TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Biển Tây
 
Lên mạng ngày 27/9/2009

Đôi chút lạm bàn phát triễn hai tỉnh Hậu Giang sau giai đọan nông- ngư nghiệp:
 
Khi nào Việt Nam theo kịp Thái Lan phát triễn Biển Tây (bờ biển là hai tỉnh Kiên Giang, Cà Mau) nước nhà?
G S Tôn Thất Trình
       
Biển Tây, thế giới quen gọi là Vịnh Xiêm (Tiêm) La hay Vịnh Thái Lan giáp giới, nhưng không phải là thành phần chúng ta gọi là Biển Đông; Trung Quốc gọi là Nam Hải - South China Sea (Thái Bình Dương). Chóp Bắc là Vịnh Bangkok (Vọng Các) ở cửa sông Chao Phraya, gần Bangkok. Diện tích Vịnh biển này là 320 000 km2. Biên giới Vịnh được định nghĩa theo đường biển, từ mũi Bải Bưng (Mũi Cà Mau), thị trấn Đất Mũi, gần đảo Hòn Khoai (đảo Poulo Obi) tỉnh Cà Mau-Việt Nam, cho đến thị trấn bờ biển Mã Lai Á là Kota Baru. Vào đỉnh thời kỳ băng gía- ice age, Vịnh Thái Lan và biển Tây phần Việt Nam chưa thành hình, vì mức nước biển thấp hơn; chỉ là một thung lũng của Chao Phraya củaThái Lan và các sông Hậu Giang (và chi nhánh), 7 sông khác là sông Cửa Lớn, sông Bảy Hạp, sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Đầm Dơi, sông Trèm Trẹm và  sông Bách Ngư- tỉnh Cà Mau; sông Cái Lớn, sông Cái Bé, Rạch Giang Thành - tỉnh Kiên Giang (Rạch Giá). Sông chánh chảy ra phần Thái Lan Biển Tây là Chao Phraya (kể cả phụ lưu là sông Tha Chin), sông Mae Klong, sông Pa Kong và một phần  sông Tapi ỏ vùng Vịnh Bandong Bay, phía Tây Nam. 
 
Biển Tây tương đối cạn. Độ sâu trung bình là 45 m và mức nước biển sâu nhất là 80 m, Cho nên nước trao đổi chậm, nước sông chảy ra biển làm vùng vịnh này ít mặn (3.05-3.25%) và giàu trầm tích. Chỉ ở những mức độ biển sâu hơn, nước mới mặn hơn (3.4%) vì chảy từ Biển Đông và đổ tràn vào vũng trung tâm dưới mức sâu 50 m. Vì nước ấm nhiệt đới, nên Biển Tây có nhiều rạng san hô và nhiều thắng cảnh chơi ngụp lặn được. Những vùng du lịch phổ biến nhất ở Thái Lan là đảo Ko Samui, tỉnh Surat Thani (Thái Lan) và tỉnh Pattaya Chonburi; trong khi Koh Tao là trung tâm của du lịch ngụp lặn - diving tourism phồn thịnh. Biển Tây cũng chứa vài mỏ dầu lữa và tài nguyên khí dầu thiên nhiên lớn hơn; phần lớn chỉ mới phát hiện tại biển thuộc Thái Lan và Cam Bốt (Cao Mên). Hiện có nhiều tranh chấp lảnh hải, biên giới biển giữa Mã Lai Á, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Nhưng Thái Lan và Mã laí Á đặc biệt đã cùng thỏa thuận phát triễn chung các lảnh hải tranh chấp.
 
Biển Tây phần Việt Nam có nhiều đảo phong cảnh đẹp và trên 500 km bờ biển bải cát trắng phau, cát vàng, nhưng chưa phát triễn nhiều du lịch như các tỉnh miền Nam Thái Lan, vịnh Thái Lan hay vùng vịnh Hạ Long, vùng biển Nha Trang.
 
