TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Trung quốc, tủ ăn của thế giới
 
Lên mạng ngày 21/10/2011

 
 
TRUNG QUỐC, TỦ ĂN CỦA THẾ GIỚI
Bác sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh
 
Giả, giả, dỏm, dỏm.
Phẩm màu và hoá chất cấm trong thực phẩm,mélamine trong sữa, rau cải nhiễm thuốc trừ sâu. Trái cây ngâm thuốc chín nhanh, cá tôm, thịt heo có hóa chất cấm, trứng gà giả, nước tương dầu hào chứa hóa chất 3-MPCD gây cancer, mì gói,bánh tráng, bún Tàu (miến) trái cây khô, đậu xanh giả, kem đánh răng có pha chất chống đông antifreeze diethylen glycol, kháng sinh trong mật ong và v,v…
Tư bản Tây phương chuộng hàng Trung Quốc vì giá quá rẻ
Phải chăng Trung Quốc đã trở thành cái tủ ăn hay garde manger của cả thế giới?
NTC
 
                                            ***
Trà dược thảo                                     
Tại Canada, có ít nhất từ 3-4 chục loại trà dược thảo.
Trà dược thảo được thấy bán trong các tiệm thuốc Tây, trong các siêu thị, chợ Tàu, chợ Á Đông, và có khoảng 90% sản phẩm nhập từ...Trung Quốc.
Trong tiệm Walmart, trà xanh green tea mang nhãn hiệu được sản xuất chế biến tại California, nhưng khi nhìn kỹ lại thì thấy có ghi chú câu: “nguyên liệu nhập từ China”!
Đây là chưa kể đến những loại trà quá đặc biệt, đắt như vàng, giá cả trăm đô một lon bán trong các cửa hàng đặc biệt tại phố Tàu. Thường chỉ có dân giàu mới dám mua, hoặc chúng ta phải bấm bụng mua trong những dịp lễ lộc đặc biệt như để biếu xén trong hôn lễ theo nghi thức Việt Nam (để vào quả cưới đem qua biếu nhà gái).
Giáo sư Roger Byard ở Úc Châu cho biết, trong Journal of Forensic Sciences về sự hiện hữu của nhiều loại độc chất, chẳng hạn như arsenic và thủy ngân trong một số trà dược thảo mà quảng cáo cho rằng rất an toàn.
Ngoài ra, một số dược thảo cũng có thể tương tác với một số âu dược để cho ra những phản ứng phụ vô cùng nguy hiểm.
Qua việc phân tích 251 loại dược thảo Á Châu bán tại Hoa Kỳ cho thấy, có đến 36 loại có chứa chất arsenic (thạch tín), 35 loại có chứa thủy ngân và 24 loại có sự hiện diện của chì.
Hơn nữa, có nhiều báo cáo khoa học nói đến việc sử dụng một vài loại dược thảo đôi khi đưa đến suy tim cardiac failure, suy thận, độc cho gan hepatotoxic, tai biến mạch máo não, yếu cơ, xáo trộn động tác và co giật...
Tuy mang danh nghĩa là thuốc thiên nhiên, nhưng nhà sản xuất lại cố tình pha trộn thêm những loại thuốc tây (prescription drugs, medicaments d’ordonnance) vào trong đó. Những chất thuốc thường được trộn thêm có thể là những steroides, hormones, các chất thuốc lợi tiểu, các thuốc kháng viêm sưng (anti inflammatoires), các thuốc trợ dương (aphrodisiaques) và thuốc làm giảm đường huyết (hypoglycémiants).
Hội chứng Cushing’s là một bệnh do sự xáo trộn hormones có thể liên hệ đến sự tiêu thụ chất âu dược steroides trộn chung trong dược thảo.
Năm 1990 - 91, trên 100 phụ nữ Hoa Kỳ đã dược chẩn đoán là thận bị xơ hóa bất phục hồi (irreversible interstitial fibrosis). Qua điều tra thì tất cả đều có mode uống loại thuốc thiên nhiên có chứa các dược thảo Trung quốc như Stephania tetranda, Magnolia officinalis và Pen fen…
St tetranda được Trung Quốc gọi là Fen Ji. Trong vài lô hàng, Fen Ji đuợc thay thế bằng Fanchi, còn được gọi là Aristolochia...
Aristolochic acid được xác định có trong thành phần sản phẩm mà các nạn nhân đã uống. Loại acid nầy có tính độc cho thận và gây ung thư.
Betz W. Epidemic of renal failure due to herbals.Sci Alt Med 1998:2:12-13
Dược thảo Jin bu Huan (Trung quốc) gây nên tình trạng xáo trộn thần kinh và ảnh hưởng đến hoạt động của tim, và tổn hại gan (hepatotoxic).
 
