TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Bảo TBD
 
Lên mạng ngày 13/1/2012

Tóm tắt mùa bão năm 2011 vùng Tây Bắc Thái Bình Dương
 
Tiến sĩ Adam Lea và giáo sư Mark Saunders
Bộ môn Vật lý không gian và khí hậu, Đại học Luân Đôn UCL, Vương quốc Anh
Nguồn gốc: http://www.biendoikhihau.cantho.gov.vn/
 
Tóm tắt
Mùa bão 2011 của vùng Tây Bắc Thái Bình Dương cho thấy số lượng bão lớn và bão nhiệt đới dưới mứcbình thường của giai đọan 1965-2010, mặc dù số lượng cơn bão dữ dội không thấp hơn bao nhiêu. Hiện tượng La Nina kéo dài và mạnh lên ở vùng nhiệt đới ở Thái Bình Dương chịu trách nhiệm chủ yếu về các hoạt động này. Xác định các dự báo của TSR.
Trong báo cáo này, Tổ chức Nguy Cơ Bão Nhiệt Đới (TSR) trình bày cáchxác nhận xác suất của các dự báo theo mùa, xác định chỉ số năng lượng gió tích luỷ(ACE) cho khuvực Tây bắc Thái Bình Dương và quyết định dự báo của họ đối với số lượng các cơn bão dữ dội Tây Bắc Thái Bình Dương, bão và các cơn bão nhiệt đới trong năm 2011. Những dự báo này được ban hành ngày 08 Tháng Ba, 05 tháng 5, ngày 4 tháng 7 và ngày 4 tháng 8 năm 2011. Mùa bão 2011 của vùng tây bắc Thái Bình Dương tính từ 1 tháng Giêng đến 31 Tháng Mười Hai, 2011.
 
Các đặc tính của mùa bão 2011 Tây Bắc Thái Bình Dương
  • Có 21 cơn bão nhiệt đới, 10 cơn bão lớn, 7 cơn bão loại dữ dội và chỉ số ACE là 190. Đây là chỉ số thấp nhất hàng thứ ba của số lượng bão trong một năm (sau năm 1998 và 2010), tính từ khi có hồ sơ ghi nhận bắt đầu vào năm 1965. Tổng chỉ số ACE ghi nhận là thấp nhất thứ tám.
  • 2011 là năm thứ năm liên tiếp với chỉ số ACE khí hậu dưới mức trung bình của giai đoạn 1965-2010.Chỉ số ACE trung bình trong giai đoạn năm năm 2007-2011 là trung bình năm năm thấp nhất được ghi nhận.
  • Bão hoạt động mùa được ghi nhận ít nhất trong giai đoạn cuối năm 2011, tại Tây Bắc Thái Bình Dương, bao gồm tháng 10 đến tháng 11, với chỉ hai cơn bão nhiệt đới và không có bão lớn hình thành trong giai đoạn này.
  • Cơn bão nhiệt đới Washi vào 16 tháng 12, là cơn bão nhiệt đới gây chết người nổi bật của thế giới trong năm 2011 tại Mindanao, Philippines - một khu vực mà hiếm khi bị bão nhiệt đới tấn công. Washi mang lại hơn 200 mm mưa cho một số vùng cao chung quanh kích hoạt lũ quét và ngập lụt cho vùng thấp và giết chết hơn 1.200 người.
  • Nhật Bản bị tấn công bởi hai cơn bão trong năm 2011. Bão Roke đã đổ bộ vào đất liền như một cơn bão yếu ở phía tây Tokyo. Cơn bão Ma-on quét qua bán đảo Kii Honshu như một cơn siêu bão hạng nhỏ với sức gió gần 130 km/giờ và cung cấp lượng mưa 1200 mm.
  • Philippines đã bị bốn cơn bão trong năm 2011. Ba trong số những cơn bão này: Nanmadol, Nesat và Nalgae, là những cơn bãodữ dội đổ bộ vào đất liền với sức gió 203km/giờ, 194km/giờ và 240km/giờ. Nesat là một trong những cơn bão gây tốn kém nhất đã ảnh hưởng đến quốc gia với tổng số thiệt hại ước tính vào khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Lần cuối cùng Philippines bị ba cơn bão dữ dội tấn công là năm 2006.
  •  
·         BẢNG TÓM TẮT MÙA BÃO 2011 VÙNG TÂY BẮC THÁI BÌNH ĐƯƠNG
STT
Tên bão
Ngày xuất hiện/kết thúc
Sức gió
Km/giờ
Nhóm bão
Vùng đổ bộ/và sức gió tại chỗ đổ bộ
1
Aere
6-11/5
92
-
Philippines (TS)
2
Songda
20-29/5
259
5
Japan+ (TS)
3
Sarika
9-11/6
64
-
-
4
Haima
16-24/6
64
-
China (TS), Vietnam (TS)
5
Meari
21-27/6
111
-
-
6
Ma-on
11-22/7
212
4
Japan+ (1)
7
Tokage
15-16/7
64
-
-
8
Nock-Ten
24-30/7
120
1
Philippines (1), China (TS)
9
Muifa
25/7-8/8
259
5
N Korea (TS)
10
Merbok
3-8/8
148
1
-
11
Nanmadol
22-31/8
250
4
Philippines (3), Taiwan (1)
12
Talas
25/8-4/9
101
-
Japan+ (TS)
13
Kulap
7-10/9
83
-
-
14
Noru
3-6/9
83
-
-
15
Roke
11-21/9
212
4
Japan+ (1)
16
Sonca
14-20/9
157
2
-
17
Nesat
23-30/9
194
3
Philippines (3), China (1)
18
Haitang
24-26/9
64
-
-
19
Nalage
27/9-5/9
240
4
Philippines (4), China (TS)
20
Banyan
10-14/9
64
-
Philippines (TS)
21
Washi
13-19/9
101
-
Philippines (TS)
·         Ghi chú: -Sức gió tính theo thời gian kéo dài trên 1 phút;
·         -Vùng đổ bộ: vùng tiếp giáp của trung tâm bão và bờ biển,
·         + Chỉ tính trên đất liền;
·         - TS= bão nhiệt đới;
·         - 1-5= thang bão Saffir-Simpson
·         Tên cơn bão và sức gió được thu được từ các nguồn sau đây:
·         -Joint Typhoon Warning Center;
·         -trang web thời tiết Unisys (http://weather.unisys.com/hurricane/),
·         -Văn phòng Khí tượng và bão nhiệt đới Julian Heming;
·         -http://www.metoffice.gov.uk/weather/tropicalcyclone/
observations.html
·         -Đại học thành phố Hồng Kông (http://weather.cityu.edu.hk/).
 
13/1/2012
Nguồn gốc: http://www.biendoikhihau.cantho.gov.vn/
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 861005 visitors (2232169 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free