Hai tỉnh Biển Tây Việt Nam là Kiến Giang và Cà Mau. Kiên Giang có 200 km bờ biển. Cà Mau có 307 km bờ biển, kể cả bờ biển thuộc Biển Đông. Kiên Giang có 105 đảo. Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, diện tích là 585 km2, dài 50 km, gấp đôi đảo thứ nhì là Cát Bà, 277 km2, vịnh Bắc Bộ. Đảo Phú Quốc cách Hà Tiên 45 km và cách bờ biển Nam Cam Bốt 15 km, cách Rạch Gía 130 km.  Thật ra, Phú Quốc là một quần đảo, gồm 22 đảo lớn, nhỏ. Năm 1975, đảo Phú Quốc chỉ có 5000 dân, nhưng năm 2003 tăng lên đến 55 000 người, năm 2005 là 75 000 người. Tuy vậy còn ít đông đúc hơn hai đảo nhỏ khác là Hòn Tre và Kiến Hải, cách tỉnh lỵ Rạch Giá 25 km. Hai quần đảo Biển Tây quan trọng khác là Nam Du (Poulo Dama), cách Rạch Giá 100 km và Thổ Chu (Poulo Panjan), cách Rạch Giá 140 km. Điểm đáng lưu ý là đảo Phú Quốc có núi Chùa cao đến 603 m, trong khi đảo Hòn Khô ở quần đảo Thổ Chu, chỉ nhô khỏi mặt nước 0.5 m, khi thủy triều lên. Hai đảo Biển Tây đáng kể ở tỉnh Cà Mau là Hòn Chuối phía Tây Bắc Mũi Cà Mau và Hòn Buong (Rocky Island).
 
Mấy năm gần đây đã có cố gắng phát triễn du lịch Biển Tây. Như Hà Tiên nơi thơ mộng, nên một hảng đóng phim Pháp đã lựa Hà Tiên sản xuất  phim xi nê “Tình nhân -L’ Amant, - The Lover” năm 1995. Thật ra 10 bài thơ vịnh cảnh đẹp Hà Tiên đã được nhà bác học Lê Quý Đôn ghi chép ở Phủ Biên Tạp Lục tư năm  1776 (Kim dữ lan đào, Bình Sơn điệp thủy, tiêu tự thần chung, Giang thành dạ cỗ, Thạch động thốn vân, Châu Nham lục lộ, Đông hồ ấp nguyệt, Nam phố trừng ba, Lộc trĩ thôn cư, Lư Khê ngư bạc). Nên nhắc là hang đá Thạch Động, một đá xanh lục trồi lên mặt đất, Mũi Nai tây nam Hà Tiên, Hòn Chồng, Hòn Phụ Tử - Núi đá Cha- Con, cách bờ biển chừng 100 m. Ngòai ra còn có 16 đảo nhỏ Hải Tặc, đến được sau một giờ tàu thủy. Bải biển Hòn Dọc, là đảo lớn nhất, cát trắng tinh từ bờ ra biển. Gần bải Hòn Chồng là Hang Tiền có hai cửa động; cửa đông hướng ra biển và cửa tây hướng ra bải Đuốc. Trong hang động, nhiều thạch nhủ thòng xuống, như thể ngôi vua Nhà Nguyễn. Gần bải Hòn Chông là Hòn Trẹm, cát trắng phau đẹp nhất vùng. Chùa Hang dưới mặt đất 40 m, tăm tối và mù sương, làm vang dội tiếng chuông chùa trên đá thạch nhủ.
 