Cá tôm
Mấy năm gần đây đồng bào Việt Nam sống tại hải ngoại vẫn thỉnh thoảng có nghe nói đến vấn đề thủy sản nhập từ Việt Nam và Trung Quốc có khi bị nhiễm kháng sinh hoặc hóa chất cấm. Nào là tôm bị nhiễm kháng sinh Chloramphenicol, cá basa và cá tra bị nhiễm Fluoroquinolone, v.v…Thường nhất là vụ cá tra (Sutchi catfish, Pangasius hypothalmus) và cá basa (yellowtail catfish, Pangasius bocourti) bị nhiễm chất Malachite Green
Được biết 80% tôm cá nuôi, nhập từ khu vực Á châu đều xuất phát từ Trung quốc và Việt Nam. Canada đã đặt Trung quốc (tháng 8/2005) và Việt Nam (tháng 9/2005) vào trong diện phải chịu sự kiểm soát toàn diện (surveillance intégrale). Tất cả các lô thủy sản nhập từ hai quốc gia nầy bị lưu giữ để được thử nghiệm 100%, sau đó nếu kết quả tốt mới được phép bán ra cho người tiêu thụ...CFIA cũng đã gởi văn thư chính thức đến hai đối tác Việt Nam và Trung quốc yêu cầu họ phải tìm biện pháp thích nghi và cương quyết hơn để giải quyết tình hình Malachite Green ở trong cá xuất khẩu.
Malachite Green (MG) có tên hóa học là Triphenylmethane...MG là một loại bột rất mịn có màu xanh được dùng để nhuộm tơ, vải, giấy và da. MG cũng được dùng trong phòng thí nghiệm để nhuộm vi trùng và bào tử của nó.
Từ lâu, MG được xem là chất diệt trùng, sát nấm (loại saprolegnia ssp) và sát ký sinh trùng nhóm nguyên sinh vật (protozoa)...MG khác với chất sulfate đồng copper sulfate (CuS04) mà có người còn gọi là phèn xanh dùng để diệt ốc, diệt nấm và rong rêu trong nông nghiệp...MG đã được giới nuôi trồng thủy sản trên thế giới sử dụng một cách rộng rãi từ lâu để phòng và trị bệnh cho cá tôm và sò hến.
Khi vào cơ thể cá, MG sẽ bị phân hủy ra thành chuyển hóa chất (metabolite) Leucomalachite Green (LMG). Thời gian đào thải của MG thì rất nhanh nhưng ngược lại LMG có thể tồn tại trong một thời gian rất lâu dài trong thịt và nhất là trong mỡ của cá đã bị nhiễm độc.
Rau cải, trái cây                           
Trung tuần tháng 11, 2008, các giới chức năng và báo chí bên nhà đã la hoảng lên về vấn đề trái cây Trung Quốc bán qua Việt Nam đã bị nhiễm độc hóa chất lạ.
Đây chẳng phải là chuyện lạ gì cho ai cã. Chuyện đâu có gì mà phải ngạc nhiên lên vậy. Hàng hóa, thực phẩm Trung Quốc đã nổi tiếng bê bối từ lâu rồi.
Tuy biết hàng hóa Trung Quốc nguy hiểm như thế nhưng tại Việt Nam rau quả Trung Quốc mỗi ngày vẫn ào ào tràn qua biên giới phía Bắc.
Mấu chốt vấn đề không những chỉ bắt nguồn từ phương Bắc mà bên nầy biên giới cũng có rất nhiều con buôn Việt Nam vì quyền lợi đã nhẫn tâm mua một loại thuốc của Trung Quốc về để nhúng trái cây cho mau chín, và tươi tốt hơn hầu hấp dẫn người tiêu thụ. Đó là thuốc Ethrel chưa được đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Trường hợp sử dụng không đúng lời chỉ dẫn chẳng hạn như pha thuốc ở nồng độ quá đậm đặc sẽ rất nguy hiểm cho người tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt chất của Ethrel là Etephon thải ra khí éthylène thúc đẩy sự chín của các loại trái cây.
Ethrel do Công Ty Bayer Crop Science sản xuất.
Các nhà khoa học gọi Ethrel là chất giúp điều hoà tăng trưởng hoa quả (growth regulator).
