TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Dị ứng với thực phẩm
 
Lên mạng ngày 6/1/2010

Dị Ứng Với Thực Phẩm
 
 NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH, DVM
 
 
Keywords : Allergie alimentaire, food allergens, anaphylaxy
 
 
            Dị ứng (allergie) là một phản ứng khác thường của cơ thể trước một chất lạ.  Chất nầy được gọi là protéine allergène, kích thích hệ miễn dịch để gây ra phản ứng dị ứng.  Phản ứng có thể được biểu hiện từ dạng rất nhẹ như làm đỏ da, chảy nước mũi, ngứa ngáy dạng rất nặng gây khó thở và có thể chết.
 
            Trường hợp nầy khoa học gọi là hiện tượng quá mẫn (réaction anaphylactique), rất nguy hiểm. Dị ứng có thể gây nên bởi thực phẩm, bởi thuốc men, hoặc sau khi bị sâu bọ, côn trùng, ong, chích phải hoặc đôi khi do thời tiết gây ra, v.v...
 
             Phản ứng dị ứng cũng còn có thể xảy ra do khi chúng ta hít thở hoặc tiếp xúc với hóa chất lạ, với mỹ phẩm, với cao su hoặc plastic, với lông chó, lông mèo, hoặc với một loại nhụy phấn hoa (pollen) nào đó. 
 
             Dị ứng có tính cách cá biệt riêng rẽ cho từng người. Một người có thể bị dị ứng đối với nhiều chất khác nhau.  
 
           Tại Canada, đa số phản ứng dị ứng thường được gây ra bởi 1 trong 9 loại allergènes sau đây: đậu phọng (arachides, peanuts), hạt dẻ (noix, nuts), hạt mè (graines de sésame), sữa, trứng gà, cá tôm sò ốc, đậu nành (soja, soybean), bột mì (blé, wheat)sulfites (sulphites).
 
 
Dị ứng xảy ra bằng cách nào? 
 
Khi tiếp xúc với một chất gây dị ứng (allergène), cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra trong máu một loại kháng thể (anticorps) đặc biệt gọi là Immunoglobuline E (IgE)... IgE sau đó sẽ bám vào tế bào mastocytes (mast cells) là một thành phần của mô liên kết nằm dưới da cũng như tại vùng niêm mạc (hô hấp, tiêu hóa, mắt, mũi, v.v…).
 
Để cho hiện tượng dị ứng đối với một chất có thể xảy ra thì cơ thể cần phải được cảm ứng (sensibiliser) trước đó nghĩa là trong quá khứ hoặc lúc nhỏ nó đã có tiếp xúc với thức ăn hoặc chất lạ allergène đó rồi. Trong lần tiếp xúc đầu tiên nầy, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể IgE và bám vào mặt ngoài của các tế bào mastocytes.
 
Trong tương lai, khi chúng ta ăn một thực phẩm có chứa allergène lạ nói trên thì kháng thể IgE sẽ dễ dàng nhận biết và khơi màu cho tế bào mastocytes giải phóng các hóa chất trung gian (médiateurs chimiques), mà quan trọng nhất là chất histamine.
 
Chính histamine điđến các mô, bám vào các thụ thể (recepteur) H1 hiện diện hầu như khắp nơi trong cơ thể để gây ra các phản ứng viêm sưng (inflammation), tăng sức thẩm thấu của các mạch máu nhỏ, làm đỏ da, gây phù thủng (oedème), ngứa ngáy, chảy nước mắt nước mũi, khó thở...
 
Ngoài ra, một loại thụ thể khác là H2 nằm trong dạ dầy và có nhiệm vụ trong việc tiết chất acide chlorhydrique.
 
 
Khi bị dị ứng thì có những biểu hiện gì?
 
           Dị ứng có thể rất nhẹ hoặc rất nặng, thường xảy ra nhanh chóng và tồn tại trong nhiều giờ hoặc trong nhiều ngày. Trong bài nầy, chúng ta đặt trọng tâm vào trường hợp dị ứng nặng còn được gọi là hiện tượng quá mẫn.  
 
