MỤC LỤC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lên mạng ngày 5/4/2010
Hai chuyện tình Tây phương tuyệt diệu
Tôn Thất Trình
Hai chuyện tình Tây phương tuyệt diệu, xảy ra mùa dich thổ tả xa xưa, thời niên thiếu, trung niên vì chiến tranh không cảm thông gì được, nay về già mới nhận thức tâm lý, lịch lãm của các văn hào quốc tế.
Trả thù phụ tình lịch thiệp,
kiểu khoa học Ăng Lê thời thuộc địa
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan (...)
Làm ra thì cũng là người nhỏ nhen
Nguyễn Du
“Tấm voan sơn- The paint veil”, tên dịch trước đây là “bức màn sơn” là câu chuyện trả thù ghê rỡn, thực thi theo một phương cách lịch sự, làm máu lạnh đóng cục trong tỉnh mạch. Nhiều điều khác, lẽ dĩ nhiên cũng đã xảy ra nữa đó. Có tăng trưởng và có chuộc tội, nhiều màn cảnh tuyệt diệu khó tả, và nhiều bản dương cầm độc diễn vô cùng hấp dẫn. Thế nhưng anh chàng vi khuẩn học Ăng lê, cử chỉ nhẹ nhàng, kéo lê vợ trẻ phù phiếm, nhẹ dạ đến một làng Trung Hoa xa xôi hẻo lánh dịch thổ tả đang hòanh hành. Để vợ phải trang trải nợ ngọai tình với một phó lảnh sự Anh. Đúng là một lọai chuyện làm tai chúng ta tự nhiên phải vểnh lên. Điều làm ngạc nhiên là khi đem truyện của W. Somerset Maugham, tâm lý tối ư cường điệu, lên màn ảnh lần thứ ba, hai lần đầu do cô dào Greta Garbo đóng vai nữ năm 1934, và năm 1957 dưới danh từ xấu xa “Tội lỗi thứ Bảy – the Seventh Sin” cô đào Eleanor Parker đóng vai chánh, giám đốc đạo diễn John Curran và nhà viết kịch màn ảnh Ron Nyswanner lại lựa một thuộc địa Anh xa xôi; tuồng như e ngại là quá ư thú tính để thả hồn vào một doanh vụ hòan tòan dơ bẩn. Giải thích thông minh nhất là dự án thực sự do tài tử chánh Edward Norton chiếm ngự. Norton đã mất 25 năm trời cố gắng làm tròn công tác giao phó và ngại ngùng đóng vai đau khổ này.
Năm đó là năm 1925 và Kitty (do tài tử Naomi đóng), một thiếu nữ xã hội đẹp đẽ, lang thang trôi nỗi trong một bầu không khí thác lọan đương thời, đáng băn khoăn (theo lời của bà mẹ quen thói bắt mồi) phải nhân lời cầu hôn, lấy một nhà khoa học dụt dè tên là Walter Fane (do Norton đóng) hầu ổn dịnh đời sống mình. Fane làm việc cho môt nha bộ chánh phủ thuộc địa ở Trung Hoa (Quốc) và dưa Kitty rời Anh Quốc đến thành phố Thượng Hải xa xôi (thay vì Hồng Kông trong truyện, vì các lý do kỷ thuật sản xuất), tuồng như mọi nhà khoa học vi khuẩn là phải chờ đợi di chuyễn đến bất cứ nơi nào. Chúng ta không bao giờ có cơ hội phán xét tài năng chuyễn dịch của Walter, dù rằng những khúc đọan chánh phát triễn câu chuyện được tỏ bày một cách quá lâm sàng bệnh viện, như thể chúng dược một thư lại ghi chép. Kitty gặp Walter. Ông ta dề nghị cưới cô. Cô nghe mẹ than trách nhiều lần nổi mẹ khổ tâm cô khó kiếm chồng. Thế là Thượng Hải xảy đến. Nơi đây Kitty gặp chàng Thúc sinh đáng yêu Charlie Townsend (Live Schreiber đóng) ở một buổi tiệc và mọi chuyện, trời ơi, xảy ra mau lẹ. Màn yêu đương đầu tiên giữa Kitty và Charlie cũng là màn cảnh hai người bị bắt quả tang – flagrant, như thể là cả đàn chim bị một phát đạn bắn rợi. Không có chứng cớ là hai kẻ yêu đương này bị tra khảo tuyệt hảo hay bị mọc sừng dằn vặt, chẳng hạn như trong phim “Con bệnh Ăng lê- The English Patient”, chứa nhiều chiều huớng thê thảm một cách không hề lay chuyễn.
