TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Bàn về cái nghèo
 
Lên mạng ngày 18/10/2009

Bàn Về Cái Nghèo

• Thái Công Tụng
This paper deals about poverty, with special reference to Viet Nam. Following the introduction about poverty in Vietnamese poetry, poverty is then ađdressed holistically along these 5 interlinked components: natural capital, social capital, financial capital, human capital and physical capital.

Natural capital is about land, water and forestry resources. This capital is more and more subject to environment degradation due to deforestation, pollution, population growth etc Off-land activities in the countryside are crucial to relieve pressure of the land.

Social capital is about improving health, reducing inequalities in gender but most important is the control of high fertility rate, since population increase is clearly a domi nant factor of environmental change.
Human capital refers to promoting education and training for the development of human resources which are so critical in an increasing knowledge economy.

Financial capital is providing credit facilities for the development of the various enterprises to create jobs in the secondary and tertiary sector.

Physical capital is enhancing access to basic infrastructure such as providing clean water, energy, communications, transport to help expanding markets and increasing the quality of life for urban and rural people.

Clearly, all those factors from economic, policy and institutional, cultural or technological factors are all associated together and needed to be developed harmoniously and sustainably.

-------------------------------------------
Còn nhớ trong một bài thơ chúc Tết của Tú Xương có câu thơ:
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bê' nhau lên nó ở non

Những nhà thơ, nhà văn thường cảm ứng nhanh với thời cuộc. Thực vậy, hai câu thơ đã lột tả sinh động 3 vấn đề xã hội quan trọng, dù bài thơ đã được viết non gần 90 năm trước. Đó là sự đô thị hoá (phố phường chật hẹp), nạn nhân mãn (người đông đúc) và phá rừng (nó ở non). Mà cả 3 hiện tượng này có tương quan mật thiết với nhau và lại kéo theo nhiều vấn đề khác.

Đặc biệt, một vấn đề nổi cộm nhất trong các nan đề xã hội ở các nước chậm tiến trong đó có Việt Nam là vấn đề nghèo. Cái nghèo do nhiều tác nhân gây ra và kéo theo nhiều hệ qủa. Cái nghèo thường đi liền với đông con; đông con lại dẫn đến đói, ăn không no ; mà đói thì học tới đâu, chữ mất tới đó vì không tập trung được. Như vậy, cái nghèo đói đi liền với nạn mù chữ. Cũng vậy, cái nhân và cái qủa của hiện tượng nghèo đói ở nông thôn có tương quan tương nhập. Thực vậy, nếu như sự suy thoái môi trường thiên nhiên (như phá rừng) là nguyên nhân của nghèo đói nông thôn qua các hệ qủa như lụt lội, chuồi đất v.v. thì phá rừng cũng là hệ qủa của cái nghèo. Những nguyên nhân khác của cái nghèo thường cắt ngang qua các phạm vi tài nguyên, chính sách, định chế, văn hoá, kỹ thuật v.v.

Trong thi văn Việt Nam, từ xưa đến nay, nhiều bài thơ, phú đã trình bày cái nghèo, khi thì hiện thực, khi thì chua chát.

Hãy nghe Nguyễn Công Trứ sống trong trào vua Minh Mạng, Tự Đức than về cái nghèo:
Chém cha cái khó, chém cha cái khó
Khôn khéo mấy ai, xấu xa một nó
Nhà cửa để ở thật thảm thương:
Bốn vách tường mo
Ba gian nhà cỏ
Dàu kèo mọt tạo vẽ sao
Trước cửa nhện giăng màn gió
Phên trúc ngăn nửa bếp, nửa buồng

 Cái nghèo thời Tú Xương (quãng 1920) với những vần thơ rút gan rút ruột, diễn tả số phận bi thương của chính mình:.
Một tuồng rách rưới con như bố
Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng
Xin hãy ngậm ngùi đọc lại mấy vần thơ mà Trần Mạnh Hảo đã viết vào một đêm ' Giao thừa nhớ Nguyễn Bính':
'Năm ấy, trưóc đêm giao thừa trên ổ rơm
Anh gục xuống, nhờ bạn bè vuốt mắt
Miệng còn chóp chép thèm cơm
Anh chết rồi còn bạc tóc (..)
Thời thế vô tâm như kẻ qua đường (..)
Nhà thơ ạ
Không ai lừa được thời gian
Anh chưa vay đã vội trả
Sao chúng ta cứ phải đồng nghĩa với cơ hàn
Cơn gió đói khoác tàu chuối rách
Mà gió bấc kia ưa phách lối luận bàn'