Còn đảo chánh Phú Quốc có 99 ngọn núi thắng cảnh, ngòai công nghệ sản xuất 6 triệu lít mỗi năm nước mắm ngon cá cơm ở huyện lỵ Dương Đông, chứa nhiều protêin, sản xuất tiêu xuất khẩu Việt Nam đứng hàng dầu thế giới  từ năm 2005, nhiều bải tàu quốc tế, quốc nội đáp được như Hòn Thơm, An Thới, những di tích lịch sử như căn cứ quân sự chống Pháp của nhà anh hùng Nguyễn Trung Trực, kỷ vật vua Gia Long để lại đảo khi bôn ba chiếm lại giang sơn, lưu lạc ở Phú Quốc và Thổ Chu, nhà tù Cây Dừa, rộng 40 ha, Pháp thiết lập trước Thế Chiến thứ II. Phú Quốc có nhiều bải biễn đẹp như Bải Dài - Long Beach, ngọai ô Dương Đông, bải Ông Lang cách Dương Đông 8-9 km đường chưa rải đá, tráng nhựa, bải Sào, phía Tây Phú Quốc chỉ là vài làng đánh cá nghèo nàn, An Thới phía cực nam Phú Quốc, hiện cũng chỉ là một làng đánh cá, tuy nhiều người cho rằng đây là nơi lặn- diving ống thông hơi - snorkel và bình khí ép- scuba tốt nhất Việt Nam.   
 
Tuy nhiên, phát triễn hạ tầng cơ sở giao thông, khách sạn, tổ chức thú vui thanh lịch, vui nhộn, ngọan mục đón mời du khách, còn kém xa các thị trấn bải biển du lịch Biển Tây, Vịnh Thái Lan. Tỉ như Pattaya, một bải biển du lịch hạng quốc tế nổi tiếng Thái Lan. Thị trấn bải biển này có đủ lọai thú vui tiêu khiển cho mọi sở thích,  mọi qúi chuộng. Trong khi hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau chỉ mới củng cố du lịch sinh thái, rừng tràm, rừng đước, rừng than bùn…, nhất là các bải chịm đậu như Ngọc Hiền, tỉnh Cà Mau.. Còn Ko Samui một châu báu, bảo tồn được đơn giản đồng quê một nơi nghĩ ngơi, xa lánh thị thành nhiệt đới, cát trắng tinh và nước trong vắt như tinh thể. Ko Tao, một đảo danh vang nhờ những rạng san hô, bải tắm hẻo lánh, lý tưởng cho ngụp lặn và lặn nước chỉ có ống thông - snorkel. Cha Am, Koh Samet, Koh Pagan, Koh Nangyuan, Rayong, Koh Chang, Chumphon, Hua Hin …, mỗi vị trí đều có một vẽ độc đáo riêng rẽ. Giao thông cả ba lọai: đường bộ, đường xe lữa, đường hàng không đến các tỉnh miền Nam Thái Lan, vịnh Thái Lan và vịnh Adaman rất tiện lợi và mau lẹ. Đường xe lữa phía Nam Thái, nối liền thủ đô Bangkok với các thị trấn Chumphon, Suart Thani, Thung Song, Phatthalung, HatYai, Khok Pho (một huyện của Pattani), Yala và Sungai Kolok. Hảng máy bay Thai Airways hoạt động nhiều chuyến mỗi ngày, đến các nơi như Surat Thani, Phuket, Trang, Hat Yai, Nakhon Si Thammarat và Narathiwat. Còn hảng máy bay Bangkok Airways cũng có nhiều chuyến mỗi ngày giữa Bangkok - Samui và Phuket- Samui. Ngay cả đảo Phú Quốc mệnh danh là đảo du lịch ngoc xanh luc -emerald, diện tích tương đương với Singapore, theo ký giả Margo Pfeiff, nhật báo LA Times, đến đầu năm 2006 cũng không phát triễn du lịch bao nhiêu cả, vắng vẽ du khách, tụt hậu, chậm tiến, sau phát triễn Phuket và Ko Samui đến 25 năm.
 
Đường vòng đai Biển Tây, Vịnh Thái Lan có giúp Biển Tây Việt Nam mau phát triễn ngoài hướng chánh cỗ truyền thủy sản, đánh bắt nuôi trồng ngư sản?
 