Tại hải ngoại, Ethrel rất thường được sử dụng như một thuốc để kích thích sự chín nhanh của rau quả chẳng hạn như cà tomate, lê, táo, nho, mía, xoài, đu đủ, khóm và chuối nhập cảng từ Nam Mỹ và Phi Châu. Điểm quan trọng là tại Bắc Mỹ và Âu Châu người ta tuân hành triệt để cách sử dụng an toàn của hóa chất.
An toàn cho nhà sản xuất và an toàn cã cho người tiêu thụ nữa.
Người gõ nghi ngờ các loại trái cây Trung Quốc bị nhiễm hóa chất cũng được bán tràn lan khắp nơi trên thế giới chớ đâu có phải chỉ có Việt Nam mới có cái diễm phúc được thửởng thức hàng Trung Quốc đâu.
Bạn thử đi một vòng các chợ Tàu tại New York, Paris, Montreal, Toronto, Vancouver, San Francisco thì quá rõ. Các loại trai cây như Cam, táo, lê, hồng vv... toàn là sản phẩm Trung Quốc, trái nào trái nấy vừa to vừa bóng hấp dẫn hết sức mà bán giá rất rẻ mạt.
Nông gia Quebec kêu Trời như bộng vì bị hàng Trung Quốc cạnh tranh quá cỡ thợ mộc.
Tuy biết hàng hóa Trung Quốc nguy hiểm như thế nhưng tại Việt Nam rau quả Trung Quốc mỗi ngày vẫn ào ào tràn qua biên giới phía Bắc.
Mấu chốt vấn đề không những chỉ bắt nguồn từ phương Bắc mà bên nầy biên giới cũng có rất nhiều con buôn Việt Nam vì quyền lợi đã nhẫn tâm mua một loại thuốc của Trung Quốc về để nhúng trái cây cho mau chín, và tươi tốt hơn hầu hấp dẫn người tiêu thụ. Đó là thuốc Ethrel chưa được đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Trường hợp sử dụng không đúng lời chỉ dẫn chẳng hạn như pha thuốc ở nồng độ quá đậm đặc sẽ rất nguy hiểm cho người tiêu thụ sản phẩm.
Ttháng 5, 2011, tin bên nhà cho biết con buôn mua sầu riêng non, chưa già, chưa chín đem về ngâm vào nước có pha thuốc chín nhanh có tên là HPC 97HXN Trái Chín mà hoạt chất là Ethrel (Ethephon). Đôi khi họ chích vào cuống.Thuốc nầy do Viện sinh học nhiệt đới sản xuất.
 Các nhà khoa học gọi Ethrel là chất giúp điều hoà tăng trưởng hoa quả (growth regulator).
Tại hải ngoại, Ethrel rất thường được sử dụng như một thuốc để kích thích sự chín nhanh của rau quả chẳng hạn như cà tomate, lê, táo, nho, mía, xoài, đu đủ, khóm và chuối nhập cảng từ Nam Mỹ và Phi Châu. Điểm quan trọng là tại Bắc Mỹ và Âu Châu người ta tuân hành triệt để cách sử dụng an toàn của hóa chất.
An toàn cho nhà sản xuất và an toàn cả cho người tiêu thụ nữa.
Không ai có thể chối cải được lợi ích của rau quả đã đem lại cho sức khỏe chúng ta.
Dù sao đi nữa, thì lợi ích trước mắt của rau quả đối với sức khỏe vẫn trội hơn là mối nguy cơ bị nhiễm hóa chất…
Société Canadienne du Cancer đã quả quyết là không có bằng chứng cụ thể nào nói lên mối liên hệ giữa cancer và sự tiêu thụ những liều lượng thật nhỏ chất tồn dư nông dược.
Tuy vậy cơ quan này cũng đồng ý rằng cần phải giảm nhiều hơn nữa nồng độ nhiễm hóa chất trong trái cây nhập cảng, đặc biệt là đối với các loại trái cây đến từ những quốc gia mà việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm không được mấy chặt chẽ cho lắm.
Trái cây xuất xứ từ Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam cũng như tại các chợ Tàu hải ngoại. Người ta nói, mua loại trái cây nầy, đem về nhà để nhiều tuần cũng chưa thấy hư chưa thấy thúi.
Tại các chợ đầu mối, trái cây Trung Quốc đang về ồ ạt với hình thức đẹp đến bất ngờ. Các nhà kinh doanh đã qua mặt người tiêu dùng bằng việc “lên đời” cho trái cây Trung Quốc bằng việc bóc nhãn hoặc dán nhãn…Cam Mỹ, táo Nhật... trồng tại Trung Quốc!” (Phù Phép trái cây Trung Quốc. (Tuổi Trẻ Online 19/08/2011)
 
