MỤC LỤC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hai giống lúa VN nổi tiếng |
|
|
Lên mạng ngày 28/9/2010
Hai Giống Lúa Việt Nam Nổi Tiếng Thế Giới:
Tẻ Tép Và Lúa Chiêm
T .S. Trần Văn Đạt
Lúa gạo là thức ăn căn bản của dân tộc Việt Nam, châu Á và hơn 3 tỉ người hay phân nửa dân tộc thế giới. Cây lúa rất dễ trồng nên có thể sinh trưởng khắp nơi trên địa cầu, ngoại trừ biển hồ, sông rạch, sa mạc và vùng băng giá. Hiện nay có độ 120.000 giống lúa được tồn trữ và bảo quản tại Viện Thí Nghiệm Lúa Quốc Tế (IRRI) ở Los Banos, Philippines. Trong số này, hai giống lúa có nguồn gốc Việt Nam rất nổi tiếng thế giới, đặc biệt trong giới nghiên cứu và các chuyên gia lúa gạo quốc tế, do bản chất đặc biệt của chúng; nhưng nhiều người Việt Nam không biết đến. Đó là giống lúa Tẻ Tép có khả năng kháng chống bệnh cháy lá (hay còn gọi bệnh đạo ôn ở Miền Bắc) (Pyricularia grisea và dưới dạng hữu tính gọi làMagnaporthe grisea), với mức độ cao ở nhiều nơi trên thế giới, cung cấp cho nhân loại nguồn gen tuyệt hảo chống kháng bệnh này trong nhiều thập niên qua. Trong khi giống lúa Chiêm, nguồn gốc Chiêm Thành, là loại lúa sớm, chịu hạn cao và không có quang cảm nên đã giúp nông dân Việt Nam canh tác 2 vụ mỗi năm cách nay khoảng 2000 năm hoặc hơn và giúp Trung Quốc giải quyết nạn nhân mãn và đói trầm trọng vào đầu thế kỷ 11.
Lúa Tẻ Tép
Giống lúa Tẻ Tép không rõ nguồn gốc, nhưng được trồng ở Việt Nam từ miền Bắc vào Nam trong nhiều thế kỷ. Vào Thế Chiến thứ 2, người Nhựt đã thu thập một số giống lúa địa phương, gồm lúa Tẻ Tép ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đem về Nhựt thử nghiệm (Trần Văn Đạt, 2002). Kết quả đánh giá các giống lúa thu thập này không có báo cáo chính thức; và lúa Tẻ Tép không được dùng trong các chương trình lai tạo giống của Nhựt sau đó, có lẽ vì giống này thuộc loại lúa indica làm ảnh hưởng đến chất lượng gạo japonica (sinica) nếu được dùng trong lai tạo giống. Vào cuối thập niên 1960s, các chuyên gia Nhựt báo cáo lúa Tẻ Tép có ít nhứt 4 gen kháng bệnh cháy lá (Inukai et al., 1995). Điều này có lẽ do các báo cáo về kết quả kháng bệnh cháy lá nổi bật của Tẻ Tép trong chương trình “Nương Mạ Bệnh Cháy Lá Quốc Tế ” (International Blast Nursery-IBN) do FAO bắt đầu thực hiện trong 1961, sau đó chuyển giao cho IRRI.