 Cái nghèo thời nay, qua bài thơ Chiếc chiếu của Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng Những đồi hoa sim:
Có ai thấy một người cha
Từng buổi từng buổi
Trước tủ kính cửa hàng
Tí mũi dẹp như quả bóng xuống hơi
Thầm đọc đi đọc lại giá hàng từng thứ đồ chơi
Dù nhiều lần đã hạ giá
Trong óc nổi bòng bong từng mớ
Những cơm đến gạo đến quần đến áo

 Tục ngữ nói rằng không những chiếc nhà dột từ nóc trên dột xuống
Từng sáng mai nhìn gầm giường
Đốt cói rụng đầy như chiếu rụng đốt xương
Gió thổi từ dưới thổi lên
Muỗi cũng đốt từ dưới đốt lên
Đôi chiếu nằm rách từ giữa rách ra
Nhưng con đái dầm lại tiện
v.v.
Vô hình chung, khi các định chế quốc tế nghiên cứu về cái nghèo cũng có những tiêu chí đánh giá cái nghèo tương tự như những gì đã được cảm nhận trong các bài thơ trên, nào là nhà cửa nhếch nhác, không có vật dụng trong nhà, thiếu dinh dưỡng v.v. nghĩa là cái mà các nhà kinh tế học gọi là 'nhu cầu cơ bản ' (basic needs).

2. Tìm hiểu các yếu tố của sự nghèo

Xưa kia, trong xã hội Nho học, các giá trị đề cao theo thang: sĩ, nông, công, thương.
Vai trò của sĩ đặt hàng đầu, nhưng lối học thi cử chỉ học theo lối từ chương, không chú trọng khoa học kỹ thuật vốn là vectơ của sự tiến hoá nhanh chóng các xã hội. Minh Trị Thiên Hoàng xứ Nhật đã hiểu điều này và nhờ vậy, nước Nhật ngày nay có trình độ phát triển mạnh mẽ trên mọi lãnh vực.

Nông đứng hàng hai, nhưng cũng là nông nghiệp quảng canh, không sử dụng phân bón, không có thuốc bảo vệ chống sâu bọ, không có giống tốt :Mùa gặt hái, rơm nhiều thóc ít (thơ Nguyễn Duy). Do đó, sản lượng nông nghiệp chỉ vừa đủ nuôi gia đình, không có thặng dư để buôn bán tạo ra của cải.

Công đứng hạng ba nhưng cũng chỉ là thủ công nghệ với điêu khắc, chạm trỗ chứ không có công nghệ tạo ra phương tiện sản xuất tăng năng xuất lao dộng.

Vai trò thương ở hàng sau chót, trong khi một xã hội giàu mạnh phải đặt trên thương mãi.
Thật ra, mọi yếu tố trên đều có tương quan, tương thuộc:

liên hệ đến giáo dục, đến đầu mối khoa học kỹ thuật, là đầu tàu của nền kinh tế tri thức (knowledge economy) ngày nay.

Nông cũng phụ thuộc vào thương vì sản xuất ra cần phải thương mãi hoá; nông cũng phụ thuộc vào công vì các công nghệ như các loại công nghệ phân bón, biến chế, bảo quản.

Công là công nghệ cũng phụ thuộc vào sĩ là người chế tạo dụng cụ phương pháp, chương trình, công cũng phụ thuộc vào nông (có nguyên liệu để chế bién), và cũng phụ thuộc vào thương vì giúp tiêu thụ hàng hoá do công nghiệp sản xuất ra.

Thương lại phụ thuộc vào sĩ vì giúp tiếp thị, giúp điều hành, và cũng phụ thuộc vào nông nghiệp và công nghiệp v.v.

