Lên mạng ngày 12/3/2010
KỸ NGHỆ THUỐC TÂY - ĐÂU LÀ SỰ THẬT
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Lan & Bác sĩ Thú Y Nguyễn Thượng Chánh
Ngày nay, thuốc men dính liền với đời sống của chúng ta, tuy vậy ít có người biết được sự thật bên trong của ngành sản xuất dược phẩm là như thế nào. Người viết xin tóm lược cái nhìn gay gắt và bi quan của Giáo Sư Jean Claude St Onge trong tác phẩm L’envers De La Pilule: «Les dessous de l’industrie pharmaceutique », Edition Écosociété (2004).
«Jean-Claude St-Onge a fait ses études de philosophie à Montréal, à Edmonton et à Aix-en-Provence. Il détient une maîtrise en philosophie de l'Université de l'Alberta et un doctorat en socioéconomie de l’Université de Paris. Il a publié La Condition humaine : Aperçu de quelques conceptions de l'être humain aux Éditions Gaëtan Morin, ainsi que plusieurs ouvrages aux Éditions Écosociété dont L’imposture néolibérale. Marché, liberté et justice sociale, ADQ, voie sans issue (en collaboration avec Pierre Mouterde), et en octobre 2004 L'envers de la pilule: Les dessous de l'industrie pharmaceutique, qui en est rendu à son cinquième tirage. Il a fait paraître de nombreux articles et des études notamment pour le Bulletin d’histoire politique»
Có nhiều điều rất đúng, nhưng xin nói rõ đây không nhất thiết là cái nhìn của người viết.
NNL-NTC
Giáo sư Jean Claude St Ongeđã phát họa ra một hình ảnh không mấy sáng sủa cho ngành kỹ nghệ thuốc tây hay dược phẩm trên thế giới.
Đây là tiếng chuông báo động dư luận về sự làm mưa làm gió của ngành kỹ nghệ có nhiều quyền lực trên thế giới nầy.
Từ nhiều thập niên qua, mọi người đều phải nhìn nhận rằng, đầu tư trong thị trường chứng khoán về dược phẩm chắc chắn là một lối kinh doanh an toàn và rất có lợi.
Thị trường thuốc tây được ước lượng trên 400 tỉ dollars/năm, và nằm trong tay của 15 tài phiệt quốc tế về kỹ nghệ dược phẩm.
Các nhà bào chế quan trọng nhất có mặt tại Montréal là: AstraZeneca, GSK Bio, Merck Frosst, Boerhinger Ingelheim, Johnson & Johnson, Bristol Myers Squibb, Laboratoire Abbott, Pfizer, Wyeth, v.v.
Thu hồi và cảnh báo không ngớt gia tăng
Gần đây, những sự thu hồi và cảnh báo một số thuốc thông thường đã làm cho người tiêu thụ hơi hoang mang. Họ hoài nghi về phương pháp xét nghiệm tính chất an toàn của một loại thuốc trước khi nó được cơ quan Santé Canada chính thức chấp thuận cho phép bán ra.
Theo Giáo Sư Jean Claude St Onge, rất nhiều loại dược phẩm đã cho thấy có vấn đề trước khi chúng được cho phép bán ra!
Các loại thuốc chống viêm sưng anti-inflammatoires non stéroidiens (AINS) là những thuốc được bác sĩ kê toa nhiều nhất thế giới để trị viêm khớp, đau lưng, đau lúc hành kinh, vân vân.
Đây là những loại thuốc quá phổ thông, cho nên chúng ta thường có ý nghĩ là chúng rất an toàn. Nhưng thực tế lại khác hẳn!
Trong những năm 1990, người ta ước đoán là có vào khoảng từ 3.000 đến 4.000 tử vong liên quan đến nhóm thuốc AINS tại Anh Quốc. Cũng trong thời điểm nầy, sự tiêu thụ thuốc AINS tại Hoa Kỳ đã làm cho 70.000 người phải nằm bệnh viện, và trong số đó có 7.000 người chết...
AINS nằm trong nhóm thuốc thường bị thu hồi nhiều hơn hết!
Các nhóm thuốc khác cũng nằm trong danh sách bị thu hồi là: thuốc kháng sinh, thuốc chống đau nhức (antalgiques) và thuốc trị trầm cảm (antidépresseurs).
