TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Mùa vu lan
 
Lên mạng ngày 19/8/2010

MÙA VU LAN VÀ BẢN NĂNG MẪU TỬ
 
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
 
 
 
Từ trước tới nay nhiều người thường nghĩ rằng bản năng mẫu tử (instinct maternel) là một khả năng thiên phú và tự nhiên ở tất cả mọi người mẹ, nhưng thực tế đôi khi không đúng như vậy ở một số người đàn bà.
 
Các nhà tâm lý học nghĩ rằng danh từ bản năng rất đúng ở thú vật nhưng không mấy phù hợp ở người.
 
Thật vậy tùy theo loài, để sinh tồn và duy trì nòi giống mà thú mẹ có những cách nuôi dưỡng, săn sóc và bảo vệ thú con khác nhau.
 
Con người là một sinh vật thượng đẳng nên khác biệt hơn với thú vật. Ngoài bản năng ra chúng ta còn có tình yêu thương.
Tình mẫu tử là một tình yêu thương vô bờ bến, hoàn toàn trọn vẹn, nhằm mục đích thỏa mãn mọi nhu cầu và ý muốn của đứa con.
Tình mẫu tử ở người mẹ có thể đã nhen nhúm từ lúc đứa con chưa chào đời.
 Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình. Mẹ ước mong khi con ra đời con  được mọi bề hạnh phúc.
 
Hạnh phúc của con cũng chính là hạnh phúc của mẹ. Đó là chu trình cho và nhận ở người mẹ mà các bác sĩ tâm lý thiếu nhi (pédopsychiatre) gọi là cycle du don.
 
La maternité psychique, c'est cette dimension d'échange et de partage d'univers de totalité que l'un et l'autre se donnent, se le donnant dans le cadre de ce que l'on appelle dans ce livre, le cycle du don. (« Quand les femmes ne naissent pas mères » Jean Marie Delassus, Pédopsychiatre).
 
 
 Bản năng mẫu tử do thụ đắc?
 
Lúc vừa mới sinh xong, người mẹ thật sự chưa có đủ thời gian để tìm hiểu và cảm nhận được mùi da thịt cũng như tiếng khóc đặc biệt của con mình.
 
Trong nhiều trường hợp, khoa học cho rằng bản năng mẫu tử được xây dựng từ những tiến trình phức tạp của hệ thần kinh trung ương đồng thời cũng nhờ vào khả năng tri giác đặc biệt của con người và thông qua một giai đoạn học tập (apprentissage) bao gồm sự tiếp xúc trực tiếp, ôm ấp, cho bú, chăm sóc và nuôi dưỡng đứa con mới sinh ra.
 
 Chuyện trao nhầm con tại Cộng hòa Czech
 
Câu chuyện trao nhầm con đã xảy ra vào ngày 9 tháng 12, 2006 tại bệnh viện Trebic, cách thủ đô Prague 165 km về phía Đông Nam, thuộc Cộng hòa Czech đã làm cho các bậc cha mẹ phải suy nghĩ và lo sợ.
 
Một bữa nọ, tại khu hộ sản, y tá trao lộn hai cháu gái Nikola và Veronika vừa mới được sinh ra từ hai bà mẹ khác nhau. Nghĩa là con của bà nầy lại bị giao lộn cho bà kia. Hai sản phụ hoàn toàn không hay biết gì hết và theo bản năng mẫu tử cả hai bà mẹ đều dễ dàng chấp nhận, yêu thương hết mực đứa bé mà mình đang ôm ấp trong tay như chính con mình đẻ ra.
 
Birth mix up mother refuses to swap babies. Telegraph.co.uk
 
 
Bản năng mẫu tử do bẩm sinh?
 
 
Nếu theo như lời truyền tụng trong dân gian, thì bất cứ người mẹ nào cũng có thể dễ dàng nhận biết bằng trực giác đứa con mình sinh ra.
 
Phải chăng, có một sợi dây thiên liêng vô hình gắn liền mẹ với con. Đó là bản năng mẫu tử.
 
Người ta tự hỏi, vậy tại sao trong trường hợp nhầm lẫn ở bệnh viện Trebic, cả hai bà mẹ đều không phát hiện ra được sự kiện là mình đang nuôi con của người khác trong suốt nhiều tháng trời?
 
