TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Dĩa sụn
 
Lên mạng ngày 23/9/2009

Dĩa sụn
Bác Sĩ Trần Văn Diên

 
   Cây tiến hóa chủng loại do những nhà sinh học nghiền ngẫm phân loại sinh vật trên quả đất thành 2 nhóm chánh là thực vật và động vật. Loài người được xếp vào loài động vật có vú với bộ xương sống. Đốt xương sống tiếp giáp với nhau bởi cái dĩa sụn mềm mại khít khao tác dụng như là một miếng độn góp phần liên đới hình dáng và hoạt động sinh lý của cơ thể.
   Xương cổ có 7 đốt, xương lưng trên có 12 và xương lưng dưới có 5 đốt xương to nhất. Tất cả là 24 đốt, nhưng số dĩa sụn tổng cộng là 25. Vì có 1 dĩa độn giữa xương sọ và mặt trên của xương cổ số 1, dĩa sụn xương cổ số 8 nằm giữa mặt dưới của đốt xương cổ số 7 và mặt trên của xương lưng trên số 1. Dĩa sụn số 25 tiếp giáp mặt dưới đốt xương dưới lưng số 5 và mặt trên phần xương chậu phía sau hình tam giác.
   Cấu trúc dĩa sụn là chất fibrocartilage xếp vòng mềm chịu đựng giữa 2 mặt xương cứng. Có lực tương tác liên tục trong cơ thể. Lúc sơ sinh cơ thể phát triển nhanh nhẹn theo 3 chiều, sau giai đoạn trưởng thành cơ thể không còn phát triễn theo chiều cao nữa, nên dĩa sụn bắt đầu thoái vị từ từ giảm chiều cao. Cũng là lúc mà dĩa sụn sắp gây ra lắm chuyện phiền toái.
   Vì sức nặng của cơ thể dồn vào vùng dưới lưng nên vùng nầy triệu chứng đau dĩa sụn nhiều nhất theo thống kê của bệnh học tự nhiên. Còn đau đớn bởi nguyên nhân khác như lực thẳng, xoáy, ngang tạo ra từ những tai nạn nghề nghiệp, thể thao, giao thông… thì đau dĩa sụn xãy ra bất cứ dĩa sụn nào không thể lường trước cho được. Cơ cấu vật lý gây bệnh đau dĩa sụn là dẹp đép lại, lồi ra, hay bể vụn.
   Hiện tượng thông thường nhất là khi ho, hít xì hay rặn lúc đi tiêu làm đau vùng dưới lưng chạy dài xuống đùi chân như điện giật lăn tăn, triệu chứng nặng lúc đó bắp cơ không co thắt nên di chuyển vô cùng khó khăn, nặng quá phải đứng yên một chổ, có khi phải nhờ người khác dìu hay ngồi xe lăn. Vậy giải thích thế nào? Trung khu thần kinh ở đầu não, tế bào trung tâm thuần túy là thân tế bào xám, một phần thân nằm trong tủy sống xám, phần
trắng trong tủy là nhánh truyền dẫn tín hiệu lên trung tâm, hay đưa tín hiệu từ trung tâm đến tận cơ quan làm việc.          
      Khi nhìn kỷ lại cấu trúc thân thể mới thấy rằng chức năng và phận sự của từng cơ quan trong cơ thể đâu đấy nhịp nhàng cân đối, sự sai lệch cũng gây lớn chuyện. Khoa học càng tiến triển thì loài người càng sợ bệnh bó tay là trung khu thần kinh bệnh tâm thần!
    Trở lại bệnh dĩa sụn vì sao khi lồi dĩa sụn phát sinh triệu chứng không đi đứng được, là vì dĩa sụn trợt ra ngoài đẩy mạnh vào đường đây màu trắng đi 2 bên từ đường trung tâm tủy sống. (ngang dĩa sụn 2 bên phải trái đồng hành sau khi rẻ ra từ 2 bên đường tủy trung tâm liền phân nhánh ra phải phía trước, phải phía sau, trái phía trước, trái phía sau, sợ dây trước chuyển vận lên não từ bắp cơ và truyền từ tín hiệu từ não đến cơ, sợ dây sau chuyển cảm giác từ da gân sụn vào não, và chuyển tín hiệu từ não ra). Khi nhảy mủi hít hà hay rặn làm sức nặng cơ thể dồn xuống ép làm phần sụn của dĩa lồi ra ép đường truyền thần kinh vận động cơ thì khó di chuyển, ép vào đường thần kinh cảm giác thì đau đớn, cả 2 vừa đau và khó di chuyển.
   Có khi cố gắng di chuyển làm đau đớn đi không vững càng cố gắng thì thấy mệt muốn té đái. Vì hệ thần kinh liên đới vận động cơ, cảm giác và điều hành các nơi trong cơ thể hình thành hệ thống thần kinh tự động TKTĐ chia ra sympathetic nervous system SNS và parasympathetic nervous system PSN. Hệ tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết… kiểm soát bởi SNS và PSN của TKTĐ, nên khi dĩa sụn đè mạnh vào dây thần kinh làm ảnh hưởng SNS và PSN của trung khu TKTĐ nghẽn đường truyền gây đau đớn và khó di chuyển.
   Dùng phương pháp chuyển động khớp thụ động hay chủ động để xác định dĩa số mấy, bên phải hay bên trái, nhẹ thì trị bằng bàn kéo dĩa sụn dãn ra kết hợp với dinh dưỡng, chỉnh, vật lý trị liệu, thể dục, phòng ngừa… Nặng thì phải giải phẩu để cắt bỏ phần bể, gở cho lơi ra phần ép quá nhiều vào đường thần kinh trắng. Bởi tai nạn thì cần vá lại xương bể nhằm phục hồi dĩa sụn.
   Ngày nay có phương pháp đặc biệt cho nhận diện bệnh dĩa sụn là magnetic resonance imaging MRI giúp nhận diện rõ vị trí lồi ra phải, trái, trước, sau, giữa, mức độ nặng, nhẹ hay bể từng mảnh…         
 
Bác Sĩ Trần Văn Diên, CT 70-73, ngày 26/05/09

Trở về Trang Khoa Học
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855063 visitors (2217669 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free