Lúc Kitty và Walter đến làng nhỏ MeitanFu –Mỹ Tân Phủ, bạn không đầu tư vào tình huống chuộc lỗi tinh thần sắp tới. Bạn không biêt rỏ dân trong làng là ai. Đáng tiếc. Vì khi nhìn đến dân làng, bạn khó lòng nhận ra cảnh phỏng dịch phong phú và khéo léo, do đạo diễn Stuart Dryburgh, cũng của phim nổi tiếng “Dương cầm – The Piano” làm ra và do Alexandre Desplat chụp. Là việc gì khác hơn cơ hội đánh mất tình huống tâm lý bậc nhất, nội soi những vùng tâm hồn đen tối, nơi Walter dựng lều và xiết dây chuyền Kitty đáng thương hại vào chặc cột lều. Chúng ta biết Walter biết rỏ Kitty không yêu chồng, khi lấy ông . Ông thích thú quan sát cư xử các mầm bệnh kính hiển vi. Còn Kitty lại thích thú những thể thức xã hội thư lại dương thời chế độ thuộc đia Ăng lê ở Thượng Hải hay đúng hơn, cô thích thú cư xử mầm bệnh con người vĩ mô hon là vi khuẩn vi tiểu.
Điểm bùng cháy bí mật ở đây là Walter đã suy nghĩ chính xác, khi thiện nguyện nhận chức vụ y khoa, chúa tha tội, ở Mỹ Tân Phủ, bó buộc Kitty phải theo chồng, dưới đe dọa phơi bày một xì căng đan xấu xa trước công chúng. Khi Walter đã loanh quanh đi đường bộ võng cán đến làng, dù đi tàu đường sông sẳn sàng, tốt hơn nhiều. Và từ chối chích ngừa dịch tả cho cả hai người , tuy Walter đã dư biết là dịch tả hầu như giết chết gần trọn làng Mỹ Tân Phủ. Láng giềng của đôi vợ chồng là phó ủy viên Waddington (Toby Jones đóng), người Mỹ và Mẹ Bề Trên (Diana Rigg đóng) dòng tu nữ Pháp, lại nhận lầm là hai vợ chồng thương nhau quá đổi, đến nỗi không muốn rời nhau. Khôi hài này Kitty biết rỏ, nhưng ảnh hưởng thế nào trên Kitty thì không có gì rỏ ràng cả. Dù có lúc giận dữ chốc lát, Kitty che dấu nỗi lòng thất vọng. Nhờ các xơ – nuns, Kitty lạc vào hành trình tự khám phá mình. Ra khỏi nhà ,đến giúp các trẻ em mồ côi.