Chuyện dưa hấu Trung Quốc nổ ngoài đồng
Tại vùng Danyang Trung Quốc, một số nông dân đã y ra sáng kiến phun xịt lên 20 mẫu dưa hấu một loại hóa chất điều hòa tăng trưởng (plant growth regulator) có tên là Forchlorfenuron. Đây là một hợp chất urea.Trường hợp ngộ độc sẽ thấy các dấu hiệu như: Xót mắt, xót da và niêm mạc, hơi thở ngắn, ói mửa, tiêu chảy, nhức đầu, xáo trộn các chất điện giải, xáo trộn protéin, phù khí phế thủng (emphysema), giảm cân.
Họ nghĩ rằng làm như thế sẽ thu hoạch được trong một thời gian ngắn những trái dưa hấu khổng lồ. Thật vậy, kết quả là dưa tăng trưởng quá nhanh nên lần lược nổ tét ra hết ngay trên cánh dồng. Những trái còn lại, chưa nổ thì có hình dạng méo mó, cắt ra dưa chứa nhiều xơ và các hạt thì trắng nhách. Thôi đành bóp bụng bằm ra cho heo và cho cá ăn mà thôi.
Các nhà chuyên môn nói rằng nông dân sử dụng forchlorfenuron không đúng cách chỉ dẫn: quá trễ trong vụ mùa, và nhằm vào lúc trời mưa. Cũng có dư luận đổ thừa rằng tại họ sử dụng hạt giống mua từ Nhật Bản?
Forchlorfenuron (FCF) đươc sử dụng tại Hoa Kỳ để trồng nho và kiwi.
 