          *Khi bị dị ứng bạn có thể một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng sau đây:
-          Nóng ở vùng mặt, da nổi đỏ, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu.
-          Mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi, nhảy mũi liên hồi.
-          Khó thở do cơ trơn khí quản và phế quản bị co thắt, khó nuốt, ăn nói khó khăn.
-          Sưng phù vùng mặt, mí mắt, mũi, lưỡi và cổ họng.
-          Có thể bị nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.
-          Choáng váng mặt mày, lo âu sợ hãi và có cảm giác bị yếu dần.
 
         *Trường hợp nặng: áp huyết động mạch bị tuột giảm, nhịp tim tăng nhanh, bịnh nhân bị bất tỉnh nhân sự và sẽ chết nếu không được cứu chữa kịp thời.
 
  
Tại sao chúng ta bị dị ứng? 
 
          Nói chung, để cho hiện tượng dị ứng có thể xảy ra được thì cần có 2 yếu tố sau đây:
 
        * Yếu tố di truyền.
* Và có sự tiếp xúc thường xuyên với chất gây ra dị ứng.
        
         Theo thống kê, thì tại Canada có từ 2% đến 3% dân số bị dị ứng với thực phẩm mà thường nhất là dị ứng với đậu phọng. Tại Hoa kỳ, hằng năm có vào khoảng 150 người chết vì dị ứng, trong số nầy khoảng trên 50 người do dị ứng đậu phọng gây ra. Trẻ em thường hay bị dị ứng hơn người trưởng thành.
 
         Loại dị ứng cũng có thể thay đổi theo từng hạng tuổi. Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với sữa và dị ứng có thể tự biến mất lúc cháu lên ba. 
 
         Một số cháu bị dị ứng với hột gà hay với đậu nành đến 5 tuổi.
 
         Nếu loại dị ứng nào dây dưa đến 10 tuổi thì rất có thể nó sẽ tồn tại luôn suốt đời. Đó là trường hợp dị ứng với đậu phọng và các hạt dẻ (nuts, noix). Hai loại dị ứng nầy thường có khuynh hướng kéo dài nhất trong các loại dị ứng.  
 
         Dị ứng với cá tôm đồ biển rất hiếm thấy ở trẻ em hơn là ở người lớn.
 
 
Hãy cẩn thận coi chừng bị nhiễm chéo!
 
         Chất gây dị ứng có thể còn sót lại trên dao, trên nĩa, trên chén dĩa hoặc trong máy xay hay các vật dụng nhà bếp khác nếu chúng đã không được rửa thật kỹ, và lại được đem sử dụng trở lại…Tại sao vậy?  Sự hiện diện của allergene dù cho với một lượng cực nhỏ (khoa học gọi là trace) cũng vẫn có thể làm phát sinh ra phản ứng dị ứng được.      
 
         Người ta gọi đây là hiện tượng nhiễm chéo (cross contamination, contamination croisée).
 
 
Có chữa trị được không? 
 
         Dị ứng không thể chữa trị khỏi được, chỉ có thuốc mới giúp làm giảm bớt triệu chứng mà thôi.
 
         Các thuốc đó có thể là : thuốc kháng histamine Benadryl (Diphenhydramine hydrochloride), các loại thuốc corticoides, thuốc adrénaline, v.v…
 
         Cách đề phòng hữu hiệu nhất là bạn nên tránh ăn sản phẩm mà bạn thường hay bị dị ứng.
 
