Lên mạng ngày 16/12/2009
HẾT CÚM HEO RỒI LẠI ĐẾN CÚM DÊ
(Bệnh Sốt Q)
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Theo tin Radio Netherlands Worldwide 8 Dec 2009 cho biết một dịch cúm dê mà danh từ chuyên môn gọi là bệnh sốt Q đã xuất hiện tại vùng phía Nam Hòa Lan, nơi tập trung nhiều trại nuôi dê cừu đồng thời dân cư cũng rất đông đúc. Bệnh lây lan từ dê làm cho trên 2 200 người mắc bệnh và đã có 6 tử vong.
Chánh phủ Hòa Lan dự trù áp dụng biện pháp cho giết từ 15 000 đến 20 000 dê và cừu cũng như tất cả dê cái đang mang thai hầu ngăn chận sự lây lan của dịch bệnh. Được biết mầm bệnh được truyền thải qua thai nhau và tiết vật lúc dê và cừu cái đẻ con.
The spread of the animal-borne disease Q-fever among the Dutch population calls for drastic measures, according to advice issued by a group of experts. They recommend the wholesale slaughter of pregnant goats on farms where the disease has been confirmed.
An estimated 15,000 to 20,000 goats and sheep in the Netherlands are to be slaughtered in connection with Q-fever.
Health Minister Ab Klink and Agriculture Minister Gerda Verburg have agreed that all pregnant animals must be slaughtered on infected farms where animals have not been vaccinated, whether or not they have the virus.
Q-fever is caused by bacteria (Coxiella burnetii) released when pregnant goats or sheep have spontaneous abortions. The disease is prevalent in areas in the southern Netherlands which have large goat farms and a relatively dense population.
This year alone 2200 people have contracted Q-fever, most of them in the southern rural province of Brabant. At least six people have died.
Q-fever is killing more people than Mexican flu (NRC-Handelsblad)16/Dec/2009
The Mexican flu has so far killed two people in the Netherlands. Q-fever has killed five, but it is getting nothing near the media attention that the Mexican flu has attracted.
Some experts think the silence about Q-fever, which can cause permanent heart problems, is misguided. "It is almost as if it is being hushed up to protect the agricultural and tourism industries,"
Bệnh sốt Q (Q fever)là bệnh gì?
Đây là một bệnh từ thú vật lây nhiễm sang cho người hay là zoonose.
Tác nhân chính là vi khuẩn Coxiella burnetii thuộc họ Rickettsiae.
Vi khuẩn nầy sống bắt buộc bên trong tế bào (intracellulaire) của cơ thể nên chúng có sức đề kháng và chịu đựng rất cao đối với tác dụng của các chất sát khuẩn.
Lúc đầu, người ta không biết bệnh nầy là gì nện gọi nó là bệnh sốt Q (Q có nghĩa là query, question hay vấn hỏi ?)
Bệnh được biết đến lần đầu tiên ở các công nhân làm việc trong các lò sát sanh tại Úc Châu vào năm 1935. Trong quá khứ bệnh sốt Q cũng đã từng xảy ra tại các tỉnh bang Quebec, Nova Scotia và New Brunswick, Canada. Bệnh thấy xuất hiện tại Hòa Lan vào năm 2005.
Ở người, bệnh được biểu lộ qua những triệu chứng tương tợ bệnh cúm, như sốt nóng, khó chiụ trong người, đau nhức bắp cơ, nóng lạnh, đổ mồ hôi (shivers and perspiration), chán ăn, nôn mửa, nhức đầu dữ dội, ho và viêm phổi.
Ở thể cấp tính bệnh có thể khỏi sau vài tuần mà không cần chữa trị.
Bệnh có thể trở thành mãn tính nếu kéo dài trên 5-6 tháng đến 1-2 năm. Ở dạng nầy có thể có viêm gan (hépatite granulomateuse), viêm não và màng não tủy (méningo encéphalite) cùng với viêm nội tâm mạc (endocardite).
Thể mãn tính nguy hiểm hơn thể cấp tính. Mỏi mệt thường xuyên là biểu lộ chánh yếu.
