TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Trung quốc chạy đua làm năng lượng sạch
 
Lên mạng ngày 24/9/2009

Nhân dịp Hoa Kỳ và Trung Quốc thảo luận tháng 9/2009  tại Hội Nghị 20 quốc gia ở Pittsburg ( một thành phố công nghệ Sắt Thép Hoa Kỳ , nay chỉ còn chưa đầy nữa số dân cư khoảng trên 300 000 người, so với cách đây 20 năm, đang cố gắng phục hồi chuyễn qua hai công nghệ ” mới “; công nghệ năng lượng sạch và công nghệ sinh học Chăm sóc Sức Khỏe - Health Care ) và Hội nghị Quốc tế Môi Sinh dự trù tháng 12 /2009 tại Copenhagen, Đan Mạch, có lẽ cũng nên biết :
 
Trung Quốc chạy đua làm năng lượng sạch
G S Tôn Thất Trình
           
Đầu tháng 9/ 2009,  hai chóp bu điều hành của ngành năng lượng Hoa Kỳ, vừa viếng thăm Trung Quốc trở về,   tuyên bố một thông điệp cỗ võ giống nhau : Trung Quốc đang năng nổ chạy đua để cướp giựt mọi công ăn việc làm mới cho nền kinh tế năng lượng thế giới tương lai kế tiếp .
Michael Ahearn, tổng giám đốc điều hành công ty “ Măt trời Đầu tiên - First Solar” , một hảng chế tảo dẫn đạo các tế bào photovoltaic và Jim Rogers, tổng giám đốc điều hành của cơ sở tiện nghi lớn Duke Energy , gần đây ký thỏa ước với các đối giá Trung Quốc để phát triễn những dự án mủi nhọn.  Và từ những thảo luận này, mỗi người đêu đi đến một kết luận như nhau: Trung Quốc đang đổi  thay, chuyễn qua tay số lớn  hơn ở hộp số chạy đua hầu chủ trì, ngự trị những kỷ thuật sạch thúc đẩy  tiến sâu, mau lẹ hơn ở thế kỷ thứ 21 , cũng như những công ăn việc làm các công nghệ mới này tạo ra . Tưởng cũng nên biết thêm là nay Trung Quốc đã thành công phổ biến kỷ thuật nấu nước sôi, nấu cơm  gia dụng bằng  các pannen ánh sáng mặt trời, trong khi Việt Nam chỉ mới biết dùng các pannen sáng chế ở ngoại quốc,thử nghiệm sấy hột ca cao ở Bến Tre ( ? ).
Trung Quốc có cảm tưởng khẩn cấp phải biến đổi ngành công nghệ năng lượng ra thành một cấu tạo năng lượng  bền vững hơn, theo lời Ahearn.  
           Bước nhảy vọt của Bắc Bình tiến tới năng lượng sạch ở  một thời kỳ nguy kịch cho Hoa Kỳ . Công ăn việc làm năng lượng sạch là trọng tâm chiến lược của tổng thống Obama cho sự phồn thịnh dài hạn của Hoa Kỳ . Kế hoạch khích lệ nhằm vào ưu tiên này bằng cách tung  hơn 50 tỉ đô la Mỹ vào các khuyến khích làm những nguồn năng lượng tái sinh tỉ như mặt trời , gió và sinh khối.
            Thế nhưng những cột trụ khác của lịch trình năng lượng Obama cũng đang rạn nứt, khi tranh cải về Chăm Sóc Sức Khỏe - Health Care làm mất sinh khí xung lượng của tổng thống  Mỹ,  làm mờ đi viễn ảnh cho hành động kịp thời của Thượng viện Hoa Kỳ ra luật đậy nắp - cap phát thải carbon,  liên kết đến đổi thay khí hậu. Đa số chuyên viên xem đậy nắp này rất cần thiết để tạo ra một ngành công nghệ   năng lượng thay thế cạnh tranh được, vì nó bó buộc than đá   và các nhiên liệu hóa thạch khác phải chịu đựng trả tổn phí  đóng góp vào việc đa làm gián đoạn khí hậu.
            Kinh nghiệm của Ahearn và Rogers cũng nhắm mục đích tương tự : nếu Hoa Kỳ ngần ngại phát triễn một công nghệ năng lượng sạch, Trung Quốc sẳn sàng chạy qua mặt Hoa Kỳ đó. Trung Quốc không phải là một mẩu mực môi sinh. Không khí và nước dơ bẩn vẫn là đặc hửu. Trung Quốc vẫn còn sản xuất ba phần tư điện từ than đá, nhả ra nhiều carbon hơn tất cả mọi nhiên liệu khác . Một báo cáo gần đây của chánh phủ nói rằng   Trung Quốc vẫn kiên định tăng phát thải carbon và cần tiếp tục tăng thêm cho đến năm 2030. Nhưng ngày 22 tháng 9/ 2009 ở hội nghị Pittsburg, tổng thống chủ tịch Hô Cẩm Đào - Hu JinTao,  cho biết là đến năm 2020 , Trung Quốc sẽ trồng lại 399 000 km2  rừng , một diện tích lớn hơn toàn thể đất liền Việt Nam , hầu lọc hết phần lớn phát thải carbon dioxide .  Nhắc lại là theo Julie Sheer , Cơ quan Năng lượng Quốc tế, năm 2007 , 5 nước đứng đầu phát thải carbon dioxide trên thế giới tính theo tỉ tấn là Trung Quốc 6.6 ( tỉ lệ 21 % tổng số thế giới) , Hoa Kỳ 6.4 ( 20% ),  Nga 1.8 ( 5% ), Ấn Độ 1.7 ( 5%) ,  Nhật 1.4 ( 4% ).   