        Trường hợp dị ứng nặng, phản ứng quá mạnh gây khó thở, nhịp tim nhanh và áp huyết tuột giảm thì phải lập tức tiêm ngay thuốc adrenaline (EpiPen) vào đùi.  EpiPen là một loại thuốc cấp cứu được bán dưới hình thức một ống thuốc có gắn sẵn kim ở đầu,  chỉ cần đâm vào đùi là thuốc adrenaline (epinephrine) sẽ tự động được bôm thẳng vào bắp cơ... Epipen phải do bác sĩ kê toa mới mua được. Các người có vấn đề dị ứng với một loại thực phẩm nào đó thì nên nhớ mang theo sẵn thuốc Epipen để phòng khi hữu sự có mà sử dụng ngay lập tức. Sau khi chích EpiPen ở nhà thì sau đó bạn cũng phải đến ngay bệnh viện để được chữa trị tiếp và cũng để được bác sĩ theo dõi bệnh trạng.
 
Hiện tượng dị ứng và hiện tượng bất dung nạp có khác biệt nhau không? 
 
         Dị ứng là phản ứng do hệ miễn dịch điều khiển trong khi hiện tượng bất dung nạp (intolérance) được điều khiển bởi hệ tiêu hóa.
 
        Thí dụ thường được nhắc đến là bất dung nạp chất lactose của sữa (lactose intolerance):  Ở một số người, mỗi khi uống sữa bò là bị sình bụng, đau bụng và tiêu chảy ngay. Cơ thể họ bị thiếu enzyme lactase để có thể tiêu hóa đường lactose, khiến nó bị lên men và gây đau bụng tiêu chảy. Hiện tượng bất dung nạp lactose thường hay thấy xảy ra cho một số người vùng Á châu và vùng Phi châu. Triệu chứng càng nặng nếu uống càng nhiều sữa. Cần phải khám bác sĩ chuyên khoa dị ứng để chẩn đoán xem coi mình bị bất dung nạp lactose hay bị dị ứng với sữa bò.
 
 
Những ý tưởng sai lầm về dị ứng
 
-Tất cả phản ứng khác thường của cơ thể đều là phản ứng dị ứng
 
Sai – Hiện tượng bất dung nạp cũng gây ra phản ứng khác thường và đôi khi triệu chứng cũng tương tự như triệu chứng dị ứng. 
 
 
-Tôi nghĩ rằng tôi bị dị ứng với một loại thực phẩm, nếu tôi không ăn thực phẩm đó nữa thì tôi cũng không cần phải đi khám bác sĩ? 
 
Thái độ nầy không đúng lắm! Cho dù mình không ăn nhưng mình vẫn có thể bị nhiễm chất đó như thường (nhiễm chéo). Một cái muỗng dùng để múc bơ đậu phọng (peanut butter), nhưng không được rữa thật kỹ vẫn có thể làm nhiễm chất gây dị ứng đậu phọng  nếu dùng lại muỗng đó để múc mứt trét lên bánh mì.
 
-Tôi ít khi nào ăn những thực phẩm mà tôi thường hay bị dị ứng, vậy tôi vẫn có thể thỉnh thoảng nhâm nhi chút ít với một lượng thật nhỏ?  
 
Không được – Có trường hợp không cần phải ăn, chỉ hít thở phải mùi vị của món thực phẩm đó cũng đủ gây ra phản ứng dị ứng rồi.
 
-Làm sao tôi có thể tránh khỏi bị dị ứng được nếu có quá nhiều nguyên liệu trong sản phẩm tôi muốn dùng? 
 
Lúc nào chúng ta cũng phải cần đọc thật kỹ bản liệt kê nguyên liệu (ingrédients) được ghi trên nhãn hiệu. Bằng cách nầy, chúng ta cũng có thể hạn chế bớt phần nào nguy cơ bị dị ứng, nhưng không thể nào loại bỏ 100% dị ứng được.
 
-Tôi thường hay bị dị ứng mỗi khi đi ăn ở nhà hàng Tàu
 
Đa số trường hợp không phải là dị ứng mà là hiện tượng bất dung nạp đối với một loại thức ăn nào đó. Người ta thường gọi đó là Hội chứng nhà hàng Tàu (syndrome du restaurant chinois). Triệu chứng xảy ra 30 phút sau khi ăn, thí dụ như cảm giác nặng ngực, cứng ở hàm, nhức đầu và nóng vùng ót, v.v... Thủ phạm là Monosodium glutamate  (MSG) hay bột ngọt (mì chín).
 