Đặc Tính Của Vi Khuẩn Coxiella burnetii
*Sống rất dai trong điều kiện môi sinh nghiệt ngã. Chịu đựng sự khô hạn cao;
*Rất dễ gây bệnh ở người. Sức lây nhiễm mạnh;
*Chu trình phát triển của vi khuẩn phải thông qua một con ve (tique). Vi khuẩn sống và tăng số trong ruột của con ve và sau đó theo phân ve ra ngoài;
*Ve có thể bám trên thân các loại thú như mèo và các thú nhai lại (bò, dê, cừu);
*Lúc đẻ, các thú trên sẽ phóng thích vi khuẩn C. Burnetti ra theo nước ối, màng nhau và phôi thai;
*Vi khuẩn cũng có thể được thấy trong phân, trong nước tiểu và trong sữa.
Người Bị Nhiễm Bệnh Sốt Q Bằng Cách Nào?
*Hít thở bụi bặm có chứa vi khuẩn C. burnetii.
*Sờ mó súc vật và dụng cụ đã bị nhiễm phân. Nên nhớ là ở những thú bệnh, các tiết vật (thai, nhau, nước ối) có chứa rất nhiều vi khuẩn C.burnetii. Mầm bệnh vẫn được tiếp tục thải ra ngoài sau khi đẻ trong một thời gian rất lâu dài có thể đến một hai năm.
*Mầm bệnh cũng có thể nhiễm vào nguồn nước uống hoặc nhiễm qua da.
*Uống sữa tươi không được hấp khử trùng rất nguy hiểm.
Bệnh Có Thể Chữa Được
Thể cấp tính có thể dùng kháng sinh như Doxycycline để chữa. Rất hiệu nghiệm nếu được sử dụng sớm trong ba ngày đầu khi bệnh vừa phát ra.
Hòa Lan cho chủng ngừa dê cừu bằng loại vaccin” Q fever vaccine Coxevac” do CEVA (Pháp) sản xuất ra.
Úc Châu có sản xuất vaccin Q -Vax để chủng ngừa các công nhân làm việc tại lò sát sanh.
Coi Chừng Con Mèo
Mèo có thể bị nhiễm C.burnetii từ những thú nhỏ mà mèo săn bắt. Những thú nầy có nhiều nguy cơ chứa sẵn mầm bệnh. Tuy bị nhiễm vi khuẩn C. burnetii nhưng mèo lại không bị bệnh, nhưng chúng vẫn có thể lây sang cho người. Đây là điểm rất quan trọng về phương diện dịch tể học. Tại các vùng nông thôn, mèo hay có thói quen ăn thai nhau của gia súc vừa mới đẻ nên rất có thể bị nhiễm C.burnetii.
Kết Luận
Nên cảnh báo khách viếng trại chăn nuôi về hiểm họa của vi khuẩn C. burnetii, vàcần phải đề phòng, tránh sờ mó, tiếp xúc với các thú vật trong thời gian chúng đẻ.
Phụ nữ đang mang thai thì cần phải thận trọng hơn gấp bội.
Theo cơ quan CDC, C.burnetii có thể được sử dụng dưới dạng bụi nước aérosol trong chiến tranh sinh học. Chỉ cần rất ít vi khuẩn cũng có thể gây bệnh cho đối phương.
Spores of the bacteria can survive for a long time and can be carried by the wind. Because of its persistency, the US Center for Disease Control and Prevention has called it a possible means of biological warfare or terror.
Năm 1943 Liên Sô đã từng sử dụng vi khuẩn C.burnetii trong trận chiến với Đức Quốc Xã tại vùng Crimée nằm về phía nam Ukraine cạnh Hắc Hải, Âu Châu.
Công nhân các nhà máy thịt, thú y sĩ và nông dân là những đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh sốt Q nhất.
Tài liệu tham khảo:
- CDC. Q fever and animals.
- Public Health Agency of Canada. Coxiella burnetii safety data sheets.
- eMedicine. Q Fever
Montreal, Dec 16, 2009
Trở lại Trang Khoa Học