TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Sầu riêng sầu chung
 
Lên mạng ngày 20/11/2011

TỪ SẦU RIÊNG ĐẾN SẦU CHUNG
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
                                      
Chuyện thương lái sử dụng hóa chất giúp trái cây chín nhanh và có màu sắc đẹp mắt thường được báo chí bên nhà đề cập đến từ nhiều năm qua.
 
 
                                                             ***
 
Vấn đề chuyển vận khó khăn, xa xôi từ nơi nầy đến nơi khác đã gây trở ngại không ít cho ngành kinh doanh trái cây.
Cũng có một số con buôn ham lời, nên thu mua trái non, trái chưa đủ già, đem về chích, ngâm hoặc nhúng vào dung dịch thuốc “chín nhanh” để có đủ số “trái chín” hầu thỏa mản yêu cầu của khách hàng.
Trái cây xuất xứ từ Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam cũng như tại các chợ Tàu hải ngoại. Người ta nói, mua loại trái cây nầy, đem về nhà để nhiều tuần cũng chưa thấy hư chưa thấy thúi.
Tại các chợ đầu mối, trái cây Trung Quốc đang về ồ ạt với hình thức đẹp đến bất ngờ. Các nhà kinh doanh đã qua mặt người tiêu dùng bằng việc “lên đời” cho trái cây Trung Quốc bằng việc bóc nhãn hoặc dán nhãn…Cam Mỹ, táo Nhật... trồng tại Trung Quốc!” (Phù Phép trái cây Trung Quốc. (Tuổi Trẻ Online 19/08/2011)
Nghi quá. Đố khỏi không có hóa chất, hay chất cấm trong đó. Nghề của họ mà.
Bởi vậy các báo bên nhà mới có bài: Hoa quả bảo quản bằng hóa chất: người ăn, kiến chê.
 
Kích thích chín nhanh là một kỹ thuật rất phổ biến.
Cái khác biệt là tại các quốc gia Âu Mỹ, kỹ thuật dùng hóa chất giúp trái cây chín nhanh được thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của nhà bào chế. Tại Việt Nam thì ai muốn làm gì thì làm.
Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là ba quốc gia được nói đến thưòng nhất về vấn đề sử dụng hóa chất để giúp trái cây chín nhanh một cách nhân tạo. Thái Lan, Malaysia và Nam Dương chắc cũng không mấy gì khá hơn đâu.
 
 
Thuốc chín nhanh là những chất nào?
-Calcium carbide  (Vn gọi là đất đèn)
Thường được sử dụng trong kỹ thuật hàn. Mùi hôi. Khi tiếp xúc với nước, calcium carbide cho ra khí acetylene có cùng tác dụng như khí ethylene. Acetylene có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Ở dạng dùng trong kỹ nghệ, calcium carbide có thể chứa arsenic và phosphorus. Bởi lý do nầy nên rất nhiều quốc gia cấm sử dụng  calcium carbide để dú ép trái cây chín nhanh.
Có thể gây nhức đầu, chóng mặt v.v… 
  
Because of presence of PH3, NH3, and H2S it has very unpleasent smell. Its main use industrially is in the production of acetylene and calcium cyanamide(Wikipedia)
-Ethephon
Là hóa chất điều hòa tăng trưởng, giúp trái cây mau chín. Do công ty Bayer sản xuất và có nhiều tên thương mại khác nhau.
 ( Cerone®, Camposan®1, Ethrel®, Finish®, Finish® 6 Pro, Prep®) is a growth regulator used in major horticultural crops and cereals. Active ingredient (Ethephon) It promotes ripening in tomatoes, reduces curing time and promotes colour development in flue-cured tobacco, accelerates fruit maturity in apples and blueberries and loosens mature fruit from the stem in cherries for easier harvesting. In cereals, Ethrel is used to reduce lodging (Bayer)
 