-Tôi thấy không cần thiết lúc nào cũng phải mang tò tò bên người thuốc cấp cứu dị ứng EpiPen. Nếu trường hợp thình lình dị ứng xảy ra, tôi vẫn có thể được cứu chữa nhanh chóng và dễ dàng mà thôi.
 
Đây là bạn muốn giỡn mặt với tử thần! Mỗi khi ra khỏi nhà, bạn phải nhớ mang theo thuốc EpiPen và nhớ kiểm soát lại xem nó có quá date hay không. Thống kê cho biết đa số ca tử vong do hiện tượng quá mẫn đều xảy ra lúc nạn nhân không có mang theo sẵn thuốc épinéphrine (EpiPen) hoặc là do can thiệp quá trể. 
 
  
**Chú ý: Các thí dụ dưới đây được viết bằng Anh ngữ và Pháp ngữ nhằm giúp cho đồng hương sống tại Canada dễ nhận biết mỗi khi cần đọc nhãn hiệu của sản phẩm.
 
                   Trứng Gà
                                        Oeufs, Eggs
-Với thời gian tôi có thể hết còn bị dị ứng với trứng gà hay không?
 
Một số khảo cứu cho biết các cháu bị dị ứng trứng gà lúc nhỏ thường sẽ khỏi lúc lên ba tuổi. Tuy nhiên, trường hợp nặng, dị ứng sẽ tồn tại suốt đời.
 
-Làm cách nào để tránh dị ứng với trứng gà? 
 
Nên tránh ăn trứng gà hoặc tất cả sản phẩm nào bị nghi có chứa trứng gà hoặc các dẫn xuất (derivatives, dérivés) của trứng gà. Nếu nhãn hiệu có ghi câu “may contain” hoặc “does contain egg or egg derivatives” thì không được ăn.
 
 
-Việc chủng ngừa với các loại vaccin sản xuất  từ trứng gà.
 
Vaccin ngừa cảm cúm Influenza vaccine, vaccin A(H1N1) và vaccin RRO (Rougeole, Rubéole, Oreillon) hay MMR (Measles, Mumps and Rubella) đều được sản xuất từ trứng gà. Các bạn cần cho bác sĩ biết trước là cháu bé có vấn đề dị ứng với trứng gà để tùy bác sĩ quyết định chích hay không chích, hoặc chích làm nhiều lần với liều nhỏ (doses fractionnées).
 
-Làm sao tôi có thể biết được là sản phẩm có chứa trứng gà?
Đọc kỹ nhãn hiệu.  Luật Canada bắt buộc nhà sản xuất phải ghi rõ trên nhãn hiệu các chất nằm trong diện có thể gây dị ứng như trứng gà, đậu phọng, sulfites, v.v…
 
*Tại Canada, các tên sau đây đều là trứng gà cả :
Albumin/albumen, Coalbumin, Egg substitutes, Egg Beater, Succédanés d’oeufs, Globulin, Livetin, LysoZyme, Ovalbumin, Ovoglobulin, Ovomacroglobulin, Ovomucin,
Ovomucoid, Ovotransferrin, Ovovitellin, Silico-albuminate, Simplesse, Vitellin...
 
Trong kỹ nghệ thực phẩm, trứng được phết bên ngoài ổ bánh để làm cho nó được óng ánh hơn. Trứng có trong sauce mayonnaise, sauce chua ngọt, trong các loại bánh ngọt, trong pasta hay trong thịt vò viên, v.v…
 
                             Đậu Phọng
                                                Arachide, peanut
 
-Theo thời gian, dị ứng đậu phọng có thể tự nhiên khỏi hay không? 
 
Các nghiên cứu gần đây cho biết, các cháu bị dị ứng với đậu phọng (peanuts) có thể sẽ khỏi khi lớn lên. 
 
