11/5/2011
Bệnh Mất Trí Nhớ Alzheimer
Khi tuổi càng cao thì xãy hiện tượng thoái vị trong cơ thể mà trung khu thần kinh, não bộ, liên đới trực tiếp khiến trí nhớ không còn như xưa. Ngày càng trầm trọng hơn nên gọi là “Lẫn”, hay quên trước quên sau, tiếng Anh gọi là Alzheimer. Bệnh hay quên không bao giờ phục hồi nên khi lớn tuổi cần tịnh dưỡng ngưng hẳn làm việc, “Hưu Trí” hoàn toàn chính xác.
Ngoài triệu chứng hay quên gần gũi với tánh tình và tâm lý bất thường cũng tại chức năng trong cơ thể giảm lần. Vì thế con cháu trong nhà nên hiểu cặn kẻ điều tâm lý này mà đối xử với ông bà cha mẹ của mình với tình thương bao la “phụng dưỡng”.
Theo dữ kiện từ văn phòng WHO (World Health Organization) ở Liên Hiệp Quốc thì hiện có 12 triệu người trên thế giới đang bị “Lẫn”. Như đã trình bày trên, lớn tuổi thì hầu như ai ai cũng sẽ gặp. Từ tuổi 65 thì “Lẫn” sẽ nhiều hơn, đến 85 tuổi thì một nửa bị chứng Alzheimer. Phụ nữ dễ bị bệnh hơn đấng mài râu. Người da trắng ít mắc bệnh hơn người Mỹ gốc Phi hoặc Tây Ban Nha. Người Á Châu cũng ít mắc bệnh này hơn. Thống kê cho biết rằng bệnh chịu ảnh hưởng yếu tố môi trường, thí dụ người Nhật sống tại Mỹ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn so với người Nhật sống tại Nhật. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy người có huyết áp cao sẽ có nguy cơ bị Alzheimer.
Từ khi có CT, MRI, Cast Scan… người ta đã phát hiện người bị Alzheimer có sự mất tế bào thần kinh và giảm thể tích vùng tế bào não chi phối trí nhớ vùng biểu hiện tâm thần của con người. Dĩ nhiên khi dùng kính hiển vi điện tử để xem mô não thì thấy rõ sự tổn thương trầm trọng của tế bào về mặt sinh học, đó là sự thoái hóa của các tế bào não, đường dây thần kinh, hệ mạch máu vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi tế bào thần kinh. Điều này hoàn toàn đúng với sự suy luận chẩn đoán đã có từ thời cổ đại.
Sinh lý bệnh học giải thích rằng có sự xuất hiện của một protein gọi là Beta Amyloid, chúng không hòa tan nên tích tụ thành những mảng keo. Ở bệnh nhân Alzheimer, những chất này nằm xung quanh các tế bào thần kinh chết, một loại protein có tên Amyloid precursor (AMP) cũng tồn tại ở đây giúp cho hoạt động hủy hoại tế bào thần kinh của chất Beta Amyloid tung hoành thêm. Giải thích rõ thêm rằng sự có mặt quá nhiều của Beta Amyloid trực tiếp làm giảm chất trung gian chất dẫn truyền thần kinh là “acetylcholine” cần thiết cho trí nhớ. Beta Amyloid cũng ngăn chặn sự vận chuyển “ion kali, natri, calcium” qua màng tế bào. Mà nhóm kim loại này giúp truyền tín hiệu vận chuyển theo đường thần kinh.
Những nhà khoa học chuyên nghiên cứu về kích thích tố thì cho rằng khi phụ nữ cao tuổi, giảm estrogen sau thời mãn kinh có liên quan rõ rệt đến giảm trí nhớ và sa sút tâm thần. Ngoài ra yếu tố môi trường như nhiễm trùng; nhiễm độc của kim loại kẽm, đồng tích tụ trong mô não người bị Alzheimer; môi trường điện từ trường; nhiễm độc...
Một số yếu tố khác đã được xác định có liên quan Alzheimer là chất homocystein, sự thiếu hụt sinh tố nhóm B, bệnh trầm cảm liên đới với trung khu thần kinh, bị thương tích ở đầu...
Hiện tượng của bệnh Alzeimer, mất trí nhớ, có triệu chứng tiên khởi ở người cao tuổi là:
- Kém trí nhớ.
- Mất tập trung tư tưởng.
- Khó khăn trong việc đi đứng.
Dù nhiều công trình nghiên cứu đã cố tìm những biện pháp nhằm giảm nguy cơ của bệnh, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả nào được công bố.
Do đó việc phòng ngừa cũng chỉ là dinh dưỡng đều hòa cho cơ thể. Chưa hẳn duy trì kích thích tố estrogen cho nữ và cung cấp kích thích tố testosterone cho nam giới sẽ tránh Alzheimer. Có người lại bảo đừng ăn nhiều quá nhất là chất béo thì hoàn toàn đúng vì tránh béo phì làm nguy hại cho cơ thể. Ăn rau qủa rất tốt vì đấy chính là thực phẩm căn bản thường ngày cho cơ thể. Phương pháp thể dục thì luôn luôn tốt cho mọi lứa tuổi. Biện pháp tốt nhất còn nằm trong lý thuyết rằng hãy chế tạo thành công một loại thuốc kích thích giúp tạo ra kháng thể tiêu hủy các phân tử Beta Amyloid. Nếu thế thì đây là một phương cách phòng ngừa và chữa trị hoàn hảo cho chứng bệnh Alzheimer “Lẫn”.
BS Trần V Diên NLSCT 70-73 (CT) ngày 9/5/2011