Trong Chương Trình Nương Mạ này, nhiều giống lúa kháng bệnh cháy lá trên thế giới được các chuyên gia đưa vào thí nghiệm chung và theo dõi nhiều năm tại nhiều quốc gia trồng lúa, từ châu Á đến châu Phi, châu Mỹ La Tinh và châu Âu. Việt Nam đã gởi một số giống tham dự Nương Mạ Quốc Tế này, trong đó có lúa Tẻ Tép và Nàng Chệt Cục (gống kháng bệnh hạng nhì sau Tẻ Tép). Năm 1970, với đà bành trướng mạnh của lúa cao năng Thần Nông, các giống lúa địa phương bị thay thế và biến mất dần, Sở Lúa Gạo thuộc Bộ Canh Nông Miền Nam đã phối hợp cùng các Ty Nông Nghiệp tỉnh thu thập nhiều giống lúa cổ truyền để bảo tồn. Vào tháng 5 -1970, 312 giống lúa địa phương, gồm lúa Tẻ Tép, được gởi qua Viện Lúa IRRI tại Philippines để đánh giá và lưu trữ, ngoài công tác bảo tồn giống lúa ở Trung Tâm Thí Nghiệm Lúa Long Định (50 ha) và 7 Trại thí nghiệm lúa (10-15 ha mỗi trại) rải rác của Miền Nam (Thừa Thiên, Phú Yên, Ninh Thuận, Long An, Cần Thơ, Long Xuyên và Sóc Trăng (Bãi Sàu)). Trong số giống lúa gởi qua IRRI đánh giá, chỉ có 241 giống lúa hội đủ tiêu chuẩn để được bảo tồn lâu dài tại Viện này (Trần Văn Đạt, 2002). IRRI tiếp tục cuộc nghiên cứu đánh giá lúa Tẻ Tép và xác nhận giống lúa này có gien kháng bệnh cháy lá lúa cao, rất quý giá cho các chương trình cải thiện giống thế giới (Ou, 1979).
Cũng cần nêu ra đây công tác bảo quản gien ở Việt Nam đã được khởi sự từ năm 1910 trong thời Pháp thuộc. Sau khi được thành lập năm 1913, Trung Tâm Thí Nghiệm Lúa đầu tiên của Việt Nam ở Cần Thơ, với diện tích ban đầu 20 ha sau tăng lên 44 ha và điều khiển bởi Kỹ Sư Nông Vụ Trần Văn Hữu (sau này làm Thủ Hiến Nam Phần), đã thực hiện công tác bảo tồn hàng năm nhiều giống lúa cổ truyền, qua chương trình tuyển chọn giống lúa bằng “dòng thuần”. Trung Tâm này cũng thực hiện một cuộc lai tạo giống lúa đầu tiên vào 1917 giữa giống Caroline du nhập từ Java, Indonesia và giống lúa địa phương Tàu Hương (Carle, 1927). Mỗi năm Trung Tâm Thí Nghiệm Lúa Cần Thơ cung cấp từ 60 đến 80 tấn giống tốt cho các tỉnh trồng lúa xuất khẩu và đã tuyển chọn và phóng thích nhiều giống lúa nổi tiếng được trồng đại trà như: Ba Trăng, Bông Dừa, Bông Dâu, Cà Đung, Huê Kỳ, Móng Tay, Nàng Gồng, Nàng Quớt Trắng, Nàng Ngọc Chùm, Rạ Niêu, Rạ Chùm… (Trần Văn Hữu, 1927).
Bệnh cháy lá lúa (Hình 1) là một bệnh nguy hiểm, phổ biến khắp nơi trên thế giới (85 nước) cho cả lúa indica (vùng nhiệt đới) và japonica (hay sinica) (vùng ôn đới), làm năng suất giảm từ 1-50% (Scardaci et al., 1997). Bệnh này được phát hiện sớm nhứt có lẽ ở Trung Quốc vào 1637, Nhựt Bổn 1704 và Ý 1828. Trong Thế Chiến II, Mỹ và Nga đã dùng loại nấm này như vũ khí sinh học (Wikipedia: Magnaporthe grisea… Cây lúa thường bị nhiễm bệnh từ giai đọan mạ non đến thời kỳ đâm chồi, trổ đòng và trổ gié. Do khí hậu thuận lợi, bệnh cháy lá thường xảy ra ở Miền Bắc, so với các vùng khác trong nước. Hiện nay, chỉ có giải pháp bằng giống kháng bệnh được các chuyên gia đặc