-Ethylene
Là một loại khí thường được sử dụng trong kỹ nghệ. Ethylene đồng thời cũng được xem như một hormone của trái cây.
Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Ethylene có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm xót mắt, da, phổi, trí nhớ và có thể đưa đến hiện tượng thiếu oxy trong cơ thể.
Ethephon; là chất điều hoà tăng trưởng thực vật plant growth regulator. Dùng trong việc sản xuất pomme, currant, blackberries,blueberries, cranberries, morello cherries, các trái thuộc họ chanh citrus, sung, tomate, cà phê v,v…
Ethephon chuyển ra thành ethylene và có tác hại sức khỏe như ethylène vậy.
Bethylene được dân Ấn Độ xài để thay thế ethylene. Làm giảm giá trị của trái cây và đồng thời cũng rút ngắn thời gian trưng bày để bán (shelf life).
 
Sầu riêng hay sầu chung
Con buôn mua sầu riêng non, chưa già, chưa chín đem về ngâm vào nước có pha thuốc chín nhanh có tên là HPC 97HXN Trái Chín. Thuốc nầy do Viện sinh học nhiệt đới sản xuất.
Theo chỉ dẫn trên nhãn hiệu:
-Hoạt chất: Ethephon
-Chai 500ml
-Công dụng: làm cho chín nhanh, đều, đồng hạt, màu sắc đẹp, Đặc biệt giúp sầu riêng chín nhanh không sượng.
-Giúp thu họach nhanh, tập trung, giảm chi phí và thời gian thu hoạch các loại đậu.
-Hướng dẫn; pha 10-25ml/trong 1 lít nước. Nhúng trái cây xanh vào. Sau 20 phút để khô, ủ chuối.
-Đối với cà phê và tiêu, sau khi hái trái, có thể phun sương trên bề mặt làm cho chín đỏ.Không phun lên trái khi còn trên cây.
Tại Vn có người sử dụng nồng độ ngâm sầu riêng là 2-3 muỗng thuốc Ethephon trong 20 lít nước. Họ cũng ngâm cả đu đủ, mít vv…
Trái chín nhanh ăn vô lạt nhách không có mùi vị gì hết.
Có người chích thẳng vào cuống.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng các chất thuốc trừ nấm, trừ mối như CarbadazimBenomyl để sầu riêng lâu thúi lâu hư.
Theo trang mạng Pháp Luật,31/5/2011, tại VN Ethephon chỉ được phép dùng cho cây cao su ra mủ mà thôi.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Huân, Cục phó Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), cho biết chất ethephon có trong danh mục của Bộ NN&PTNT nhưng chỉ được dùng để kích thích cây cao su ra mủ. Hiện chất ethephon chưa có trong danh mục kích thích sự tăng trưởng của các loại trái cây như sầu riêng, mít, chuối... Do đó việc sử dụng của người trồng và thương lái hoàn toàn tự phát”.
Các nhà chuyên môn bên Việt Nam nói gì?
Người viết xin mạn phép mượn các tin trong báo Người Lao Động để rộng đường dư luận:
 
Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách văn phòng chuyên môn thuộc Văn phòng phía Nam - Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, cho rằng vẫn chưa có tài liệu nào công bố chính thức tác hại của những loại hóa chất làm chín trái cây. Tuy nhiên, với những hóa chất không nằm trong danh mục cho phép của ngành y tế, người tiêu dùng nên lưu ý khi sử dụng sản phẩm được xử lý qua hóa chất. Trường hợp hóa chất được cho phép sử dụng cũng cần xem xét độ tinh khiết của hóa chất, thành phần chiết xuất, tạp chất kèm theo…
Nhận biết trái cây chín ép
Sầu riêng chín cây có mùi thơm nồng, gõ vào phần dưới của trái nghe tiếng kêu lộp bộp và chỉ cần tách nhẹ ở “đít” trái là vỏ sẽ nứt ra theo từng múi.
 Sầu riêng chín ép rất khó tách vỏ nên một số người bán chỉ tách phần giữa trái cho khách xem chứ không tách phần “đít” trái.
 Mít chín cây thì cả múi mít, xơ mít đều chín vàng, mùi thơm ngọt, gai mít nở to.
 Đối với chuối cau, loại dùng hóa chất thường rất vàng, trái chuối không no tròn, trông rất mướt, buồng chuối vàng đều từ nải đầu đến nải cuối. Chuối chín tự nhiên sẽ có màu vàng xỉn hơn, không bóng mượt nhưng có mùi thơm tự nhiên.
 Tương tự, xoài chín ép có vỏ vàng rực, bóng láng nhưng không có mùi thơm đặc trưng của xoài chín.(theo Người Lao Động)
 