Cảm quan ở người đàn ông thì lại khác. Anh Jaroslava, nhận thấy sao càng ngày bé Nikola, càng không giống hai vợ chồng anh vì cháu có tóc vàng mắt xanh trong khi anh chị thì có màu sẫm hơn.
Linh tính thôi thúc anh ta nhờ một phòng thí nghiệm tư làm test DNA để xác định phụ hệ và anh ta đã nghi đúng. Kết quả thử nghiệm cho biết dứa bé không có dấu ấn DNA của anh ta. Vợ anh là Libor Broza sau đó cũng quyết định thử test DNA và kết quả cho thấy chị cũng không phải là mẹ của bé Nikola.
Vậy mà từ mấy tháng nay hai vợ chồng cứ tưởng đâu bé Nikola là con ruột của họ nhưng thật ra lại không phải như vậy. Đây là một cơn ác mộng cho bất cứ cha mẹ nào.
 
 Bệnh viện nhìn nhận đã có sự nhầm lẫn nhưng không hiểu lý do tại sao. Các thủ tục ghi dấu hài nhi vừa chào đời đã được thực hiện đúng như quy định. Biến cố nầy đã làm cho dân chúng Czech hoang mang và tức giận.
 
Sau khi điều tra kỹ hơn, bệnh viện bắt buộc phải cho thi hành kỷ luật đối với một số nhân viên sai trái. Hai y tá bị sa thải, hai ngưòi khác bị thuyên chuyển công tác và ba nhân viên bị khiển trách hành chánh.
 
Lễ giao trả các em cho cha mẹ ruột được dự trù vào ngày Tết Dương lịch nhưng được thực hiện sớm hơn. Theo lời khuyên của các nhà tâm lý học, hai cháu cần nên được giao lại cho cha mẹ đẻ của chúng càng sớm càng tốt để hạn chế bớt sự gắn bó tình cảm giữa các em và cha mẹ nuôi càng ngày càng trở nên sâu đậm hơn theo thời gian.
Cuối cùng sự trao đổi đã được thực hiện vài ngày trước ngày sinh nhật đầu tiên của hai em . Các em được cha mẹ ruột lãnh về.
 
Theo phán quyết của tòa án, bệnh viện phải đền bù một số tiền khá lớn cho cả hai gia đình kém may mắn để xoa dịu phần nào những khủng hoảng tinh thần và xáo trộn tâm lý mà họ đã phải chịu đựng từ nhiều tháng qua.
 
Dénouement dans l’affaire des nouveaux nés échangés à la maternité de Trébic
  
 
Bản năng mẫu tử ở người mẹ là một vấn đề vô cùng phức tạp.
 
 Sarah Blaffer Hrdy, một nhà nhân chủng học thuộc Hàn Lâm Viện Khoa học Hoa Kỳ cho rằng bản năng mẫu tử do môi trường và xã hội tạo ra.
 
Vào thế kỷ thứ 18 tại Âu Châu luật bắt buộc các sản phụ phải đi làm việc ngay khi họ vừa mới sanh xong. Sự kiện nầy khiến một vài loại hormones cá biệt không kịp xuất hiện ra để giúp vào việc xây dựng tình cảm gắn bó giữa mẹ và con.
 
Một khảo cứu thực hiện tại Paris vào năm 1850 cho biết nếu để người mẹ cho con bú trong vòng 18 ngày liên tục thì vấn đề bỏ con sẽ giảm đi được 10%.
 
Nếu nói rằng tất cả phụ nữ dều có bản năng mẫu tử một cách bẫm sinh vậy tại sao có nhiều bà mẹ, lại bỏ phế con cái, hành hạ chúng, đem cho cô nhi viện và thậm chí có khi còn đem bán con mình cho người khác.
 
Cũng có những người mẹ không có lương tâm, vô cùng tàn ác, nhẫn tâm giết chết con của họ sinh ra, như trường hợp gần đây bên Pháp có vụ bà mẹ giết 8 đứa con.
 
 
Thật khó hiểu!
 
 
Thú vật: tình mẫu tử hay hóa học?
 
Để sinh tồn cũng như để duy trì nòi giống, thú cái được trang bị một hệ thống (thị giác, khứu giác, thính giác) giúp nó nhận biết những thú con do nó đẻ ra. Phải chăng đó là do tình mẫu tử hay là đó chỉ là do những phản ứng hóa học?
Thú mẹ cần phải nhận biết con của nó để có thể săn sóc, nuôi dưỡng, cho bú và bảo vệ.
Ở thú cái, phản xạ làm mẹ được khơi màu nhờ vào tác động của một số hormone tiết ra,lúc giao hợp, lúc thụ tinh, lúc đẻ trứng ( rùa, chim…) hay lúc sinh sản (thí dụ chó,mèo  heo,bò…) hoặc khi có sự hiện diện của thú mồ côi thuộc một chủng loại khác.
 