Canada đứng hạng thứ 7 về thị trường thuốc men trên thế giới.
Mỗi năm, kỹ nghệ dược phẩm đã sử dụng trên 1.300 người như cobayes để test các loại thuốc mới.
Cũng theo Giáo sư St Onge, đây chẳng qua là một lối khuyến mại trá hình, nhằm mục đích khuyến khích bác sĩ kê toa cho một loại thuốc mới, dĩ nhiên là bác sĩ sẽ được đền ơn hậu hĩ bằng nhiều cách...
Và người bệnh sẽ phải tiêu thụ loại thuốc nầy trong nhiều năm liền kế tiếp.
Phần lớn, các tests thường chỉ được thực hiện trên lớp người trẻ tuổi, là lớp người mà các phản ứng phụ bất lợi của thuốc khó có thể xảy ra!
Còn phụ nữ trong lớp tuổi sinh sản cũng như trẻ em nhỏ tuổi và các cụ già, tuy rằng họ là lớp người sẽ sử dụng thuốc nói trên trong tương lai, nhưng họ lại bị…loại ra khỏi nhóm cobayes thí nghiệm (vì trong thực tế, các phản ứng phụ lại thường hay xảy ra ở những lớp người vừa kể trên).
Tất cả các tests lâm sàng (essais cliniques) thường được sắp xếp, và tổ chức sao cho có kết quả thuận lợi như sự mong đợi của kỹ nghệ dược phẩm.
Tạp chí New England Journal of Medicine cho biết, trong quá khứ có nhiều trường hợp mà kết quả thí nghiệm lâm sàng đã được sắp xếp xào nấu lại từ trước để có thể cho ra một kết quả như ý muốn của nhà sản xuất.
Nói trắng ra, là phải làm nổi bật hoặc tô đậm lên những đặc điểm tốt của món thuốc, và lờ đi những phản ứng phụ bất lợi, hoặc bỏ đi những kết quả xấu có được từ các kết quả của thử nghiệm lâm sàng.
Vì tiền hay vì sức khỏe của nhân loại?
Tại Québec, công ty Anapharm, một chi nhánh của SFBC International chuyên đảm trách tất cả các giai đoạn thử thuốc trước khi đệ nạp hồ sơ lên Santé Canada để được duyệt xét và tung món thuốc đó ra thị trường.
Anapharm thường đăng quảng cáo tuyển dụng tìm người vào nhóm thử thuốc, hay nói rõ ra là làm cobayes cho họ, lẽ dĩ nhiên là những người nầy đều được nhận tiền thù lao, ít thì đôi ba trăm đô, còn nhiều thì có thể lên đến 3.000 – 4.000$ cho một vụ... Giá càng cao thì mức độ nguy hiểm cho sức khỏe càng nhiều. Có nguy hiểm không? Chỉ có các nhà chuyên môn của Anapharm mới biết được mà thôi.
Trong quá khứ cũng đã từng xảy ra vài tai nạn cho cobayes rồi.
Anapharm thì cam đoan và bảo đảm các phương pháp thí nghiệm của họ rất khoa học, và rất an toàn chả cần phải lo lắng chi cả.
Đây là điều cũng dễ hiểu mà thôi!
Anapharm làm việc cho kỹ nghệ dược phẩm. Tất cả các quy trình, nghi thức thí nghiệm, tests lâm sàng đều do Anapharm qui hoạch, và thực hiện thế nào để cho có được kết quả “hoàn hảo” như sự mong đợi của công ty dược phẩm sản xuất ra món thuốc.
Câu chuyện về thuốc Vioxx và Paxil
*-Vioxx, thuốc chống đau nhức thuộc nhóm AINS được nhà bào chế Merck tung ra thị trường năm 1999 để mong cạnh tranh với thuốc Celebrex của Pfizer.
Trong lúc làm thí nghiệm lâm sàng, Vioxx cho thấy có nhiều phản ứng phụ rất quan trọng ở một số nhỏ bệnh nhân, nhưng người ta vẫn cứ lờ đi.
Với một ngân sách khuyến mãi trên 500 triệu dollars, Vioxx được quảng cáo như là một sản phẩm cách mạng.
Hậu quả là có từ 88.000 đến 130.000 bệnh nhân sử dụng Vioxx bị vấn đề về tim, trong số nầy có từ 30% - 40% có thể nguy đến tính mạng.