 
Trung Quốc:méo mặt vì dưa hấu nổ ngoài đồng
Video: News report on the exploding watermelons
 
Tại vùng Danyang Trung Quốc, một số nông dân đã nẩy ra sáng kiến phun xịt lên 20 mẫu dưa hấu một loại hóa chất điều hòa tăng trưởng (plant growth regulator) có tên là Forchlorfenuron.
Họ nghĩ rằng làm như thế họ sẽ  thu hoạch được trong một thời gian ngắn những trái dưa hấu khổng lồ. Thật vậy, kết quả là dưa tăng trưởng quá nhanh nên lần lược nổ tét ra hết ngay trên cánh dồng. Những trái còn lại, chưa nổ thì có hình dạng méo mó, cắt ra dưa chứa nhiều xơ và các hạt thì trắng nhách. Thôi đành bóp bụng bằm ra cho heo và cho cá ăn mà thôi.
Các nhà chuyên môn nói rằng nông dân sử dụng forchlorfenuron không đúng cách chỉ dẫn: quá trễ trong vụ mùa, và nhằm vào lúc trời mưa. Cũng có dư luận đổ thừa rằng tại họ sử dụng hạt giống mua từ Nhật Bản?
Forchlorfenuron (FCF) đươc sử dụng tại Hoa Kỳ để trồng nho và kiwi.
Forchlorfenuron is a cytokinin, that is, it's a substance that promotes cell division and delays cell death. FCF acts on septins, which are key factors in mitosis, cell division. That function results in larger—and exploding—fruit. The application of excess FCF prompts cells to divide more rapidly. That's a cancer-like function
Unlike the EU, which recognizes its toxic nature, the EPA considers FCF to be safe. They claim that it is not a likely carcinogen, endocrine disruptor, or anything else noxious. However, the very nature of the chemical clarifies that it must be—and research demonstrates it.
Tình hình rau quả tại Canada
Tại Canada, loại rau quả nào thường hay bị nhiễm hóa chất nhứt?
Tạp chí Protegez vous, số tháng hai năm 2002 có cho thực hiện một cuộc xét nghiệm thăm dò về mức độ nhiễm hóa chất của một số rau quả thông thường bán tại Quebec.
Có tất cả 75 mẫu rau quả đã được kiểm soát, gồm có: céléri, fraise, laitue, cam, pêche, poire, poivron và pomme. Trong số nầy, thì sự kiểm nghiệm cho thấy có 26 mẫu (échantillons) có sự hiện diện của chất tồn dư (résidu) nông dược, nhưng cũng may đa số đều nằm trong mức quy định của chánh phủ, ba mẫu có chứa cùng một lúc nhiều loại nông dược khác nhau, và cuối cùng chỉ có hai mẫu là vượt quá giới hạn cho phép mà thôi.
Pomme là sản phẩm bị nhiễm nông dược nhiều nhứt, nhưng cũng may là mức độ nhiễm thường nằm trong giới hạn được cho phép.
Trái cây ngoại nhập thường bị nhiễm nhiều hơn trái cây sản xuất tại Canada.
Một khảo cứu của Purdue university Hoa Kỳ cho biết là  tại Indiana, apple hay pomme dẫn đầu về việc bị nhiễm hóa chất.
 