Chính các tương quan tương thuộc như trên tạo ra cái tư duy hệ thống theo đó cái toàn bộ lớn hơn số cộng các phần tử (the whole is more than the sum of its parts). Sau đây, ta thử tìm hiểu trong chi tiết các yếu tố chi phối đến sự nghèo.
2.1 nguồn vốn thiên nhiên

Việt Nam đất hẹp, người đông: với một dân số 81 triệu trên diện tích 325 000 km2 đứng hàng thứ 14 trên thế giới và xếp thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Phi Luật Tân).Trong tổng số diện tích này, chỉ có 7 triệu ha là dất nông nghiệp, phần còn lại là núi đồi, sông ngòi, đầm lầy, hồ ao v.v. Dân số mỗi ngày một tăng,-cứ mỗi năm, dân số Việt Nam tăng trên 1 triệu người-, nên số lượng thực phẩm sản xuất ra phải càng ngày càng lớn. Với 75% dân số sống ở nông thôn và tăng mãi với thời gian thì diện tích đất canh tác càng lúc càng giảm nên thiếu đất hoặc không đất canh tác cũng là một nguyên nhân dẫn đến nghèo.

Tài nguyên thiên nhiên còn đặc biệt quan trọng nhất là đối với kinh tế nông thôn vì đời sống nông dân chủ yếu dựa vào các tài nguyên như đất và nước là hai yếu tố quan trọng của môi trường. Thế nhưng, nguồn vốn thiên nhiên lại còn giảm chất lượng với hạn hán, kéo theo chất mặn vào sâu trong nội địa, với nạn sụp lở bờ sông, nạn chuồi đất v.v.
Như vậy, vấn đề là phải khai thác một cách khoa học mới duy trì được tính cách bền vững.

Thực vậy : 
- môi trường đất là một phạm vi có tầm quan trọng chiến lược đến nền kinh tế vì có liên quan đến sản xuất lương thực, đến nguyên liệu trong kỷ nghệ biến chế v.v do đó nếu đất không được bảo vệ chống sự thoái hoá do xói mòn, do chua hoá, mặn hoá thì năng lực đáp ứng của đất bị suy giảm, kéo theo cả một loạt hậu qủa khác như giảm năng suất, giảm thu nhập, gây ra sự nghèo đói.

- môi trường rừng cũng vậy : Độ che phủ của rừng năm 1945 chiếm 43%, ngày nay chỉ còn 17%. Hàng triệu ha là đồi trọc không cây cối. Suy thoái môi trường có quan hệ với nghèo đói nông thôn: nạn lụt liên tục trên miền Trung cũng một phần do suy thoái môi trường rừng ở các lưu vực.
- môi trường nước có liên quan đến nhiều khía cạnh khác của đời sống như sản xuất, y tế, sức khoẻ. Thực vậy nếu khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm, nước mặt thì nạn mặn hoá sẽ xâm nhập sâu hơn vào đất liền, ảnh hưởng đến sản xuất cũng như cuộc sống.
Muốn giảm sức ép của dân số lên môi trường thiên nhiên, phải đẩy nhanh tăng trưởng trong các công việc phi nông nghiệp ở nông thôn như cần phát triển những doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các lãnh vực biến chế các nông sản (mía, bông vải, cà phê, lúa) cũng như trong lãnh vực trợ nông ( nông cơ, nông cụ) ; phát triển các dịch vụ như ngân hàng, tín dụng, vận tải tại ngay nông thôn v.v .
Ngoài các công việc phi nông nghiệp để giảm sức ép của dân số trên đất liền, còn phải chú trọng đến mặt biển. Thực vậy, vì Việt Nam có một bờ biển dài, nhiều vịnh lặng sóng và môi trường sạch như các vịnh miền duyên hải Trung Việt nên có nhiều lợi thế so sánh so với nhiều nước khác trong việc nuôi thủy sản ngoài biển, ven bờ, đánh bắt xa bờ vừa khai thác đúng tiềm năng, vừa không đụng chạm đến qũy đất vốn qúa eo hẹp. Và từ đó tạo ra nhiều kỹ nghệ như chế biến hải sản, các dịch vụ như du lịch v.v..

2.2 nguồn vốn xã hội

Hầu như một phần ba dân số Việt Nam sống dưới ngưỡng nghèo đói, đặc biệt tại các vùng miền núi và nông thôn hẻo lánh. Mà như trên đã nói, nghèo đói làm ta liên tưởng đến cái tam thức quen thuộc: càng nghèo-càng đẻ nhiều-càng đói. Sự tăng gia không kiểm soát dân số liên quan nhiều đến các sắc tộc thiểu số ở các vùng xa, vùng sâu cũng như cư dân sống trên sông nước (vạn đò).