Hải phận Biển Tây Việt Nam tỉnh Kiến Giang có 63. 290 km2 ngư trường, mức đánh bắt cá chấp thuận ước lượng 500 000 tấn một năm, nhưng chỉ mới khai thác mỗi năm chừng 200 000 tấn. Kiên Giang có 7000 tàu, ghe đánh cá nhỏ lớn địa phương và khỏang 3000 tàu ghe đến từ các tỉnh khác. Ngư trường tỉnh Cà Mau còn lớn hơn nữa, khỏang 80 000 km2, hải sản nhiều hơn, đa dạng sinh lý hơn, nhờ phù sa và nước ngọt sông Cửu Long đem lại nhiều dinh dưỡng, khóang chất. Độ sâu tối đa chừing 60 m; ngay cả thềm Sunda trước thời kỳ băng giá cách đây 20 000 năm, chia cách đồng bằng sông Củu Long với quần đảo Nam Dương và cả Phi luật Tân nữa, cũng thường không sâu qúa 300 m. Tưởng cũng nên nhắc là từ năm 1999, dân tỉnh Cà Mau đã đưa nước mặn Biển Đông và Biển Tây vào ruộng nước ngọt (“dẫn mặn nhập điền”) nuôi tôm. Diện tích tôm nuôi nay lên trên 120 000 ha, mỗi năm sản xuất trên 100 000 tấn tôm, xuất khẩu năm 2007 trị giá 510 triệu đô la Mỹ. Diện tích nuôi tôm ở Cà Mâu ước lượng có thể đến 250 000 ha, nuôi sống 230 000 gia đình; mức sống cao hơn trồng lúa vùng đất phèn, đất than bùn - peat  không chân (chưn) này. Nếu kể luôn cả hai huyện An Biên và An Minh, thuộc tỉnh Kiên Giang và bờ biển Biển Đông tỉnh Bặc Liêu thì diện tích nuôi tôm được, có thể trên 430 000 ha .  
 
Tháng 10 năm 2008, Ngân hàng phát triễn Á Châu cho biết là đã chấp thuận phát triễn Vòng đai Biển Tây (Vịnh Thái Lan) qua ba nước là Việt Nam, Cam Bốt và Thái Lan. Do viện trợ Úc, Hàn Quốc (Nam Hàn), có thêm tư bản Việt Nam tham gia; tổng phí 328 triệu đô la Mỹ. Đường bộ nâng cấp này dài 220 km, thuộc hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Sẽ khởi công năm 2009 và hòan tất dự liệu 5 năm sau. Các quốc lộ: số 12 nối Cà Mau qua Gò Quao đến Châu Thành, nhất là nhánh ven biển qua Bà Bèo, Khánh Mỹ, U Minh, An Biên và số 8 từ Châu Thành nối Rạch Giá, Hà Tiên, thường bị ngập, vì nước lũ sông Hậu, và có thể bị nước biển tràn ngập nhiều hơn nữa trong tương lai, theo hiện tượng “hâm nóng địa cầu”, mực nước biển dâng cao thêm (?)
 
Ngòai du lịch, đây là thời cơ xét lai ngành giao thông đường sông, đường biển Biển Tây. Nhất là thành lập các cảng Biển Tây, thay vì chỉ làm mới chuyên làm cảng cá. Không lẽ cứ tiếp tục xuất khẩu cả mấy triệu tấn gạo, cả triệu tấn thủy sản đánh bắt và nuôi trồng, phân bón Cà Mau, clinker Hà Tiên v.v.. qua Cần thơ đến các cảng Sài Gòn- Vũng Tàu, đã có khuynh hướng quá  tải. Sao không tìm vị trí thiết lập vài cảng sâu biển Biển Tây, liên kết công nghệ hóa, thị trấn hóa, mở mang giao thương quốc tế?
 