Cách nào đó, Kitty tái sinh. Quan sát những công việc Naomi Watts làm, thật đáng ngạc nhiên. Màn phim hay nhất là khi Kitty dịu dàng trách rầy Walter nhắc Walter là Kitty cũng là con người và lẽ dĩ nhiên phải có khi lầm lỗi, sai quấy. Bà nhắc nhủ Walter là bà không thể nghiên cứu, tiên đóan hay dự trữ như các bạn vi khuẩn của Walter. Tích sản mở đường là pha trộn quang học mỹ miều, ít nhất của hai tượng trưng tái phát trong truyện, những vi sinh vật bé tí xíu, quay cuồng dưới kính hiển vi và hoa nở rồi tàn; những linh kiện kể chuyện đã giúp nhiều cho kết cấu truyện kể. Một chuyện tình bi thảm đặt trong khung cảnh hổn độn vô xiết kể … nghĩa là vào thời Trung Hoa quốc gia, Quốc dân đảng bừng khởi (thời lọan Nạn Tướng quân hùng chiếm các tỉnh Trung Quốc) …
“Bức Màn Sơn – Tấm Voan Sơn” có đầy đủ yếu tố hình thành một thiên hùng ca, nhưng lại không nối kết được, theo phê phán của E. M. Forster, một bạn văn đồng thời với Maugham, lời văn vần với đam mê. Thiện mỹ, nhưng tâm hồn bạn vẫn lạnh nhạt.
Tình yêu điên cuồng kiểu La Tinh Nam Mỹ -Tây Ban Nha,
yêu mãi không hề phai nhat, cho đến xế chiều cuộc đời
Đây là một phim xi nê phỏng theo truyện của nhà văn Garcia Marquez, đọat giải văn chương Nobel 1982, người xứ Colombia, Nam Mỹ, chúng tôi đã trình bày kỳ trước. Tựa đề: “Tình yêu Thời Thổ tả- Love in the Time of Cholera” Marquez viết ra, thuở ban đầu mới nhập làng văn. Phim đóng tại thị trấn nhỏ bé, trồng chuối già xuất khẩu Cartagina, nơi Marquez chào đời. Kẻ đeo đuổi tình yêu rất kiên định, say mê, bị ám ảnh cùng cực. Nhưng dù có cố tâm say mê mấy đi nữa, chàng ta vẫn không chiếm nổi vật thể yêu mến này. Bao lần chàng nghe bạn tình nói: tôi không bao giờ nhượng anh đâu, ngay bây giờ, và mãi mãi.
Cần đến hai năm tròn, nhà đạo diễn Scott Steindorff tài nghệ, mới thuyết phục được Gabriel Garcia Marquez cho môn bài tác quyền quay phim “Love in the Time of Cholera” nói lên một thi ca bán chạy nhất, về yếu tố trung thành tinh thần và tình dục vào tuổi bảy mươi, còn bồng bột không kém cụ Nguyễn công Trứ nước ta (“Tân nhân dục vấn lang niên kỷ, ngũ thập niên tiền nhị thập tam: vợ mới cưới hỏi dồn dập chàng bao nhiêu tuổi, hai mươi năm trước anh hai mươi ba tuổi.”) Đây không phải là một cuộc dành co chết lịm người. Steindorff không nhảy vọt từ dinh thự thương xá Miền Trung Tây Hoa Kỳ, thực hiện công trình làm phim cho những truyện đọat giải văn chương .. Ông thú tội: Bạn đừng bao giờ họat động theo đời sống cá nhân bạn. Tuy nhiên qua tính dễ thương hay tính thành thật. Xấp chi phiếu hay vài phối hợp cả mấy lọai, nhà sản xuất cuối cùng đã tranh tiên.
Bạn hãy nhìn xem Steindorff, một nhà điều hành tuổi trung niên, mặc áo sơ mi mồ hôi nhễ nhại dưới ánh nắng biển Caribbean, một buổi sáng mùa thu, thừa thải thì giờ cho cuộc sống của mình. Đó là một điều tốt, nghĩ đên tinh chất hiệp sĩ vô vọng về nhiệm vụ ông đang làm. Dùng truyện văn chương yêu mến ngôn ngữ Tây Ban Nha và quay nó theo chuyện lãng mạn dòng chánh Hồ Ly Vọng, theo một cặp nhân duyên ngòai 30 tuổi, danh tánh không phải là Pitts hay Jolie (các tài tử hiện đang nổi danh). Phim quay ở một quốc gia mà sau 50 năm vẫn còn nội chiến tương tàn khốc liệt, vẫn còn được xem là nguy hiểm.