Vioxx sau đó bị cấm bán từ năm 2004!
*-Paxil, thuốc trị trầm cảm của nhà bào chế Glaxo.
Tạp chí Journal de l’Association Médicale Canadienne đã có được một tài liệu nội bộ của Glaxo, là chỉ thị nhân viên trách nhiệm của họ phải cất giữ nghiêm nhặt các tài liệu nghiên cứu nói rằng Paxil chẳng có ích lợi gì cho giới thiếu niên.
Được biết có trên 3 triệu trẻ em sử dụng Paxil tại Canada!
Vấn đề duyệt xét một thuốc mới
Tại Canada, ngược lại với Hoa Kỳ, phương cách duyệt xét (homologation) dược phẩm do Santé Canada thực hiện trong phòng kín với lý do để bảo mật thương mại.
Không một ai có quyền biết được chi tiết của biên bản của ủy ban duyệt xét.
Bí mật hoàn toàn!
Chỉ sau khi một món thuốc được chấp nhận, nhà bào chế mới cho in một tờ chỉ dẫn trong đó có tóm tắt những ích lợi của món thuốc, những điều cấm kỵ, phản ứng phụ, sự nguy hiểm cũng như liều lượng sử dụng, v.v.
Vấn đề khó nghĩ ở đây, là một phần ngân sách điều hành của ủy ban duyệt xét dược phẩm của nhà nước đều do kỹ nghệ dược phẩm tài trợ, thí dụ như trong năm 2003-2004 là 40,7 triệu dollars.
Ngoài ra, nghi vấn về vấn đề lem nhem có thể có giữa những giới chức cao cấp trách nhiệm duyệt xét thuốc với giới kỹ nghệ dược phẩm đôi khi cũng được xầm xì trong dân chúng.
Tại Québec, để khuyến khích và thu hút các nhà kỹ nghệ dược phẩm, chính phủ (tỉnh bang và liên bang) cho giới nầy được hưởng những đặc miễn thuế vụ (crédit d’impôt) rất hậu hĩ... Cứ 100$ bỏ ra đầu tư trong khảo cứu và phát triển thì có 80,50$ được miễn thuế.
Mặc dù có những đặc ân như vậy, nhưng kỹ nghệ dược phẩm vẫn tự cho phép mình cái quyền được tăng giá thuốc cao vút theo ý nào họ muốn. Giá bán của món thuốc không căn cứ trên sở phí thật sự (coũt réel) của việc khảo cứu, mà được ấn định trên giá trị món thuốc có thể phòng hay trị được một bệnh tật nào đó.
(…le prix des médicaments n’est pas déterminé par les coũts réels de la recherche, mais par la valeur qu’ils ont en matière de prévention et de traitement de lamaladie...Raymond Gilmartin, PDG de Merck).
Trong quá khứ, đã có nhiều ủy ban điều tra Canada cho biết là có vài loại thuốc được bán ra với gíá đắt cả vài trăm lần hơn giá vốn sản xuất, chẳng hạn như 1mg Vincristine, một loại thuốc đặc trị cancer máu (leucémie), bán cả chục lần đắt hơn tại Peru so với Amsterdam/Hòa Lan.
Thay tên thuốc đổi tên bệnh
Năm 1987 và 1994, tài liệu của Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, có thể ví như một loại thánh kinh của các bác sĩ tâm thần Hoa kỳ, đã cho bổ sung thêm 77 loại bệnh tâm thần mới...
Để có thể làm được việc nầy, họ chỉ cần thay đổi lại định nghĩa của một số bệnh mà thôi.
Ngày nay, chỉ cần có một cảm giác lạ nào đó là bị gán ngay cho một loại bệnh và mỗi loại bệnh thì phải có một loại thuốc riêng để trị.