Tưởng cũng nên nhắc lại là trước công nguyên, thời cả đất Thủy -Lục Chân Lạp- Cam Bốt lẫn miền châu thổ sông Chao Phraya (?) còn là đất vương quốc Phù Nam, Ốc Eo là cảng biển giao thông quốc tế, biển đến tận chân núi Ba Thê, trước khi bị phù sa sông Hậu bồi đắp, lấp mất lối ra biển. Thời chúa Nguyễn Phước (Phúc) Chu phong Mạc Cửu, làm Tổng trấn (năm 1708) cai quản Hà Tiên, tên tỉnh lỵ lúc đó là Nam Phố đã là một cảng, phố phường tấp nập, đông vui hơn cả cảng miền Bắc thời Chúa Trịnh là Phố Hiến, Hưng Yên. Thời kỳ nội chiến, các chiến đòan miền Bắc, đi B vào Nam theo tài liệu CIA (?) trước tiên là lữ đòan 125, sau đó là đòan 17 qua ngã cảng Kongpongsom - Sihanoukville. Riêng năm 1967 đã cho cập  bến Đất Mũi - Đầm Dơi - Ngọc Hiền (?) trên 30 000 tấn đạn dược, 9000 súng SKS, 23 360 AK- 47, 17000 đại liên RTD, 3000 hỏa  tiễn … Trung Quốc. Như vậy, nay có thể lựa chọn cảng quốc tế thời bình ở Hà Tiên, Rạch Giá , Đất Mũi và vài cảng vệ tinh các cảng đất liền, nơi có mực nước sâu ở đảo Phú Quốc. Nếu sợ đất  than bùn không chưn (chân) sập lún, sao Rạch Gíá, Đất Mũi… không bắt chước cách xây cảng đất bùn, đất lún như Amsterdam, Rotterdam … của Hà Lan? Hà Tiên đã có bán đảo Mũi Nai như Sơn Trà -Đà Nẳng và Đất Mũi có thể xây đê, xây đường kết nối với Hòn Khoai kế cận. Khi đã có cảng sâu thì phải nghĩ đến lập công nghệ đóng tàu chuyên chở đủ loại, du thuyền, tàu nhỏ cao tốc, tuần dương… bảo vệ Biển Tây, tiếp nối công cuộc các xưởng đóng thuyền buôn, thuyền chiến cha ông đã làm ở Nam Phố -Hà Tiên, Rạch Giá từ đầu thế kỷ thứ 18.
 
Thế phát triễn mạnh nhất vẫn là công nghệ hóa học dầu khí
 
Hiện tại, các mỏ dầu lữa đang khai thác thuộc hai bồn Cửu Long và bồn Nam Côn Sơn ở Biển Đông, không phải Biển Tây. Sau khi đạt đỉnh sản xuất dầu thô là 427 000 thùng một ngày, mức sản xuất dầu Việt Nam giảm đi vì mỏ Bạch Hổ cạn dần. Năm 2006 sản xuất dầu chỉ trên Thái Lan chút ít: Việt Nam 362 000 thùng /ngày, Thái Lan 33500 thùng / ngày. Năm 2007, đã lên lại trên 400 000 thùng / ngày, nhờ các mỏ mới được đưa vào sản xuất . Tổng Công ty Dầu khí cho biết đã xuất khẩu 16- 17 triệu tấn dầu thô năm 2007 và nhập khẩu 12 triệu tấn dầu lọc. Mức dự trữ dầu chứng minh khai thác (thương mãi) được, nay đã lên đến 3.4 tỉ thùng, trong khi mức này chỉ là 1,2 tỉ thùng năm 1997. Năng xuất các mỏ mới như Sư tử Vàng đạt 100 000 thùng/ ngày, 65 000 thùng đưa vào hệ thống Sư tử Đen. Mức khai thác toàn thể biển Đông (Nam Hải theo Trung Quốc) là 2.5 triệu thùng /ngày. Nhưng mức dự trữ khai thác được của Hòang Sa và Trường Sa vẫn chưa  rỏ, vì Việt Nam chưa khoan được giếng khảo nghiệm ở hai vùng này.
 