Nhà sản xuất nói: các bạn thân ở Hồ ly vọng cho tôi là lọan óc. Ai cũng nói tôi điên cuồng… Thế nhưng Steindorff bất cần, đóng trại quay phim ở một thi trấn châu báu thời thuộc địa thanh nhàn, mơ màng, xa cách vùng chiến địa tả tơi xứ Colombia hàng dặm, kéo theo lê thê một đòan làm phim đa quốc gia, đã thành danh, như giám đốc đạo diễn Anh Mike Newell (đã làm phim “Bốn dám cưới và một đám tang – Four Weđings and a Funeral”), giám đốc nhiếp ảnh Brasil Alfonso Beato (phim “Bà Hòang Hậu – The Queen”) nhà quay phim và viết kịch Nam Phi Châu Ronald Hardwood (“nhà Mặc Áo - the Dresser”). Nhóm đa ngôn còn gồm luôn cả Người Tây Ban Nha Javier Bardem, tài tử Ý Giovanna Mezzogiorno, tài tử Colombia John Leguizamo, các tài tử Hoa Kỳ Benjamin Bratt và Lievshreiber và tài tử Mexico lai Hoa Kỳ Laura Harring (“Phim Mulholand Drive”). Cùng với nhiều phụ diễn dù họ là tài tử dã thành danh và 6000 tùy tùng.
Lẽ dĩ nhiên, rồi đến vật liệu nguồn gốc, một trong những sách hiếm có, được các nhà bình luận cũng như công chúng quốc tế chấm điểm nhất hạng. Nguyên thủy xuất bản năm 1985 “Tình yêu Thời Thổ tả” mô tả câu chuyện tình thanh lịch của Florentino Ariza (Bardem), một tay hào hoa đeo đuổi yêu chết mệt Fermina Daza (Mezzogiorno) 50 năm trời. Fermina là một thiếu phụ xinh đẹp, thướt tha, tình cảm đóng kín mít xua đẩy Fiorentina tình yêu sôi nổi. Thay vào đó cô chịu thất thân trong ở một đám cưới trưởng giả, với một bác sĩ cũng tình cảm, nhưng chán ngắt Juvenal Urbino (Bratt).
Từ một cách ly lễ phép, nhưng cố định, Fiorentino đeo đuổi người yêu quí, qua nhiều chục năm, như chuyện cỗ xưa Dante nhiệt đới. Sau nhiều năm, ông sa ngã khêu gợi xác thịt - có đến vài trăm lần – nhưng tâm hồn ông không bao giờ nghiêng ngã tấm lòng yêu mến tận tụy đối với Fermina. Sản xuất theo hình thức mói sẽ phát hành tháng chín năm 2007.. Theo nhà sản xuất điều hành Dyland Russell, người đã thúc dục đồng nghiệp Steindorff đọc lại truyện Garcia Marquez cách đây mấy năm, tình yêu này tương tự “Romeo và Juliet”, nhưng có thêm hồi ba. Các chuyện Hồ ly Vọng về tình yêu và tình dục giữa các tĩnh mạch nổi bong gân, tuồng như phồn thịnh lại cứ mỗi hai chục năm, và phim đóng chánh yếu cho các tay ngốc nghếch hay các kẻ già nua. Tuy trên một phươngdiện nào đó, có thể biến thành những thiếu niên đáng yêu, siêu hormone, siêu tuyến tiết. Russell nói thêm là những phim hiếm hơn như “ Những Cây Cầu quận Madison – The Bridges of Madison County” thành công diễn tả hóa học phức tạp cảm xúc một chuyên tình mùa thu.
