TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Bệnh tâm thần
 
Lên mạng ngày 15/6/2011

BỆNH TÂM THẦN
 
Bệnh Tâm Thần là tâm tính vô hình không bình thường hiện diện trong cơ thể của một người. Quanh chữ ‘TÂM’, ‘Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài’. Tâm là gì? Tâm là cái hay cái đẹp không phải cái ‘xấu’. Điều xấu trái với đạo đức xã hội không ai chấp nhận. Chính việc làm ‘xấu’ xãy ra chuyện trái với lương tâm. Những người làm việc sái quấy có luật pháp cân đo sẽ bị biệt lập với xã hội, có khi bị bắt nhịp tim phải ngừng đập.
Vào năm 2007 có một người gốc Lạc Việt ở miền đông bắc Hoa Kỳ bị biệt lập 1028 năm. Tại sao thế? 100 năm cuộc đời mà? Vì rằng mỗi hành động có cây thước để đo mới nên cớ sự, chứ có phải người ấy sống hơn 1 ngàn 28 năm.
Tại Hoa Kỳ có nhiều tiểu bang, mỗi tiểu bang có nhiều county, mỗi county có nhiều địa danh, thí dụ tại miền nam California có một địa danh là Westminster, nơi đây có Little Saigon trong địa hạt Orange County, thuộc tiểu bang California; cũng như Little Soul ở Garden Grove trong Orange County thuộc tiểu bang California; và Little Tokyo ở thành phố Los Angeles trong địa hạt Los Angeles County thuộc tiểu bang California. Mỗi County có phòng tâm lý xã hội, được điều hành bởi những cán sự xã hội chuyên về tâm lý từ cấp đại học (2 hay 4 năm), cao học, đến tiến sĩ, kể cả bác sĩ y học chuyên khoa tâm lý học (Psychiatric) để giúp mọi người trong xã hội giải quyết về vấn đề tâm lý bất bình thường, những cán sự xã hội này sẽ hiện diện khắp nơi để giúp đời, đến tận tư gia, nhà tù...
Cán sự xã hội về bảo vệ sức khoẻ như tôi không chuyên về khoa tâm lý, nhưng cũng phải hiểu về tâm lý con người. Vào Mỹ năm 1980, khi lấy bằng cử nhân 4 năm đại học tôi còn phải theo học 1 lớp 4 tín chỉ (4 units) về căn bản tâm lý (Introduced Psychology), chỉ một lớp học này thôi cũng đủ hiểu để sống an lành với tâm lý bình thường trong xã hội. Khi học về chuyên khoa bảo vệ sức khoẻ, chương trình trong lớp phải học về tâm lý ‘General Psychology’ chủ tâm thiên về tâm lý bất bình thường, và thêm một lớp về bệnh tâm thần ‘Clinical Psychology’.
Vào thực tế thì đụng chạm ngay tâm lý bất bình thường, Lúc khám bệnh, chỉ 1 mình bác sĩ và 1 bệnh nhân trong phòng khám thì biết bao chuyện ‘bất bình thường’ xãy ra (chỉ khi nào khám hệ sinh dục của bệnh nhân thì mới cần đến 1 người vào nhìn để làm nhân chứng) nhất là xứ này được xếp cao nhất về tâm lý bất thường trên cả thế giới là 22%, trong khi ở Nhật tỉ lệ thấp nhất là 4%. Vì sao lại thấp nhất ở Nhật? Vì sau chiến tranh năm 1945 thì Nhật Hoàng hướng về tình yêu thương, chính tình yêu thương nhân ái làm diệu bớt đi chứ nào khỏi hẳn là zero. Không như xã hội Mỹ, nơi đây mọi người lúc nào cũng chạy đua, nên lộ rõ tình trạng tâm lý bất bình thường cao nhất thế giới.