Thí dụ một vài vấn đề và được định bệnh như sau:
*- Tính e thẹn nhút nhát (timidité) được gán cho là bệnh sợ xã hội, sợ đông người (phobie sociale);
*- Cháu bé bị ọc sữa tự nhiên (naturelle régurgitation) đã trở thành bệnh trào ngược thực quản (reflux oesophagien pathologique);
*- Bị stress buồn chán vì...vé số trật và trở thành bệnh (traumatisme du billet perdant);
*- Lo âu (anxiété);
*- Hội chứng tiền kinh nguyệt (syndrome prémenstruel);
*- Tình trạng áp huyết hơi cao một tí (préhypertension);
*- Tình trạng thoái hóa tự nhiên của não bộ vì tuổi già (sénescence naturelle);
*- Phụ nữ mãn kinh và hormone trị liệu (ménopause et hormonothérapie); viễn ảnh của tình trạng loãng xương (ostéoporose); tình trạng lạnh cảmcủa các bà (dysfonction sexuelle chez les femmes)…
Chỉ riêng vấn đề chót nầy, nếu các bà chỉ cần trả lời yes cho 1 câu trong số các câu hỏi dưới đây thì kể như đã bị bệnh rồi:
Các câu hỏi có thể là: -1) Năm rồi chị có cảm thấy tình trạng mất hứng xảy ra trong thời gian 2 tháng hoặc lâu hơn hay không? -2) Có giảm ham muốn tình dục libido không? -3) Có lo sợ mình không đạt được thành tích với ông xã? -4)Tình trạng lá đa khó trơn?, v.v…(difficultés de lubrification)…(Journal of the American Medical Association, 1991).
Giáo sư Jean Claude St Onge còn cho biết, chỉ có từ 3% đến 8% thuốc mới tung ra thị trường thật sự mới được xem như một tiến bộ trong trị liệu.
Các thuốc còn lại thường chỉ là thuốc nhái lại của những thuốc cũ đã có từ trước mà thôi.
Quảng cáo đáng nghi ngờ
-/ Có quảng cáo về giai đoạn mãn kinh của các bà, cho thấy như là một sự suy giảm hormone cần phải được trị liệu để cải thiện cuộc sống được tốt đẹp hơn và để mình cảm thấy mình là phụ nữ féminine hơn nữa (?)
-/ Có quảng cáo về thuốc an thần anxiolytique, cho thấy một thiếu nữ bước vào ngưỡng cửa đại học với câu: «Tất cả một thế giới mới…lo âu đang mở rộng phía trước» (?)
-/ Có quảng cáo làm cho người tiêu thụ nghĩ rằng, nếu họ mua thuốc nầy thì họ sẽ mua được tuổi trẻ cũng như sắc đẹp và luôn cả sự cường tráng về tình dục nữa (?)
Hình ảnh của kỹ nghệ thuốc Tây
+ Họ tự cho rằng họ là người tiên phuông sáng tạo ra thuốc mới. Nhưng thật sự ra, «thuốc mới» là những copies hơi thay đổi của những thuốc đã có từ trước;
+ Hướng dẫn dư luận để làm lùi bước chính phủ khi quyết định của nhà nước có vẻ bất lợi cho kỹ nghệ dược phẩm;
+ Sẵn sàng chi ra những số tiền khổng lồ để quảng cáo cho một loại thuốc mới;
+ Tung ra những thông tin đáng nghi ngờ, láo khoét nhằm thuyết phục công chúng tiêu thụ thêm thuốc;
+ Bán một sản phẩm mà họ biết chắc chắn là nó không có hiệu quả (hoặc chỉ có rất ít hiệu quả) so với các thuốc khác;
+ Hủy bỏ các kết quả thí nghiệm gây bất lợi cho họ, bằng không thì cũng tìm cách giảm thiểu hoá tác động của các phản ứng phụ của món thuốc đang được xét nghiệm.
Hù cho thiên hạ sợ: một mánh khóe khuyến mãi
Edouard Reinach - «Le marketing de la peur»
Theo tác giả E.Reinach, thì trước khi sáng chế ra một loại thuốc mới, công ty dược phẩm đã sử dụng nhiều kỹ thuật như làm thay đổi những ngạch mức (seuil) cho phép, tăng cường thêm các thí nghiệm labo, tăng cường thêm các tests xét nghiệm, v.v.
Mục đích chính là để cho người ta thấy mình bệnh và cần phải uống thuốc.
Thí dụ: bên Pháp trước kia hàm lượng cholestérol có thể chấp nhận là 260mg/dl, nay thì họ cho kéo nó xuống còn 200mg/dl.