biệt chú ý đến, còn dùng thuốc diệt khuẩn (blasticides) rất hiếm, tốn kém và không thực tế tại các nước đang phát triển. Bệnh cháy lá khó trị vì có nhiều dòng bệnh di truyền (pathogenic races) khác nhau liên tiếp thay đổi theo mùa và địa điểm, cho nên các giống kháng bệnh này khó được ổn định lâu bền.). Bệnh cháy lá làm thế giới thiệt hại hàng năm độ 5 tỉ Mỹ kim. Tại Việt Nam, có 64.000 ha bị nhiễm bệnh này tại 22 tỉnh trong 2004 (Hải Đăng, 2004). Bệnh thường xuất hiện khi điều kiện khí hậu và canh tác thuận lợi, như nhiệt độ ở giữa 18-23oC, ẩm độ trên 90% trong hơn một tuần lễ, giống lúa dễ nhiễm bệnh, dùng phân đạm cao,
Triệu chứng của bệnh do loại nấm Magnaporthe grisea sản xuất ra những đốm trên lá, cổ lá, đốt thân, gié, hạt lúa, và gần đây trên rễ, nhưng không có trên bẹ lúa (Hình 1). Các đốm này có hình thoi mà hai đầu hơi nhọn, ở giữa đốm có màu xám hay trắng nhạt và bìa vành màu nâu hay nâu đỏ. Bệnh nặng với nhiều đốm cháy có kích thước đến vài cm trên lá lúa và làm biến mất diệp lục tố. Vì thế, các chuyên gia lai tạo giống quốc tế tìm các gien chống kháng bệnh này lâu dài. Năm 2002, bản đồ genome cây lúa được hoàn tất, với ước lượng 33.000-55.000 gien (con người có 35.000 gien) (Trần Văn Đạt, 2005). Năm 2005, bản đồ genome của nấm Magnaporthe grisea được hoàn tất và ước lượng có 11.000 gien. Hai thành tựu khoa học ngoạn mục này tạo cơ hội tốt đẹp cho các nhà bệnh học thảo mộc và di truyền tìm giải pháp thích ứng ngăn ngừa và tiêu diệt loại bệnh nguy hiểm, khó trị này.
|
|
|
Hình 1: Bệnh cháy lá, cổ gié và cổ lá lúa (Scardaci et al., 1997)
|
Lúa Tẻ Tép đã được nghiên cứu và xác nhận có ít nhứt 4 gien chống kháng bệnh cháy lá (Pi-kh, Pi-1, Pi-ta và Pi(t)) (Inukai et al., 1995), là một nhân tuyển tốt cung cấp nguồn gien cho công tác lai tạo giống tại nhiều quốc gia. Giống lúa IR 64 của IRRI được trồng độ 10 triệu ha ở châu Á, có gien Tẻ Tép kháng bệnh cháy lá. Thế giới còn có các giống lúa khác kháng bệnh cháy lá, như Moroberekan của Phi Châu; Tadukan, Norin 22 của Nhựt; Pusur, Co1 của Ấn Độ; H4, H5 của Sri Lanka; Dawn của Mỹ v.v.; nhưng đa số các giống này chỉ có khả năng kháng bệnh tại một vài nơi hoặc ít năm mà thôi (vertical). Trong khi đó, giống lúa Tẻ Tép có tính chất kháng bệnh rộng rãi hơn ở các lục địa khác nhau trong nhiều năm liên tiếp (horizontal). Đó là ưu điểm vượt trội làm giống lúa Việt Nam nổi tiếng trong giới nghiên cứu lúa gạo quốc tế:
...
Một loài lúa vô danh nơi bản xứ
Nhưng tuổi tên lừng lẫy khắp năm châu!
Lúa xanh màu, mộc mạc, sống đồng sâu
Từng tắm gội nước trời vùng đất thép
Từng tôi luyện mang tên loài Tẻ Tép
Vươn vùng lên đề kháng lực đa phương
Trải muôn đời, gieo phấn rải hoa hương
Dù thân lá ốm mòn tư phong thẳng
Dù đất xám khô cằn chồi chắc rắn
Vốn trời sinh kháng chống cháy lá vàng
Mối hiễm nguy từng đột phá mùa màng
Làm hao mất hàng nuôn ngàn tấn thóc!
Chẳng buông tha dù mạ non vừa mọc
Bởi lòng tham mưu diệt hóa giống nòi!
