gốm men ngọc. Xin nhắc lại là đầu thế kỷ thứ 20, lò gốm Biên Hòa - Đồng Nai và Lái Thiêu - Sông Bé sản xuất chủ yếu là sành xốp hoa văn kích thước lớn và màu men tươi sáng. Tuy nhiên vào thập niên 1980, dân làng Thổ Hà đã bỏ các đồ gốm xưa cũ, làm những đồ gốm loại mới ( gốm hoa lam, gốm tam sắc, ngũ sắc, các đồ sứ kiểu Lào Cai, Hải Dương chất liệu mới, vẽ đẹp mới, thủ pháp tạo hình trang trí khác nhau). Các đình cỗ khác đáng bảo tồn là đình Phúc Long cách thị xã 8 km về phía nam, đình Lỗ Hạnh ở xã Đông Lỗ huyện Hiệp Hòa…
Di tích thành cũ Xương Giang , ở xã Xương Giang, cách thị xã Bắc Giang chừng 4 km . Do quan binh nhà Minh thiết lập vào thế kỷ thứ 15 căn cứ quân sự , phía bắc để bảo vệ cho thành Đông Quan ( Hà Nội ). Đã bị quân khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lảnh đạo phá tan ngày 28/9/1427. Trước khi tiêu diệt 100 000 quân Minh cánh thứ nhất; đầu tiên diệt tòan bộ khoảng 10 000 tiền quân do Liễu Thăng trực tiếp chỉ huy tiến vào theo ngã Quảng Tây để viện binh cho Vương Thông, bị vây hãm ở thành Đông Quan , nhưng chủ quan khinh địch nên chủ tướng cùng đội tiền quân đều chết ở Mã Yên - Chi Lăng.
|
Lễ Hội Yên Thế |
Di tích và lễ hội Yên Thế
( gắn liền với lễ hội đền Suối Mỡ, diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch ) nơi còn dấu ấn của đồn Phồn Xương, căn cứ nghĩa quân Yên Thế Hoàng Hoa Thám hay Cụ Đề chống Pháp, xây dựng ngày xưa. Khu du lịch Hoàng hoa Thám nên gồm luôn cả các địa danh lịch sử dân gian Bắc Giang đã góp phần xương máu, xây đắp chiến tuyến sông Cầu cùng danh tướng Lý Thường Kiệt, làm nên chiến thắng chống quân xâm lược Tống, với các chiến tích Nội Bàng, Xa Lý, Bình Than… vẫn còn lưu truyền đến nay.
Và di tích Hoàng Vân, được gọi là “An Toàn Khu ATK “ căn cứ Việt Minh khởi nghĩa thời kỳ 1940- 45 ở huyện Hiệp Hòa.
Danh nhân
Lý Thường Kiệt ( 1019- 1105 )
|
Tượng Lý Thường Kiệt trong Đại Nam Quốc Tự. |
Tuy Lý Thường Kiệt không sinh trưởng ở Bắc Giang, nhưng chiến công lớn nhất đời ông là lập phòng tuyến sông Như Nguyệt - sông Cầu, phần lớn ở tỉnh Bắc Giang . Một số chiến tuyến di tích đã kể trên. Năm 1077, 300 000 quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn sang nước ta. Quân bộ của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chận đứng. Nhiều trận đấu quyết liệt xảy ra. Giặc Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Thời cơ đến, Lý Thường Kiệt tổ chức một trận quyết chiến, vượt sông đánh vào trại giặc. Hơn một nữa số quân giặc bị tiêu diệt. Tiếp đó ông cho ngườì sang nghị hòa, mở đường thoát cho giặc. Quách Qùy đồng ý và vội vã rút quân về. Quân ta bám sát giặc và chiếm lại những vùng đất đã mất.
Lý Thường Kiệt không phải họ Lý. Ông vốn họ Ngô, tên là Tuấn, người làng An Xá Gia Lâm - Hà Nội, con của Sùng Tiết Tướng Ngô An Ngữ. Năm 20 tuổi, Ngô Tuấn được đưa vào làm hoạn quan trong cung vua. Năm 1069, ông được cử làm tướng tiên phong theo vua Lý Thánh Tông đi đánh Chămpa, lập công lớn. Vua phong làm Phụ Quốc Thái Úy tước Khai quốc công , nhận ông làm em nuôi và ban cho ông họ Lý , do đó có tên là Lý Thường Kiệt. Khi nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, ông hội đàm với các đại thần, đề ra chiến lược “ Tiên phát chế nhân “.
Năm 1075, ông chia hai đạo quân đánh sang đất nhà Tống. Đạo quân thứ nhất do phó tướng Tôn Đản chỉ huy đánh thẳng vào thành Ung Châu ( thủ phủ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ) theo đường bộ. Đạo quân thứ hai do ông trực tiếp chỉ huy, theo đường biển đổ bộ vào Châu Khâm, Châu Liêm, tỉnh Quảng Đông. Vào đất Tống ông nói rỏ lý do cuộc hành quân của mình là đập tan sự chuẩn bị xâm lược của nhà Tống và giúp nhân dân Hoa Nam thoát cảnh lầm than do nhà Tống gây ra. Nhờ đó quân ông đi đến đâu quân Tống bị đánh tan đến đấy. Quân ta tiến vào thành Ung Châu và sau một thời gian vây hãm đã hạ được thành. Hành quân kết quả, ông hạ lệnh rút quân về. Lý Thường Kiệt là anh hùng kiệt xuất nhất Việt Nam, một tướng Việt duy nhất dám đánh quân Hán -Tống xâm lăng tận thủ phủ Nam Ninh nước Tàu. Tài năng kiệt xuất của ông làm kẻ thù khiếp phục. Theo Lê Qúi Đôn, chính sử Tống cũng phải thừa nhận binh pháp “ đánh đâu thắng đấy “ của Lý Thường Kiệt và đã được Sái Diên Khánh nhà Tống mô phỏng và Tống Thần Tông “ cho là phải “ . ( chiếu theo Văn Khê - 2000 )
Đề Thám, Hoàng Hoa Thám ( 1858- 1913 )