*Tại Canada, những từ nầy đều là đậu phọng cả! 
 
Arachides Valencia, Arachin, Cacahouète/cacahouettes/cacahuètes, Cerneaux (noix écalées), Conarachin, Huile d’arachide, Noix broyées, Noix de mandelona, Nu Nuts, Pistache, Arachis oil, Beer Nuts, Goober nuts, Goober peas, Ground nuts, Nut meats, peanut…
 
*Không ăn nếu nhãn hiệu có đề câu «contient hoặc peut contenir des traces d’arachides»
  
                                 Hạt Dẻ
                                                     Noix, Tree nuts
 
 
Có người có thể dị ứng với hạt dẻ nhưng không nhất thiết phải bị dị ứng với đậu phọng, và ngược lại.  Cũng có người chỉ bị dị ứng duy nhất với một loại hạt dẻ mà thôi.
 
*Tại Canada các từ sau đây đều là hạt dẻ cả:
 
 Almonds, Anacardium nuts, Brazil nuts, Hazel nuts (filberts), Mandelonas, Marzipan (almond paste), Nu-Nuts (e.g peanuts that have been altered to look and taste like tree nuts),  Nut meats, Pinon, Pine nuts, Pignolias, Walnuts, Pistachio nuts, Pecans, Cerneaux (noix écalés), Massepain/Marzipan, Noisettes (avelines),  Noix d’anacarde, Noix de cajou (cachous), Cashews (hạt điều), Pacanes, Pécans, Pignons/Pignes/Pignoles/noix de pin, beurre de noix, Châtaignes, Fruit à coque, Huile de noix, Huile d’amande douce, Nougat, Noix de Grenoble, Noix blanches d’Amérique, Pistaches, Praline.
 
Chú ý : Noix de coco (dừa khô) và Noix de muscade không phải là hạt dẻ thật sự nên không gây dị ứng cho những người thường bị dị ứng với hạt dẻ.
  
                            Cá Tôm Sò Ốc
 
Đây là loại dị ứng thuờng hay gặp.  
 
 
-Dị ứng với cá tôm có khác với ngộ độc do histamine hay không?
 
Ngộ độc histamine xảy ra khi chúng ta ăn cá có chứa một tỉ lệ histamine quá cao. Histamine là chất tạo ra ở cá khi chúng bắt đầu bị ương hay hư hoại. Tại Canada, hiện tượng nầy thường được nhận thấy xảy ra ở các loại cá như Anchois, Maquereau, Mahi mahi và Thon đông lạnh hay trữ lạnh không đúng cách. Triệu chứng ngộ độc histamine cũng rất giống với triệu chứng dị ứng cho nên rất dễ nhầm lẫn hai hiện tượng nầy với nhau.
 
-Nếu tôi bị dị ứng với một loại cá tôm nào đó, tôi có thể đồng thời bị dị ứng với các loài cá tôm khác hay không? 
 
Rất có thể nhưng không bắt buộc. Bạn cũng có thể bị dị ứng với những cá tôm nào cùng nhóm giống với loại cá tôm mà bạn thường hay bị dị ứng. Thí dụ bạn bị dị ứng với cá morue thì rất có thể bạn cũng bị dị ứng với cá brochet. Nếu bị dị ứng với tép thì cũng rất có thể bị dị ứng với tôm hùm, v.v…
 
-Nếu tôi không ăn tôi có bị dị ứng không?    
 
Có thể lắm!  Hơi thức ăn có cá tôm bốc lên từ nồi, chảo hoặc lúc làm cá làm tôm cũng vẫn có thể gây nên phản ứng như thường. Cần nên để ý đến sự nhiễm chéo từ chén dĩa dùng để đựng cá và sau đó được sử dụng lại để đựng thực phẩm khác.
 
*Tại Canada các tên sau đây đều là cá tôm sò ốc cả! 
 