Chỉ... lúa Tép năng lực kháng tuyệt vời
Đứng hàng đầu, gien di truyền chống kháng!
Như truyền thống người Việt Nam ngời sáng!
Lúa Chiêm
Lúa Chiêm được du nhập từ nước Chiêm Thành và trồng ở đồng bằng sông Hồng cách nay độ 2.000 năm hoặc hơn. Nhờ đặc tính không có quang cảm, nghĩa là không có phản ứng với ngày dài hay ngày ngắn trong năm, loại lúa này có thể trồng bất cứ thời gian nào suốt năm; nên nông dân có thể làm lúa hai mùa để giải quyết nạn nhân mãn vào đầu Công Nguyên. Tục ngữ có câu:
“Lúa Chiêm là lúa vô nghì,
cấy trước trổ trước không kỳ đợi ai”.
Ngoài ra, lúa Chiêm còn được nhắc đến trong lề lối canh tác cổ truyền ở các tình Miền Bắc và Trung Phần, qua các ca dao, tục ngữ lan truyền trong dân gian nhiều thế hệ, như sau (Chu Xuân Diên, 1975):
- Mùa nứt nanh, Chiêm xanh đầu (ngâm hạt giống).
- Mạ Chiêm ba tháng không già (do lạnh),
mạ Mùa tháng rưởi ắt là không non.
- Vụ Chiêm em cấy lúa Di,
vụ Mùa lúa Dé, sớm thì Ba giăng.
- Mùa ruộng cao, Chiêm ao lấp.
- Chiêm chết se hè chết đọng.
- Lúa Chiêm thì cấy cho sâu
lúa Mùa thì gãy cành dâu là vừa.
- Lúa Chiêm đào sâu chôn chặt
lúa Mùa vừa đặt vừa ăn.
- Lúa Chiêm mà thả kín bèo
như con nhà nghèo trời đổ của cho.
- Mạ Chiêm không có bèo dâu
khác nào như thể ăn trầu không vôi.
- Được Mùa quéo, héo mùa Chiêm.
- Tỏ trăng mười bốn được tằm,
tỏ trăng hôm rằm thì được lúa Chiêm.
- Chiêm nam, Mùa bắc.
- Gió đông là chồng lúa Chiêm,
gió may gió bấc là duyên lúa Mùa.
- Chiêm se, ré lụi.
- Lúa ré là mẹ lúa Chiêm.
- Chiêm thối cỏ, Mùa nỏ đất.
- Ruộng cao trồng màu, ruộng sâu cấy Chiêm.
- …
Giống lúa này đã tạo ra cuộc Cách Mạng Xanh ở đồng bằng sông Hồng cách nay hai thiên kỷ. Trong cuộc Cách Mạng này, cơ cấu trồng lúa chuyển đổi từ một thành hai vụ mùa mỗi năm, canh tác thâm canh hơn, sản xuất tăng gia gấp bội; nhờ vào hệ thống tưới tiêu, đê đập bành trướng; do đó sản xuất lương thực trong nước tăng gia đáp ứng thỏa mãn nhu cầu dân chúng. Trước đó, ở đồng bằng sông Hồng, các giống lúa truyền thống có nhiều quang cảm chỉ được trồng một vụ mà thôi: lúa mùa từ tháng 5 đến 10 âm lịch (còn gọi lúa tháng 10). Nhờ có lúa Chiêm, vụ lúa thứ hai, được gọi “vụ Chiêm” gieo tháng 11, cấy cuối tháng 12-1 và gặt vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 dương lịch (vụ Đông-xuân hay lúa tháng 5). Thật ra, lúa Chiêm là giống lúa sớm từ 90 đến 100 ngày. Nếu lúa trồng trong mùa lạnh thời gian sinh trưởng dài thêm. Chẳng hạn, lúa Thần Nông 8 được trồng trong miền Nam chỉ có 130 ngày, nhưng trồng ở miền Bắc trong vụ Đông-xuân có khí hậu lạnh hơn, chu kỳ sinh trưởng từ gieo hạt đến thu hoạch là 180 ngày!