Hoàng Hoa Thám lúc còn bé tên là Trương văn Nghĩa, người làng Dị Chí huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên ( Hải Hưng ). Bố mẹ Hoàng Hoa Thám đều gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn văn Nhàn ( Nùng văn Vân ) ở Sơn Tây. Năm 16 tuổi, ông tham gia khỏi nghĩa của Đại Trận ( 1870- 1875 ) . Khi Pháp chiếm Bắc Ninh tháng 3 năm 1884 , Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Quang Loan , lảnh binh Bắc Ninh, rồi nghĩa quân của Hoàng Đình Kinh ( 1882- 1888 ) và sau đó đứng dưới cờ của Lương văn Nắm ( tức Đề Nắm ). Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị Đề Sặt sát hại và Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lảnh tối cao của phong trào Yên Thế - Bắc Giang. Trong 2 năm ( 1893 - 1895) giặc Pháp tập trung lực lượng đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế , không trừ một thủ đoạn nào. Dùng tên tay sai là Lê Hoàn cầm đầu doàn quân, một mặt dụ hàng, mặt khác ra sức triệt hạ các xóm làng nghĩa quân Yên Thế ẩn náu hoạt động. Hoàng Hoa Thám bằng chiến thuật du kích, đã tài tình tránh được các mủi nhọn của thực dân, gây cho chúng những tổn thất nặng nề. Sau vài tháng giảng hòa của giặc thực dân, tháng 10 năm 1895, giặc bội ước, mở những cuộc tấn công lớn vào Yên Thế. Đưa ra giải thưởng 30 000 phật lăng ( Francs ) cho kẻ nào bắt được Hoàng Hoa Thám. Thực dân Pháp không đàn áp được phong trào Yên Thế , nên chúng yêu cầu giảng hòa lần thứ hai. Trong 10 năm hòa hoãn, từ tháng 12 / 1897 đến 29/1/ 1909, nghĩa quân Yên Thế mở rộng địa bàn hoạt động từ trung du đến đồng bằng, kể cả vùng Hà Nội, tổ chức ” đảng Nghĩa Hưng
“ và ‘Trung Châu ứng nghĩa đạo ”. Ngày 29-1- 1909, thống sứ Bắc kỳ huy động 15 000 chính qui và lính khố xanh, 400 lính dõng do đại tá Batay và Lê Hoan chỉ huy, mở cuộc tấn công vào căn cứ Yên Thế. Cuộc chiến đấu không cân sức này làm cho nghĩa quân tổn thất nặng nề. Đến cuối năm 1919, Hoàng Hoa Thám chỉ còn lại bên mình hai thủ hạ tâm phúc. Cuối tháng 12 năm 1912, Lương Tam Kỳ một tên trùm thổ phỉ đã đầu hàng Pháp cùng bọn chỉ điểm người Hoa, sát hại Hoàng Hoa Thám ngày 10- 2- 1913. Năm ấy ông 55 tuổi. ( Chiếu theo Hoàng Phan - 2000 ) .
Phần II : Lạm bàn phát triễn tỉnh Bắc Giang
Năm 1990, lao động ở nông lâm ngư nghiệp là 90.9 %. Năm 1999, chỉ còn 78 % , gồm 739 000 người trong tuổi có khả năng lao động . Theo thống kê năm 2009 , 70% dân số lao động vẫn còn ở nông nghiệp, quá cao để kịp hạ xuống mức 40-50% trung bình cả nước dự trù 10 năm tới vào năm 2020. Tính theo GDP, năm 2010, chỉ số nông nghiệp cũng sẽ giảm xuống 30% tổng sản lượng GDP tỉnh nhà, thay vì ở mức 43.5 % năm 1995 và 41.5 % mười năm qua, vào năm 1999. Nhờ phát triễn công nghiệp dịch vụ , đặc biệt ở 3 khu công nghệ - industrial zônes và 19 cụm công nghệ tập trung - industrial clusters, trong 5 năm 2005 - 2009 . Mức phát triễn GDP Bắc Giang trung bình 5 năm này là 8.7 % , đã giúp chống đói giảm nghèo và tăng lợi tức mỗi đầu người dân Bắc Giang lên đến 600 đô la Mỹ năm 2010. Tuy vậy mức GDP mỗi đầu người này còn thua múc trung bình ước lượng cho vả nước là 1040 đô la Mỹ mỗi đầu người. Mứic tăng GDP Bắc Giang ở cả 3 lãnh vực, nông ngư lâm nghiêp, công nghiệp và dịch vụ phải cố gắng tăng lên mức 11- 12 % một năm trong 5 năm tới 2011- 2015, mới mong đạt được 1300 đô la Mỹ năm 2015.
Cải tiến nông lâm ngư nghiệp
Nông nghiệp và chăn nuôi
Cây lương thực
Tuy Bắc Giang nổi tiếng ở miền Bắc về cây ăn trái ( ăn quả ) , diện tích cây lương thực vẫn quan trọng nhất, đặc biệt là lúa nước. Diện tích cây lương thực ( lúa , bắp - ngô , khoai lang , sắn - khoai mì … không thay đổi bao nhiêu, biến đổi tùy theo khí hậu ( bảo lụt , khô hạn ) ở mức 130 000 ha đến 147 000 ha các năm 1995 - 2002. Bình quân lương thực mỗi đầu người Bắc Giang gia tăng từ 290 kg năm 1995 đến 341. 6 kg năm 2002 . Năm 2007 tăng thêm đôi chút, nhưng bình quân lương thực tỉnh Bắc Giang vẫn còn rất kém cỏi , đạt 349.7 kg so với con số cả nước là 501.8 kg. Tổng sản lượng lúa gao và bắp là 569 400 năm 2007, so với tổng sản lượng cây lương thực có hột cả nước năm đo là 43, 6 triệu tấn. Lúa gạo vẫn là cây lương thực quan trọng nhất, trên phương diện tích ( 109 000 ha- 117 000ha ) lẫn sản lượng. Năng xuất trung bình hiện từ 4.3 - 4. 8 tấn mỗi vụ còn kém hơn các tỉnh đồng bằng sông Hồng , nhiều tỉnh đã đạt mức trung bình 6-7 tấn / một vụ. Như vậy cần cũng cố thêm các vùng thâm canh lúa gạo được ở các huyện Lạng Giang, Yên Dũng , Tân Uyên, Hiệp Hòa thi hành triệt đễ những kỷ thuật tăng năng xuất tân tiến, phổ biến mau lẹ hơn các giống lúa lai - hybrid rice cao năng , cao phẩm hơn . Gạo miền Bắc, đồng bằng sông Hồng cũng như gạo Bắc Giang , vùng có đôi chút lạnh có thể thích hợp hơn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đễ tổ chức sản xuất loại lúa gạo thương phẩm japonica hay lai japonica -javanica ( hay indica ) hợp thị hiếu dân Tây Phương hay dân Nhật, Đại Hàn, Bắc Trung Quốc… hơn chăng? Dầu sao đi nữa , cũng nên cố gắng tăng năng xuất sản xuất nếp - sticky , “sweet” rice xuất khẩu thêm sang Lào hay sang Trung Quốc nấu rượu, ngoài việc nấu rượu tại tỉnh nhà đã nổi tiếng với rượu mùi- liquor, rượu thuốc medicinal herbs liquor ( rừng núi miền Bắc, cũng như Trường Sơn Đông, Tây là cả một kho tàng cây cỏ bỗ dưỡng, chửa trị… thuốc Nam , thuốc Bắc chưa khảo cứu, khai thác đúng mức ) như với nếp tốt nhất đất Bắc( ? ) ở làng Vân , Xã Vân Hà, huyện Việt Yên sản xuất nhiều loại rượu thuốc cây cỏ, tuồng như bắt buộc phải có mặt vào Tết Nguyên Đán hay các hội hè đình đám .