Aiglefin, anchois, anguille, bar, baudroie (crapaud de mer - lotte), brème, brochet, carpe, chevaine, cisco, doré jaune, doré, doré commun, éperlan, espadon, esturgeon, flétan, goberge, hareng, hoplostète orange, limande à queue jaune, mahi-mahi, makaire, maquereau, merlan, merluche, mérou, morue, ombre, pile, posson-chat (barbue de rivière-poisson-chat tacheté), poisson maigre, pompano, requin, sardine, saumon, sébaste, sole, sparidé, tassergal (poisson bleu), thon (albacore, bonite), truite, turbot, vivaneautilapia (St Pierre).
 
Anchovy, bass, bluefish, bream, carp, catfish (channel cat, mudcat), char, chub, cisco, cod, eel, flounder, grouper, haddock, hake, halibut, herring, macerel, marlin, monkfish (angler fish, lotte), orange roughy, perch, pickerel (dore,Walleye), pike, plaice, pollock, pompano, porgy, rockfish, salmon, shark, smelt, snapper, sturgeon, swordfish, trout, tuna (albacore-bonito), white fish, whiting.
 
Crabe, crevette, écrevisse, escargot, homard (langouste, langoustine, corail, tomalli).
Bigormeau, buccin, calmar (encornet) conque, coque (bigorneau, oursin vert), huitre, moule, ormeau, palourde, patelle, pétoncle, pieuvre. Crab, crafish (crawfish), lobster (coral, tomalley), prawns, shrimp (crevette). Abalone, clam, cockle (periwinkle, sea urchin), conch, limpets, mussels, octopus, osters, periwikle, quahaugs, scallops, snails (escargot),  squid (calamari), whelks.
 
*Không ăn nếu khi xem danh sách liệt kê nguyên liệu trên nhãn hiệu có đề câu «Peut contenir ou contient du poisson, des crustacés et des mollusques ou leur dérivés».
  
                                 Sulfites
 
Sulfites (sulphites) hiện diện một cách tự nhiên trong thực phẩm và trong cơ thể. Sulfites cũng có thể là các chất phụ gia (additifs alimentaires) được sử dụng trong kỹ nghệ biến chế thực phẩm nhằm để bảo quản, để kéo dài thời gian tồn trữ cũng như để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong sản phẩm.
 
Sulfites còn được sử dụng trong ngành sản xuất dược phẩm để giúp gia tăng tính năng của một vài loại thuốc.
 
Người ta cũng dùng sulfites để tẩy trắng tinh bột khoai tây.
 
Sulfites cũng dùng để sản xuất ra bao bì nhựa cellophane để gói và đựng thực phẩm.
 
-Chúng ta có thể sử dụng sulfites một cách an toàn hay không? 
 
Phần đông trong chúng ta đều có thể sử dụng sulfites một cách an toàn được. Tuy vậy, đối với một thiểu số người đang mắc bệnh hen suyễn sẵn thì chất sulfite sẽ có thể gây dị ứng, làm bộc phát cơn suyễn ra và làm triệu chứng trở nên trầm trọng hơn và có thể khơi màu cho phản ứng quá mẫn.
 
-Có cách nào để tránh sulfites hay không? 
 
Đọc kỹ nhãn hiệu coi sản phẩm có chứa sufites hoặc các chất dẫn xuất của sulfites hay không. Một vài loại thuốc, chẳng hạn như EpiPen có chứa sulfites, nhưng rất an toàn cho những người nhạy cảm với hóa chất nầy với điều kiện là phải tuân theo lời chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Cần phải hỏi người sản xuất thực phẩm coi họ có xài sulfites hay không và cũng nên đề phòng trường hợp nhiễm chéo có thể xảy ra.  
 
*Không ăn các loại sản phẩm có ghi câumay contain or does contain sulphites or sulphite derivatives”
  
*Sulfites có thể hiện diện trong thực phẩm dưới nhiều tên khác nhau:
 
E 220 - E221 - E 222 - E 223 - E 224 - E 225 - E 226 - E 227 - E 228 (tên gọi bên Âu châu)
Potassium bisulphite/metabisulphite, Sodium bisulphite/dithionite/metabisulphite/ suphite, acide sulfureux, dioxyde de soufre.
 