Dân số cũng lại liên hệ đến dân trí (trình độ hiểu biết, công dân) và dân sinh (nếp sinh hoạt, tăng gia chất lượng cuộc sống). Trong dân trí, nâng cao trình độ giáo dục của phụ nữ rất quan trọng để giảm dân số.
Có sự tương quan giữa dân số với môi trường (mất rừng, trữ lượng gổ giảm, ảnh hưởng đến nước ngầm, hạn hán). Vì gia tăng dân số nên diện tích canh tác cho mỗi đầu người giảm và sản lượng lương thực theo đầu người giảm theo luôn nên không đủ ăn. Vì gia tăng dân số nên thời gian cho đất nghỉ ngắn hơn do đó rừng cây tái tạo chậm hơn, môi sinh bị ảnh hưởng. Tóm lại, chương trình điều hoà sinh đẻ tức kế hoạch hoá gia đình không những giúp giảm sức ép lên môi trường thiên nhiên mà lại giúp nâng cao chất lượng của cuộc sống, từ y tế đến giáo dục. Muốn vậy, phải nâng cao dân trí, nhất là qua vai trò của phụ nữ vì nếu phụ nữ được giáo dục tốt và có thu nhập cao hơn, nếu phụ nữ được chăm sóc về mặt sức khoẻ sinh sản, được tiếp cận với các biện pháp tránh thai an toàn thì tốc độ tăng dân số mỗi năm sẽ giảm dần xuống quãng 1.1-1.2 %, giúp giảm bớt áp lực trên môi trường.
Nâng cao dân sinh cũng giúp giảm dân số. Nó đòi hỏi một loạt chương trình nước sạch, chất đốt, y tế để chăm sóc sức khoẻ. Hiện nay, nhiều vùng miền núi cũng vì thiếu nước sinh hoạt sạch và điều kiện vệ sinh kém nên có rất nhiều loại bệnh: sốt rét, tiêu chảy, lây nhiễm theo đường hô hấp tóm lại cần cải thiện các dịch vụ y tế..

Do sự gia tăng dân số nên người dân từ các vùng nông thôn đổ ra thành thị càng đông, nẩy sinh ra vô vàn nhiều vấn nạn xã hội như siêu vi SIDA, cần sa, ma túy, băng đảng, đó là chưa kể đến sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị và điều này ảnh hưởng đến sự gắn kết xã hội. Chênh lệch giữa 10% người giàu nhất với 10% người nghèo nhất lên quá 12 lần theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam đưa ra. Ngoài ra, đối với một dân số đông đảo thì vấn đề duy trì an toàn lương thực rất cần thiết, để giảm bớt sự dao động quá đáng giá thực phẩm ảnh hưởng đến nhóm người nghèo.
2.3 nguồn vốn tài chính

Trong một xứ mà 75% là nông dân thì phải đầu tư vào nông dân nhiều hơn qua vấn đề tín dụng nông thôn. Tín dụng để vay vốn khởi nghiệp, để sản xuất nông phẩm, súc phẩm, biến chế, bảo quản. Tín dụng để tồn trữ và thương mãi hoá sản phẩm. Tín dụng cho các việc làm ngoài nghề nông như trong các dịch vụ chuyên chở, dịch vụ ngân hàng, thương mãi, các công nghiệp nông thôn, tóm lại cung cấp tín dụng để đa dạng hoá kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm cho khoảng 1,2 triệu người gia nhập thị trường lao động đi tìm việc mỗi năm.

Ngoài ra, thương mãi là một phạm vi có nhiều tác động nhất trên sự phát triển các nước. vì 'phi thương bất phú' và thuần nông thì không thể giàu được.Với trào lưu hiện nay như khu vực hoá, toàn cầu hoá, với các hiệp định thương mại Việt-Mỹ, với khu vực tự do thương mãi trong khối ASEAN, được biết dưới danh từ AFTA (Asian Free Trade Area), mà nội dung chính là giúp các hàng hoá tự do lưu thông giữa nước này với nước kia, cắt giảm quan thuế, bãi bỏ các hạn chế phi quan thuế v.v.thì Việt Nam muốn xuất cảng là phải chấp nhận canh tranh với các nước khác. Do đó, vào luồng trong sự gia nhập thương mãi quốc tế đòi hỏi phải có các sản phẩm nhiều, chất lượng tốt, giá rẽ mới cạnh tranh được với các hàng xứ khác. Nhận xét này hàm nghĩa các doanh nghiệp phải giảm chi phí và nâng hiệu suất, hoặc phải liên kết với các tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới, tăng khả năng tiếp thị, các dịch vụ hậu mãi. Như vậy, thực hiện AFTA, hàng hoá Việt Nam có thuận lợi vì có thị trường rộng hơn, nhưng cũng có nhiều thách thức cần phải vượt qua.
2.4 nguồn vốn nhân lực