Năng xuất ngô - bắp Bắc Giang cũng kém cỏi 3- 4 tấn/ ha, tuy nay Việt Nam đã có kỷ thuật trồng trọt và các giống lai kép hay đơn, trên 9- 10 tấn/ ha. Năng xuất sắn - khoai mì cũng mới ở mức 7- 10 tấn củ/ ha trong khi nước nhà đã có tuyễn chọn những giống 30- 40 tấn/ha hay hơn nữa, ở các Trung Tâm cả Nam lẫn Bắc. Không lẽ nước nhà, quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng sắn - khoai mì, lại để năng xuất sắn Bắc Giang lẹt đẹt thua xa mức trung bình của Thái Lan nay đã trên 21 tấn/ ha ?
Bắc Giang có mùa đông, nên phát triễn mạnh các rau đậu bán ôn đới hay ôn đới, xuất tỉnh bán trong nước hay ngài nược , nhất là nay Bắc Giang đã có nhà máy chế biến cà chua, công ty hợp doanh GOC ở khu công nghệ Tân Xuyên huyện Lạng Giang chế biến , đóng hộp vải, dứa , đâu phụng- lạc trà , cà phê, cá , vô chai - hủ cà chua chùm , dưa chuột ngâm dầm, ớt chai … đã xuất khẩu sang Nga , Đông Âu , Tây Âu châu và ngay cả Hoa Ky .
Sản xuất đại trà giống tân tuyễn hơn những loài cây ăn trái (ăn quả ) cỗ truyền, có thị trường xuất tỉnh, xuất khẩu.
Bắc Giang nổi tiếng ở miền Bắc là vùng trồng cây ăn trái. Diện tích nay đã trên 40 000 ha gồm vải, nhãn, cam quýt, chanh, bưởi, chuối, dứa ( thơm ), na - mảng cầu dai, hồng không hột. Trong nhóm cây có múi, cam sành được chú ý nhất ở Bắc Giang là cam Bố Hạ ( Bố Hạ huyện lỵ của huyện Yên Thế ). Thật sự trên phân loại cây có múi, cam sành là một loài quýt tên gọi là quýt King - quýt Vua ; đúng hơn nữa là một giống lai giữa cam ngọt loài Citrus sinensis Osbeck và quýt loài Citrus reticulata Blanco . Miền Bắc thường gọi cam ngọt là cam chanh , có lẽ vì thiếu lạnh “gắt “ nên vỏ cam không đỏ thắm, thường màu vàng, vàng xanh như chanh ? Cam sành trồng nhiều ở miền Nam hơn ở miền Bắc. Ở miền Bắc, sản lượng cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang , và Bắc Quang - Hà Giang cũng lớn hơn cam sành Bố Hạ . Cam sành là một loài cây có múi nguồn gốc Việt Nam. Cam sành có năng xuất trung bình, có đặc tính chịu đựng - kháng cũng trung bình với sâu bọ ( sâu vẽ bùa , sâu đục cành, sâu đục trái , ruồi đục trái, rệp sáp, nhện đỏ, bướm, bọ xít …)và bệnh cây có múi ( greening, tristeza, loét vi khuẩn, chảy gôm, chảy nhựa… ) . Cam sành Bố Hạ cũng như nhiều loại cam sành miền Bắc thường chín muộn vào dịp Tết Nguyên Đán, nên được sử dụng nhiều bày cúng bàn thờ tổ tiên. Cũng như quýt đường, nên khuyến khích trồng cam sành ở miền Nam để cung cấp đủ cho miền Bắc và Nam Trung Quốc ( ? ) vào các tháng mùa nóng 7, 8, 9 lúc sản lượng cam quýt các nơi này ít ỏi.