Các labo cho biết là mỗi một test xét nghiệm hình như đã làm tăng thêm 5% số người trong diện nguy hiểm (à risque) đối với một loại bệnh nào đó, nên số thuốc tiêu thụ nhờ vậy mà cũng được tăng thêm lên.
Theo David Healy, tiến sĩ tâm lý học thì việc hù thiên hạ làm cho họ sợ bị bệnh là mánh khóe marketing rất hữu hiệu... Đó là trường hợp các bệnh rối loạn tâm thần, như rối loạn lưỡng cực trouble bipolaire, bệnh hưng trầm cảm maniaco dépressive.
Theo Dr Joel Lexchin, kỹ nghệ dược phẩm thường hay cho xác định lại ranh giới giữa tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe bình thường.
Thí dụ như Labo Pfizer cho định nghĩa lại vấn đề rối loạn cương dương ở các cụ nình ông với mục đích là để bán Viagra... Thằng nhỏ khó dạy, thì đi lấy toa mua Viagra về mà uống (chỉ có 15$/1 viên).
Lifestyle drugs: issues for debate
Joel Lexchin
Dr. Lexchin is with the Emergency Department at the Toronto Hospital and is an Associate Professor, Department of Family and Community Medicine, University of Toronto, Toronto, Ont.
The past few years have witnessed the release of a number ofhighly publicized "lifestyle" drugs, such as sildenafil (Viagra ) formale erectile dysfunction and orlistat for obesity. Other productshave had their indications extended to include situations thatusually come under the rubric "lifestyle"; for example, finasteridemay now be prescribed for male pattern baldness. The appearanceof these new products and the new uses for established drugshave raised a series of issues for physicians, for the healthcare system in terms of priorities for drug expenditures andfor society in general.
Trớ trêu thay, thuốc mới để trị bệnh mới thì cũng kéo theo phản ứng phụ mới, gây ra một thứ bệnh mới khác, và rồi cũng lại phải cần thêm thuốc mới nữa.
Rõ ràng là cái vòng lẩn quẩn!
Tao là boss
Nancy Olivieri, một nữ bác sĩ tài ba chuyên về nhi khoa tại bệnh viện nhi đồng Toronto Canada. Bệnh nhân của bác sĩ là những cháu bé đang nằm điều trị một căn bệnh di truyền thuộc về máu có tên là Thalassémie.
Đó là vào năm 1993. Thuở đó, có một phân tử có tên là défériprone vừa được các nhà bác học tìm ra dùng để trị bệnh Thalassémie. Bác sĩ Olivieri liền ký với công ty dược phẩm Apotex Research Inc. một nghi thức protocole nghiên cứu về loại thuốc vừa nêu trên.
Sau một vài thí nghiệm lâm sàng, bác sĩ thấy kết quả có vẻ khích lệ, nhưng đồng thời bác sĩ Olivieri cũng lo sợ tác dụng phụ của thuốc có thể làm cho gan bị xơ hóa (fibrose hépatique).
Là một nhà khoa học có lương tâm, bác sĩ Olivieri liền báo cáo sự kiện trên cho các các cấp chỉ huy của bà ta...
Lập tức, Apotex Research Inc. chấm dứt ngay hợp đồng nghiên cứu của bác sĩ Olivieri, và họ cho chuyển protocole nghiên cứu được tiếp tục tại một nơi khác mà chẳng màng tới lời cảnh báo của bác sĩ Olivieri...
Apotex Research Inc. còn hăm he sẽ lôi bà ta ra toà, nếu bà ta không tôn trọng thỏa ước bảo mật confidentialité đã ký trước đó. Bất chấp lời đe dọa, bác sĩ Olivieri đã đem trình bày kết quả nghiên cứu của mình trước một cuộc hội thảo về y khoa.
Hậu quả là bà ta phải trả một giá rất đắt!
Trong 6 năm liền sau đó, không biết có bao nhiêu trận chiến pháp lý đã làm bà ta vô cùng khốn đốn, và đồng thời cũng gây sự chú ý của các nhà khoa học khắp thế giới. Đau xót và chua cay nhất là trong cơn hoạn nạn nầy, bác sĩ Olivieri bị cấp chỉ huy hành chánh của bệnh viện Toronto bỏ rơi. Họ từ chối việc bênh vực và bào chữa cho bà. Lý do thầm kín là bệnh viện nhi đồng nầy là một chi nhánh của đại học Toronto, và đại học nổi tiếng nầy thì đang chờ đón để nhận món quà béo bỡ 20 triệu$$ của Apotex Research Inc. để xây cất một giảng đường mới.