 
 
Ghê quá! Chuyện tái sinh dầu ăn kiểuTrung Quốc
 
Trang mạng New York Times, ngày March 31, 2010 có đăng bài nói về chuyện tái sinh dầu ăn bên Trung Quốc.
 Họ vớt dầu bẩn ngay cả trong hệ thống thải của cống… đem về lọc lại, pha thêm hóa chất phụ gia, cho vô thùng rồi đem bán… Hảo xực lớ!

Video NTD television. One tenth of cooking oil in China comes from waste.
http://www.dailymotion.com/video/xcp1ua_one-tenth-of-cooking-oil-in-china-c_news
Thịt heo tại Trung Quốc và bột siêu nạc
Lúc gần đây những tin tức về thực phẩm Tung Quốc, đặc biệt là thịt heo bị nhiễm hóa chất cấm Clenbuterol đã làm nhiều người hoang mang...
Từ 20 năm nay, Clenbuterol (tên thương mại là Ventipulmin) là một loại thuốc thú y rất phổ biến để dùng trị vấn đề hô hấp ở ngựa.

Tại hầu hết các quốc gia Âu Mỹ như Canada, Hoa Kỳ và Úc Châu, Clenbuterol không được dùng cho người.

Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia sử dụng Clenteburol trong trị liệu hen suyễn ở người.

Thực tế cho thấy Clenteburol thường được dùng rộng rãi ngoài chỉ định (off label) trong nhiều trường hợp chẳng hạn như doping trong lãnh vực tranh tài thể thao, thể hình thẩm mỹ, giúp các chị làm đẹp đốt mỡ giảm cân, dùng trong chăn nuôi bò, heo để kích thích tăng trưởng, tăng trọng nhanh, cho nhiều thịt ít mỡ…

*
Clenbuterol là thuốc gì?

Clenbuterol là một loại thuốc non steroidal anabolic thuộc nhóm bêta -2 agonist hay sympathomimetic amine có tác dụng làm giãn nở phế quản, trị hen suyễn và đồng thời có tính kích thích như các thuốc amphetamine, ephedrine (làm tăng nhịp đập tim, tăng áp huyết…).