Video CTV:Apples top list of most pesticide ladden fruit (CTV news)
 
Tại sao phải xịt một màng sáp lên rau quả?
Phần lớn rau quả mua tại các chợ Canada đều được xịt phủ lên một màng sáp để giữ nước và giúp chúng chậm héo và vẫn giữ  được vẻ tươi tốt trong một thời gian lâu dài… Cà tím, dưa leo, avocados, cantaloupe, pomme, poire, pêche, melon, nectarine, cam, chanh, bưởi, hồng tươi vv…đều bị xịt áo một lớp sáp. Chất sáp sử dụng được lấy từ sáp ong, từ một vài loại thực vật hoặc là từ dầu paraffine. Để cho lớp sáp được phủ đều lên rau quả, kỹ nghệ cho trộn thêm chất morpholine. Chất nầy tự nó không nguy hiểm, nhưng trong cơ thể morpholine sẽ tác động với nitrate để cho ra chất N-nitrosomorpholine, và chất này cho thấy đã gây cancer ở chuột thí nghiệm. Cơ quan Santé Canada cho biết không có gì đáng ngại cho sức khỏe hết vì morpholine được sử dụng ở một nồng độ rất thấp. Morpholine còn được tìm thấy trong một số mỹ phẩm, như trong dầu gội đầu shampoo, trong các dụng cụ bằng cao su, chẳng hạn như trong các núm vú để cho trẻ em ngậm.
 
Nông dược (pesticides)  ảnh hưởng như thế nào trên sức khỏe?
 
Tùy thuộc vào loại nông dược và nồng độ sử dụng mà triệu chứng ngộ độc có thể thay đổi khác nhau. Nông dược xâm nhập vào cơ thể qua nhiều ngõ như tiêu hóa, hô hấp hoặc qua ngõ da.
Trường hợp bệnh mắt ở những người làm củ hành tại Vĩnh Châu là do tác dụng tại chổ.
Từ trên 10 năm qua tại huyện Vĩnh Châu và Sóc Trăng, nam Việt Nam nghề trồng củ hành tím đã bộc phát lên rất mạnh mẻ.
Theo báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng cho biết có trên 5000 hộ đã trồng củ hành tím rất thành công và thu về những lợi nhuận rất cao so với lúa.
 Để cho việc tồn trử được hữu hiệu và lâu dài, củ hành được trộn chung với bột Mipcin rất độc.
 Người ta nghi ngờ các bụi phấn nầy là thủ phạm đã hại đôi mắt của cả ngàn người tại huyện Vĩnh Châu.
Người dân trộn 40kg đất sét trắng với 2kg Mipcin (một loại thuốc trừ sâu, chống rầy...). Đất sét để hút ẩm, Mipcin để chống sâu, chống mối và giữ củ hành lâu thúi.
Mipcin thuộc nhóm Carbamate, hoạt chất là MICP (Isocarb) vô cùng nguy hiểm đã từng gây chết người trong việc trồng củ hành tại Indonesia
Tất cả các giai đoạn đều làm bằng tay, không đeo bao tay hay đeo khẩu trang gì hết.
Rất nhiều bệnh nhân bị giảm thị lực, đục thủy tinh thể, viêm loét giác mạc, quặm mi, teo nhãn cầu.
Phần đông vì nghèo khó, thiếu kiến thức vệ sinh nên họ tự chữa trị lấy bằng cách đấp lá cây, nhỏ thuốc vườn do đó bịnh trở nên nặng thêm và thậm chí đã bị mù lòa một cách v ĩnh viễn. Số bệnh nhân càng ngày càng gia tăng thêm lên mãi mãi.
Sự thiếu hiểu biết về biện pháp phòng ngừa cũng như tình trạng vệ sinh quá yếu kém là những nguyên nhân chánh cùa vấn đề mù mắt. Trách nhiệm của ai đây?
 