Đầu tư vào nguồn vốn nhân lực vì con người có khả năng tạo ra của cải vật chất và sản sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai. Cũng vì thiếu đất canh tác và sự tăng nhanh lực lượng lao động mỗi năm nên sự trau dồi kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, dạy ngành nghề thực dụng cho các cơ sở sản xuất sẽ tạo điều kiện giúp phát triển công ăn việc làm trong các hoạt động phi nông nghiệp như ngân hàng, thương mãi, bưu điện, dịch vụ, tiểu công nghệ, du lịch, kỹ nghệ, công nghệ thông tin, nghĩa là những hoạt động không khai thác đến môi trường thiên nhiên.

Nguồn vốn nhân lực cũng có nghĩa phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục cũng như thu hẹp sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa Kinh, Thượng để vực dậy các tiềm năng của họ. Hiện nay tại Việt Nam có trên 13% dân số, tương đương 10 triệu người là dân tộc thiểu số, do đó cần quan tâm đến các nhóm dân tộc này.

Con người Việt Nam ở thế kỷ 21 này đang đứng trưóc thời đại của kinh tế tri thức. Trái với các tài nguyên vật chất như đất đai, khoáng sản, nguyên vật liệu có tính cách hữu hạn, tri thức lại là thứ tài nguyên phi vật chất, vô tận và ngày một nhiều hơn, tốt hơn. Thực vậy, chính tri thức đã tạo ra các công nghệ hiện đại như công nghệ thông tin, với bao nhiêu áp dụng hàng ngày như thơ từ điện tử, báo chí điện tử, thông tin điện tử, buôn bán điện tử, giáo dục điện tử v.v, biến cải luôn tính chất của lao động, từ lao động sử dụng tay chân sang lao động sử dụng tri thức, giúp nâng cao năng suất lao động mà năng suất lao dộng cao thì mức thu nhập cũng cao, ảnh hưởng đến giảm dân số cũng như kéo theo tiêu thụ cao, làm kinh tế tăng. Công nghệ sinh học là một ví dụ khác của kinh tế tri thức: tháp gen vào thực vật tạo giống chống sâu bệnh/ không bệnh, cấy mô, tạo lúa lai, trị liệu bằng gen v.v., mục đích là hạ giá thành sản phẩm.

Trong thời đại của kinh tế tri thức, tri thức là tài nguyên quan trọng nhất, hơn hẳn các tài nguyên vật chất như đất đai, khoáng sản, nguyên vật liệu. Trước kia, kinh doanh tài nguyên vật chất (gỗ, dầu hoả, khoáng sản v.v.), ngày nay, thế giới càng có khuynh hướng kinh doanh tri thức là tài nguyên phi vật chất. Nhiều người giàu vì biết dùng các tri thức có giá trị để làm ra các sản phẩm hoặc dịch vụ được xã hội rất cần như điện thoại di động, máy ảnh số v.v.Họ là những nhà 'bán cháo óc', những tri bản chứ không phải tư bản.
2.5 nguồn vốn cơ sở vật chất

Ở trên có nói là dân trí và dân sinh còn thấp do đó việc phát triển cơ sở hạ tầng xã hội như bệnh xá, trường học và cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông nông thôn, mạng lưới điện, cung cấp nuớc uống sạch, bưu chính viễn thông, thủy lợi cũng giúp đuổi được đói nghèo, giảm sự phân hoá nông thôn-thành thị.

Đầu tư vào giao thông nông thôn là phương tiện để đưa nông phẩm từ nơi sản xuất ra chợ nhanh chóng, khiến hàng hoá bán được, giá cao, giúp các phương tiện sản xuất (phân bón,cây trồng..), cũng như giúp tăng cường các dịch vụ xã hội, y tế, học đường đến thôn xã dễ dàng hơn, như vậy mới thay đổi được bộ mặt của các vùng hẻo lánh, để cuộc sống ổn định.