Tại Hoa kỳ và Canada, Clenbuterol (tên thương mại là Ventipulmin) chỉ đặc biệt được sử dụng trong thú y để trị bệnh đường hô hấp ở loài ngựa mà thôi.
Tại hai quốc gia nói trên, Clenbuterol bị cấm sử dụng trong chăn nuôi thú để lấy thịt (bò, heo, dê cừu…).
Thuốc được trình bày dưới dạng tiêm, và dạng uống (sirop, viên và hạt nhỏ).
*Cấm nhưng vẫn xài
Tại Trung Quốc, tình hình thịt bị nhiễm Clenbuterol càng ngày càng có vẻ trầm trọng hơn xưa.
Tuy chánh phủ bên đó cấm sử dụng Clenbuterol trong chăn nuôi, nhưng thực tế người dân nông thôn rất ưa chuộng loại “bột trắng siêu nạc” (lean meat powder) để nuôi heo vì nó giúp cho con vật tăng trọng rất nhanh, cho nhiều thịt nạc, rất ít mỡ, và giữ được vẻ tươi mới lâu nên thịt bán được giá cao, lời nhiều...
Ngoài ra, thịt nhiều nạc ít mỡ, ít cholesterol cũng đáp ứng được phần nào sự mong đợi của người tiêu thụ muốn có được một sức khỏe tốt.
Trong những năm qua tại Thượng Hải, Quảng Châu, Quảng Đông và vùng Nam Trung Quốc , vẫn thỉnh thoảng thấy xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm sau các bữa tiệc có thịt và đồ lòng (gan) heo...
 Phần lớn thuốc được sản xuất tại Âu Châu, Mexico và China (Clenbuterol 40mcg/tablet/box 100/ $236 USD-hai nhà sản xuất: Shaanxi Dafreng và Yalang).
Có thể mua qua Internet
Chánh phủ Trung Quốc rất đặc biệt“quan tâm” đến vấn đề “bột siêu nạc” Clorenbutol, nhưng họ cũng chưa có thể đo lường được sự trầm trọng thật sự của vấn đề cũng như đề ra các biện pháp để giải quyết.
Đất nước Trung Quốc quá rộng lớn và quá đông dân. Bên cạnh chăn nuôi heo công nghiệp còn phải kể đến hình thái chăn nuôi gia đình hay cá thể cũng rất đáng kể tại những vùng nông thôn. Thật phức tạp và khó kiểm soát vô cùng.
*Mặt trái của Clenbuterol
-Clenbuterol là một loại thuốc giúp lực sĩ doping để  tăng thành tích thi đấu.
Trong quá khứ rất nhiều lực sĩ đã bị treo giò, hay mất huy chương sau khi kết quả xét nghiệm cho biết cơ thể họ có chứa chất tồn dư Clenbuterol lúc tranh tài.
-Clenbuterol rất được các vận đông viên thể hình thẩm mỹ ưa chuộng để giúp họ tăng khối lượng các bắp cơ (bodybuilding).
-Đây cũng là thuốc làm đẹp của các bà và các cô. Tác dụng của thuốc là đốt bớt mỡ, giúp giảm cân để tạo nên những thân hình thon thả chẳng thua gì người mẫu.
 -Nhưng quan trọng hơn hết là tuy bị cấm sử dụng trong chăn nuôi thú thịt nhưng Clenbuterol vẫn là một loại thuốc được giới chăn nuôi ưa thích. Thuốc giúp thúc đẩy tăng trưởng. Thú tăng trọng nhanh, thịt nhiều, mỡ ít. Bán có giá.
-Tại Hoa Kỳ, Clenbuterol cũng thường được sử dụng một cách bất hợp pháp và gian lận doping, nhằm o bế ngoại hình (bê hay cừu) trước khi chúng được gởi đi dự thi trong show thú đẹp tại hội chợ.
 Khi bị hạ thịt những thú nầy có thể còn giữ chất tồn dư residue Clenbuterol trong thịt và trong gan, thận, mỡ.. .
*Ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Ở liều cao, Clenbuterol có thể làm rối loạn nhịp tim, tăng nhịp đập, run cơ, tăng áp huyết động mạch, nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, tăng đường huyết.
Năm 1990, tại Tây Ban Nha có 135 người bị ngộ độc Clenbuterol sau khi ăn gan bò. Mức độ nhiễm là 160 tới 291 phàn tỉ (parts per billion). Tăng nhịp tim, co thắt cơ,nhức đầu, nôn mửa, sốt, nhưng không có tử vong.
Theo FDA các triệu chứng ngộ độc Clenbuterol được xem là nhẹ nhưng chúng ta cũng không nên xem thường. Các người đang sử dụng các loại thuốc adrenergic agents như epinephrine(adrenaline) có thể bị ảnh hưởng nặng hơn trong trường hợp ngộ độc Clenbuterol.
Trung Quốc: Úm ba la biến thịt heo ra thịt bò
 “Bằng cách thêm một vài thìa "cao thịt bò" trước khi đun nóng một miếng thịt lợn, nó có thể dễ dàng chuyển thành thịt bò. Công nghệ này hiện được một số quán ăn nhẹ tại thành phố Hợp Phì, An Huy, Trung Quốc áp dụng.
Global times đưa tin, một chủ cửa hàng bán gia vị cho biết, chất này thường được sử dụng kết hợp với một loại gia vị khác được gọi là maltol để giảm mùi đặc trưng của thịt lợn. Với một chai khoảng 500g có thể biến khoảng 25 thậm chí 50 kg thịt lợn thành thịt bò.
Giá một cân thịt lợn chỉ khoảng 22 nhân dân tệ tại Hợp Phì, trong khi đó giá một cân thị bò là 40 nhân dân tệ, cao hơn rất nhiều. Cơ quan chức năng Trung Quốc đang tiến hành điều tra, tìm hiểu vụ việc.
Phát hiện này một lần nữa dấy lên sự lo lắng trong người dân ở Trung Quốc về vấn đề an toàn thực phẩm.”(Theo Phương Trang, vnExpress.net 18/4/2011).
Theo New American Media thì con buôn vùng Quảng Đông sử dụng sodium borate hay borax (hàn the) trộn với bột và vài loại chất phụ gia khác đê nhuộm thịt heo trở thành đỏ như thịt bò chánh hiệu con nai. Mục đích để kiếm nhiều lời. Sodium borate là một hóa chất dạng bột trắng, dễ hòa tan trong nước. Rất độc hại.
“Đối với kỹ nghệ thực phẩm hiện tại, nhiều loại bánh tráng, bánh phở, hủ tiếu được cho thêm borax để được dai, cứng, lâu thiu hơn. Còn các loại chả lụa, chả quế cũng được tăng thêm độ dòn, chống được mốc meo và lâu thiu cũng nhờ borax. Đối với các loại thực phẩm tươi như thịt cá để lâu ngày đã biến dạng, nếu có thêm borax, chúng trở nên nên cứng và có vẻ tươi trở lại. Đại khái trên đây là những ứng dụng không lành mạnh của borax mà con buôn dùng các thủ thuật nầy trong thực phẩm để làm sai lạc và đánh lầm thị hiếu của người mua.”(Theo Ts Mai Thanh Truyết)
 