Tuy thọat tiên hòai nghi, Standorff, tuồng như tới được khúc quanh với ý kiến là phim sẽ thắng lợi với một lớp người trẻ hơn. Ông nói: điều anh chàng lo thị trường hóa phim xi nê này muốn bán cho cử tọa trẻ hơn, tỏ ra là một cú sốc cho tôi. Nhưng bạn biết không, đó là một cuốn sách rất phổ thông ở các đại học Hoa Kỳ. Cho nên tôi nghĩ rằng phim có thể lay chuyễn một cử tọa trẻ hơn. Tích sản phim phải kể đến nhản hiệu kêu gọi Garcia Marquez. Một nhà báo, một nhà văn, con sư tử đực chúa nền văn nghệ La Tinh, 79 tuổi. Một nhà viết truyện văn chương, dù sự nghiệp đã xế chiều, vẫn còn được xem trọng như là một tài tử nhạc Rock, từ Tijuana (một thị trấn biên giới Hoa Kỳ và Mexicô) đến đồng cỏ hoang dã Patagonia (miền Nam Argentina, gần vùng Nam cực).
Các sách Marquez chuyễn qua chuyện phim có một lịch sử, khi được khi thua, có lẽ vì những pho truyện này quá thiên văn chương? Vài chuyễn hướng, tỉ như Erindira (1983) của Ruy Guerra hay “No one writes to the Colonel” (năm 1999) của Arturo Rppstei, đã nhận hiểm nguy, nhưng có lợi, khi tìm ra một cái nhìn tương đương với hình ảnh ly kỳ và suy tư, mung lung khôi hài của tác giả. Thực tế huyền ảo của nhà văn, phong phú ẩn dụ lẫn lộn trong vương quốc thuân khiết óc tưởng tượng của độc giả, có vẽ như giới hạn hay trồi lên trên đầu. Một khi văn phạm xi nê trình diễn theo sát từng điểm một truyện viết.
Kéo phim lại gần nhau.
Hardwood đã thắng một giải Oscar về chuyễn dịch qua phim “Bản Dương Cầm – The Piano” của Roman Polansky (2002). Nhận thức là khi ông đọc lần đầu tiên truyện này cách đây nhiều năm, ông hòan tòan bị truyện tràn ngập, nhưng ông không bao gìờ nghĩ tới chuyện quay phim. Vì ông nghĩ rằng truyện quá phức tạp. Garcia không kiểm sóat kịch bản cuối cùng, nhưng Steindorff nói rằng ông luôn luôn hỏi tác giả, thường phải đọc những chú thích dài dòng và duyệt xét kịch bản đóng phim.
Standorff nhớ lại bản dịch thảo đầu tiên, vấn đề là ông và nhà văn đã quá trung thành sự thật truyện viết. Bạn cần đi xa hơn sách viết. Và Marquez vần cón nhiều tinh thần hài hước, cho nên cả hai dều cười rộ, cười rộ. Ngòai thách thức kịch bản phim, giám đốc Newell biết rỏ khó khăn dệt nhiều giọng nói và thể thức đóng kịch thành một phim hệ thống, tràn đầy nội dung lãng mạn, đau đớn hài hước. Họat động theo một hướng dẫn viên tiếng nói địa phương Julie Adams, các tài tử phải nói giỏi tiếng Anh theo cách nói Costeno, một giọng nói cao Tây Ban Nha, vùng biển Caribbean, phổ thông suốt dọc bờ biển phía Bắc Colombia. Dù vậy, Newell cũng thừa biết những thì thầm suốt lục địa Nam Mỹ là đáng lý ra, phim phải được đóng theo tiếng Tây Ban Nha, không phải tiếng Anh, với một giám đốc đạo diễn La tinh. Ông trả lời dịu dàng, phong nhã: thế có nghĩa là chúng tôi không được phép làm cái gì ngòai ngôn ngữ chúng tôi sao. Chúng tôi không được phép làm những kịch bản tiếng Tiệp khắc truyện “Hamlet” sao. Hay kịch bản tiếng Brasil của “Chiến tranh và Hòa Bình- War and Peace” của nhà văn Nga Tolstoi sao? Hay những phim gì khác? Chúng tôi hiểu rỏ xúc động, đó là điều quan trọng… Nhưng bạn cần một lớp tưởng tượng phụ trội đặt vào phim…
Về vị trí cốt truyện
Riêng vị trí phong phú của phim đã có thể bán được vài vé cho các tay lãng mạn trạm cuối rồi. Cách đây hàng thế kỹ, Cartegena trở nên giàu có như một thành trì những tay xâm lược – conquistadors, đem lại đây những kho tàng chiếm đọat Tân Thế Giới, chở tàu về Tây Ban Nha. Các tay xâm lược để lại một thị trần nhiều công viên thanh bình, những nhà thờ tựa hang động và gia cư phủ tòan cây bông giấy- bougainvillas. Vài cảnh quan bắt gặp trong phim, đã được thời gian và yếu tố khí hậu độn đệm, che chở hòan thiện cùng thời tiết.