Phát triễn cây trái đáng kể nhất ở Bắc Giang là vải Thiều , trước đây chủ yếu tập trung ở Lục Ngạn, Yên Thế, nay đã lan ra các huyện Lục Nam, Sơn Động, Lạng Giang, Hiệp Hòa. Tính đến năm 1996, Bắc Giang đã có trên 13 000 ha trồng vải, trong đó có khoảng 8000 ha là vải Thiều. Vũ công Hậu, tác giả tìm thấy những cây vải dại ( mọc hoang ) ở núi Tam Đảo - Vĩnh Phúc, cho rằng vải hay lệ chi -giọt lệ trên cành theo hán tự , nguồn gốc Việt Nam. Trước đây hơn nghìn năm, trong thời kỳ Bắc Thuộc, nước ta phải đưa sang Trung Quốc nhiều cống vật, trong đó có trái vải lệ chi. Nạn “ cống quả - trái lệ chi” là một gánh nặng khôn cùng cho đất Hoan Châu, Nghệ -Tĩnh. Nguyên do là ở kinh đô Tràng An, vua Đường có một nàng ái phi là Dương Quí Phi tục danh là Phi Tử ( các phi tần khác chỉ gọi là phi ), nhan sắc tuyệt vời mà tính tình cũng thất thường. Dương Quí Phi chỉ cười khi ăn trái vải to, đỏ hồng xinh xắn và phẩm chất ngon của “ An Nam đô hộ phủ “. Năm 722, Mai Thúc Loan ( sau đó là Mai Hắc Đế ) đã cùng đoàn phu gánh vải nộp cống, khởi nghĩa chiếm phủ thành Tống Bình ( Hà Nội ), đuổi tên trùm đô hộ là Quách Sở Khách tháo chạy về Tàu, giải phóng đất nước. Giống vải Fay zee Sin - Phi Tử Tiếu hay Nụ cười Phi Tử, đã được tuyển chọn trồng ở nhiều tỉnh Trung Quốc. Một số tác giả lại cho vải Thiều có gốc miền Nam Trung Quốc, vì có nhiều cây vải dại được tìm thấy ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Hải Nam. Cũng rất có thể là các cây vải dại này nguồn gốc châu Hoan, Việt Nam ( ? ). Kể cả hai giống vải Phụng Tiên “Hắc Diệp” ( lá đen ) và Hồng Diệp “ ( lá non màu đỏ ) nguồn gốc cho là ở Phúc Kiến ,vua Minh Mạng chỉ thị đem về trồng ở đại nội kinh thành Huế. Cây vải sinh trưởng tốt ở Huế, nhưng ít có trái và hiện tượng ra trái cách năm ( 2 năm một lần ) quá rỏ rệt. Vải Thiều thật ra có nhiều giống khác nhau : Thiều Thanh Hà , Thiều Phú Hộ. Thiều Xuân Đỉnh. Vải Thiều Thanh Hà trái nhỏ 10-20 gr nhưng hột cũng rất nhỏ, tỉ lệ cùi /trái 74% , vỏ màu đỏ vàng, thịt ( ruột, cơm, cùi ) nhảo, mùi vị thơm ngon trái to hơn. Vải Thiều Phú Hộ chín trước Thiều Thanh Hà một tuần lễ, vào đầu tháng 6. trái to hơn 25- 35 gr, trung bình 30gr, khi chín vỏ đỏ thắm, đít nhọn, hột nhỏ nhưng to hơn hột Thiều Thanh Hà, tỉ lệ cùi/ trái 70% , độ Brix 210 ( trên 200 đã là ngọt rồi) , cùi cũng rắn hơn, thích hợp đóng hộp hơn. Vải Xuân Đỉnh cũng có trái to hơn Thanh Hà , trái chín vỏ đỏ thắm , chất lượng thịt tốt . Xin lưu ý là vải Phi Tử Tiếu ( miền Bắc ghi là Kỷ Nữ Cười ), trái cũng to, trung bình 30gr; nhưng vải “Trạng nguyên Hồng? - Tam nguyệt Hồng ? - Sum Yee Hong” ngày nay ở Trung Quốc trái rất to trung bình 40 gr, màu đỏ, hột rất nhỏ, thịt hơi chua, nhưng rắn cứng, chín sớm, sản xuất đều đặn và năng xuất rất cao. Việt Nam chỉ có dòng, giống vải “ Vàng Anh” , có cùi phớt vàng ráo nước, thuộc giống Vải Chua là có trái to như Sum Yee Hong : ở Bải Vải là nơi có những cây vải trồng bằng hột nên phân ly nhiều, tại vùng Quốc Oai , tỉnh Hà Tây cũ . Vài năm nay vải tươi tẩm lạnh Việt Nam đã xuất hiện ở các siêu thị Việt và Hoa ở Hoa Kỳ. trong khi vào thập niên 1990 - 2000 chỉ nghe nói đến xuất khẩu vải khô- letchi nuts. Nhưng trái vải nhỏ tuy hột cũng nhỏ hơn vải tẩm lạnh Trung Quốc, mức bảo trì màu sắc đỏ đẹp vẫn còn thô sơ. Hơn nữa chưa thấy nhản, vải, chôm chôm đóng hộp thương hiệu Việt Nam. Năm 1996, thống kê Bắc Giang cho biết trung bình năng xuất vải tỉnh nhà còn dưới 1 tấn ha, đáng lý phải đạt 10- 15 t/ ha trung bình , nếu áp dụng kỷ thuật khoa học tăng năng xuất hợp lý. Bắc Giang vừa cho biết nhiều nông trang vải, cây ăn trái thu lợi tức ít nhất là 3000 đô la Mỹ /ha một năm và hiện có 1700 nông trang “ cá nhân (? ) đầu năm 2009 . Năm 1999, nông trang cây ăn trái, trồng chủ yếu là vải Thiều của ông Ninh Tuấn Khang, thiết lập đầu tiên trên 19 đồi gò tỉnh nhà, năm 2010 đã nới rộng tới 20 ha; song song với nuôi cá đã biến ông Khang thành nhà giàu vài trăm triệu phú, nông dân giàu nhất tỉnh ? Đây là một cách phát triễn nông trang đáng khích lệ thêm: nước nhà cần cấp thêm cho họ đất gò đồi, cho họ thuê dài hạn đất đồi trọc không quá dốc thay thế phương cách giao cho hộ những nơi dự trù trồng lại rừng lợi tức kém cỏi hơn bằng vải hay cây ăn trái cao năng , cao phẩm ; cung cấp vốn liếng; giúp đở huấn luyện dân cư nông trang này theo kịp đà tiến bộ mới cận đại tăng năng xuất và tăng phẩm giá trái; chuyễn hướng “ hợp tác xã” quốc doanh ( có khi tư nhân hóa ? ) thu mua -tồn trữ - chế biến - cập nhật trang bị, bảo đảm tiêu thụ cao giá sản phẩm của nông dân, đặc biệt vào ngày mùa chống lại những cách thương gia phá giá hay mua non , giá rẽ trước mùa thu hoạch.