Theo Di Vật Chí của Tàu: “Lúa ở Giao Chỉ mỗi năm trồng hai lần, về mùa hạ và mùa đông”. Lúa mùa hạ là vụ Mùa và lúa mùa đông là vụ Chiêm. Nhiều sử sách Tàu trong thế kỷ II và III cũng ghi chép như thế. Vài nơi của tỉnh Quảng Nam và Bình Định hiện nay còn trồng giống lúa Chiêm, lúa địa phương, trong tháng 5 và gặt vào tháng 9.
Lúa Chiêm có nguồn gốc từ Chiêm Thành (hay Champa) ở miền Trung Việt Nam ngày nay. Nước này được thành lập từ năm 192 sau Công Nguyên, chịu ảnh hưởng mạnh của nền văn minh Ấn Độ, nhứt là Ấn Độ Giáo (Hindu) và để lại nhiều công trình kiến trúc độc đáo trong vùng Đông Nam Á. Cho nên, lúa Chiêm có thể được du nhập từ Ấn Độ để trồng trên dãy đất miền Trung trước Công Nguyên, sau đó được mang đến châu thổ sông Hồng. Sự di chuyển của lúa Chiêm không ngừng ở đây và còn tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ XI. Trong đời Tống (960-1279), vùng châu thổ sông Dương Tử, nôi trồng lúa lớn nhứt của Trung Quốc, bị hạn hán và đói kém trầm trọng lâu ngày; cho nên vào năm 1010, vua Tống Chân Tôn (1000-1022) ra lệnh du nhập lúa Chiêm từ phương Nam để trồng thử ở tỉnh Phúc Kiến (Chang, 1985 và Greenland, 1997). Với kết quả thử nghiệm tốt, năm 1012, vua Tống ra lệnh mang 30.000 giạ lúa Chiêm từ vùng này trồng khắp thung lũng sông Dương Tử để cứu đói. Đến đời nhà Minh, các tỉnh phía Nam từ Triết Giang, Phúc Kiến đến Hải Nam đều trồng các giống lúa Chiêm. Mặc dù hạt gạo có ít gluten làm hạt cơm cứng hơn gạo truyền thống, không thích hợp với khẩu vị người Tàu (cơm dẽo hơn), nhưng sau nhiều năm trở thành thói quen và người dân chấp nhận. Việc nhập nội giống lúa Chiêm đã mở ra trang sử nông nghiệp mới tại Trung Quốc, mà nhiều người còn gọi là cuộc Cách Mạng Xanh của nước này. Nhờ ưu thế giống sớm, chịu đựng hạn hán và không quang cảm, giống lúa Chiêm giúp Trung Quốc không những khắc phục nạn đói mà còn mở ra kỷ nguyên phát triển nền nông nghiệp thâm canh, chủ yếu bành trướng thủy lợi, khai thác lúa bậc thang và luân canh, gồm cả lúa hai ba vụ mùa.
Sách sử và tài liệu Tàu cố tránh sự kiện du nhập giống lúa Chiêm từ Việt Nam, do dị ứng tự tôn cố hữu. Họ cho rằng vua Tống sai người đem vàng bạc, châu báu sang nước Chiêm Thành để đổi lấy lúa Chiêm; nhưng theo vài chuyên gia (Greenland, 1997) người Tống có thể du nhập lúa Chiêm qua trao đổi thương mại với Việt Nam để trồng lần đầu tiên ở tỉnh Phúc Kiến thuộc hữu ngạn sông Dương Tử, vì hai hai vùng đất này rất gần nhau và lúa Chiêm đã được trồng ở đồng bằng sông Hồng cả ngàn năm trước trong thời kỳ Bắc thuộc! Ngoài ra, ở Trung Quốc lúc đó gọi giống lúa Chiêm là “lúa rẫy Annam”, “Lúa Tiên” hoặc “lúa 60 ngày” hoặc “lúa vàng 100 ngày” (Ho, 1969).