 
Vậy khi bi nhiễm nông dược thì có những triệu chứng gì?
Triệu chứng ngộ độc cấp tính thường là nhức đầu, chóng mặt, choáng váng mặt mày, thở khó, nôn mửa, và có thể bị tiêu chảy hoặc bị sốt nóng. Qua hiện tượng tích lũy sinh học (bioaccumulation), các chất tồn dư nông dược ăn vào mỗi ngày về lâu về dài theo thời gian sẽ ảnh hưởng từ từ đến sức khỏe, gây nên những bệnh mạn tính rất phức tạp…
 Chúng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, hệ miễn dịch, hệ nội tiết, hệ sinh dục, làm giảm số lượng tinh trùng, làm biến đổi gène (mutagénique) sinh ra quái thai, và cũng có thể gây ra cancer, chẳng hạn như cancer não, cancer máu (leucémie), và cancer hạch bạch huyết (lymphome) vv…
 Theo Gs Frederick Vom Saal (Univ. de Missouri) thì không có một nồng độ nào của hóa chất, dù cho thật nhỏ đến đâu, mà lại không gây hại đến sức khỏe.
 
 
 
Có nên lo sợ hay không?
 
Theo như một số nhà khoa học, thì chúng ta đừng nên lo sợ thái quá, không có ích lợi gì cả. Họ cho biết là cơ thể con người có khả năng tự bảo vệ chống lại sự xâm nhập liên tục của các liều lượng nhỏ hóa chất.
Ngược lại, nhóm bảo vệ môi sinh thì bi quan hơn. Họ không ngừng cảnh giác thế giới và dân chúng về hiểm họa thật sự của nông dược trên môi sinh cũng như trên sức khỏe con người. Theo nhóm nầy, thì những quy định của chính phủ về định mức an toàn của sản phẩm cũng không có mấy gì bảo đảm hết cả.
Có thể còn có nhiều loại hóa chất nữa mà chúng ta chưa hề được biết đến, và chúng sẽ tác động lẫn nhau để gây hại đến sức khỏe.
Trong những thí nghiệm về ảnh hưởng của các chất tồn dư, người ta thường chỉ chú trọng vào việc xét nghiệm các hoạt chất chánh (ingrédients actifs) mà thôi, còn các chất trơ (ingrédients inertes) thì không được chú ý đến…
Thí dụ điển hình là thuốc diệt cỏ nổi tiếng khắp thế giới Roundup, do tài phiệt Monsanto sản xuất (với thương vụ 1 tỷ $/năm) có chứa chất 1,4-Dioxane, là một chất gây cancer cho loài chuột thí nghiệm. Dù ăn nhiều hay ăn ít, chất tồn dư nông dược sẽ tích lũy lần hồi theo thời gian để đến một lúc nào đó tùy theo cơ thể của mỗi người mà gây ra bệnh…
 Các trẻ em nhỏ tuổi, các phụ nữ đang mang thai, và các người nào có sức miễn dịch đã bị suy yếu sẵn, sẽ là những đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng của hóa chất.
 
   Kết luận
Ăn thứ gì cũng ngại quá .
Cẩn thận vẫn là hơn. Nhớ ngâm nước rau cải môt thời gian trong nước. Xong rửa lại thật kỹ trước khi sử dụng, gỡ bỏ các lớp lá phía bên ngoài, thí dụ như cải bắp, laitue romaine, v.v.
Trái nào gọt vỏ được thì nên gọt.
 
Làm như vậy chúng ta mới cảm thấy được an tâm phần nào./.
 
 
 
Tham khảo:
-Thanh Trúc. RFA. Trái cây ngâm hóa chất có thể gây nhiều chứng bệnh nguy hiểm
-Người Lao Động. Rùng mình trái non ngâm thuốc là chín
-Forchlorfenuron
-Bayer Crop Science. Ethephon
 Montreal , August 19, 2011
 
 
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 851740 visitors (2209072 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free