Mọi biện pháp tương tự áp dụng cho vải cần phổ biến đến những cây trái khác, trồng giống lựa chọn truyền thống trong nước hay tân tuyễn ngoại quốc đã hay cần liên tục du nhập thử nghiệm thêm, có thể có thị trường trong và ngoài nước ngoài cam sành, quýt đường. Các giống cam mới ngoại quốc như cam Cara mới đây, quýt, bưởi, nhãn , chuối, na - mảng cầu ( ngoài loại na dai bản địa Bắc Giang, phải phổ biến mạnh hơn loại na - mảng cầu tây cherimoya chịu lạnh tốt hơn na ta , các giống tự thụ phấn ngon ngọt như Pierce, Spain … , hay loại na - mảng cầu xiêm corrosol , Annona muricata loại tân tuyễn Mexico trái to có trái trên 1.5 kgr , ít hột, thích hợp hơn với thị hiếu ngoại quốc , hồng kaki ( các giống không chát như Fuyu, Hanafuyu v.v… trái màu cam đỏ đẹp , mùi vị ngon song song với các giống tuyền chọn trái to, màu đỏ tươi sáng đẹp trái ít hột hay chỉ hột lép như hồng Thạch Thất ở Hà Nội , hồng Nhân Hậu ở Hà Nam , hồng Hạc Trì ( hồng Hạc , hồng tiến , hồng trạch ) ở Phú Thọ v.v… , dứa ( thơm loại Smooth Cayenne tân tuyễn Hạ uy Di - Hawaii như Del Monte Gold , Linda Sweeet , Gold Maui thay những loại xưa cũ như dứa Cayenne Chân Mộng , thơm tây ) trái lớn, mùi vị ngon ngọt hơn . Và tại sao không, các giống dâu tây- strawberies mới trái to, chuyên chở ít bầm dập, kháng nhiều loại bệnh virus dâu tây, kỷ thuật trồng trải plastic nhựa dẽo , khoan lỗ, ngó ( cây con ) tẩm lạnh để mau ra trái nhiều v.v… như các giống Chandler, Camarosa thay các giống xưa cũ Sequoias , Douglas du nhập trước đây ở Đà Lạt, các giống lai mới mơ-mận- đào lông Pluots , Plumcots , Peacotum thay các giống nhiều đòi hỏi lạnh như đào - peach Vân Nam, đào Sa Pa , mận- plum Tà Vân …, và những giống loài kiwi - ruột xanh nay là ruột vàng, ngay cả hồng xiêm - sapochê ruột hồng , ruột trắng, ruột đen và các giống passion fruit- loài lạc tiên , chùm bao , chanh dây, thanh long - dragon fruit , vả - sung tây ngọt ficus carica, loại không cần ong đặc biệt thụ phấn …. , lựa chọn các giống tốt cao năng cây bơ - avocado Cuba đã du nhập từ lâu ở miền Bắc hay du nhập các dòng trái to , ngon mới giống bơ vỏ tím Haas hay bơ vỏ xanh Fuerte … , hợp khí trời tương đối khá lạnh vùng gò đồi, đồi núi Bắc Giang.
Quan niệm lại tổ chức, phân bố rừng
Năm 1999 , Bắc Giang có trên 84 000 rừng tự nhiên và trên 41 000 rừng trồng. Ngành lâm nghiệp đã trồng được năm đó 55 700 ha rừng tập trung và khoảng 700 ha rừng phân tán. Dự trù trồng lại mỗi năm 4-5000 ha rừng hầu phủ xanh mau chóng trên 70 000 ha đồi trọc , đất trống . Năm 2009 toàn tỉnh đã trồng 5341 rừng mới. Bắc Giang dự trù bao phủ rừng 43 % đất đai kể luôn cả “ rừng vườn” cây ăn trái, tổng số diện tích là 146 000 ha , gồm 19 000 ha rừng bảo vệ, 15000 ha rừng công dụng đặc thù và 112 000 ha rừng sản xuất. Rừng tre nứa song mây, cung cấp nguyên liệu làm đồ đan ( thúng , mẹt … )- wickers nổi tiếng nhất là làng Tang Tiến ở xã cùng tên, cách thị xã Bắc Giang chỉ có 10 cây số tuy, một làng tiểu công nghệ đã có truyền thống trên 300 năm, sử dụng đến 5000 thủ công, sản phẩm tre - mây gia dụng, không những ở trong nưóc mà còn xuất khẩu được sang Nhật Bổn, Đài Loan - Hoa Kỳ nữa. Ngoài loài trúc đan Bambusa textilis McClure , trúc hóp Bambusa tuldoides Munro , trúc Bắc Arundinara amablis Mc Clure đan thúng , rỗ làm mủ đội, đan chiếu, tre bẹ Bambusa sinospinosa Mc Clure bẹ làm dép chẻ lạt hay gói bánh chưng , cần lưu ý thêm đến các loài tre, le, giang, nứa, mạy … tông chi Bambusa , Dendrocalamus , Gigantochloa … dùng lợp mái, sàn tre, tường tre, vật liệu xây cất nặng nhẹ , cần tuyễn chọn thêm loài luồng Bambusa - Dendrocalamus membranaceus Muro ngoài tính cách cao năng, tre mọc trậm rạp, làm bột giấy cao phẩm , còn cho măng ngon ăn tươi hay phơi khô, hay các loài vừa làm vật liệu xây cất vừa làm ống tre dẫn nước, thùng tre …mọc nhiều ở vùng các tộc dân Tày, Dao, như loài mạy lớn hay tre rồng Dendrocalamus giganteus Munro, Diễn hay tre ngọt Dendrocalamus latiflorus Munro, mạy bột Sinocalamus farinosus Keng . Và cũng không nên quên lá tre gai rừng tre lộc ngộc hay tre nghệ lá làm trà lạc thai, tre xiêm , tre nứa Phyllostachus pubescens Houz thân sắc trị bệnh bao tử ựa chua. Cùng vài công dụng mới ở Hoa Kỳ như pha trộn các sợi khác làm làm “khăn tắm màu sắc đất lành “, khăn chỉ sợi số 200 chứa 70% sợi tre và 30 % sợi bông vải, búi tóc bao đầu bằng sợi tre trắng tinh, mỹ phẩm chưng cất bằng nhựa tre, làm ra nhiều loại kem dưỡng da, giữ ẩm, chống các vết nhăn v.v…
Vì đất nông nghiệp đã khai thác bảo hòa, có lẽ nên duyệt xét lại quan niệm trồng lại rừng chăng ? Ngoài rừng bảo tồn đa dạng sinh học , danh lam thắng cảnh, bảo vệ đầu nguồn sông suối , đồi núi quá dốc…, nên chú trọng hơn đến những loài cây nhiều công dụng hay có thể khai thác da dụng rừng nhiều tầng cây theo thời gian , theo thế nông lâm mục (heo nạc ,có thể luôn cả ngư nữa ).