Ở các loài côn trùng sống thành xã hội cao như loài ong và gồm có ong chúa (để đẻ), ong đực để giao giống với ông chúa và ong thợ có bổn phận chăm lo cung cấp thức ăn để nuôi dưỡng cho cả tổ ong mà đặc biệt là các ong non hay ấu trùng (larves). Ong thợ chiếm đa số. Đó là những ong cái nhưng không có khả năng sinh sản.
Nhờ vào các mùi hương đặc biệt có tên là phéromones xuất phát từ ong non nên các ong trưởng thành có thể xác định được vị trí, phái tính, cũng như giai đoạn tăng trưởng của thế hệ ong non để nuôi dưỡng. Ong chúa cũng tiết ra mùi hương đặc biệt QMB (Queen mandibular pheromone) lúc đang bay để quyến rủ các ong đực xáp lại phối giống.
 
A brood pheromone identified in honeybee larvae has primer and releaser pheromone effects on adult bees
Bees are also well known for communicating through the use of pheromones. Another widely identified chemical signal in bees is the Queen Mandibular Pheromone (QMP). This pheromone ensures that the queen is the only reproductive female in the hive by compromising the reproductive systems of worker bees. It also provides an attractant signal to the drones.
 
Ở loài hũu nhũ Phéromones là những tính hiệu hóa học được cảm nhận tại một bộ phận đặc biệt gọi là voméronasal trong mũi.Từ đó, các tính hiệu được truyền về những trung khu đặc biệt trong não bộ.
 
 Ở người, phéromone hay là mùi đặc biêt tiết ra từ thân thể của đàn bà hay của đàn ông. Chính  hương tình nầy có khả năng kích thích, và gợi hưng phấn ở người khác phái tính.
 
Sự tổng hợp phéromones ở ong non được chỉ định bởi những di thể (genes) cá biệt của loài.
Bản năng ong thợ nhận biết ấu trùng có thể được xem là lập tức hay bẩm sinh.
 
Ở loài bò, hormones cũng đóng một vai trò quan trọng trong hành vi làm mẹ của bò cái. Hormone oestradiol giúp co thắt âm hộ trong lúc đẻ.
 
Ở dê cái, sự kích thìch âm hộ lúc đẻ kéo theo sự tiết ra hai loại hormones
- noradrenaline, giúp dê mẹ ghi nhớ mùi dê con khi liếm .
-oxytocine giúp tạo nên những dây liên lạc mẹ con cũng như giúp vào việc cho con bú.
 
Mối dây liên lạc đặc biệt giữa thú mẹ và thú con được thiết lập rất nhanh chóng lúc thú mẹ vừa đẻ xong vì vậy việc gởi thú mồ côi vào chung bầy để bú là một vấn đề rất ư là khó khăn.
 
Ở cừu, sau khi đẻ cừu cái biết nhận diện ngay những con nào là con của nó vừa mới đẻ ra để săn sóc và cho bú đồng thời cũng để loại bỏ ra những con khác bầy.
 Khoa học gọi hiện tượng nầy la bonding, có được nhờ vào tác dụng của một vài loại hormones phối hợp với vài tính hiệu từ cừu con mà quan trọng nhất là mùi của nó.

Richard H. Porter et alDevelopmental Psychobiology
 
Thú cái mới đẻ, đang cho bú hoặc trong thời gian nuôi con đều có bản năng mẫu tử rất nổi bật.
 Để bảo vệ con, chúng có khuynh hướng thường hay tấn công hoặc cắn những ai muốn xáp lại gần chuồng vì vậy rất nguy hiểm.
 
Cũng như ở người, hiện tượng bỏ con, bỏ ổ ở thú vật cũng có thể xảy ra, tuy rằng rất hiếm thấy.
 
Hiện tượng mèo cái cắn chết con, ăn thịt con cũng đôi khi thấy xảy ra. Có một số giả thuyết như : đây có thể là một bản năng tự vệ vì mèo cảm thấy bị đe dọa, lo âu, mèo con có mùi lạ, khác thường (vì bị chúng ta sờ mó vào), hay có những mèo con ốm yếu bệnh hoạn nên mèo mẹ cần phải cắn chết bớt./.
 
 
Tham khảo:
 
-Myriam Rebeyrotte. Reflexiences. La relation mère- petit est elle innée ou acquise
 
 
-Chez l’animal : amour maternel ou chimie?
 
-Le Nouvel observateur. L’instinct maternel existe-t-il?
 
  
Montreal, August 19, 2010

Trở lại Trang Khoa Học
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 851892 visitors (2209411 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free