Theo Lê Quý Đôn (2003), lúa Chiêm được mang vào đất Trung Quốc thế đầu kỷ 11 có nhiều loại giống: Lúa tẻ có lông Tiên tử hay còn gọi là Hồng liên có hạt thóc to, lòng đỏ, trấu cũng đỏ. Gạo hạt nhỏ, trắng, cấy tháng 4 gặt tháng 6, chín sớm gọi giống lúa “60 ngày”. Gạo đỏ chín trễ hơn gọi là lúa “80 ngày”. Lại có giống muộn hơn nữa gọi là lúa “100 ngày” (Ho, 1969 và theo Bùi Huy Đáp, 1980). Dĩ nhiên, các giống lúa Chiêm nêu trên cũng có mặt ở Miền Trung và Miền Bắc vào thời kỳ này, tuy nhiên chúng khác với các giống lúa Chiêm đã du nhập vào đồng bằng sông Hồng trước đó đến 10 thế kỷ.
Vụ Chiêm thường cho năng suất rất thấp, khoảng 2-3 t/ha với các giống lúa cổ truyền, trong khi vụ Mùa đạt từ 4-6 t/ha. Vì thế, trong thập niên 1960s, vụ Xuân được bắt đầu thử nghiệm để thay thế dần vụ Chiêm quá dài (7-8 tháng) mà năng suất lại kém. Nay vụ Xuân đã trở thành vụ chính và thay thế hầu hết vụ Chiêm cổ xưa đã có 2.000 năm lịch sử. Sự kiện này xảy ra gần đồng bộ với thời kỳ phổ biến giống lúa Thần Nông trong cuộc Cách Mạng Xanh ở Miền Nam, khởi sự bộc phát mạnh từ vụ mùa 1968-69.
Trần Văn Đạt, Ph.D
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
(1) Bùi Huy Đáp. 1980. Các giống lúa Việt Nam. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 563 tr.
(2) Chang, T.T. 1985. Crop history and genetic conservation.: Rice- A case study. Iowa State Journal of Research, 59 (4):425-455.
(3) Chu Xuân Diên. 1975. Tục ngữ Việt Nam. Nxb. Khoa học Xã hội.
(4) Greenland, D.J. 1997. The sustainability of rice farming. IRRI and CAB International, pp 273
(5) Hải Đăng. 2004. Nhiều diện tích lúa bị bệnh đạo ôn. Việt Báo (theo Tuổi Trẻ) (http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nhieu-dien-tich-lua-bi-benh-dao-on/40017694/157/).
(6) Ho, P.T. 1969. Early-ripening rice in Chinese history. Economic History Review, the Univ. of British Colombia, IX:200-218.
(7) Lê Quí Đôn. 2003. Vân Đài Loại Ngữ do Phạm Vũ và Lê Hiền dịch và chú giải. NXB Nhà sách Tự Lực, Nam Cali, 539 tr.
(8) Scardaci, S.C., R.K. Webster, C.A. Greer, J.E. Hill, J.F. Williams, R.G. Mutters, D.M. Brandon, K.S. McKenzie, and J.J. Oster. 1997. Rice blast: A new disease in California. Agronomy Fact Sheet Series 1997-2 http://www.plantsciences.ucdavis.edu/uccerice/AFS/agfs0297.htm
(9) Trần Văn Đạt. 2002. Tiến trình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam: từ thời nguyên thủy đến hiện đai. NXB Nông Nghiệp, Sài Gòn, trang 36-37.
(10) Trần Văn Đạt. 2005. Sản Xuất Lúa Gạo Thế Giới - Hiện trạng và khuynh hướng phát triển trong thế kỷ 21. NXB Nông nghiệp, Sài Gòn, 502 trang.
(11) T. Inukai, D. L. Viet , T. Imbe , R. S. Zeigler , T. Kinoshita and R. J.Nelson. 1995.Identification of a fourth blast resistance gene in the Vietnamese indica cultivar
Tetep. Rice Genet. Newsl., 12:237-238.
(12) Ou, S.H. 1979. Breeding rice for resistance to blast-A critical view. In Proceddings of the Rice Blast Workshop, held in 1979, Los Banos, Philippines, IRRI, p 82-137.
|
Trở lại Trang Khoa Học
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 861064 visitors (2232322 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|