Sự hỗ trợ tinh thần duy nhất mà bác sĩ Olivieri nhận được lại đến từ…Hiệp hội các giáo sư đại học.
Buồn thay cho số phận của một bác sĩ có lương tâm!
Một vài con số tại Pháp
(theo tài liệu Le Nouvel Observateur «Big Pharma en 6 chiffres» page 44, no 25 fev-3 mars 2010)
- Đối với kỹ nghệ dược phẩm, mỗi một công dân Pháp tượng trưng cho 284 euros thương vụ về thuốc men.
- 96% thuốc men giới thiệu bởi các công ty dược phẩm năm 2008 không cải thiện được sức khỏe.
- Tại Pháp, 1/5 số nhân viên của kỹ nghệ dược phẩm là những trình dược viên (visiteurs médicaux).
- Mỗi năm, các bác sĩ gia đình (généralistes) tiếp trung bình 333 lần viếng chào hàng của trình dược viên.
- Kỹ nghệ dược phẩm chi tiêu 24,4% thương vụ vào việc khuyến mãi so với 13,4% dùng cho việc khảo cứu.
- Một bác sĩ có thể làm cố vấn cho một nhà bào chế với tính cách hảo ý (gracieusement), hoặc được nhận 600.000 euros tiền thù lao.
Kỹ nghệ thuốc tây và đại dịch cúm A(H1N1)
Kỹ nghệ dược phẩm đã trúng được một vố quá to!
Báo L’Humanité tháng Janvier 2010 có đăng bài:Grippe A: «Ils ont organisé la psychose» (Cúm A: Họ đã tạo ra tình trạng tẩu hỏa nhập ma),tố cáo sự cấu kết giữa kỹ nghệ dược phẩm , Tổ chức Y tế Thế giới OMS, và các ủy ban chuyên môn về dịch tể học của các cường quốc Âu Mỹ trong biến cố dịch cúm A(H1N1) năm 2009.
Bác sĩ Wolfgang Wodarg là một nhà dịch tể học épidémiologiste, đã được ủy ban Y tế Âu châu đề cử để làm sáng tỏ vấn đề lem nhem trong việc chủng ngừa cúm A(H1N1) vừa qua.
Ông ta cho biết, đây là một âm mưu có tính toán trước giữa kỹ nghệ dược phẩm và Tổ chức Y tế
Thế giới OMS, mà bác sĩ Margaret Chan là Chủ tịch...
Klaur Stohr, giám đốc xếp sòng Bộ phận Dịch tể học của OMS, trong thời điểm dịch cúm gà H5N1, đã đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch dự trù ban bố tình trạng pandemy.
Sau đó, ông ta nhảy qua đầu quân cho công ty dược phẩm Novartis.
OMS có 2 ủy ban cố vấn về dịch cúm heo: Groupe H1N1 và SAGE (Strategic Advisory Group of Experts).
Albert Osterhaus vừa là cố vấn cho bộ Y tế Hòa Lan vừa là thành viên của Group H1N1 thuộc OMS. Chính ông ta là chủ chốt tiên đoán ra những con số tử vong phóng đại trong trường hợp xảy ra pandemy. Được biết ông ta còn nắm 10% cổ phần của nhà bào chế Viroclinics Bioscience, chuyên cung cấp dịch vụ cho các labo sản xuất vaccin cúm.
Đây đúng là một trường hợp conflict of interest (xung khắc về quyền lợi).
Bạn ông ta là M.Eskola, một thành viên SAGE của OMS cũng nhận được tài trợ khảo cứu 6,3 triệu euros từ labo GlaxoSmithKline (nhà sàn xuất vaccin H1N1 Pandemrix).
Trong các ủy ban cố vấn chuyên môn (conseillers experts) về dịch cúm A(H1N1) cho các chánh phủ của nhiều quốc gia, thì cũng lòi ra rất nhiều người có liên hệ mật thiết về quyền lợi với các đại tài phiệt dược phẩm.