Một thí dụ loài cây này là các loại sồi-dẽ -kha thụ, ngoài các giống địa phương như sồi dẽ -chestnut Bắc Giang- Bắc Cạn, dẽ gai Bắc Giang các giống dẽ sồi lai mới mẽ cao năng ( loại một cây cho đến 300- 400 kgr trái, cao phẩm hơn cả dẽ Trùng Khánh - Cao Bằng trên đất gò đồi pha cát, ngoài cung cấp trái hạch quả, nếu ghép tốt thi 2 năm cây dẽ đã ra trái bói ), gỗ chắc, chịu nước có thể đóng thuyền làm báng súng, vỏ cây chứa tannins dùng trong công nghiệp sợi dệt, dưới tán cây, ít nhất là trong thời gian sinh trưởng cây non tương đối dài, trồng cây lương thực hay cây trái ngắn ngày hơn, hay trồng cỏ nuôi heo nuôi bò nhỏ con Hà Giang hay mini Angus, bò Kô Bê , hay thí nghiệm trồng nấm cục hương - trufles Ý hay Pháp… Trên đồi núi cao hơn có thể nghĩ đến loài cây gổ đa dạng tương tự là mày , mày châu Carya sp,. hạch quả mày pecan Carya illinoensis ( C. pecan ) mới miền Đông Nam Hoa Kỳ. Điểm quan trọng khác là giao các đất trồng rừng đa dạng thế nông lâm mục , nên cấp hẳn hay cho thuê dài hạn hơn cho các hộ nghèo đông người, hộ hay cá nhân có khả năng thay vì cho cộng đồng (“ cha chung không ai khóc” ) , bỏ hẳn phương thức cho doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoại quốc “ đầu tư “ thuê đất trồng rừng dài hạn đã cấp trên 7000 ha ở Bắc Giang hay ở nhiều tỉnh khác thiếu săn sóc nên mọc kém cỏi , trong khi dân tỉnh nhà thiếu đất khuếch trương vườn cây trái
Phát triễn thủy sản nước ngọt
Một cố gắng khá thành công của tỉnh Bắc Giang là nuôi trồng thủy sản, nay đã có trại cá bột ( cá con làm giống thả ) tốt . Sản lượng thủy sản năm 1999 đã gần 7000 tấn . Diện tích mặt nước nuôi trồng là 3500 ha . Năm 2010, sản lượng nuôi cá là 11 250 tấn , cao hơn hẳn cá khai thác, chỉ 770 tấn. Diện tích nuôi thả cá là 12000 ha trong tổng số diện tiích ao hồ đầm Bắc Giang là 16300 ha , và 10 000 ha ruộng trũng đã kể trên. Phải cố gắng thâm ngư thêm , phát triễn những loại tôm nước ngọt như tôm càng xanh, cà mè- xứ lạnh - trout lai hay không với cá hồi - salmon nước ngọt Phần Lan, cá chẻm sọc lai… , ngoài cá chép , cá rô phi hồng , cá da trơn ….sông Hồng, sông Thái Bình , cải thiện thực phẩm nuôi cá , phương thức mới mẽ áp dụng hiệu quả ở đồng bằng sông Cửu Long , nhất là ở An Giang, Đồng Tháp , kể luôn cả cách gia cư, khách sạn trên ăn ở , dưới lồng bè nuôi cá cao năng ở các hồ “du lịch “ Cấm Sơn , Khuôn Thần hay dọc các sông Thương , sông Cầu, sông Lục Nam và chi nhánh.
Công nghiệp Bắc Giang
Bắc Giang có lợi điểm kinh tế nhờ kế cận , chỉ cách Hà nội 50km , tam giác phảt triễn kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh . Lúc thành lập tỉnh năm 1997, GDP tỉnh nhà chỉ chừng 170 đô la Mỹ mỗi đầu người . cơ cấu kinh tế lạc hậu , nông nghiệp chủ yếu chiếm 55% GDP, công nghệ bé nhỏ, 90 % lao động nông nghiệp , số dân ở mức nghèo khỗ rất cao . Tuy nhiên trong hơn 10 năm phát triễn 1997- 2008, mức tăng trưởng kinh tế tăng trung bình 8-8.5 % mỗi năm . Cho nên GDP mỗi đầu người tỉnh nhà năm 2008 tăng lên 2.7 lần mức GDP năm 1997. Công nghiệp - xây dựng Bắc Giang thời gian 1997- 2008 đã tăng lên 15.3% GDP ,trong khi nông lâm ngư nghiệp đã giảm 18.8% . Đến tháng tám 2010, Bắc Giang dự liệu thiết lập 5 công viên công nghệ - industrial parks , tổng diện tích là 1300 ha. Các huyện và thị trấn Bắc Giang đã thiết lập 46 cụm - phức tạp complex và vị trí công nghiệp, tổng diện tích là 351.8 ha . 13 cụm - phức tạp đã hoàn tất. Tổng cọng năm 2008, Bắc Giang có 410 dự án đầu tư nội địa và 74 dự án đầu tư ngoại quốc trực tiếp- FDI. Năm 1999 , Bắc Giang chỉ có 41 doanh nghiệp mà 25 lại là quốc doanh trung ương hay địa phương quản trị (7 doanh nghiệp trung ương là công ty phân đạm hóa chất xí nghiệp gạch Bích Sơn, Tân Xuyên , vật chịu lữa Tam Tầng, xi măng lâm nghiệp, cơ khí xây dựng số 2 và chế biến dầu Bắc Giang) . Ngoài quốc doanh có 8000 cơ sở công nghiệp nhỏ tại 10 huyện thị . Công nghiệp tỉnh năm 1999 phân bố chủ yếu ở thị xã Bắc Giang ( 55.8%) , các huyện trung du 26.0% và thưa thớt ở các huyện miền núi 18.2 % .
Bắc Giang đã không quên cải thiện, tân tiến cơ cấu thủ công nghiệp- handicrafts, cố tìm những thủ công nghiệp cận đại, có thị trường tiêu thụ . Hiện có 435 làng thủ công nghệ, 17% tổng số làng của tỉnh. 33 làng này đạt tiêu chuẩn là trên 65 % gia cư trong làng chuyên làm thủ công .Những làng này đã thu hút 19 000 nhân công , chiếm 43% dân số làng .
Từ năm 2005 , Bắc Giang chủ trương tập trung công nghệ và thủ công nghệ , hầu cổ xúy phát triễn kinh tế và tái cơ cấu , tạo diều kiện huấn luyê, đào tạo nhân công lao động . Hay nhất là ở những khu công viên công nghệ vùa phát triễn kinh tế , vừa phát triễn đô thị và dịch vụ Nhưing công nghệ then chốt Bắc giang muốn phát triễn trong 10- 20 năm tới là : phân bón và hóá học, công nghệ cao kỷ cơ khí, ráp xe hơi , chế biến nông sản , lâm sản , dệt và tơ sợi , điện và điện tử .