Quê tôi xứ hiền hòa thuộc miền đồng bằng sông Cửu Long, có một bạn nam sinh học sau tôi một năm, bạn ấy đã tốt nghiệp đại học sư phạm, đã có gia đình, có con cái rất ngoan ngoãn trai gái thật dễ thương. Thế mà bạn này lại bị bệnh tâm thần, khi tôi về thăm, cơ thể bạn ấy cao to khỏe. Nhưng sau đó cả nhà, cả xóm, không ai chịu được, đành phải đưa vào nhà thương điên Biên Hòa (ở tận huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp lên tận Biên Hòa). Sau nầy về thăm quê hương, nghe kể rằng nhà thương điên Biên Hòa thông báo với gia đình đến nhận xác vì trong nhà thương, ‘điên’ với ‘điên’ vật lộn với nhau ‘bóp cổ’ chết.
Còn một bạn khác cũng là nam cùng lứa tuổi với tôi tại chợ huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp vì tâm lý bất an từ khi lọt lòng, được cha mẹ buộc dây xích vào chân mỗi ngày, khi về thăm quê, mới biết rằng sau khi ba má của bạn ấy qua đời thì một người trong xóm thả đi biệt tích, tôi nghĩ sao không đưa đến nhà thương điên Biên Hoà? Dẫu sao nhà thương
điên Biên Hòa vẫn còn tình người với một người ‘điên’.
Năm 2009 khi về Cần Thơ phát hành quyển hồi ký của lớp là Đặc San Trường Cũ Tình Xưa, tôi có đến thăm nhà bác Út là bạn thân với ba má tôi, cả hai bác là người Việt gốc Hoa có cửa tiệm buôn bán rất phồn thịnh ở ngay chợ Cái Răng. Hôm ấy chính tôi tận mắt nhìn người con trai của bác Út đang bị xiềng ‘dây xích’ vì ‘điên’ từ khi mới chào đời.
Khi thực hiện quyển Lưu Bút Ngày Xanh I. Tôi có nhận một bài viết hồi ký chuyện có thật của một nữ cựu học sinh lớp 8 năm 1970 Nông Lâm Súc Cần Thơ, bạn nữ ấy kể rằng đã cại kho trong trường ‘ăn cắp’ thuốc trừ sâu và bị thầy chủ kho trong trường Nông Lâm Súc Cần Thơ phát hiện nên bạn nữ ấy ‘trầm mình’ xuống hồ ‘Thủy Lâm’… Tôi đã nhờ một bạn trong ban biên tập ‘o’ lại trước khi cho in vào Lưu Bút Ngày Xanh I vì có những từ ngữ không mấy ‘thanh tao’ vì là quyển sách lưu niệm nên thật kỷ lưỡng.
Khi đã có tâm lý bất thường hiện diện trong cơ thể từ khi mới chào đời thì đành chấp nhận. Ai ai cũng biết rằng ở đâu thời nào cũng có người xấu. Cái ‘xấu’ được xem là bất bình thường ‘bệnh tâm thần’ trong ngành tâm lý học.
Từ nhỏ khi còn ở Việt Nam tôi đã nghe danh từ nhà thương điên Biên Hòa. Lúc học tiểu học các bạn trong lớp khi dỗi hờn nhau hay nói đùa ‘đưa đi Biên hòa’. Không rõ nhà thương điên Biên Hòa có từ năm nào? Trong tuồng hát ‘Bông Hồng Cài Áo’ có lời tâm sự: ‘Nhà thương điên Biên Hòa là nơi em đến thăm mẹ của em vào mỗi chiều thứ bảy…’
Như đã trình bày bệnh tâm thần từ sinh lý cơ thể đưa đến ‘tâm’ mà ra, nhà Phật có dạy ‘Phật tại tâm’, ‘Phật tại tâm chớ có đâu xa, Mà tìm kiếm ở trên non núi’; hay là ‘Cái tâm kia là quỷ hay ma, Tiên hay Thánh cũng là tại nó’.
 
BS Trần V Diên NLSCT 70-73(CT) ngày 14/3/2011     
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860915 visitors (2231923 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free