Truyện của Marquez khơi dậy cái gọi là Thị Trấn Oai Hùng trong khung cảnh vĩ đại, nét đẹp của thị trấn, cũng như mùi hôi khó chịu và cơn nóng ghê hồn. Tác giả biết rỏ màn cảnh như bất cứ ai, vì đã sinh trưởng gần đấy và đã viết ra những truyện ngắn ảo tưởng khi họat động cho một nhật báo, làm biên tập viên ở Cartagena và ở cảng kế cận Baranquilla. Sinh cường thời đại chín mùi vào cuối thế kỷ 1800 cho đến thập niên 1930, nhờ các áo quần chật ních các xe lọai xưa cũ, ngay cả một sao bản tàu chạy hơi nước cho hành trình đúng khí hậu trên sông Magdalena. Trong lúc, cả hai, Firentino và Fermina già nua, cởi bỏ áo quần và những tự hào hay tự vệ gượng ép cuối cùng. Dù rằng thọat tiên, các nhà làm phim đã muốn đóng phim ở thị trấn Manaus, xứ Brasil, họ đã thay đổi ý kiến sau khi trông thấy Cartagena.
Newell nói: Có cảm giác mạnh mẽ về tinh chất chính hiệu. Bạn dạo quanh Cartagena và bạn nhận thức là Marquez đã viết về vi trí này vị trí bạn đang quay phim. Đúng là một cảm nghĩ thật lạ lùng. Khi phim đóng gần xong, nhiều tài tử ở trong trạng thái tinh thần muốn suy ngẫm về cuộc tình duyên thăng trầm và thời gian mất đi - đọat lại, lúc họ ngồi nhai miếng đu đủ rưới vài giọt chanh giấy. Đốt điều thuốc ở nhà kéo theo xe, Bardem cho rằng một trong những rào cản lớn nhất cho ba nhân vật chánh – ông ta, Bratt và Mezzogiorno là làm sao diễn tả cho đúng lứa tuổi đặc tính tình yêu của họ, qua suốt nữa thế kỷ. Ông nói bằng tiếng Anh trôi chảy nhưng không đều đặn: tương tự Thế vận hội, bạn phải chạy, bạn phải bơi lội, bạn phải đạp xe đạp. Như thể mọi sự đều đổ vào một chậu con; bạn thật sư cần phải tối thiểu đi, bỏ vào đó nhiều cố gắng, nhưng đồng thời cũng phải tổi thiểu chúng đi. Vì nếu không, sẽ không khác gì một triển lãm tài khéo léo. Cử tọa lại không muốn nhìn bất cứ một triển lãm nào cả. Nếu họ muốn, họ đã đi xem viện bảo tàng. Họ muốn thấy một cái gì chân thật, một cái gì họ muốn cột vào xúc cảm họ. Các tài tử tin rằng niềm phức tạp của Fiorentino thóat thai từ việc ông là một thể nhân cảm giác to lớn, bồng bột, nhưng cũng là một nam nhi thuần khiết tinh thần và xúc cảm lớn. Ông ta cố tâm đeo đuổi, không chỉ là một thân thể đàn bà và tiến về một tri thức cao điểm, giống như đi tìm thiênn thần vậy đó. Ngay cả sau 600 lần làm tình lang chạ, một bộ phận nào đó của Fiorentino vẫn còn trinh bạch, theo Bardem bàn luận.