Phải kể trước tiên là nhà máy phân đạm Hà Bắc ( nay ở thị xã Bắc Giang ) , do Trung Quốc giúp đở xây dựng những năm 1965 - 75 với công xuất 110 000 tấn/năm , sản phẩm chủ yếu là phân đạm urê- urea từ than Quảng Ninh. Đổi mới thiết bị các năm 1991- 95 , năm 1997 đã sản xuất trên 130 000 tấn , tăng 130 % so với công xuất thiết kế. Năm 2000- 2005, lại được đầu tư cải tạo nâng công xuất lên 480 000 tấn. Tuy nhiên kỷ thuật cũ làm urê từ than đá có phần ô nhiễm ( trừ phi thiết bị lọc và cào hạt tử và các chất ô nhiễm khá tốn kém ) và mức hửu hiệu thua kém kỷ thuật từ khí dầu Vịnh Bắc bộ chưa khai thác được. Năm 2004 , PetroViệt Nam đã hoàn tất nhà máy phân đạm Phú Mỹ - Bà Rịa công xuất 2200 tấn / ngày sản xuất 741 000 tấn urê /năm và 422 000 tấn ammonia/năm theo các kỷ thuật tân thời làm ammonia, căn cứ trên kỷ thuật Haldor Topsoe ATR Technolohy ( SamSung? ) và làm urê căn cứ trên kỷ thuật Snamprogetti ( Ý , Pháp và Hoa Kỳ… ). Nhà máy Cà Mau của Vinachem cũng đã hoàn tất năm 2008 ( ? ) nhà máy 2385 t/ urê ngày với khí dầu bồn Nam Côn Sơn . Không rỏ nhà máy urê Ninh Bình dự trù 1760t/ngày chạy than hay khí dầu, áp dụng kỷ thuật sản xuất mới cập nhật nào ? Nhà máy phân đạm và hóa học Bắc Giang đã khôn khéo chuyễn qua làm phân tổng hợp NPK, làm các chất nổ cho công nghệ và cho quốc phòng, làm methanol và CO2 lỏng .
Bắc Giang đang cố gắng thu hút đầu tư phát triễn đồ gia dụng bằng chất nhựa dẻo - plastics, các vật liệu bao bì và PVC , composites, các bột giặt công nghệ - industrial detergents , mỹ phẩm - cosmetics và dược phẩm ( loại tuơng thích- generics nào ? ) . Chẳng hạn Công ty trách nhiệm hửu hạn Việt Nam Hoa Hà Co. Ltd, ( Trung Quốc hay Đài Loan đầu tư ? ) thiết lập năm 2003 ở khu công nghệ Đình Trạm huyện Việt Yên, chuyên sản xuất các bao đan bằng PP - polypropylene và các vải bạt không thấm nước- tarpaulins bằng PE -polyethylene, Mức sản xuất trên 300 triệu bao đan và 8000 tấn vải bạc một năm. Công ty Hoa Hà và môt công ty khác Hoa Hưng Co. Ltd xây dựng trên diện tích 200 000 m2 và xử dụng 3000 nhân viên Việt Nam . Xin nhắc lại là ở bài phát triễn Bà Rịa- Vũng Tàu năm 2008, Vinachem đã khởi công xây dựng phức tạp dầu và hóa chất ở khu công nghệ Long Sơn, dự trù sản xuất năm hoàn tất 2016 khoảng 1.45 triệu tấn PE và PP , thỏa mãn 65% yêu cầu cả nước, hiện còn phụ thuộc nhập khẩu.
Cũng như công nghệ cao kỷ - high tech, công nghệ kỷ thuật chính xác - precision engineering, điện tử , thông tin truyền thông, tự động hóa - automation ( rôbôt ? ) ; tập trung ở 3 khu công viên công ghệ là Quảng Châu, Vân Trung và Việt Hàn - Việt Korea ( ? ), nơi chế tạo các máy móc cơ khí và thiết bị bộ phận phụ thuộc, tiến trình thép cấu tạo cho công nghệ và xây dựng, giao thông, chuyên chở, thiết bị tàu bè, các ứng dụng và thiết bị điện, các khí kim loại. Ngoài dự án sản xuất linh kiện điện tử của Tập Đoàn Hồng Hải, điển hình công nghệ cao kỷ Bắc Giang là công Ty UMEC Việt Nam Ltd , chi nhánh của Universal Microelectroniccs Co. Đài Loan đầu tư đợt thứ nhất 16 triệu đô la Mỹ làm nhà máy ở khu công nghệ Quảng Châu , khởi công đầu năm 2010 và hy vọng hoàn tất cuối năm 2010. UMES sản xuất các bộ phận điện từ - magnetic components, sản phẩm thông tin truyền thông , cung cấp các linh kiện điện , tất cả nhắm xuất khẩu .Nhà máy hy vọng tạo ra 2000 công ăn việc làm và xuất khẩu mỗi năm 30 triệu đô năm. Năm 2009, Sanyo HQ Hoa Cường Viêt Nam ,một chi nhánh của Sanyo Electric Co. Nhật Bổn cũng đã khởi công xây dựng nhà ‘mắt thần quang học” và các sản phẩm linh kiện liên hệ. .… Cố gắng làm cho mau xong nhà máy nhiệt điện Sơn Động Yên Lữ , công xuất 600 000KW, và nhà máy nhiệt điện của phức tạp công nghệ phân đạm và hoá học , nâng cấp mạng lưới điện hầu thỏa mãn nhu cầu điện gia thất . Đặt ưu tiên thu hút đầu tư vào các dự án công nghệ chế tạo đồ điện tử gia dụng, tỉ như màn hình ti vi cao kỷ , thiết bị LCD ( diod tinh thể lỏng ),máy computers , điện thoại di động và linh kiện viễn thông , cáp điện và nhiều đồ điện gia dụng khác tỉ như máy giặt, lò vi ba, - microwaves, máy điều hòa không khí - air conditioners , tủ lạnh, máy hút bụi …
Công nghệ làm vật liệu xây dựng và đồ sứ sành ( loại hoa văn mỹ miều , nghệ thuật đẹp đẻ) -ceramics nhắm xuất khẩu , vật liệu mới tân tiến hơn , tăng dung lượng gạch chịu lữa nung hay không nung - tuynel baked or non baked bricks , cơ giới hóa khai thác cát sông làm đá xây dựng , vật liệu chịu lữa cháy…
Bắc Giang cũng đang cải thiện tăng cường chế biến nông lâm ngư sản, ngoài cây trái đa kể chế biến trà, rượu , bia, , làm bàn ghế , tủ giường gia dụng , gỗ ép , gổ ván, gỗ xẽ lót nền nhà, bột giấy và các sản phẩm giấy. Đặc biệt chú ý đến công nghệ tơ sợi và may mặc, giày dép, vì công nghệ này tạo ra nhiều công ăn việc làm và xuất khẩu lớn cho nước nhà, cố sức thu hút thêm đầu tư và các nhà máy đan len - knitting mills hay nhà máy kéo sợi , cung cấp vật liệu bổ sung cho công nghệ may mắc, thuộc da , vải giày, quai dép …
Vài vướng mắc, khó khăn để phát triễn mau lẹ hơn công nghệ Bắc Giang cũng như nhiều nơi trong nước là :
- do tác động suy thoái kinh tế kéo dài từ giũa năm 2008 , một số dự án sản xuất đã ổn định , nhưng năm qua chỉ hoạt động cầm chừng, hoặc phải xin giản tiến độ đầu tư , tạm ngưng họat động
- Công tác bồi thường , giải phóng mặt bằng của các chủ đầu tư hạ tầng cơ sở ttrong các khu công nghệ chậm trễ , không đáp ứng kịp tiến độ các nhà đầu tư
- Một số dự án bị khó khăn thủ tục thông quan cho máy móc thiết bị nhập khẩu kéo dài, gây tham nhũng , ảnh hưởng đế tiến độ xây dựng và triễn khai dự án .