Xem hình cách úm ba la thịt heo ra thit bò

-
Video Fun with additives! Melissa Chan turns pork into beef
Gạo trộn Plastic:Wuchang rice
Wuchang, một vùng phía Bắc Trung Quốc nổi tiếng về gạo giả trộn khoai Tây, khoai lang và chất plastic dưới dạng gạo. Con buôn mua loại gạo rẻ tiền tại địa phương, đem về nhà máy úm ba la trộn thêm plastic (plastic industrial resin) bán ra giá cao.
 
Video: Wuchang rice Scandal
Trứng gà giả
Video
Một lần nữa các cơ quan dinh dưỡng của Trung Quốc cảnh bảo người dân đề phòng mua phải trứng gà giả.
Được làm từ những chất hóa học cấm chỉ định dùng cho thực phẩm nên trứng gà giả đang là mối đe dọa tới sức khỏe người tiêu dùng.
Trên thực tế việc nhận biết chứng gà giả không hề đơn giản, người ta chỉ thực sự xác định được trứng gà thật hay giả khi đập trứng ra và kiểm tra lòng đỏ. Trứng gà giả có lòng đỏ dai như cao su. Khi soi quả trứng lên trước ánh sáng sẽ không nhìn thấy bóng khí đầu quả trứng vì trứng gà giả không có bóng khí. Ngoài ra khi sờ trứng gà giả sẽ có cảmgiác thô và sần do lớp chất hóa học tạo nên vỏ trứng sẽ không thể đạt độ mịn và bóng như trứng gà thật.
Đậu xanh giả
Những năm gần đây tại Trung Quốc, con buôn hay lang băm tung tin là đậu xanh mung bean có thể trị bá bệnh như tiểu đường, cao máu và ung thư. Liền sau đó là giá đậu xanh trên thị trường Trung Quốc tăng lên gắp 3.
 Để trục lợi con buôn mua đậu tuyết (snow peas, chinese peas) và đậu nành soybeans khô giá rẻ đem về ngâm nước có màu xanh nhạt và chất Sodium metabisulfite. Đây là một chất sát trùng desinfectant, tẩy détergent, chống oxyt hóa antioxidant và bảo quản preservative (E 223). Vớt ra, để ráo nước các hạt đậu trở nên căng tròn rất hấp dẫn giống y chang như đậu xanh thật. Một kg đậu nành làm ra được 3,5kg đậu xanh giả. Hốt bạc khỏe quá.
Sodium metabisulfite vì có sulfite nên có thể gây dị ứng ở những người nhạy cảm với biểu lộ về hô hấp, hen suyển và quá mẩn anaphylaxis.
Bún Tàu (Miến): (cellophane noodle, crystal noodle)
Là loại bún khô trong vắt được làm từ tinh bột đậu xanh.
Năm 2004, miến sản xuất tại thành phốYantai thuộc tỉnh Shandong bị phát hiện có nhiễm chì (lead) và còn bị trộn sodium formaldehyde sulfoxylate là chất tẩy kỹ nghệ rất độc có thể gây ra ung thư.
 Trà sữa là món gì vậy?
Những năm gần đây tại hải ngoại có thấy xuất hiện một món giải khát mới. Đó là trà sữa hay trà Trang châu Bubble tea.
Đây là một món giải khát khá ngon và thường được bán tại các tiệm nước ở phố Tàu.
Theo quảng cáo của họ: món giải khát rất ngon, xuất phát từ Đài Loan, Trung Quốc và nay đã xâm nhập cả vùng Á Châu, Úc Châu, Âu Châu, Mỹ Châu…Bubble tea là một hổn hợp mùi vị làm từ các loại trái cây nhiệt đới trộn trong những viên bột bán tapioca tròn tròn, xanh, đỏ, trắng, vàng, nâu, tím. Bỏ váo máy quay sinh tố, trộn chung với bột sữa, đường và nước đá. Quay 1-2 phút cho xùi bọt rồi đổ vào ly. Các viên bột bán đều nằm dưới đáy, sữa và bọt ở phía trên ly. Rất đẹp mắt. Uống bằng ống hút thật lớn. Mát rượi, nhai hơi dai dai, ngon ơi la ngon.
Rất bổ vì có chứa nhiều vitamins, antioxydants, tốt để ngừa bệnh tim mạch, ngừa cancer (xin nhớ, đây là những lời quảng cáo).
Giá bán : ly nhỏ 3$, ly lớn 5$  tại các phố Tàu.
ShangaiDaily.com mới đây có cảnh giác thế giới về sự thật của món Bubble tea :Bubble teas pose potential health thread. Uống thường xuyên rất hại cho sức khỏe!
Nên biết là nguyên liệu, các viên bột bán tapioca đều được sản xuất từ Đài Loan và Trung Quốc.
Nhà kinh doanh vì lợi nhuận đã sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, những chất cấm để làm phụ gia. Rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu thụ.
Đó là các chất polymer (plastic), các loại dầu thực vật rẻ tiền, hóa chất lạ có arsenic, các chất phụ gia bị cấm, sulfate sodium, đường hóa học v,v…
Uống thường xuyên có thể bị cancer, bệnh tim mạch và có hại cho não.
Bà con mình có biết không?
Đừng bao giờ ăn thường xuyên một loại sản phẩm nào đó để ngừa tránh sự tích lủy của một loại hóa chất độc nếu có.
Còn việc tẩy chay không ăn đồ made in China, Produits de Chine liệu có thể giải quyết được vấn đề thực phẩm nhiễm độc không?
Có gì bảo đãm là các sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam, Thái Lan , Ấn Độ, Chili, Brazil, Ecuador… là an toàn hơn không.
Có gì bảo đảm 100% trong lành của sản phẩm mặc dù nó được sản xuất, vô lon, vô hộp tại Canada và Hoa Kỳ nhưng lại sử dụng rau quả nguyên liệu nhập từ Trung Quốc?
Tại Canada, luật cho phép nhà sản xuất thực phẩm biến chế ghi trên nhản hiệu sản phẩm câu Product of Canada, hay Made in Canada nếu phí tổn sản xuất chiếm trên 51%, tức là giá vốn mua nguyên liệu từ Trung Quốc phải dưới 49%.
 Dân Canada ăn đồ Trung Quốc từ lâu mà không biết đó thôi.
Le point sur l’étiquetage des produits alimentaires canadiens (Ottawa 21/5/2008)
Năm 2005 Quebec nhập một khối lượng là 11,3 triệu kg rau quả đông lạnh, đóng hộp conserve hoặc tươi. Sản phẩm được chuyên chở nhiều tuần bằng tàu mà vẫn còn tươi rói (?). Năm 2004 chỉ nhập có 5,7 triệu kg. Đây là hàng đông lạnh mà Trung Quốc bán thật rẻ để cung cấp cho nhà hàng, hotel, cantine,cafétéria, bệnh viện, các trung tâm cải huấn và những nơi nuôi dưỡng người già.
Các nhà hàng rất thích và ưa chuộng các sản phẩm Trung Quốc vì nó vừa rẻ và vừa tiện lợi, như đã được gọt vỏ và cắt sẵn rồi.
Vì sản phẩm đòi hỏi quá nhiều khâu biến chế bằng tay, rất tốn kém nên các nhà đầu tư Canada đã không sản xuất nữa. Từ lâu tại Québec, nấm lon (champignons en conserves) đều được nhập từ Trung Quốc. Dưa chuột ngâm giấm (cornichons marinés) từ Ấn Độ, củ hành Tây, carotte to da láng đều được nhập từ Trung Quốc.
 Năm 2007, Québec nhập của Trung Quốc 21 triệu kg củ hành đông lạnh (loại đã được lột vỏ rồi).
Vấn đề nầy hình như ít có ai nghĩ tới.
Boycottons les produits chinois pour protester avant de blâmer
Mấu chốt của vấn đề 
Hàng hóa,thực phẩm Trung Quốc giá quá rẻ. Chánh phủ Canada (CFIA) thiếu nhân viên inspectors , thiếu ngân sách dùng để kiểm soát viểc nhập cảng thực phẩm. Người dân Canada tự hỏi : « liệu ăn vào có an toàn không? ».
 Đôi khi ăn đồ nhập từ Trung Quốc mà cứ tưởng rằng là mình đang ăn đồ sản xuất tại Canada.
Barry Artiste. Food import to Canada « Safe to eat? » (June 2008)
 