Tài tử tiếp: một điều là không trung thành; điều khác là lừa dối. Có thể là rất lắc léo, hay đó có thể là một cách xin lỗi tức cười, cho ai đó lừa bịp một người khác. Trong đó đều có sự thật. “Tình yêu Thời Thổ tả” viết ra như Newell diễn đạt, theo một hình thức “thú tội” ngay tới vài yếu tố tự hồi ký hay ít nhất với hiểu biết của kẻ trong cuộc. Trong quá khứ, Garcia, từ chối phỏng vẫn về truyện này, đã cho biết là truyện cảm hứng ngẩu nhiên về cuộc vè vảng tình yêu của cha mẹ ông (đôi khi lại nói là của ông bà ông).
Newell nói rằng truyện viết hấp dẫn ông, một phần vì ông luôn luôn mong làm một phim về hôn nhân cha mẹ ông. Hôn nhân này thi hành đúng chức năng 50 năm và xuống dốc tan vỡ 5 năm sau. Ông tự nghĩ tại sao lại có thể xảy ra như vậy Marquez đã cung cấp giải pháp, theo lời Nwell là vài liên hệ đeo băng, lỏng băng và deo lại băng cho nhiều chục năm, cho đến khi băng hòan tòan tháo rời, tiết lộ những gì luôn luôn che dấu, nhưng không hề biết được. Bạn luôn luôn nhìn lại bạn trai thân thiết cũ – old boyfriends, bạn gái thân thiết cũ – old girl friends và tự nhủ đời sống sẽ ra sao, nếu bạn tiếp tục như thế. Và chính một người nào đó (Garcia Marquez) đã đưa những mối kinh ngạc này và lập ra một hội họp kín lạ lùng. Và bạn thấy tự thấy bị nuốt vào chính đời sống bạn. Giọng nói kể chuyện do một người chủ trì ngôi thứ ba, đã biến cái nhìn điên rồ con người thành một cái nhìn hài hịch, đôi khi cố thoa dịu những nổi thất vọng dữ tợn của chúng ta. Harring, cựu hoa khôi Hoa Kỳ đóng vai Sara Noriega, một trong những nhân tình vô số kể của Fiorentino, nói rằng chiếu theo điều cô ta thấy được trong phim, Newell đã thực hiện một côngviệc đáng kinh ngạc, luôn luôn gìn giữ cảm nghĩ tình yêu điên dại khôi hài. Cảm nghĩ khôi hài của Newell, luôn luôn là hiện thực, làm cho nó càng khôi hài hơn nữa. Haring nói: Nhiều người cho rằng một phim La tinh phải do một dân La tinh đạo diền. Nhưng Mike lại có cảm quan khác, vì chúng ta không muốn có một phim quá La tinh. Bạn cần nhiều trau dồi trong phim, vì nhiều điều quá ư trái ngược và bạn cần có cảm quan đó. Và chỉ có một dân Ăng lê mới có cảm quan đó, giữ cho hài kịch luôn luôn thực tế và lịch sự.
Garcia Marquez gần tuổi 60, khi viết ra truyện này và nhãn quan truyện về tình yêu dễ nhận ra, ở một người đã trải qua nhiều ki lô mét lãng mạn rồi. Trung thành lạ lùng của Fiorentino đối với Fermina, trung thành 50 năm tròn là một lý tưởng lứa tuổi trung niên, theo lời Harwood. Hối tiếc không có trong ngữ vững Marquez, vì ông sống bằng hy vọng. Và hy vọng của ông đã được thực hiện hòan mỹ.
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855218 visitors (2217961 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|