- Lao động phát xuất từ nông nghiệp, không được giáo dục huấn luyện theo văn hóa - văn minh đô thị - công nghệ, nên ý thức kỷ luật , tác phong yếu kém. Luât lệ Lao động trong các doanh nghiệp còn thiếu sót, cách giải quyết đình công , bải công còn quá thiên về bạo lực, thiếu dân chủ, làm mất an ninh trật tự, an toàn xã hội , gây tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư.
Phối hợp phát triễn các khu công viên và cụm công nghệ với kế hoạch đô thị hóa
Muốn tănh nhanh đô thị hóa cho Bắc Gianh kịp nhịp độ Vũng Tàu - Bà Ria chắng hạn, phải nổ lực nhiều thêm phát triễn một mạng lưới khu vực đô thị và vị trí thị trấn ở tỉnh Nhà, liên kết phát triễn các khu công nghệ vớ phát triền đô thị và dịch vụ . Riêng Bắc Giang phải tạo dựng một lề lối phát triễn thích nghi giữa vùng đồng bằng , vùng trung du và vùng núi; cố sức đạt cho được tiêu chuẩn đề ra là có một diện tích từ 16m2 đến 21 m2 cho mỗi nhân khẩu -mỗi đầu người từ năm 2010 đến năm 2020 . ( phỏng theo phòng qui hoạch và đầu tư Bắc Giang )
* Các nhóm trung tâm đô thị : thiết lập và phát triễn dọc theo quốc lộ 1A từ Nếnh ( tên Việt là Yên ) đến Kép ( Lạng Giang . Đây là một vùng kinh tế then chốt tỉnh nhà gồm cả thị xã Bắc Giang như thể một trung tâm tỉnh nhà về kinh tế, chánh trị, văn hóa, y tế và giáo dục . Đật ưu tiên xậy dựng thị xã Bắc Giang, mới theo chiều hướng sinh thái vững bền, liên kết cùng cận đại hóa , văn minh hóa hầu cải thiện mọi khía cạnh đô thị thị trấn hóa của một không gian mở rộng cho công nghệ đô thị, dịch vụ vệ tinh, tỉ như Đình Trạm , Sông Khê - Nội Hoàng ( Yên Dũng ) , Kép , Voi , Bích Động, Nênh, Quế Nham, Ước lượng là cuối năm 2010 , thị trấn Nênh sẽ thành đô thị loại IV ( xếp hạng mới ).
* Hệ thống đô thị miền Đông: hướng chính phát triễn là dọc theo quốc lộ 31 từ Đồi Ngô đến An Châu ; và theo hướng tỉnh lộ. 293 , 398 . Các thị xã sẽ gồm Chủ , An Châu , Biển Đông, Kép II , Phó Lĩm , Tân Sơn , Long Sơn, Vân Sơn và Thanh Sơn . Thị trấn Chủ của miền sẽ thành đô thị hạng IV cuối năm 2010.
* Hệ thống đô thị miền Tây: hình thành và phát triễn dọc theo các quốc lộ 37 và 398 ( trước đó là 284 ) , tỉnh lộ 292 ( 265 cũ ) gồm các thị trấn Thắng ( Hiệp Hòa ) , Cầu Gỗ , Yên Thế , Nhã Nam , Cao Thượng ( Tân Yên ) và các thị trấn khác của miền . Thị trấn Thắng là trung tâm miền Tây Bắc Giang cũng sẽ được nâng lên cấp IV năm 2010 .
Ngoài các thị trấn , thị xã vừa kể trên các điểm đông đúc khác ở Lục Ngạn , Việt Yên , Yên Dũng, Yên Thế cũng nên chuyễn thành thị trấn cas`ng sớm càng hay.
Lẽ dĩ nhiên là song song đô thị hóa phải hoàn tất hệ thống đường bộ ( cao tốc Lạng Sơn - Bắc Giang- Hà Nội) , nâng cấp quốc lộ 1A , nới rộng nâng cấp các quốc lộ 31, 279, và 37, trải nhựa và nâng cấp mọi tỉnh lộ, nâng cấp trải nhựa hay đúc bê tông 70- 80% mọi đường, đặc biệt là đường làng , nông thôn xây đủ cầu, đủ đập- bờ tràn ở các thị trấn tỉnh , và bảo đảm chắc chắn là vào năm 2020 sẽ giao thông tiện lợi cả hai mùa khô và mùa mưa, trên 90 - 100 % hương lộ. Nâng cấp hệ thống đường xe lữa và đường sông theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế vào năm 2015. Xây dựng cho xong đường xe lữa cao tốc khuc đoạn Nam Ninh - Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội , trước năm 2015. Thiết lập cảng sông container ở Đông Sơn và Quảng Châu ; nâng cấp cảng Bắc Giang. Xây dựng cơ cấu thương mãi, siêu thị , thương xá, nâng cao các chợ nông thôn thành các chợ thương mãi. Nâng cấp bệnh viện, bệnh xá , trường học, gồm vả các viện đại học , trường đại học , trường dạy nghề và các trung tâm khảo cứu . các công thự văn hóa , thể thao , bảo tồn các viện bảo tàng văn hóa tộc dân Kinh và các tộc dân ít người …
( Irvine , Nam Ca Li Hoa Kỳ, ngày 1 tháng 9 năm 2010 )
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 851737 visitors (2209068 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|