*Các sản phẩm sau đây có thể có chứa sulfites
 
Thức ăn biến chế, hot dog, thịt nguội, fromage, beer, rượu cidre, rượu chát, dưa chua trong keo, ketchup, moutarde, mứt trái cây, rau quả trong lon, hay đông lạnh, gélatine, mật đường (mélasse), tôm tép tươi/đông lạnh, khoai tây được cắt sẵn thành từng miếng, sirop, giấm và các loại sauces để trộn salades.
 
                              Sữa
                                                           Lait, milk
 
-Tôi bị dị ứng với sữa, làm sao tôi tránh được?
 
Đừng nên ăn bất cứ thực phẩm nào được sản xuất từ sữa hoặc từ các chất dẫn xuất của sữa cùng các loại sản phẩm nào có ghi câu ‘may contain milk’.
 
-Với thời gian, tình trạng dị ứng với sữa có thể khỏi hay không?
 
Các nghiên cứu nói rằng cỡ từ 2% đến 4% trẻ em bị dị ứng với sữa sẽ khỏi khi lên 3 tuổi. Trường hợp nặng thì sẽ bị dị ứng suốt đời.
 
-Làm sao tôi biết được sản phẩm nào có chứa sữa hoặc các dẫn xuất của nó? 
 
 Đọc thật kỹ nhãn hiệu. Coi chừng vấn đề nhiễm chéo!
 
*Các tên sau đây đều là sữa hết!
 
Ammonium/calcium/magnesium/potassium/sodium caseinate.
Casein/ caseinate/rennet casein, curds, Delactose/demineralized whey.
Dry milk/milk, sour cream, hydrolyzed casein, hydrolyzed milk protein.
Lactalbumin/lactalbumin phosphate.
Lactate/lactose, Lactoferrin, lactoglobulin, Milk derivative/fat/ protein.
Modified milk ingredients, Opta, Simpless (fat replacers).
Whey/whey protein concentrate.
Caillé, lactosérum, petit lait, concentré de protéines de petit lait.
Petit lait délactosé/déminéralisé.
Simpless (succédanés de gras).
 
 
                                                  Đậu Nành
                                             Soja, Soya, Soy, Soybean
 
 
-Dị ứng với đậu nành có thể hết theo thời gian hay không? 
 
Dị ứng thường xảy ra cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên và trong đa số trường hợp khi các cháu được 2 tuổi thì không còn bị dị ứng nữa. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, dị ứng sẽ kéo dài suốt đời.
 
*Các tên sau đây đều là đậu nành cả!
 
Soja, Soya, Sobeans, Edamane, Farine de soja texturée, Protéine de soja, Protéine végétale texturée, Fève de soja, Fèves germées, germes de soya, Miso, Mono-diglycéride, Natto, Okara,Tempeh, Tofu, Yuba, Sauce soa, Seitan, Shoyu, Tamari, Soy protein (isolate/concentrate), Textured soy flour (TSF), Textured soy protein (TSP), Textured vegetable protein (TVP)
 
                                       Mè
                                            Graine de sésame, Sesame seeds
 
 
*Các tên sau đây đều là mè cả! 
 
Graines, Graines de bene/beni, Huile de Gingelly/jinjli/beni/gercelin, Huile végétale, Sésamole/sésamoline, Sesanum indicum, Sim Sim, Tahin, Tahina, Tahini (beurre de sésame), Til/Teel, Benne/benne seed/benniseed, Gingelly/Gingilly oil, Seeds, Sesamol/sesamolina, Vegetable oil.
 
                                    Bột Mì
                                                           Blé, wheat
 
-Dị ứng với bột mì (blé, wheat) có khác với bệnh coeliac hay không? 
 
Đây là hai bệnh khác biệt nhau.
 