Đa số dầu thô hiện sản xuất ở Thái Lan, thuộc vùng Vịnh Thái Lan nạy  Phần lớn đầu thô thuộc tầng Oligocene, nguồn đá sinh dầu -rock source chứa kerogen lọai I. Nguồn dầu, khí hydrocarbon thuộc hai tầng đá cát - sandstones Oligocene và Miocene. Nguồn Miocene là các trầm tích, thủy tra đồng bằng sông hay châu thổ, phần lớn chứa kerogen lọai III, có khuynh hướng sản xuất khí dầu thiên nhiên. Các mỏ dầu, dầu khí Vịnh Thái lan hiện nay là ở trũng Pattani và bồn Bắc Mã lai - North Malay Basin. Đa số mỏ khí dầu phân phối khắp trung tâm bồn Pattani, trong khi mỏ dầu lại thu thập vào phần cạn hơn ở ven bồn.
 
Khai thác dầu, khí dầu thiên nhiên ở Biển Tây thường gặp phải nhiều tranh chấp giữa 4 quốc gia là Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai Á và Cam Bốt (xem bản đồ dính kèm). Tuy nhiên, nay đã có nhiều Thỏa hiệp - AgreementsBản Ghi nhớ Thông cảm - Memorandum of understandings, MOU, giải quyết phần nào tranh chấp. Liên doanh giữa các công ty dầu quốc gia như Petronas - Mã lai Á, PTT - Thái Lan và PetroViet ở nhiều công nghệ chế biến, cũng sẽ giúp nhau hòa thuận, hợp tác hơn.       
 
Tuy dầu khí song hành thuộc bồn Nam Côn Sơn ưu tiên đưa về cho khu công nghệ Phú Mỹ - Vũng Tàu, nhưng nếu phát hiện, khai thác thêm thì cũng có thể cung cấp luôn cho vùng Cà Mau - Kiên Giang; tỉ như mỏ dầu Hải Sư Trắng, sản xuất 14864 thung /ngày, ở mực biển tương đối cạn; Hải Sư Đen dầu khí song hành 13459 thùng / ngày và 6,87 Mcf/ngày. Hảng Talisman - Canada cho biết cũng như mỏ Sông Đốc sẽ bắt đầu cho dầu khí cuối năm 2008. Chúng ta đã biết là lô 43 khí dầu vùng Cái Nước - Cà Mau, rất kế cận khối PM3CAA Mãlai Á, ở vùng chồng chất Thổ Chu, đã dược đưa vào Cà Mau chạy tua bin khí, sản xuất điện và chế tạo phân đạm - urê.
 