 Apparently W-5 reported last night that the Canada Food Inspection Agency,who previously stated in last years scandal that they are going to get n tougher with cancer causing chemicals used in China for our food production, that today June 2008, that little has changed after they once again ran laboratory tests on food from China from our supermarkets here in Vancouver, Canada.
Last year Vancouver received over 800 million pounds of food from China. Cheaply priced food found in British Columbia's major grocery chains and purchased by unwitting Canadians for their dinner table in the mistaken belief it is a Canadian made product may be surprised to learn that the answer for an unexplained illness may be as close as the forkful of food you're holding in front of your mouth.
Bob Kingston, the union vice president for CFIA inspectors and former
food inspector, tells W-FIVE that there are too few inspectors and the
system simply can't keep up.
This now leads many to believe we may be living in a false sense of security, leaving many of us to "Fend for Ourselves" in a World economy where "Cheap is King" over " Quality", regardless of the consequences of our health, sort of a "Foodie Chinese Roulette". These foods are not only found in your supermarkets, but in virtually all restaurants in most cases, even the high end restaurants.
Most at risk are Seniors and Children, with depressed or developing immune systems. Leading some to think before chowing down on what you think is Canadian Grown Seafood, the question may arise... Will this food give me Cancer?
Made in China
The top 10 foods in volume Canada imported from China in 2006 (in millions of kilograms).
Mandarins, clementines (Quýt…) and similar citrus hybrids, fresh/dried
33.9
Frozen fish fillets (filet cá đông lạnh)
24.4
Apple juice (nước táo)
21.7 (millions of litres)
Pears and quinces, fresh (lê và đào tươi)
13.6
Raw peanuts (đậu phọng sống)
10.6
Frozen shrimps and prawns ( tép, tôm đông lạnh)
10.4
Pasta ()
10.3
Mushrooms (nấm)
8.9
Other citrus fruits (các loại cam chanh khác)
8.8
Shrimps and prawns, prepared or preserved (tép,tôm biến chế )
7.3
SOURCE: STATISTICS CANADA


 Kết luận
Càng nghĩ đến thì càng lo, nhưng có hơi lạ là người mình có tật hay mau quên.
Miệng thì nói đồ Trung Quốc ăn độc, thế nầy thế nọ, nhưng không biết có ai tẩy chay 100% được không?
Thôi thì ráng tránh, ráng hạn chế bớt được chừng nào thì tốt chừng đó.
 Đúng là chạy Trời không khỏi nắng bà con ơi./.
 
 
Trông người mà ngẫm đến ta
một vài khía cạnh tại quê nhà mà ít ai biết.
Tất cả video ở đây đều nói tiếng Việt.

Rau muống Hà Nội:
http://www.youtube.com/watch?v=La9nFXHlkx4
http://www.youtube.com/watch?v=NtbTwBAg03A

Rau muống Saigon
http://www.youtube.com/watch?v=luHjTWdX8As

Chế biến mứt đầy ruồi và dòi ( Saigon )
http://www.youtube.com/watch?v=tDGXEnUjbXU

Trà sữa trân châu plastic (các bạn ở hải ngoại nên coi chừng con em mình)
http://www.youtube.com/watch?v=4Sj_d3IBZKs

Hành phi mỡ thúi (Ha Noi)
http://www.youtube.com/watch?v=cIK-w72F_JQ

Thịt thúi mang lên bàn nhậu:
http://www.youtube.com/watch?v=RCanaP0cWog

Cách sản xuất miến thấy hết dám ăn
http://www.youtube.com/watch?v=VljykrxFDNE

Làm nước đá bằng nước dơ ( Saigon )
http://www.youtube.com/watch?v=zWG239qjYpk

Đầu nậu chế biến mỡ dầu phế thải bán lại
http://www.youtube.com/watch?v=DiFeRRuDLaQ

Rửa rau bằng nước cống công khai xong đem ra chợ bán (Hà Nội)
http://www.youtube.com/watch?v=QPBHYLV7Ajo

Chế biến bì lợn ghê người (Miền Bắc)
http://www.youtube.com/watch?v=IfmbcfBqKUU

Tẩy trắng trứng:
http://www.youtube.com/watch?v=_X4uJpZE27g

Đầu độc nhau qua thực phẩm, phóng sự tại Hà Nội
http://www.youtube.com/watch?v=viUttXN5WPM

Sống bồng bềnh trên nước cống (Hà Nội)
http://www.youtube.com/watch?v=QJHkCrbpyBc
 
 
Tham khảo :
-Wikipedia. Food safety incidents in The People’s Republic of China
-CRS Report for Congress-Food and Agricultural Imports from China
 
Montreal, Oct 20, 2011
 
 
 
 
 
 
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 852027 visitors (2209777 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free