TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Ôn lại thời sự năm 2011
 
Lên mạng ngày 01/01/2012

ÔN LẠI THỜI SỰ NĂM 2011
Trần- Đăng Hồng
 
Năm 2011 là năm đầy biến động chính trị và thiên tai làm thay đổi cục diện toàn cầu.
 
Cách mạng Á Rập. Bắt đầu từ cuộc nổi loạn trong thế giới Á Rập, tháng 12 năm 2010, một thanh niên bán hàng rong Tunisie tên Mohamed Bouazizi tự thiêu để phản đối một công an địa phương đã hành xử bất công và tàn bạo với anh. Không ngờ việc tự thiêu của anh đã nhanh chóng lan rộng tới cả thế giới Á Rập như ngon sóng thần, càn quét các chế độ độc tài, tham quyền cố vị. Tiếp theo các cuộc biểu tình ôn hòa đòi tự do dân chủ là các cuộc đàn áp đẩm máu, tàn bạo và man rợ, nhưng cuối cùng nguyện vọng của nhân dân toàn thắng.
          Cựu Tổng thống Tunisia là Zine El Abidine Ben Ali phải chạy trốn, có lẻ hiện ở Saudi Arabia, và rất nhiều bè cánh của ông bị bắt. Đảng Ennahda, một đảng Hồi giáo ôn hòa, được thắng cử trong cuộc bầu cử tự do.
          Nhân dân nước láng giềng to lớn là Libya đồng thời nổi dậy, và sau 8 tháng nội chiến tàn khốc, máu đổ thịt rơi, đánh động lương tâm thế giới, nên khối NATO can thiệp, ủng hộ khối nhân dân nỗi dậy, bằng cách dùng không lực đánh phá hậu cần và giao thông trong vùng thuộc tổng thống Moammar Gaddafi. Cuối cùng Gaddafi bị quân nổi loạn bắt giết, và giải phóng toàn thể Lybia để đưa dất nước này vào con đường tự do dân chủ. 
Trước ngày chết của Gaddafi khá lâu, Tổng Thống lâu đời Hosni Mubarak của Ai Cập bị nhân dân truất phế và bị bắt cùng các con và bè phái. Ngày nay, tình hình Ai Cập vẫn còn sôi động vì chưa thỏa mản các đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền mà giới quân nhân cầm quyền đã hứa hẹn khi lật đổ Mubarak.
Trước cảnh Mùa Xuân Nổi Loạn của nhân dân khối Á Rập, nước Saudi Arabia, vốn là nước quân chủ chuyên chế, đã phải nhượng bộ, bỏ hàng tỷ dollars để kích thích kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhân dân nghèo khổ để làm vừa lòng khối đối lập và dân chúng.
các quốc gia Á rập nhỏ bé khác như Bahrain, Yemen, nhân dân cũng đồng loạt nỗi dậy, đòi tự do, dân chủ, và các chính phủ này cũng đã phải thay đổi cách cai trị dân để tránh sự phẫn nộ của khối nhân dân bị trị.
Tuy nhiên, sau 8 tháng toàn dân nỗi dậy, Tổng Thống Bashar al-Assad của Syria vẫn còn tồn tại, nhờ lực lượng an ninh của ông tàn bạo đã giết trên 6000 dân biểu tình ôn hòa và bắt không biết bao nhiêu người thuộc phe đối lập. Dân của nhiều thành phố tiếp tục nỗi dậy, chính phủ dùng xe tăng, máy bay dội bom đàn áp. Mặc dầu vậy, càng về sau biểu tình ôn hòa càng mảnh liệt. Syria đang trên bờ nội chiến, y như Lybia cách đây mấy tháng trước.
 
Sóng thần Tsunami ở Nhật Bản. Ngày 11/3/2011, một động đất cường độ 9.1 ở Bắc Thái Bình Dương gây sóng thần tàn phá cả vùng duyên hải Đông Bắc Nhật Bản. Không những chỉ giết 15000 dân chúng, nhà máy nguyên tử Fukushima bị nổ gây nhiểm phóng xạ mảnh liệt nhất kể từ nhà máy nguyên tử Chernobyl nỗ năm 1986. Mặc dầu nhà máy đã phục hồi, nhưng phóng xạ vẫn còn tồn tại vài thập niên. Dân chúng quanh nhà máy phải di tản đến cư ngụ vùng khác. Vì vụ sóng thần, động đất làm nỗ nhà máy nguyên tử Fukushima làm thế giới phải xét lại toàn diện các biện pháp an toàn cho lò nguyên tử. Đức tuyên bố là sẽ hủy bỏ hoàn toàn các lò nguyên tử vào năm 2022. Dân chúng Bulgaria và Turkey biểu tình đòi chính phủ hủy bỏ chương trình xây lò máy nguyên tử trên vùng động đất thường xuyên.
 