Đáng so sánh là Thái Lan đã thiết lập từ năm 1995- 96, 5 nhà máy lọc dầu: Bangchak 98 000 thùng/ngày, Thái Oil 191 000, Esso 139 000, Rayon 117000, Star 123 000. Tổng cọng ở Thái, năm1997 là 668 000 thùng /ngày, phần hùn của Thái Lan ở các công ty khoảng 76%. Trong khi đó Việt Nam, chỉ mới khởi sự xây nhà máy lọc dầu Dung Quất- Qủang Ngãi năm 2005, hy vọng sẽ chạy tháng hai năm 2009, phí tổn là 2.5 tỉ đô la Mỹ và dung tích là 140 000 thùng/ngày. Nhà máy lọc dầu thứ hai ở Nghi Sơn - Thanh Hóa dung tích 150 000 thùng / ngày có thể chạy năm 2010. Nhà máy thứ ba dự trù ở Vũng Rô - Phú Yên chưa có dự án rỏ rệt. Tuy hiện nay mức tiêu thụ dầu lọc nhập khẩu khỏang 330 000 thùng / ngày, nhưng có thể tiêu thụ nhiều hơn nữa nếu kinh tế Việt Nam phát triễn mạnh hơn, để có thể xây dựng thêm nhà máy lọc dâu thứ tư, thỏa mãn yêu cầu tiêu thu cả Ba nước Việt Nam, Lào và Cam Bốt chăng? Nhà máy lọc dầu cần có cảng nhập khẩu, kho dự trữ, đường chuyễn vận. Có lẽ nên lựa chọn Hà Tiên, Rạcch Giá hay Cà Mau (hay Đại Ngãi - Sóc Trăng)…. , cũng cố thêm khu công nghệ điện khí, phân bón urê đã thực hiện ở xã An Khánh - Cà Mau. Nhắm phát triễn công nghệ dọc con đường số 1 từ thị xã Cà Mau đến Trà Vinh qua Tắc Vân, Gia Lai, Vĩnh Lợi, Bặc Liêu, Thạnh Trị, Thân Phú, Sóc Trăng, Đại Ngãi, Tiểu Cần, Trà Vinh. Phía Rạch Giá - Châu Thành sẽ cố gắng phục vụ con đường số 80, qua Tân Hiệp,Cái Sắn, Thốt Nốt và vùng Gò Quao, Vị Thanh, Rạch Gỏi, Cái Răng, ngọai ô Cần thơ.
 
Cũng từ năm 1989, Thái Lan đã xây cấy 3 cụm công nghệ hóa chất khí dầu - petro chemical industrial com plex. Cụm thứ nhất, bằng khí dầu vùng Vịnh Thái Lan, NPC I dùng ethane và propane làm nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến, ngược dòng sản xuất olefins, trung dòng là vinylchloride monomers và xuôi dòng là polyethylene PE, poly propylene PP, polyvinyl PVP. Cụm nhà máy thứ hai NPVC II, ngòai việc cố thõa mãn yêu cầu nội địa Thái Lan về PE, PP và PVC, cụm nhà máy NPC không cung cấp đủ, sẽ sản xuất thêm naphta, olefins, hợp chất thơm aromatics, do hai công ty Thái đầu tư.. Cụm thứ ba NPC III sẽ do Tổng công ty dầu khí Thái Lan PTT cộng tác với Chevrons xây dựng, sau khi hòan thành đường ống dẫn khí thứ hai. Hình như cụm công nghệ tương tự NPC I đang thiết lập  Phú Mỹ - Vũng Tàu, có sự chung vốn của PTT. Tưởng cũng nên nghĩ đến một cảng tương lai Kiên Giang- Cà Mau, dự liệu cụm NPC II Việt Nam?
 
Con đường Cà Mau - Rạch Giá -Hà Tiên phải, càng sớm càng hay, trở thành con đường Xuyên Á cực Nam Việt Nam, nối Biển Đông Việt Nam ở Đất Mũi với biển Adaman (Miến Điện) ở một cảng phía tây các tỉnh miền Nam Thái Lan. Đọan Thái Lan đã kể như xong. Đọan Cam Bốt cũng đã có sẳn, chỉ cần nâng cấp nối Hà Tiên với Kep, Kampot, gần Bokor, có nhánh tới cảng Kompomsom - Sihanoukville (và căn cứ quân sự mũi Ream) qua Nam Vang - PhnomPenh, Kompom Chnang, Pursat, Battambang, Mongkhoi Borei, rồi vượt biên giới Miên Thái đến Bangkok. Ngòai đường ống dẫn khí e có lẽ nên nghĩ tới đường ống dẫn  đưa dầu Trung Đông đến Vịnh Adaman, đến Đất Mũi biển Đông, tránh nạn hải tặc eo biển Singapore và nhiên hâu khánh thành một kỷ nguyên mới hợp tác phát triễn hòa bình tam giác Miên -Thái Việt?
 
(Irvine, Ca Li Hoa Kỳ, cuối tháng 10 năm 2008)

Trở lại Trang Khoa Học
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855235 visitors (2217994 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free