TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Bệnh than
 
Lên mạng ngày 18/5/2010
BỆNH THAN
 
   Tôi còn nhớ ở quê làng xưa… người nghèo kia vừa bén gót đến thăm ông nhà giàu nọ, thì ông nhà nghèo được nghe ông nhà giàu than thở rằng:
   “…dạo này bết lắm! Lúa mùa rồi thất nên năm nay nhà tôi không đủ gạo ăn, phải ra ruộng móc thêm củ co, củ năn, củ lác… ăn thay cơm!”
   Ngầm ý sợ người nghèo kia hỏi mượn gạo nên lo “rào trước”, khi cho “mượn” thì đồng nghĩa với “mất” vì nghèo thì lấy đâu để trả lại. Nên ông nhà giàu lên tiếng mắc bệnh than trước cái đã!
   Người ta gọi “bệnh than” (anthrax) vì giai đoạn cuối cơ thể bệnh nhân không chống chọi khỏi vi trùng Bacillus Anthracis (BA) tấn công, thì màu da biến thành màu đen giống như màu của cục than hầm nên có danh gọi là bệnh than.  
   BA sinh sôi nẩy nở rất nhanh ở gia cầm như ngựa, dê, trừu... Thông kê cho thấy 95% những người mắc bệnh than là do sự truyền nhiểm vào cơ thể con người khi chạm đến lông, da, chất nhờn từ hệ hô hấp, tiêu hóa… của súc vật có mầm bệnh than.
   BA phát hiện bằng phương pháp nhuộm gram dương, có hình que dạng to. Những mầm non, spore (SP) của BA (SPBA), dễ khuếch tán trong không khí, chết hẳn khi đun nóng ở độ nước sôi trong vòng 10 phút, SPBA có khả năng tồn tại trong đất hay trong cơ thể súc vật kéo dài rất lâu có thể đến vài năm hay đến cả chục năm. SPBA truyền vào cơ thể con người qua da, đường tiêu hóa, hay hít vào SPBA.
   SPBA theo đường hô hấp vào phổi phát triển rất nhanh gây bệnh phổi cấp tính được gọi là bệnh woolsorter gây tử vong với tỉ lệ là 2-3% trong thời khoa học hiện đại hôm nay.
   SPBA vào cơ thể gây bệnh cấp tính phát triển rất nhanh từ 12 giờ đến 5 ngày, bệnh nhân cảm thấy sốt, nhức đầu, ói mửa, bồn chồn, khó chịu, đau nhức khắp châu thân, các hạch sưng to, trên da xuất hiện những mục to quầng đỏ nâu sậm (sau cùng sẽ đen thui nếu không qua khỏi), phát triển rất nhanh khi vào đến phổi. Làm hệ thống miễn nhiễm suy giảm, nhiệt độ cơ thể tăng cao, dung dịch não bị nhiểm độc làm mê sảng… Chụp X-quang phổi thấy trung tâm hạch bạch huyết nằm giữa 2 lá phổi phình to lên… nếu không trị kịp qua đến ngày thứ 3.
   Bệnh than đã xuất hiện từ xa xưa, đến lúc nhân loại phát minh ra thuốc trụ sinh thì mới chặn đứng được bệnh này (trước đó thì chính hệ thống miễn của người bệnh tự cứu lấy với tỉ lệ rất thấp dưới 10%). Chính vào thịt thuốc trụ sinh là penicillin hay procaine penicillin. Kết hợp với steroids hay corticosteroids giúp thanh quản phình ra để phổi hô hấp bình thường (tránh nghẹt thở), đồng thời làm giảm sưng… Tế bào trong cơ thể sẽ phục hồi trở lại trạng thái khỏe mạnh bình thường sau 10-15 ngày.
   Nếu trị liệu trể do sự định bệnh không đúng sẽ gây tử vong.
   Cách đây vài năm bệnh than phát hiện ở Trung Hoa theo du khách đến Việt Nam rồi chu du đến Hoa Kỳ, đã có một vài người không qua khỏi vì bệnh nhân không được chẩn đoán chính xác kịp thời. Mới thấy rằng yếu tố thời gian cùng suy nghiệm chẩn đoán cần phải “nhanh và chính xác”. 
 
BS Trần V Diên, 10CT-70, ngày 17-05-2010   
                
Trở lại trang KH&TH
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 780411 visitors (2069818 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free