Giảm nghèo không thể thực hiện được nếu thiếu năng lượng. Năng lượng cần thiết cho tăng trưởng kỹ nghệ, trong nông nghiệp, trong sinh hoạt cải thiện điều kiện sống. Năng lượng từ mọi nguồn: thủy điện, nhiệt điện, khí đốt cần được đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Thực vậy, hiện nay, mức tiêu thụ năng lượng trung bình mỗi người Việt mới chỉ đạt mức 340kwh/năm trong khi đó, Thái Lan 2 000kwh/người/năm, Malaysia 2 500 kwh/người/năm; Singapore: 6 000kwh/người/năm. Như vậy, có nghĩa là Việt Nam cần đầu tư xây thêm rất nhiều nhà máy điện mới bắt kịp mức tiêu thụ năng luợng các nước láng giềng.

Vì Việt Nam nhiều nơi có gió mạnh và có mặt trời quanh năm nên các nguồn năng lượng từ gió, từ mặt trời cũng cần được phát huy. Tại các vùng sâu ở thôn quê, những nhà máy khí sinh (biogas) nhỏ, rẽ tiền, dùng chất thải của người và động vật để nấu nướng. Phát triển năng lượng tự tái tạo sẽ giúp cho phát triển bền vững vì cung cấp điện mà tránh được ô nhiễm gây ra do đốt dầu hỏa, than đá v.v., như vậy, giúp giảm các khí nhà kiếng, đúng với nghị định thư Kyoto. Vì thiếu năng lượng như hơi đốt nên người dân phải vào rừng lấy củi, làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên và song song với tăng dân số, tốc độ phá rừng ngày càng tăng.
3. Kết luận.

Như vậy, cái nghèo liên hệ đến nhiều yếu tố: nghèo vì không có đất sản xuất, không tư liệu, trình độ học vấn hạn chế, không có tay nghề chuyên môn nên không kiếm được việc làm và vì thế đời sống càng nghèo thêm; như vậy, vấn đề có tính cách nhiều chiều kích vì vậy muốn tác động lên cái nghèo, phải tác động trên cả mọi mặt, từ bảo vệ môi trường thiên nhiên đến điều hoà sinh đẻ thông qua các chương trình y tế, giáo dục, năng lượng, hạ tằng v.v. vì mọi đối tượng đều tác động hỗ tương lên nhau.

Nghèo và đói là các vấn đề nông thôn, do đó thách thức chính của việc giảm nghèo hiện nay là ở nông thôn, nơi chiếm 75% dân số và người nghèo trên cả nước. Do đó, phải đầu tư nhiều hơn vào nông dân, vào cơ sở hạ tầng ở nông thôn, hướng về các công việc phi nông nghiệp để giảm sức ép của nông dân trên môi trường thiên nhiên.

Sự thực thi các chính sách về 5 nguồn vốn nói trên không thể thực hiện được nếu không thị trường có hiệu qủa là một khung luật pháp, một xã hội thượng tôn luật pháp. Mà ai cũng biết là nền hành chánh Việt Nam hiện nay thì quá ư lủng củng, chồng chéo, không hiệu năng! Một nền hành chánh minh bạch cũng giúp thu hút đầu tư nước ngoài vì Việt Nam rất cần vốn đầu tư mới mong thoát nghèo đói để vươn lên.

Tuy nhiên, sự phát triển đồng bộ các nguồn vốn nói trên đòi hỏi phải quan tâm đến gìn giữ môi trường và tài nguyên, phải có tính cách bền vững, nghĩa là không vay mượn của tương lai trên đầu của các thế hệ về sau, nói khác đi không làm cạn kiệt môi trường thiên nhiên có một nền hành chánh minh bạch, hoạt động có hiệu lực. Thực vậy, với đà toàn cầu hoá, Việt Nam tiến vào nền kinh tế thị trường mà một điều kiện tiên quyết cho một nền kinh tế.
 ---------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo sơ lược :

Chu Mạnh Hùng. Tính chất đặc thù của các thương gia trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Định Hướng số 38 Mùa Xuân 2004

Nguyễn Ngọc Sơn. Tình trạng di dân tại Việt Nam và một vài vấn đề đặt ra. Định Hướng số 38 Mùa Xuân 2004

Thái công Tụng. Vài vấn đề về toàn cầu hoá. Truyền Thông Mùa Thu 2003 số 9. Montreal.
 

Trở về Trang Khoa Học
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860953 visitors (2232018 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free