            Tuy nhiên Trung Quốc đang đổi hướng những ưu tiên, vì bị bất mãn nội địa về ô nhiễm thúc đẩy và bị áp lực cũng như   khao khát quốc tế muốn nắm lấy một cơ hội tăng trưởng kinh tế . Khả năng điện gió đã tăng gấp đôi năm 2008 , và tiếp tục tăng trưởng mau lẹ . Nay Trung Quốc đang   đuổi theo những lựa chọn  năng lượng sạch khác . Tháng 8 năm 2009,  nhóm tiện nghi  Huaneng Trung Quốc ký một thỏa ước với Duke Energy , tọa lạc tại bang North Carolina,  chung sức khảo cứu các nguồn năng lượng thay thế , đặc biệt các nhà máy đốt than đá, có thể chận bắt và tồn trữ các phát thải carbon. Không biết rỏ là phương thức chung sức này có được xem là khả thi - feasible theo kích thước đúng kỷ thuật hay tài chánh không ? Theo Rogers , người ủng hộ luật Hoa Kỳ thay đổi khí hậu , khôn khéo nhận xét là thích thú của tiện nghi Trung Quốc    thám hiểm công cuộc chận bắt carbon , nói lên nhiều điều lớn lao. Trong khi Bắc Bình chống cự lại những kêu gọi quốc tế giới hạn phát thải carbon, Rogers lưu ý , là các nhà điều hành tiện nghi  Trung Quốc   đã hành động như thể …. là thời khắc biểu và mục tiêu cho gia giảm carbon   đang tới nay mai . Ông nói : các tay này đang cuồng nhiệt   hoạt động để phát triễn kỷ thuật thích nghi.
            Còn thỏa ước Ahearn ký kết vói Ordos, một thị trấn Nội Mông Trung Quốc , cũng cố thêm kết luận này. Theo thỏa ước , First Solar căn cứ ở bang Arizona sẽ xây cất   một cơ sở 2 000 megawatts điện mặt trời - solar photovoltaic , đủ lớn để thắp sáng 3 triệu gia thất. Nhà máy sẽ hoàn thành năm 2019 , sẽ là nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới . Như thế cũng mới  chỉ là một phần phức tạp   Ordos khổng lồ; tổng cọng  mọi khả năng điện tái sinh, nếu thực hiền hoàn tất, sẽ bằng một phần ba mọi cơ sở điện măt trời và điện gió ,  hiện đã thiết lập khắp lảnh thổ Hoa Kỳ  
             First Solar háo hức thêm về thỏa ước sau khi Trung Quốc cho biết là sẽ đặt ra một “ thuế cung cấp , dùng- feed in tariff “  năng lượng mặt trời . Đây là một cơ chế Âu Châu đã sử dụng để nuôi nấng ngành công nghệ năng lượng thay thế, bảo đảm cho các nhà sản xuất điện tái sinh , giá cao hơn giá thị trường về điện họ tạo ra. ( Trung Quốc dã hoàn tất một thuế biểu tương tự cho điện gió, tháng 7 năm 2009 ). Ahearn nói rằng thuế biểu là “ một tín hiệu giá cả đáng tin cậy “  khuyến khích các nhà đầu tư và chế tạo năng lượng tái sinh chuyễn sản xuất qua Trung Quốc. Ông nói: Hiểm nguy là vì sáng kiến khởi sự phát sinh từ Trung Quốc, vì nơi nào có thị trường là nơi đó sáng kiến chạy tới
            Cả hai Ahearn và Rogers, đều nghĩ rằng ưu điểm của Trung Quốc bảo vệ chắc chắn các công ăn việc làm chế tạo xanh đã không thể nào khắc phục nổi rồi. Cách hay nhất chuyễn ngược lại án lệnh này là nhảy vọt qua thị trường năng lượng sạch Hoa Kỳ, nhờ những dụng cụ tỉ như đòi hỏi tái sinh cứng rắn hơn trên các cơ sở tiện nghi và đặc biệt giới hạn phát thải carbon. ( Thuế biểu dùng sẽ đòi hỏi tăng giá tiện nghi cao hơn mức các nhà tiêu thụ Hoa Kỳ chấp nhận ) . Nếu Hoa Kỳ thất bại sử dụng những biện pháp táo bạo hơn hầu sánh ngang thách thức của Trung Quốc , những măng xanh của nền kinh tế năng lượng sạch chỉ mọc mạnh giữa những vườn , rừng tre trúc ( Trung Quốc ) mà thôi .     
      (Irvine , Ca li ngày 23 /9/2009 chiếu theo  Christi Parsons , Jim Tankersley và Ronald Brownstein )

Trở lại Trang Khoa Học
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855210 visitors (2217946 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free