Khi dịch cúm heo A(H1N1) vừa mới bộc phát tại Mexico vào tháng năm 2009, Tổ chức Y tế Thế giới đã nghĩ đến kế hoạch chủng ngừa đại trà (vaccination de masse) trên thế giới một khi trường hợp họ bắt buộc phải tuyên bố pandemy.
Từ năm 2006 lúc dịch cúm gà H5N1 đang tung hoành Á Châu, Hoa Kỳ đã lo xa nên ký thỏa thuận ngầm với nhiều công ty dược phẩm cho phép họ sản xuất ngay lập tức vaccin cúm khi tình trạng pandemy được OMS ban bố ra.
Báo Nouvel Observateur số 25 février 2010 cho biết vào tháng 5/2009, OMS đã cho sửa lại định nghĩa của pandemy như sau «Đại dịch cúm toàn cầu hay pandemy được xác định khi có sự xuất hiện của loại virus mới mà dân chúng chưa có được miễn nhiễm»
Theo định nghĩa mới nầy, thì kỳ lạ thay, số tử vong và số người nhiễm bệnh không được OMS quan tâm đến.
Courant mai 2009, l'OMS change sa définition : "Une pandémie de grippe se caractérise par l'apparition d'un nouveau virus de la grippe contre lequel la population humaine n'est pas immunisée." L'allusion au "nombre énorme de morts et de malades" a étrangement disparu
Faut-il croire les experts ? Le Nouvel Observateur Sem du 25 fev au 03 mars 2010
Lúc bấy giờ, 12 nước trong đó có Anh Quốc và Trung Quốc là những quốc gia đã cực lực phản đối việc thay đổi định nghĩa pandemy, nhưng OMS cũng lờ đi.
Juillet 2009, bác sĩ Thomas Jefferson, một nhà dịch tể học lỗi lạc của Anh Quốc đã tuyên bố trong tờ tuần báo Đức Der Spiegel:
«Quyết định của OMS được thúc đẩy bởi lý do tiền bạc, và cho thấy có việc xào nấu lại sự kiện nhằm tạo nên tình trạng lo sợ trong dân chúng.
Rất rõ ràng là OMS đã cố tình đơn giản hóa cái định nghĩa pandemy một thời gian không lâu trước khi đại dịch cúm toàn cầu xuất hiện ra. Người ta có cảm tưởng là kỹ nghệ dược phẩm chỉ chờ có ngày đó mà thôi»
Kết luận
Thực tế cho thấy kỹ nghệ dược phẩm len lỏi và có mặt hầu như khắp mọi nơi.
Họ tung tiền không tiếc rẻ để tài trợ các công trình khảo cứu khoa học, cũng như các buổi hội thảo, tu nghiệp formations continues,conférences, séminaires chuyên môn cho các bác sĩ và dược sĩ, kèm theo tiệc tùng hoặc quà cáp, thậm chí đôi khi còn có những chuyến du lịch nầy nọ nữa.
Họ có mặt trong các đại học y nha dược, trong các trung tâm khảo cứu, trong các bệnh viện, trong các phòng mạch bác sĩ và trong các dược phòng...
Họ cấp học bổng, phát giải thưởng bằng hiện kim cho các sinh viên dược khoa ưu tú.
Đôi khi, họ còn cài người vào nắm giữ các chức vụ then chốt trong các guồng máy của chánh phủ như Bộ y tế, Health Canada, FDA, v.v.
Nhưng quan trọng và đáng ngại hơn hết, là họ cũng có mặt luôn cả trong cơ quan trách nhiệm trong coi sức khỏe cho cả nhân loại, đó là Tổ chức Y tế Thế giới OMS thuộc Liên Hiệp Quốc.
Nói tóm lại, chung qui cũng chỉ vì tiền và tiền $$$ mà thôi!
Tham khảo:
- Marie-eve Cormier. Dorer la pilule 13/1/2005
- Chartrand St Louis. L’envers de la pilule (JC St Onge) 23/5/2007
- Claire Favre. Les dérivés de l’industrie de la santé (JC St Onge) 29/10/2007
- JC St Onge. L’envers de la pilule, mythes et réalités 13/6/05
- Dược sĩ Nguyễn Ngọc Lan & Bác sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh. Thuốc men những điều mà họ không dám nói ra. Vietbáo. Online
- Protégez Vous, Mars 2010. L’OMS au banc des accusés