Osama bin Laden chết. Đầu tháng 5/2011, một toán biệt động quân Hoa Kỳ tấn công vào một công thự của một thành phố nhỏ gần Islamabad, Pakistan và giết chết lảnh tụ khủng bố Al Quaeda là Osama bin Laden.
Quân đội Hoa Kỳ triệt thoái khỏi Iraq và Afghanistan: Năm 2011 đánh dấu quân đội Hoa Kỳ triệt thoái ra khỏi Iraq sau 8 năm can thiệp bằng quân sự, và cũng dọn đường triệt thoái ra khỏi Afghanistan. Tại Iraq, các phe tôn giáo Shias và Sunnis vẫn còn tiếp tục giết nhau, và tại Afghanistan các tàn quân Taliban và các nhóm li khai khác vẫn còn gây nhiều thiệt hại cho đất nước vốn nghèo nàn Afghanistan.
 
Hoa Kỳ trở lại Thái Bình Dương. Do chính sách bành trướng của Trung quốc, nhất là vùng Biển Đông đang tranh chấp có thể châm ngòi chiến tranh, Hoa Kỳ đã thay đổi chiến lược toàn cầu, trở lại Thái Bình Dương. Hai ngàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đến đóng quân ở Australia, Hạm đội thứ 7 của Hoa Kỳ được canh tân, cùng với các đồng minh Đông Nam Á và Ấn Độ hợp tác để bao vây Trung Quốc. Chế độ quân phiệt của Miến Điện cũng đã nhường chỗ cho chính phủ mới có tự do dân chủ hơn. Một đòn ngọan mục của chính phủ mới này là đình chỉ dự án thiết lập các nhà máy thủy điện do Trung quốc thực hiện. Một cái tát dữ dội vào Trung quốc.
 
Khủng hoảng nợ nần vùng tiền tệ Euro (Euro-Zone debt crisis): Trong lúc vùng Á Rập Bắc Phi Châu và Trung Đông nỗi dậy đòi tự do dân chủ, và động đất, sóng thần tàn phá Nhật Bản thì khối tiền tệ Euro lao vào tình trạng khũng hoảng. Các nước trong vùng bị nợ chồng chất, không có biện pháp giảm nợ và cắt giàm các chi tiêu, nạn thất nghiệp gia tăng, công nợ gia tăng, và lòng dân bất mản. Nhiều hội nghị liên quốc gia Âu Châu được triệu tập để giải quyết, nhưng bất đồng tồn tại. Cùng lúc với các biểu tình của dân chúng chống nghèo đói ở Hy Lạp, Spain, Italy, v.v. ở Âu Châu, thì dân chúng Hoa Kỳ đến chiếm đóng Wall Street, thủ đô tài chánh thế giới, để phản đối cơ chế bất công của Tư Bản.
          Thêm vào đó, động đất tàn phá Turkey và New Zealand, lụt lội chưa từng có xảy ra ở Thái Lan, Tanzania và Australia. Trên đường phố nước Anh, thanh niên nỗi loạn cướp phá trong mùa hè, rồi tổ chức Wikileaks tiết lộ những tin tức làm bối rối nhiều quốc gia. Chủ tịch cơ quan Tiền Tệ Thế Giới IMF là Dominique Strauss-Kahn từ chức trong vụ scandal tình dục ở New York. Tổng thống Bắc Hàn Kim Jong-il đột ngột chết trước Giáng Sinh. Ông Vua báo chí và Tivi thế giới Rupert Murdoch bị hạch hỏi về tội để công ty của Ông nghe lén điện thoại.
          Thế giới đón chào công dân thứ 7 tỷ vào ngày 31/10/2011.
          Đó là những tin tức hàng đầu của năm 2011.
 
Reading, 01/01/2012
Trần-Đăng Hồng
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 861071 visitors (2232333 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free