Dị ứng bột mì do hệ miễn dịch điều khiển (kháng thể là IgE) khi nó tiếp xúc với với chất protein allergen của bột mì.
 
Bệnh coeliac (coeliac disease, coeliac enteropathy) là một loại bệnh đường ruột do xáo trộn của hệ miễn dịch khi thực phẩm có chất gluten (là một loại protéin của lúa mì) được ăn vào. Phản ứng do 2 kháng thể IgA và IgG tác động lên protein của chất gluten và làm hủy hoại niêm mạc ruột non, vì vậy ngăn trở việc hấp thụ các dưỡng chất và vitamin từ thức ăn, kéo theo việc tiêu chảy, phân lạt màu có bọt và rất là hôi thúi, sụt cân và suy dinh dưỡng, v.v…
 
*Các tên sau đây đều là bột mì cả! 
 
Blé, wheat, Boulghour, Bulgur, Couscous, Durum/blé dur, Einkorn/petit épeautre/ engrain, blé amidonnier, blé farro, Épeautre, Farina, Semoule de blé tendre.
Farine de blé enrichie/blanche/complète/de blé entier.
Farine Graham, farine riche en gluten /en protein, Gluten, Kamut, Seitan, Semoule
Son/germe de blé, Triticum Aesativum.
Emer, Farrow, Enriched/white/whole wheat flour, Farina, Gluten, Semolina, Spelt,
Wheat bran/germ, Triticale/Triticum (e.g., a cross between wheat and rye).
 
 Kết luận: nụ hôn oan nghiệt
 
Tin CBC News
 
Đêm 25 tháng 11/2005, cô Christina Desforges 15 tuổi ngụ tại Jonquière - Saguenay, cách thành phố Québec Canada 250 km về hướng Bắc được chở đi cấp cứu khẩn cấp vì cô đang ở trong tình trạng khó thở rất nguy kịch.
 
Chẳng may, khi vừa đến bệnh viện Chicoutimi thì cô bé đã trút hơi thở cuối cùng.
 
Qua điều tra xét nghiệm bệnh sử và triệu chứng lâm sàng, bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán tạm thời là nạn nhân đã chết vì hiện tượng quá mẫn với đậu phọng.
 
Được biết cô Christina rất nhạy cảm với đậu phọng từ lúc còn bé. Bình thường cô rất cẩn thận mỗi khi ăn, ngay ngày xảy ra tai nạn cô cũng không có đụng tới món gì dính dáng với đậu phọng cả, nhưng thật xui xẻo ngoài sự dự kiến của mọi người là nhân tình của cô có ăn bánh mì trét bơ đậu phọng peanut butter (hình như từ 9 giờ trước đó?), và có hôn cô ta một cách nồng cháy.
 
Mặc dù adrenaline được tiêm cấp thời khi dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng quá mẫn bắt đầu xuất hiện, nhưng cũng không thể cứu được cô bé xấu số. Người ta tự hỏi có phải nạn nhân chết vì hiện tượng dị ứng với đậu phọng hay không?
 
  
Tham khảo:
 
-          http://www.inspection.gc.ca/english/fssa/labeti
/allerg/allerge.shtml
Agence canadienne d’inspections des aliments (ACIA), Allergènes alimentaires 
 
 
-          Allergy/Asthma Information Association, www.aaia.ca
 
-          Anaphylaxis Canada, www.anaphylaxis.ca
 
-          Association québécoise des allergies alimentaires, www.aqaa.qc.ca
 
-          Santé Canada, www.hc-sc.gc.ca
 
-          US FDA, Food Allergies:When Food Becomes the Ennemy, by Ray Formanek Jr, www.fda.gov/fdac/features/2001/401_food.html
 
-          FDA Consumer Magazine, Food Allergies, Rare but Risky
                    http://www.cfsan.fda.gov/~dms/wh-alrg1.html
 
  
Montreal, Janv 06, 2010

Trở lại  Trang Khoa Học
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855206 visitors (2217939 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free